Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nasteel Vina

Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc

kiểm tra, đánh giá và đưa ra các đề xuất về chất lượng hoạt động cần được kiểm toán phục vụ yêu

cầu quản trị nội bộ đơn vị. Sự ra đời của bộ phận KTNB nhằm mục đích: Giám sát một cách độc lập

các hoạt động chức năng trong doanh nghiệp; Xem xét các số liệu tài chính, các thủ tục thực hiện và

đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế - tài chính; Trợ giúp

cho hệ thống quản lý doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu lực hoạt động, đẩy mạnh và phát huy

hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện các điều tra đặc biệt đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ tài

sản của doanh nghiệp. Như vậy, tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là rất cần

thiết, các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như chúng tôi đã đề xuất để tổ chức công

tác KTNB trong doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất.

pdf 6 trang kimcuc 16540
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nasteel Vina", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nasteel Vina

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nasteel Vina
Đỗ Thị Thúy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 3 - 8 
 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC 
KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NASTEEL VINA 
Đỗ Thị Thúy Phương* 
 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc 
kiểm tra, đánh giá và đưa ra các đề xuất về chất lượng hoạt động cần được kiểm toán phục vụ yêu 
cầu quản trị nội bộ đơn vị. Sự ra đời của bộ phận KTNB nhằm mục đích: Giám sát một cách độc lập 
các hoạt động chức năng trong doanh nghiệp; Xem xét các số liệu tài chính, các thủ tục thực hiện và 
đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế - tài chính; Trợ giúp 
cho hệ thống quản lý doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu lực hoạt động, đẩy mạnh và phát huy 
hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện các điều tra đặc biệt đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ tài 
sản của doanh nghiệp. Như vậy, tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là rất cần 
thiết, các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như chúng tôi đã đề xuất để tổ chức công 
tác KTNB trong doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất. 
Từ khóa: Kiểm toán, KTNB, sai phạm, kiểm soát nội bộ 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Kiểm toán nội bộ (KTNB) ra đời xuất phát từ 
nhu cầu quản lý doanh nghiệp để quản lý, 
điều hành có hiệu quả, các nhà quản lý phải 
thiết lập một hệ thống kiểm tra, kiểm soát đối 
với các hoạt động thuộc phạm vi quản lý. 
KTNB là một bộ phận độc lập được thiết lập 
trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra, 
đánh giá và đưa ra các đề xuất về chất lượng 
hoạt động cần được kiểm toán phục vụ yêu 
cầu quản trị nội bộ đơn vị. KTNB có vai trò 
hết sức to lớn trong việc hỗ trợ ban quản lý và 
các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ và 
mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra một cách 
có hiệu quả, tiết kiệm, là một công cụ quản lý 
có hiệu quả và là sự bổ sung cần thiết cho 
công việc ngoại kiểm của hoạt đông kiểm 
toán từ bên ngoài đối với đơn vị kinh doanh 
[5]. Với nội dung chủ yếu là kiểm toán hoạt 
động tại đơn vị cơ sở nên có tác dụng rất lớn 
trong việc sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý 
các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và 
điều hành, nâng cao hiệu quả việc sử dụng tài 
sản và các nguồn lực trong đơn vị, hoàn thiện 
đổi mới môi trường làm việc trong cơ quan. 
KTNB là công cụ kiểm tra và đánh giá hệ 
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp [1]. 
KTNB cũng là công cụ của các nhà quản lý 
doanh nghiệp để kiểm soát, đánh giá phân 
*
 Tel: 0912 551531, Email: Thuyphuong@tueba.edu.vn 
tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, 
đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh 
sao cho nó hiệu quả nhất. Nhận thức được 
tầm quan trọng của KTNB, công ty TNHH 
NASTEELVINA đã thành lập bộ phận kiểm 
toán nội bộ làm nhiệm vụ kiểm soát các hoạt 
động tài chính kế toán nhằm nâng cao chất 
lượng hoạt động quản lý, chất lượng hoạt 
động sản xuất kinh doanh và chất lượng thông 
tin kinh tế trong Công ty. 
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC 
KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CTY TNHH 
NASTEELVINA 
Công ty TNHH NASTEELVINA là một đơn 
vị Liên doanh giữa tập đoàn NatSteel (Nay là 
tập đoàn NatSteel ASIA), là một trong những 
tập đoàn công nghiệp hàng đầu Singapore và 
Tổng Công ty thép Việt Nam (VSC). Công ty 
được thành lập trên cơ sở giấy phép đầu tư số 
711/GP ngày 02/11/1993 và chính thức bắt 
đầu hoạt động từ ngày 29 tháng 04 năm 1995 
đến nay. Có thể khái quát quá trình phát triển 
của Công ty TNHH NatSteelVina qua ba giai 
đoạn phát triển: Trong 10 năm (2001 – 2010) 
Công ty đã sản xuất được 3,1 triệu tấn thép. 
Trong 10 năm này, Công ty đã tiêu thụ được 
2,7 triệu tấn than, tổng doanh thu đạt 
17.628,489 tỷ đồng. Như vậy, qua 17 năm 
(1993 – 2010) thành lập và trưởng thành, 
Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan 
trọng và đáng tự hào, Công ty đã được Đảng, 
6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Thị Thúy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 3 - 8 
 4
Nhà nước và chính quyền các cấp ghi nhận, 
khen thưởng nhiều thành tích: Huân chương 
Lao động Hạng Ba năm 1999, Huân chương 
Lao động hạng Nhì năm 2003, Huân chương 
Lao động Hạng Nhất năm 2007,  
Công tác tổ chức KTNB trong Công ty 
TNHH NASTEELVINA 
Bộ máy kiểm tra, KTNB trong Công ty 
TNHH NASTEELVINA 
Cơ cấu tố chức của bộ phận kiểm tra, KTNB 
- Tổ trưởng tổ kiểm tra, kiểm toán: có trách 
nhiệm quản lý nắm mọi tình hình chung của 
tổ. Đề ra các chương trình, kế hoạch kiểm tra 
của từng thành viên, tập hợp các báo cáo của 
các thành viên. Sau đó lập báo cáo kiểm tra 
chính thức về các vấn đề kiểm tra, kiểm toán 
trình lãnh đạo. Có thể có những đề xuất và 
kiến nghị với lãnh đạo cấp trên về việc chỉnh 
sửa các quy chế hay các kiến nghị khác cho 
phù hợp. 
- Chuyên viên kiểm toán: đảm nhận hầu hết 
các công việc cơ bản của một cuộc kiểm toán 
như kiểm tra, so sánh từ đó đưa ra cách đánh 
giá số liệu, báo cáo, hệ thống thông tin và các 
thủ tục, quy định của doanh nghiệp cho các 
phần hành kiểm toán được giao. Ngoài ra họ 
còn đảm nhiệm một số nhiệm vụ tương đối 
quan trọng như: lập bảng đối chiếu tiền gửi 
ngân hàng, kiểm tra xác minh công nợ phải 
thu, kiểm tra quỹ tiền mặt và lập bảng đối 
chiếu số dư tiền mặt 
Tuỳ theo yêu cầu kiểm tra cũng như quy mô 
sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm tra 
để ra yêu cầu đối với từng thành viên trong 
đoàn theo BM 751-01/KTTC. 
Khi tiến hành kiểm tra, các chuyên viên kiểm 
toán căn cứ vào các văn bản, quy định của 
nhà nước; thu thập tài liệu, sổ sách làm việc, 
các báo cáo có liên quan của đối tượng được 
kiểm toán; tập hợp, phân tích các bằng chứng, 
đưa ra các phát hiện trong quá trình KTNB. 
Thông qua cuộc họp triển khai, đoàn sẽ trao 
đổi với lãnh đạo đơn vị, phòng kế toán và các 
phòng ban liên quan đến thu thập các thông 
tin liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự chủ 
chốt và sự biến động trong kỳ kiểm toán; tình 
hình thực hiện kế hoạch dản xuất kinh doanh 
(SXKD); những khó khăn vướng mắc trong 
thực hiện cơ chế chính sách của Nhà nước, 
của Công ty... Qua đó các thành viên trong 
đoàn sẽ chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; 
từng thành viên sẽ tự đánh giá những rủi ro có 
liên quan đến phần công việc được phân công 
để xác định trọng tâm kiểm toán. 
Quản lý hợp đồng kinh tế, sổ sách kế toán 
Trong quá trình KTNB về vấn đề quản lý hợp 
đồng kinh tế và sổ sách kế toán của các đơn vị 
kiểm toán thấy rằng: Hệ thống sổ sách được 
giáp lai, lưu trữ khoa học theo từng phần hành 
kế toán. Chứng từ được tập hợp đầy đủ rõ 
ràng, lưu trữ khoa học thuận tiện cho việc 
kiểm tra đối chiếu với hạch toán trên sổ sách, 
đồng thời có đầy đủ phê duyệt của ban Giám 
đốc và chữ ký của các đối tượng có liên quan 
theo quy định. Các hợp đồng kinh tế có nội 
dung rõ ràng, điều khoản chặt chẽ. Tuy nhiên 
còn một số tồn tại như: Một số phiếu thu, 
phiếu chi còn chưa thể hiện đầy đủ các chỉ 
tiêu; không có chữ ký của đối tượng có liên 
quan; nội dung trên phiếu chi và nội dung 
hạch toán trên phần mềm chưa thống nhất với 
nhau; kế toán đơn vị còn phản ánh chưa kịp 
thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh dẫn đến 
số dư trên sổ tiền gửi ngân hàng không khớp 
với số liệu thông báo của ngân hàng tại thời 
điểm cuối năm. Đồng thời, sổ sách kế toán 
của đơn vị còn chưa được in, đóng dấu giáp 
lai kịp thời; hợp đồng ký thì nhiều, nhưng 
thực hiện được rất ít, có những tháng ký 10 
hợp đồng nhưng chỉ thực hiện được 3, dẫn 
đến mất thời gian, lãng phí không cần thiết... 
Quản lý doanh thu, giá bán và các quy chế 
bán hàng 
Nhìn chung Công ty bán hàng ở các tỉnh khác 
nhau đã thực hiện tương đối tốt chính sách giá 
bán hàng theo quy định của Công ty cho từng 
thời điểm từng khách hàng.Tuy nhiên, vẫn 
còn một số tồn tại: Bán hàng cho khách hàng 
vượt quá giá trị bảo lãnh, bán hàng áp dụng 
giá thanh toán ngay cho các khách hàng mua 
trả chậm, tức là giá thấp hơn so với giá khách 
hàng phải chịu. 
Về việc theo dõi tài sản cố định và trích khấu 
hao tài sản cố định 
Công ty TNHH NASTEELVINA đã thực 
hiện chính sách khấu hao theo đường thẳng 
7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Thị Thúy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 3 - 8 
 5
với hệ số khấu hao là 1,5 lần đối với tài sản, 
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị 
quản lý đang phục vụ cho hoạt động SXKD. 
Tổng số khấu hao tăng lên do Công ty thực 
hiện khấu hao nhanh với giá trị là 
67.520.500đ. Toàn bộ số tiền khấu hao nhanh 
không tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm 
của công ty mà được Công ty hạch toán và 
điều chỉnh trực tiếp vào giá vốn hàng bán. 
Quản lý hạch toán hàng tồn kho 
Khi nhập phôi phục vụ sản xuất thép, công ty 
nhập theo nhiều chủng loại (phôi nhập ngoại 
và phôi công ty tự sản xuất). Tuy nhiên, khi 
xuất kho công ty đang hạch toán giá phôi xuất 
kho theo giá bình quân cho tất cả các loại 
phôi. Thẻ kho của thủ kho không dược ghi 
nhận từng lần nhập, xuất. Dồn đến tại từng 
thời điểm thẻ kho phản ánh không kịp thời và 
chính xác lượng hàng tồn kho thực tế. 
Các vấn đề liên quan đến Ngân sách Nhà nước 
Công ty chưa tính thuế thu nhập cá nhân đối 
với các cá nhân có thu nhập cao, đồng thời số 
tiền thuế thu nhập cá nhân không thường 
xuyên đơn vị đã hạch toán kết chuyển tăng 
thu nhập khác trong năm. Công ty đang hạch 
toán trên tài khoản 3339 - phí, lệ phí và các 
khoản phải nộp khác các khoản thu lại 10% 
của người lao động không thường xuyên 
(thuê ngoài). Về bản chất đây thực chất là 
khoản thuế thu nhập cá nhân mà đơn vị có 
trách nghiệm thu lại của người lao động và 
nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) khi 
người lao động không thường xuyên phát sinh 
các khoản thu nhập này tại đơn vị. Tuy nhiên, 
trên hiện tại số dư tài khoản này đã lên tới 
197.525.630đ do được tích luỹ nhiều năm 
nhưng chưa được đơn vị thực hiện nghĩa vụ 
nộp vào NSNN. 
Công nợ phải thu, phải trả tại công ty nhìn 
chung tương đối tốt, tại thời điểm cuối năm 
các khoản công nợ phải thu, phải trả được đối 
chiếu xác nhận tương đối đầy đủ. Công ty 
đang ghi nhận tiền lãi chậm trả phải thu của 
khách hàng có dư nợ quá hạn vào KQKD 
trong năm theo nguyên tắc thực thu. 
Quản lý chi tiêu tài chính: Sổ sách, biểu mẫu 
đầy đủ, rõ ràng. Chứng từ lưu trữ gọn gàng 
khoa học. 
Báo cáo kiểm toán 
Lập báo cáo kiểm toán trình bày kết quả kiểm 
toán: Sau khi thực hiện soát xét lại tổng hợp 
kết quả kiểm toán của từng phần hành được 
từng chuyên viên kiểm toán tổng hợp. Tổ 
trưởng tổ kiểm tra, kiểm toán lập dự thảo biên 
bản KTNB. Biên bản dự thảo được đoàn kiểm 
toán thống nhất với kế toán trưởng và nhân 
viên kế toán từng phần hành của đơn vị, 
những nội dung chưa thống nhất sẽ được đưa 
ra cuộc họp để kết thúc kiểm toán để trao đổi 
thống nhất. 
Hoàn chỉnh công khai biên bản, báo cáo kết 
quả KTNB: Từ những phát hiện trong quá 
trình kiểm tra, KTNB công ty và đơn vị trực 
thuộc kiểm tra, KTNB đưa ra các đánh giá, 
nhận xét phân tích nguyên nhân và kiến nghị 
các biện pháp khắc phục. 
Theo dõi sau kiểm toán 
Sau khi Tổng giám đốc ra quyết định xử lý, 
bộ phận kiểm tra sẽ tiếp tục theo dõi tính tuân 
thủ của các đơn vị. Tiếp nhận và nghiên cứu 
các ý kiến, giải trình của đối tượng về các sai 
phạm. Ví dụ: Công ty giải trình nguyên nhân 
của việc tính thiếu doanh thu và thuế VAT số 
tiền 310.500.000đ là do khi viết hoá đơn bán 
hàng trước thời điểm lên giá sản phẩm nhưng 
lấy hàng sau. Nếu đơn vị đã nghiêm chỉnh 
thực hiện thì bộ phận kiểm tra sẽ đánh dấu 
xác nhận vào hồ sơ lưu; đơn vị nào chưa 
nghiêm chỉnh thực hiện thì sẽ ra thông báo nhắc 
nhở và xử phạt theo quy định của công ty. 
Đánh giá thực trạng công tác KTNB tại 
công ty TNHH NASTEELVINA 
Những ưu điểm trong quá trình thực hiện 
quy trình KTNB tại Công ty TNHH 
NASTEELVINA 
(a) Quy trình KTNB của Công ty được xây 
dựng theo đúng trình tự các bước của kiểm 
toán viên nội bộ: theo qui chế KTNB do Bộ 
tài chính ban hành theo QĐ số 832 - TC/QĐ - 
CĐKT ban hành theo quy chế KTNB áp dụng 
trong các doanh nghiệp nhà nước. (b) Quy 
trình KTNB được xây dựng và thực hiện đã 
góp phần nâng cao hiệu quả của công tác 
KTNB trong Công ty. (c) Phòng KTNB cũng 
có những ứng dụng về tin học trong quá trình 
kiểm tra, KTNB. (d) Kiểm soát từ xa cũng 
8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Thị Thúy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 3 - 8 
 6
được áp dụng, đó là hình thức kiểm tra của 
cán bộ kiểm tra đối với đối tượng được kiểm 
tra dưới hình thức các biên bản, báo cáo, các 
thông tin hoạt động được cung cấp từ chính 
các đối tượng được kiểm tra đó mà các cán 
bộ kiểm tra không đến trực tiếp kiểm tra, 
kiểm toán. (e) Bộ phận kiểm tra kiểm toán 
của Công ty bao gồm các kiểm toán viên có 
khả năng và kinh nghiệm, có trình độ, được 
đào tạo có chuyên môn nghề nghiệp. Bộ phận 
này đảm nhiệm hầu hết các công việc cơ bản 
của một cuộc kiểm toán như kiểm tra, so sánh 
từ đó rút ra các đánh gía số liệu, báo cáo hệ 
thống thông tin và các thủ tục, quy định của 
doanh nghiệp cho các phần hành kiểm toán 
được giao. (f) Các KTV làm việc độc lập, mỗi 
KTV được giao một nhiêm vụ và phần hành 
riêng thích hợp với trình độ và năng lực 
chuyên môn. Trưởng đoàn làm nhiệm vụ 
giám sát công việc của kiểm toán viên. phối 
hợp và có thể tham gia trực tiếp những phần 
việc có thể vướng mắc. 
Một số tồn tại 
Trong điều kiện hoạt động KTNB còn rất mới 
đối với các Doanh nghiệp và sự quan tâm còn 
hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước. 
Thực tế KTNB của Công ty mới chỉ dừng lại 
ở kiểm tra các báo cáo tài chính, các phần 
hành về bán hàng, doanh thu... Việc thu thập 
thông tin trong quá trình KTNB chưa được 
phân định rõ ràng. Hạn chế chủ yếu của công 
tác lập kế hoạch kiểm toán của KTNB trong 
Công ty là chưa thu thập được đầy đủ thông 
tin về đơn vị được kiểm toán, kế hoạch 
KTNB chưa được đầy đủ, chi tiết các nội 
dung và chương trình kiểm toán. Công tác 
kiểm tra từ xa chậm đổi mới, việc áp dụng tin 
học vào kiểm tra KTNB còn hạn chế, số 
lượng máy tính còn hạn chế. Hoạt động kiểm 
tra đột xuất còn hạn chế; Tính độc lập của 
kiểm toán viên nội bộ chưa được đảm bảo; 
trong quá trình làm việc vẫn có sự ràng buộc 
giữa các cá nhân, nhiều khi chưa được giao 
quyền độc lập làm việc mà vẫn phải chịu sự 
chi phối của cấp trên. Sự phối hợp trong quan 
hệ giữa phòng nghiệp vụ với bộ phận kiểm 
tra, KTNB chưa nhịp nhàng thông suốt, kiểm 
toán chưa thực hiện đầy đủ chức năng của nó, 
chỉ mới dừng lại ở mức độ phản ánh, và một 
số khó khăn khác. Mô hình cơ cấu tổ chức và 
cơ chế hoạt động: Bộ phận kiểm toán nhỏ, số 
lượng kiểm toán viên còn ít. Làm giảm tính 
chủ động, độc lập trong công tác kiểm tra, 
kiểm toán. Kết quả kiểm tra chưa cao (cả về 
số lượng, chất lượng): kiểm tra biết có sự sai 
lệch trong hợp đồng kinh tế nhưng chưa chỉ ra 
được số lượng chính xác mà chỉ nói chung. 
Giải pháp hoàn thiện công tác KTNB tại 
công ty TNHH NASTEELVINA 
Hoàn thiện công tác thu thập thông tin về 
đơn vị được kiểm toán nội bộ 
Công tác thu thập thông tin về đơn vị được 
kiểm toán nội bộ: Thu thập thông tin trong 
giai đoạn này chỉ hướng tới việc lập kế hoạch 
kiểm toán mà chưa đặt ra mục đích thu thập 
bằng chứng cho kết luận cho nên thông tin 
mang tính chất khái quát: Thông tin về tình 
hình hoạt động SXKD, thông tin về quản lý 
nội bộ của đơn vị được kiểm toán nội bộ, 
thông tin về Kế toán trưởng và nhân viên kế 
toán: trình độ và uy tín, sự thay đổi nhân sự 
và lý do thay đổi nhân sự, quan điểm của ban 
giám đốc về công tác tổ chức KTNB. 
*Nguồn thu thập thông tin từ bộ phận kiểm 
toán nội bộ: những văn bản liên quan đến chế 
độ chính sách của nhà nước và Công ty trong 
những năm trước. Thu thập từ bộ phận lưu trữ 
công văn, dữ liệu văn bản pháp luật điện tử và 
bộ phận lưu trữ công văn của công ty. 
- Những thông tin về môi trường và lĩnh vực 
hoạt động của đơn vị được kiểm toán: thu 
thập thông tin từ môi trường được kiểm toán. 
- KTV có thể lập danh mục các tài liệu yêu 
cầu cung cấp hoặc thiết kế các bảng câu hỏi 
nhằm thu thập thông tin gửi cho đơn vị được 
kiểm toán và yêu cầu đơn vị phản hồi. 
- KTV có thể thực hiện khảo sát tại đợn vị để 
thu thập thông tin trong quá trình lập kế 
hoạch kiểm toán hoặc trong quá trình thực 
hiện kiểm toán sơ bộ. 
- Trong quá trình kiểm toán nội bộ, KTV cần 
tích cực tìm hiểu các thông tin qua trao đổi 
với các nhà quản lý và nhân viên của đơn vị, 
qua kiểm tra lại tài liệu tại đơn vị để sửa đổi, 
bổ sung nội dung cần thiết. 
Tăng cường công tác kiểm soát từ xa 
Kiểm soát từ xa là hình thức kiểm tra của cán 
bộ kiểm tra đối với đối tượng được kiểm tra 
9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Thị Thúy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 3 - 8 
 7
dưới hình thức các biên bản, báo cáo, các 
thông tin hoạt động được cung cấp từ chính 
các đối tượng được kiểm tra đó mà các cán bộ 
kiểm tra không đến trực tiếp kiểm tra, kiểm 
toán. Tác dụng của hình thức kiểm tra này: 
nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin của kiểm 
toán về đối tượng đựợc kiểm tra, từ đó có 
những kết luận tổng quát, đầy đủ nhất về đối 
tượng đó cung cấp cho lãnh đạo ngân hàng 
những thông tin chính xác để có quyết định 
kinh doanh, quyết định quản trị đúng đắn. 
Áp dụng công nghệ tin học vào kiểm tra, 
kiểm toán nội bộ 
Bên cạnh việc số lần kiểm tra kiểm soát từ xa, 
việc áp dụng công nghệ tin học vào kiểm tra 
còn nhiều bất cập. Hiện số máy vi tính trang 
thiết bị cho phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ 
còn ít, chi phí cao. Trên thực tế muốn nắm 
được thông tin về đối tượng cần kiểm tra, 
Công ty phải kiểm tra tại chỗ (theo định kì 
hoặc đột xuất), hoặc phải chờ các báo cáo 
đựoc gửi từ đối tượng được kiểm tra đến cho 
phòng kiểm tra dưới hình thức bản báo cáo 
trực tiếp. Hai biện pháp giải quyết tồn tại về 
công tác kiểm soát từ xa và ứng dụng tin học 
trong kiểm tra hết sức quan trọng. Hai yếu tố 
này phải đựợc thực hiện song song, đồng bộ 
vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu 
công tác kiểm soát từ xa được tăng cường 
nhưng vẫn làm bằng phương tiện thủ công là 
“đợi” các phòng gửi thông tin đến mà không 
áp dụng máy vào kiểm soát từ xa thì kết qủa, 
tác dụng kiểm tra có tăng nhưng chi phí vẫn 
cao, không đảm bảo hiệu quả kiểm tra. 
Áp dụng kiểm tra đột xuất 
Về mặt bản chất kiểm tra đột xuất không phải 
là kiểm tra định kì nhưng có thể là kiểm tra 
tại chỗ hoặc là kiểm soát từ xa. Đặc trưng của 
công tác kiểm tra đột xuất là bí mật hơn kiểm 
tra định kì (vì thời gian đối tượng kiểm tra 
không được biết). Mặt khác là để nắm được 
nhũng thông tin chính xác, khách quan hơn 
tình trạng cho vay, dư nợ của các bộ phận 
kinh doanh mang tính chất răn đe để các bộ 
phận làm tốt hơn. Do vậy, hoạt động này cần 
phải tăng cường hơn, nhằm phát hiện ngăn 
ngừa các sai phạm của cán bộ cũng như các 
sai phạm trong giao dịch giữa công ty với 
khách hàng để có biện pháp quản lý đúng đắn. 
Muốn vậy, khi thực hiện công tác này tổ kiểm 
toán nội bộ cần phải có một hệ thống thông 
tin tương đối hoàn chỉnh về đối tượng được 
kiểm tra; kiểm toán để có thể nắm bắt được 
các vấn đề, những khâu trọng yếu được cán 
bộ xử ký như thế nào? hay nắm được tình hình, 
theo dõi thu nợ ra sao? để có thể tư duy đúng 
đắn khi kiểm tra kiểm toán nội bộ đột xuất. 
Đảm bảo tính độc lập của Kiểm toán viên và 
của bộ phận KTNB 
Xuất phát từ những nguyên nhân mô hình tổ 
chức và cơ chế tổ chức, là hạn chế gây ra 
nhiều khó khăn cho bộ phận kiểm tra, kiểm 
toán nội bộ của công ty khi hoạt động. Tính 
độc lập có ý nghĩa quyết định tới chất lượng 
của cuộc kiểm toán. Do đó, để đảm bảo được 
tính độc lập cho kiểm toán viên nội bộ, lãnh 
đạo phải trao cho kiểm toán viên một quyền 
hạn đủ rộng; các khía cạnh cần kiểm tra phải 
được thực hiện triệt để, để đảm bảo các 
nguyên tắc nghề nghiệp phải được thực hiện 
đầy đủ. 
Mặt khác, cán bộ kiểm tra, kiểm toán cũng 
phải hoạt động thực sự nghiêm túc, tạo sự tin 
tưởng nơi lãnh đạo và các phòng ban nghiệp 
vụ khác, để tạo ra sức nặng trong tiếng nói 
của kiểm toán viên. 
Cần chỉ ra số lượng kiểm tra kiểm toán cụ thể 
Kết quả kiểm tra chưa cao (cả về số lựợng, 
chất lượng): kiểm tra biết có sự sai lệch trong 
hợp đồng kinh tế nhưng chưa chỉ ra được số 
lượng chính xác mà chỉ nói chung. Các cán 
bộ của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ 
của Công ty khi lập báo cáo nên trình bày rõ 
số lượng hay các hóa đơn, các chứng từ có 
liên quan đến vấn đề mình phát hiện được; tạo 
tính thuyết phục đối với người lãnh đạo, 
(Giám đốc đơn vị) được kiểm tra kiểm toán 
và người tham khảo. 
Thực hiện đầy đủ chức năng của KTNB 
Giải quyết khó khăn này không chỉ thuộc 
trách nhiệm của kiểm toán viên, của lãnh đạo 
mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý 
của Nhà nước, các văn bản liên quan đến lĩnh 
vực này cũng chưa đề cập cụ thể, vì vậy đòi 
hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 
phải tạo hành lang pháp lý đầy đủ để chức 
năng của kiểm toán phát huy hết tác dụng. 
Nâng cao trình độ của Kiểm toán viên 
Nâng cao trình độ của kiểm toán viên bằng 
cách cử đi học các lớp nghiệp vụ một cách bài 
10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Thị Thúy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 3 - 8 
 8
bản, học hỏi cách làm việc của các công ty, 
đơn vị. Mở những lớp tập huấn nâng cao nhận 
thức tuyên truyền các vấn đề liên quan đến 
nghề nghiệp kiểm toán nội bộ như tin học về 
các phần mềm kiểm toán, sử dụng máy tính 
thành thạo, trang bị đầy đủ các kiến thức về 
luật pháp để thực hiện đúng đắn công việc 
của mình. 
Nâng cao cơ chế tổ chức và cơ chế hoạt 
động của bộ phận KTNB 
Với mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt 
động như: bộ phận kiểm toán nhỏ, số lượng 
kiểm toán viên còn ít. Làm giảm tính chủ 
động, độc lập trong công tác kiểm tra, kiểm 
toán. Lãnh đạo Công ty nên chú trọng vấn đề: 
cần tăng thêm chuyên viên kiểm toán và mở 
rộng bộ phận này. Do đó, công ty nên thành 
lập một bộ phận kiểm toán tách riêng độc lập. 
KẾT LUẬN 
Trong giai đoạn hiện nay, kiểm toán nói 
chung và KTNB nói riêng đang là vấn đề 
nóng bỏng được nhiều người quan tâm. Đặc 
biệt, KTNB được xem là một trong những 
biện pháp hữu hiệu giúp cho các doanh 
nghiệp phòng chống rủi ro, đứng vững trên thị 
trường. Sự ra đời của bộ phận KTNB nhằm 
mục đích: Giám sát một cách độc lập các hoạt 
động chức năng trong doanh nghiệp; Xem xét 
các số liệu tài chính, các thủ tục thực hiện và 
đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng 
và độ tin cậy của thông tin kinh tế - tài chính; 
Trợ giúp cho hệ thống quản lý doanh nghiệp 
trong việc nâng cao hiệu lực hoạt động, đẩy 
mạnh và phát huy hệ thống kiểm soát nội bộ, 
thực hiện các điều tra đặc biệt đáp ứng yêu 
cầu quản lý và bảo vệ tài sản của doanh 
nghiệp. Như vậy, tổ chức bộ máy kiểm toán 
nội bộ trong doanh nghiệp là rất cần thiết tuy 
nhiên tuỳ theo quy mô, lĩnh vực hoạt động 
của doanh nghiệp mà tổ chức bộ máy KTNB 
cho phù hợp và nên thực hiện một số giải 
pháp như chúng tôi đã đề xuất ở trên để tổ 
chức công tác KTNB trong doanh nghiệp đạt 
hiệu quả nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ tài chính, “Quy chế kiểm toán nội bộ” áp 
dụng cho DNNN ban hành kèm theo quyết định số 
832 TC/QĐ/CĐKT ngày 20/10/1997 của Bộ 
trưởng Bộ Tài chính. 
[2]. Bộ tài chính, “Hướng dẫn thực hiện kiểm toán 
nội bộ tại DNNN” 
[3]. Bộ tài chính (2006), Các văn bản pháp luật về 
kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 
[4]. TS. Bùi Hải Ninh, TS. Nguyễn Đình Hựu, TS. 
Lê Quang Bính, ( 1998), “Kiểm toán nội bộ-tài liệu 
phục vụ bồi dưỡng kiểm toán viên, Nxb Tài chính 
[5]. Victor Z.Brink & Herbert Witt, ( 2000), Kiểm 
toán nội bộ hiện đại, Nxb Tài chính. 
SUMMARY 
EVALUATION AND SOLUTIONS TO IMPROVE INTERNAL AUDIT 
EFFECTIVENESS OF NASTEEL VINA CO.,LTD 
Do Thi Thuy Phuong* 
College of Economics and Business Administration - TNU 
Internal audit is an independent appraisal function of an organisation to review the performance of 
internal operations for management requirement. The roles of internal audit are independent 
assessment of functional operations in the organisation; review the quality and confidence of 
economic and financial information; as0sist the management function through strengthening the 
internal control system and conduct special assessments required. Therefore, the establishment of 
internal audit is essential for any company. In order to increase the effectiveness of this system, the 
solutions given in this study should be considered. 
Key words: Audit, Internal audit, Errors, Mistakes, Internal control. 
Ngày nhận bài:30/8/2012, ngày phản biện: 14/9/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013 
*
 Tel: 0912 551531, Email: Thuyphuong@tueba.edu.vn 
11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_kiem.pdf