Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non Montessori

Giáo dục Montessori đã gặt hái được những thành công và phát triển không

ngừng trong hơn 100 năm qua, đến nay đã có trên 110 quốc gia áp dụng phương pháp này.

Trong giáo dục mầm non, phương pháp Montessori tạo nên xu hướng tiếp cận phát triển

tính tích cực cho người học. Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và đã kiểm chứng thấy hiệu quả

tích cực mà phương pháp giáo dục này mang lại cho trẻ em khắp nơi trên thế giới. Những kết quả

về nghiên cứu và ứng dụng phương pháp Montessori cho thấy những tư tưởng giáo dục của

Montessori là nhắm mục tiêu hướng đến mọi hành vi, suy nghĩ của trẻ em đều phải phát

triển lành mạnh, làm cho giáo dục thể hiện được tính chất toàn diện của nó. Từ những tài

liệu trong và ngoài nước, trong bài viết này, người nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng vận

dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non

Montessori.

pdf 5 trang kimcuc 4000
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non Montessori", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non Montessori

Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non Montessori
122 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0012 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 122-126 
This paper is available online at  
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC 
THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI 
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON MONTESSORI 
Nguyễn Thị Xuân Anh 
Trường Trung cấp Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh 
Tóm tắt. Giáo dục Montessori đã gặt hái được những thành công và phát triển không 
ngừng trong hơn 100 năm qua, đến nay đã có trên 110 quốc gia áp dụng phương pháp này. 
Trong giáo dục mầm non, phương pháp Montessori tạo nên xu hướng tiếp cận phát triển 
tính tích cực cho người học. Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và đã kiểm chứng thấy hiệu quả 
tích cực mà phương pháp giáo dục này mang lại cho trẻ em khắp nơi trên thế giới. Những kết quả 
về nghiên cứu và ứng dụng phương pháp Montessori cho thấy những tư tưởng giáo dục của 
Montessori là nhắm mục tiêu hướng đến mọi hành vi, suy nghĩ của trẻ em đều phải phát 
triển lành mạnh, làm cho giáo dục thể hiện được tính chất toàn diện của nó. Từ những tài 
liệu trong và ngoài nước, trong bài viết này, người nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng vận 
dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non 
Montessori. 
Từ khóa: Trường học Montessori, phương pháp giáo dục, phương pháp, giáo viên 
Montessori. 
1. Mở đầu 
Trong những năm gần đây, trong nước ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về 
phương pháp Montessori và ứng dụng phương pháp Montessori vào việc giáo dục trẻ em lứa 
tuổi mầm non cả trong nhà trường lẫn gia đình. Một số tác giả đã nêu ra thực trạng trên tại một 
số trường Montessori: Tác giả Ngọc Thị Thu Hằng, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp. Hồ 
Chí Minh nhận định: “Vấn đề mà hầu hết các nhà giáo dục lo ngại khi nghiên cứu ứng dụng 
phương pháp giáo dục Montessori là nguồn tài chính cần để đầu tư trọn bộ giáo cụ Montessori 
và việc đào tạo giáo viên Montessori giỏi chuyên môn” [1]. Tác giả Nghiêm Phương Mai - nhà 
giáo Montessori, đồng thời là Chủ tịch Vietnam Montessori Education Foundation, Thành viên 
của AMI và Montessori Society of Canada, Điều phối viên chương trình Giáo dục Montessori 
của AMI tại ĐH KHXH&NV TPHCM cho rằng: “Việc áp dụng phương pháp này tại Việt Nam 
thì còn có nhiều hạn chế do nhiều yếu tố. Ngay như việc chia sẻ kiến thức và sự phối hợp chặt 
chẽ giữa gia đình và nhà trường không phải trường nào cũng làm được, những khó khăn trong 
việc duy trì phương pháp và áp dụng đúng chuẩn trong giảng dạy” [2]. Tác giả Lê Hoài Thu, 
Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá: “nhiều giáo viên ở Trường Mầm non tư 
thục Montessori (phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) vẫn thường đề ra những mục 
tiêu giáo dục trẻ kĩ năng sử dụng vật thật và sử dụng phương pháp giáo dục Montessori để thực 
hiện các mục tiêu này”. Tác giả Trần Phạm Huyền Trang, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và 
Ngày nhận bài: 21/11/2019. Ngày sửa bài: 27/1/2019. Ngày nhận đăng: 1/1/2020. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Xuân Anh. Địa chỉ e-mail: xuananh0807@gmail.com 
Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori... 
123 
Đào tạo đưa ra những nhận định về “giải pháp để tăng tính hiệu quả của phương pháp 
Montessori tại Việt Nam”. Bên cạnh đó, có một thực tế rằng các trường học Montessori thường 
tự thiết kế chương trình dựa trên sự tham khảo nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục của 
Montessori (trong đó phải kể đến là các bài học, cách sử dụng giáo cụ mang tính mô phạm 
hay phương pháp giáo dục mà Tiến sĩ Montessori đưa ra trong các khóa đào tạo giáo viên 
đương thời). Các nhà giáo dục đều biết và quan tâm đến ưu điểm của phương pháp Montessori. 
Tuy nhiên, việc nghiên cứu để áp dụng những nguyên tắc giáo dục của phương pháp này vào 
trường mầm non như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cho trẻ thì chưa được nghiên cứu 
sâu rộng. Vì vậy, dựa vào những công trình trên là nền tảng giúp cho tác giả nghiên cứu về thực 
trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non 
Montessori để bổ sung nguồn tài liệu, sách tham khảo cho độc giả quan tâm về phương pháp 
tiên tiến này. 
Các bài đăng trên Tạp chí có liên quan đến vấn đề chúng tôi chú ý đến: Ngọc Thị Thu 
Hằng (2014), Giới thiệu phương pháp giáo dục Montessori, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm 
Tp.HCM [1], Nghiêm Phương Mai, 2012, Trẻ thơ trong gia đình, Nxb Tri Thức, Hà Nội [2]. Lê 
Hoài Thu, 2019, Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng phương pháp montessori để giáo dục 
kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng tại trường mầm non tư thục Montessori, phường 
Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo [3]. 
Trần Phạm Huyền Trang, 2017. Phương pháp giáo dục Montessori – Thực trạng và giải pháp, 
Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo [4]. Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2010, Ứng dụng học 
thuyết Montessori trong lĩnh vực giáo dục mầm non, Sở giáo dục Tp. HCM [5]. Được gợi mở từ 
những nguồn tư liệu nghiên cứu của người đi trước, ở bài viết này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu 
về thực trạng vận dụng những nguyên tắc của phương pháp Montessori, từ đó tiếp tục mở rộng 
hướng nghiên cứu về vận dụng những nguyên tắc này để mang lại hiệu quả giáo dục hướng tới 
sự độc lập cho trẻ tại các trường mầm non Montessori. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Đánh giá việc GV chuẩn bị môi trường giáo dục theo phương pháp Montessori 
Qua quan sát về môi trường hoạt động Montessori: đồ nội thất, không gian bố trí, sắp xếp 
đồ dùng, học cụ ở các góc Montessori, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như: 
- Đồ nội thất có kích thước, trọng lượng phù hợp với trẻ. Kệ để đồ dùng thấp vừa tầm với 
chiều cao của trẻ, trẻ có thể tự do lựa chọn đồ dùng theo ý thích trong giờ hoạt động Montessori 
[9]. Thực tế vận dụng phương pháp Montessori cho thấy việc GV trang bị môi trường học tập 
theo nguyên tắc Montessori cũng khá dễ dàng do các trường mầm non liên kết với các công ty 
giáo dục kinh doanh dịch vụ tư vấn thực hiện chương trình giáo dục Montessori cho các cá nhân 
và đơn vị trường học từ khâu tư vấn sắp xếp tổ chức lớp học cho đến khâu giới thiệu tập huấn sử 
dụng giáo cụ Montessori cho giáo viên trong trường mầm non 
- Phương pháp Montessori xem bàn tay là “công cụ trí tuệ” nên việc chỉ cần chuẩn bị 
không gian và học cụ sẵn sàng đầy đủ theo nguyên tắc Montessori là trẻ có thể hoạt động tốt. 
Mỗi giáo cụ có quy tắc chơi, trẻ dễ thực hiện và thao tác thực hành với giáo cụ dễ dàng. Tuy 
nhiên, vẫn có một số giáo cụ toán và địa lý đòi hỏi giáo viên phải cập nhật quy tắc hướng dẫn và 
có kinh nghiệm hướng dẫn, nên chúng tôi chỉ vận dụng một số giáo cụ Montessori dễ dàng áp 
dụng với thực tiễn năng lực giáo viên và khả năng học tập của trẻ mà thôi. Việc trang bị hết đầy 
đủ giáo cụ vào lớp học đôi khi sẽ không hiệu quả với trẻ. Các giáo cụ được trang bị nhiều nhất 
tại các phòng hoạt động Montessori chủ yếu là nhóm giáo cụ thực hành cuộc sống, giáo cụ cảm 
quan, giáo cụ toán và ngôn ngữ. 
Nguyễn Thị Xuân Anh 
124 
- Ngoài ra, thực trạng còn hạn chế trong việc chuẩn bị môi trường Montessori cho trẻ ở 
các trường mầm non Montessori hiện nay. Để giáo dục trẻ theo đúng chuẩn nguyên tắc 
Montessori đạt kết quả như mong đợi thì đòi hỏi phải đảm bảo môi trường giáo dục cả trong 
phòng học lẫn môi trường bên ngoài phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng chuẩn của Montessori [9]. 
Điều này chứng tỏ rằng giáo viên đánh giá cao mức độ hiệu quả của giáo cụ học tập trong 
phòng Montessori, còn môi trường không gian bên ngoài sẽ mang một hình thức sắp xếp riêng 
theo nhu cầu trang trí trường lớp của trường mầm non trong những chủ đề dự án. 
2.2. Đánh giá vai trò của giáo viên theo phương pháp Montessori tại trường mầm 
non Montessori 
- Trong phương pháp Montessori giáo viên giữ vai trò là “thang đỡ” tuy nhiên cũng góp 
phần rất quan trọng trong hoạt động giáo dục trẻ. Kết quả quan sát cho thấy chưa có GV nào 
làm tốt nhiệm vụ là người hỗ trợ và tập trung vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ. Những 
giờ hoạt động Montessori diễn ra theo thời gian biểu quy định trong ngày, GV vẫn còn quát trẻ 
giữ gìn giáo cụ và chơi trật tự tránh ồn ào. 
- Tổng quan giờ hoạt động Montessori gần tương tự như giờ hoạt động tự do các góc 
chơi, vai trò của GV thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình chơi của trẻ và đảm bảo các đồ dùng 
giáo cụ Montessori đặt để đúng vị trí theo sắp xếp được quy định theo từng kệ. Thực tế cho thấy 
GV chưa nắm được tác dụng giáo dục hiệu quả của từng giáo cụ, không nắm được quy trình sắp 
xếp giáo cụ theo nguyên tắc Montessori nên chúng tôi thấy mỗi kệ có một có một hình ảnh 
trưng bày chuẩn cho GV giữ gìn đúng trật tự đã được sắp xếp như lúc ban đầu. 
- Khả năng kiềm chế, không can thiệp của GV trong hoạt động Montessori đạt mức trung 
bình, GV có sự can thiệp dẫn đến làm đứt đoạn chu kì hoạt động và cản trở khả năng thể hiện 
của trẻ. Một số GV giải thích: chờ trẻ làm lâu mất thời gian, trẻ tự do chơi sẽ phá và làm mất đồ 
chơi, nếu không can thiệp trẻ có thể bỏ dở nửa chừng Điều này trái với quan điểm của 
Montessori vì GV chỉ là người quan sát và chỉ “thị phạm” khi trẻ làm sai nhiều lần và yêu cầu 
giúp đỡ. 
- Tiêu chí người GV sẽ ở cùng với trẻ trong ba năm là rất quan trọng [10]. Giáo viên 
Montessori phải có khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động trong nhóm thì mới tổ chức hoạt 
động của trẻ thành công vì thế cần bên cạnh trẻ suốt quãng thời gian lứa tuổi nhóm nhà trẻ (1 - 3 
tuổi) và nhóm mẫu giáo (3 – 6 tuổi) theo xác định nhóm lớp trong chương trình giáo dục 
Montessori. Tuy nhiên, trong thực tế, các trường mầm non Montessori rất khó thực hiện chỉ tiêu 
đó. Nguồn giáo viên của họ không ổn định, các giáo viên đa số còn trẻ và theo đặc thù công việc 
mà họ dễ thuyên chuyển công việc khác khi không hài lòng về môi trường giáo dục của nhà 
trường. 
- Phần lớn giáo viên nhận thức được trình độ chuyên môn của mình có ảnh hưởng nhiều 
đến hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori cho trẻ. Tuy 
nhiên, các giáo viên tại trường mầm non Montessori mà chúng tôi khảo sát hầu như chỉ có bằng 
cấp sư phạm mầm non, rất ít cô được đào tạo bài bản về phương pháp Montessori. Chính điều 
này cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp 
Montessori tại các trường mầm non Montessori. 
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động Montessori cho trẻ tại trường MN 
Montessori 
- Khả năng nhận thức và kinh nghiệm cá nhân trẻ cũng là một trong những yếu tố không 
thể thiếu, trẻ phải có khả năng nhận thức tốt và kinh nghiệm cá nhân nhiều thì mới đạt hiệu quả 
tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori. 
- Nguyên tắc về “Chu kì 3 giờ làm việc không đứt quãng hàng ngày, 5 ngày mỗi tuần” [12], 
trong thực tế quan sát cho thấy không được thường xuyên thực hiện tại trường mầm non 
Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori... 
125 
Montessori dẫn đến kết quả hiếm khi. Quan sát các giờ hoạt động Montessori cho thấy GV chưa 
phát huy sự yêu thích học của trẻ và giúp trẻ có độ tập trung cao. Rõ ràng giáo dục theo phương 
pháp Montessori có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào mức độ thành thạo của các kỹ năng 
hoạt động ở lớp Montessori của trẻ, trẻ phải được trưởng thành trong quyết định và công việc. 
Như vậy, hầu hết giáo viên đều xác định được các yếu tố, phẩm chất quan trọng mà trẻ cần phải 
có khi tham gia vào hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori nhưng về hình thức tổ chức 
chưa tập trung phát huy những quan điểm về dạy học cho trẻ em theo đúng tinh thần Montessori. 
- Phần lớn giáo viên xác định được nội dung quan trọng về quan điểm giáo dục trẻ em 
theo nguyên tắc giáo dục Montessori khi tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ theo phương pháp 
này. Thực tế cho thấy, các trường mầm non Montessori chủ yếu tập trung vào quảng bá thương 
hiệu nhà trường, phô trương môi trường giáo cụ Montessori, có đầu tư phương tiện giáo dục 
hiện đại nhưng vấn đề đào tạo chất lượng nguồn giáo viên nắm được nguyên tắc giáo dục theo 
phương pháp Montessori để đem lại cơ hội học tập và trưởng thành cho trẻ trong môi trường 
giáo dục Montessori đúng như những công bố về mục tiêu chiến lược giáo dục của nhà trường 
thì thực tế vẫn chưa thực hiện hiệu quả được. 
3. Kết luận 
Việc điều tra thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại 
một số trường mầm non Montessori qua quan sát quá trình dạy học, qua trao đổi, đàm thoại với 
chuyên gia và giáo viên, chúng tôi có một số nhận xét như sau: 
- Hầu hết các giáo viên đều nhận thức được vai trò quan trọng của phương pháp dạy học 
nói chung và cụ thể là phương pháp Montessori đối với việc phát triển khả năng học tập tích cực 
cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được áp dụng toàn diện mà phần lớn các trường vẫn 
tích hợp thêm nhiều phương pháp giáo dục khác để nâng tầm quy mô giáo dục đúng với thương 
hiệu công bố theo chương trình giáo dục của nhà trường. Phương pháp dạy học Montessori đã 
được nhà trường áp dụng có đầu tư môi trường Montessori khá hiện đại và đẹp mắt thu hút 
được phụ huynh và cung cấp chương trình học cho trẻ theo lịch trình sinh hoạt.Các chuyên gia 
phụ trách chương trình tại trường mầm non Montessori đã khẳng định được các ưu thế vượt trội 
của phương pháp Montessori so với các phương pháp khác, nhưng việc sử dụng phương pháp 
này chưa được phổ biến, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình tổ chức cho 
trẻ hoạt động Montessori. Vì thế, kết quả là chưa khai thác hết tiềm năng của trẻ, chưa tạo cơ 
hội cho trẻ phát huy khả năng của mình và chưa giúp trẻ phát triển cao khả năng học tập tốt theo 
quan điểm Montessori. 
- Chuẩn bị môi trường nhóm Montessori sẵn cho trẻ hoạt động có được giáo viên quan 
tâm nhưng riêng việc lựa chọn nội dung thích hợp cho từng khu vực hoạt động và theo kế hoạch 
chương trình có mục đích hướng đến việc phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ thì chưa 
được quan tâm nhiều. Vai trò là “thang đỡ” cho trẻ của giáo viên trong nhóm chưa thể hiện rõ, 
giáo viên còn nóng vội và làm giúp trẻ, chưa kiên nhẫn đợi trẻ thực hiện lí do giáo viên đưa ra là 
nhóm quá đông, giáo viên phụ trách nhóm ít nên không thể để trẻ ngồi tự làm đến khi chúng 
muốn dừng lại hoạt động. 
- Giáo viên đã xác định được một số khó khăn cô và trẻ thường gặp trong quá trình tổ 
chức hoạt động Montessori cho trẻ nhưng chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để khắc phục. Bên 
cạnh đó, giáo viên nhận định đúng một số điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động giáo dục theo 
phương pháp Montessori có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các điều kiện này 
chưa được sử dụng phát huy hết tiềm năng của nó. Mặt khác, giáo viên chưa chú ý xây dựng 
môi trường hoạt động thân thiện và tích cực, môi trường được chuẩn bị sẵn theo mục đích giáo 
dục - một trong những yếu tố hàng đầu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của việc tổ chức 
hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori trong chương trình giáo dục cho trẻ. 
Nguyễn Thị Xuân Anh 
126 
- Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori nói riêng, 
giáo viên mới chỉ sử dụng, lựa chọn nội dung hoạt động, hay những góc chơi quen thuộc, có 
thành lập các khu vực chơi cho trẻ song rất lẻ tẻ và rời rạc, thiếu tính hệ thống và không có sự 
nâng cao dần về mức độ khó. Đồng thời khi tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp 
Montessori, nhìn chung giáo viên chú ý nhiều đến kết quả hoạt động, đánh giá kết quả mà chưa 
quan tâm đúng mức đến quá trình hoạt động của trẻ, chưa dành thời gian cho trẻ hoạt động và 
chưa tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động thực sự. Bên cạnh đó, điều rất đáng nói là giáo viên 
chưa quan tâm đúng mức đến sự khác biệt cá nhân về trình độ phát triển của trẻ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ngọc Thị Thu Hằng, 2014. “Giới thiệu phương pháp giáo dục Montessori”. Tạp chí Khoa 
học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 
[2] Nghiêm Phương Mai, 2012. Trẻ thơ trong gia đình. Nxb Tri Thức, Hà Nội. 
[3] Lê Hoài Thu, 2019. “Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng phương pháp Montessori để 
giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng tại trường mầm non tư thục 
Montessori, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí giáo dục, Bộ 
giáo dục và Đào tạo. 
[4] Trần Phạm Huyền Trang, 2017. “Phương pháp giáo dục Montessori – Thực trạng và giải 
pháp”. Tạp chí giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo. 
[5] Nguyễn Bích Lan, 2007. Maria Montessori – những con đường chữ. Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 
[6] Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2010. Ứng dụng học thuyết Montessori trong lĩnh vực giáo dục 
mầm non. Sở Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh. 
[7] Lý Lợi, 2014. Phương pháp giáo dục Montessori, Thời kì nhạy cảm của trẻ. Nxb Đại học 
Sư phạm, Tp. Hồ Chí Minh. 
[8] Maria Montessori. The Advanced Montessori Method (Vol. 1). 
[9] Ngô Hiểu Huy, 2013. Phương pháp giáo dục Montessori. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
[10] Maria Montessori, 2008, Dạy con trước tuổi lên 3. Nxb Lao động, Hà Nội 
[11] Maria Montessori,2015. The discovery of the child, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 
[12]  
ABSTRACT 
Applying the principles of Montessori method educational 
 Nguyen Thi Xuan Anh
 Ho Chi Minh City Polytechnic College 
Montessori method has achieved continuous development and success for over 100 years. 
There is over 110 countries have applied this method. In early childhood education, the 
Montessori method creates an approach to develope a positive attitude for learners. Many 
experts have researched and tested the positive effects that this educational method has on 
children around the world. The results of Montessori method research and application show that 
Montessori's educational ideas focused on all children's behaviors and thoughts that must be 
developed in a healthy way, making education possible. Basing on previous research results 
from domestic and foreign documents, the author researches to apply Montessori educational 
principles at the Montessori kindergarten. 
Keywords: Montessori schools, educational methods, methods, teachers Montessori. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_van_dung_nguyen_tac_giao_duc_theo_phuong_phap_mon.pdf