Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non trên địa bàn thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Trị

Bài báo phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

pdf 10 trang thom 09/01/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non trên địa bàn thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non trên địa bàn thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Trị

Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non trên địa bàn thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Trị
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 100-109 
THƯC̣ TRAṆG VÀ BIÊṆ PHÁP QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆG BỒI DƯỠNG 
THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN 
THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ 
NGUYỄN THỊ THU HIỀN 
Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế 
TRẦN VĂN HIẾU 
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 
Tóm tắt: Bài báo phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản 
lý công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non trên địa bàn thị xã 
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Dữ liêụ nghiên cứu đươc̣ thu thâp̣ qua phương 
pháp điều tra, phỏng vấn với mẫu nghiên cứu là 87 cán bô ̣quản lý và giáo 
viên của 06 trường mầm non trên điạ bàn thi ̣ xa ̃Quảng Tri ̣. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, công tác bồi 
dưỡng thường xuyên vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Từ sự phân tích, đánh 
giá thực trạng công tác bồi dưỡng thường xuyên và quản lý công tác bồi 
dưỡng thường xuyên, nghiên cứu đã đề xuất 8 biện pháp quản lý công tác 
bồi dưỡng thường xuyên nhằm góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho 
giáo viên mầm non ở thi ̣ xã Quảng Tri ̣ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 
mầm non trong giai đoạn hiện nay. 
Từ khóa: quản lý, bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên mầm non 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong quyết định phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi 
giai đoạn 2010-2015 (Quyết định số 239/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ, trong 
phần IV- Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (GV) 
và cán bộ quản lý GDMN có đề cập: “Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng 
thường xuyên (BDTX) cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật kiến thức và 
kỹ năng cho giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới” [3]. Trong 
những năm qua, đôị ngũ giáo viên đươc̣ dư ̣tuyển vào các cơ sở giáo duc̣ đều đaṭ trình 
đô ̣đạt chuẩn trở lên, nhiều giáo viên đaṭ trình đô ̣trên chuẩn và nắm đươc̣ nhiều phương 
pháp daỵ hoc̣ mới, tiên tiến, phát huy đươc̣ sư ̣ tích cưc̣ của trẻ. Tuy nhiên, ở môṭ số 
trường vâñ còn nhiều giáo viên vâñ mang năṇg ảnh hưởng của phương pháp daỵ hoc̣ 
truyền thống, thiên về giảng giải mà ít sáng taọ, thiếu ứng duṇg công nghê ̣ trong dạy 
hoc̣, ít taọ cơ hôị cho trẻ đươc̣ trải nghiêṃ những điều trẻ biết, trẻ nghe. Giáo viên thiếu 
khả năng quan sát, đánh giá trẻ theo yêu cầu của chương trình mới. Viêc̣ tâp̣ huấn và bồi 
dưỡng giáo viên hàng năm để thưc̣ hiêṇ chương trình mới vâñ còn nhiều bất câp̣ và chưa 
đaṭ hiêụ quả, ngoài ra không như các cấp hoc̣ khác, mầm non không có sách giáo khoa 
để giáo viên có thể dựa vào sách để hướng dâñ trẻ mà mỗi hoạt động của trẻ lại là 
những trải nghiệm khác nhau xoay quanh những gì gần gũi với trẻ. Chính vì vâỵ, cần 
phải bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non “cần câp̣ nhâṭ kiến thức kỹ năng 
BIÊṆ PHÁP QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN... 101 
còn thiếu hoăc̣ đã lac̣ hâụ trong môṭ cấp hoc̣" [2] và viêc̣ quản lý tốt hoaṭ đôṇg bồi 
dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non là nhiêṃ vu ̣cấp thiết và se ̃góp phần nâng 
cao chất lươṇg giáo duc̣, chất lươṇg giáo viên taị các cơ sở giáo duc̣ mầm non. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện để khảo sát thực trạng là phương pháp điều 
tra bằng bảng hỏi. Việc điều tra thực trạng được thực hiện trên mẫu gồm 88 cán bộ quản 
lý và giáo viên của 06 trường mầm non trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 
Bảng hỏi gồm có 11 câu hỏi chính chứa 89 ý hỏi chi tiết có hệ số độ tin cậy Cronbach 
Alpha bằng 0,976, chứng tỏ bảng hỏi là thang đo lường tốt. Dữ liệu thực trạng thu được 
đã được phân tích theo phương pháp thống kê toán học mô tả với các tham số là giá trị 
trung bình ( X ) và độ lệch chuẩn (SD). Kết quả X được mô tả thuộc 01 trong 05 nửa 
khoảng [1-1,5); [1,5-2,5), [2,5-3,5), [3,5-4,5), và [4,5-5] tương ứng với giá trị 5 mức 
thang đo trong bảng hỏi. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non 
3.1.1. Về mặt nhận thức 
Bảng 1. Thực trạng của việc xác định vai trò BDTX giáo viên mầm non 
Stt Nôị dung X SD XH 
1 Là cơ sở để câp̣ nhâṭ những kiến thức về chính tri ̣ - kinh tế xa ̃hôị 3,29 0,78 5 
2 
Giúp giáo viên mầm non bồi dưỡng phẩm chất chính tri,̣ đaọ đức nghề 
nghiêp̣ 3,45 0,59 4 
3 
Phát triển năng lưc̣ quản lý, daỵ hoc̣ và những năng lưc̣ khác theo yêu 
cầu chuẩn CBQL, GV 3,52 0,55 3 
4 Phát triển năng lưc̣ tư ̣hoc̣, tư ̣bồi dưỡng, tư ̣đánh giá 3,62 0,51 1 
5 Nâng cao chất lươṇg năng lưc̣ đôị ngũ nhà giáo và cán bô ̣quản lý 3,56 0,52 2 
Vai trò của công tác BDTX 3,49 0,13 
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy: 100% (87/87) cán bô ̣quản lý (CBQL), giáo viên xác điṇh 
được vai trò của viêc̣ tham gia bồi dưỡng thường xuyên. Với nội dung: “Phát triển năng 
lưc̣ tư ̣hoc̣, tư ̣bồi dưỡng, tư ̣đánh giá” có giá tri ̣ trung bình X = 3,62, độ lệch chuẩn là 
SD = 0,51, chứng tỏ toàn bộ CBQL, giáo viên đều đánh giá cao vai trò của viêc̣ phát 
triển năng lưc̣ tư ̣hoc̣, tư ̣bồi dưỡng, tư ̣đánh giá. Với nội dung: “Nâng cao chất lươṇg 
năng lưc̣ đôị ngũ nhà giáo và cán bô ̣quản lý” ( X = 3,56) phản ánh nhâṇ thức đúng đắn 
đôị ngũ CBQL, giáo viên cần nâng cao chất lươṇg, năng lưc̣ cần thiết để đáp ứng ngày 
càng cao nhu cầu của ngành mầm non và của xa ̃hôị. Với nôị dung “Phát triển năng lưc̣ 
quản lý, daỵ hoc̣ và những năng lưc̣ khác theo yêu cầu chuẩn CBQL, giáo viên”. ( X = 
3,52) chứng tỏ CBQL cũng như giáo viên đa ̃xác điṇh vai trò quan troṇg của viêc̣ tham 
gia hoc̣ BDTX là nâng cao các năng lưc̣ cần thiết. 
102 NGUYỄN THỊ THU HIỀN – TRẦN VĂN HIẾU 
3.1.2. Về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên 
Bảng 2. Nhu cầu BDTX đối với 12 nhóm nôị dung phát triển năng lưc̣ nghề nghiêp̣ 
Stt Nội dung X SD XH 
1 Năng lưc̣ hiểu biết về đối tươṇg giáo duc̣ của giáo viên 3,41 0,56 7 
2 Năng lưc̣ hiểu biết và xây dưṇg môi trường giáo duc̣ của giáo viên 3,46 0,52 6 
3 Năng lưc̣ hướng dẫn và tư vấn giáo duc̣ của giáo viên 3,37 0,59 8 
4 
Năng lưc̣ phát triển và cá biêṭ hóa với trẻ đăc̣ biêṭ, chăm sóc, hỗ trơ ̣tâm 
lý của giáo viên 
3,34 0,68 9 
5 Năng lưc̣ lâp̣ kế hoac̣h giáo duc̣ của giáo viên 3,60 0,49 2 
6 Năng lưc̣ tổ chức các hoaṭ đôṇg giáo duc̣ của giáo viên. 3,62 0,49 1 
7 
Năng lưc̣ sử duṇg thiết bi ̣ daỵ hoc̣ và ứng duṇg CNTT trong daỵ hoc̣ của 
giáo viên. 
3,60 0,52 2 
8 Năng lưc̣ kiểm tra và đánh giá của giáo viên. 3,48 0,55 5 
9 Năng lưc̣ nghiên cứu khoa hoc̣ của giáo viên 3,17 0,72 12 
10 Năng lưc̣ quản lý lớp/trường của giáo viên 3,57 0,58 4 
11 Năng lưc̣ hoaṭ đôṇg chính tri ̣ – xã hôị của giáo viên. 3,32 0,62 10 
12 
Năng lưc̣ tổ chức các hoaṭ đôṇg giáo duc̣ vì sư ̣ phát triển bền vững và 
giáo duc̣ hòa nhâp̣ trong giáo duc̣ mầm non. 
3,23 0,67 11 
 Nhu cầu 3,44 0,14 
Nội dung chương trình BDTX giáo viên mầm non do Bô ̣Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) 
ban hành trong quy chế kèm theo thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT [1]. Theo tinh thần 
quy chế, triển khai công tác BDTX được thực hiện kết hợp theo cả hai hướng là từ trên 
xuống và từ dưới lên. Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT chỉ đạo các nội dung bắt 
buộc nhằm phát triển giáo dục của ngành, địa phương nhưng trong đó giáo viên vẫn được 
đề xuất và lựa chọn nội dung BDTX theo nhu cầu phát triển chuyên môn liên tục của cá 
nhân mỗi giáo viên, hỗ trợ họ nâng cao mức độ đáp ứng so với Chuẩn nghề nghiệp và 
phát triển chuyên môn liên tục (phần chung bắt buộc và phần riêng theo nhu cầu của mỗi 
giáo viên). 
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, các CBQL, giáo viên đều xác điṇh nhu cầu BDTX nói 
chung và nhu cầu BDTX đối với 12 nhóm nôị dung phát triển năng lưc̣ nghề nghiêp̣ của 
giáo viên mầm non nói riêng. Tuy nhiên, nhu cầu về các nôị dung không đồng đều, môṭ 
số nôị dung đaṭ giá tri ̣ trung bình không cao. Để đảm bảo công tác BDTX đươc̣ tốt thì 
các vấn đề liên quan đều cần có biện pháp khắc phục nhằm đem lại hiêụ quả cao hơn 
trong công tác bồi dưỡng nói chung và BDTX cho giáo viên nói riêng. 
3.1.3. Về việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, hầu hết CBQL và giáo viên đều nhận thức đúng mục tiêu 
“Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên” trong hoạt 
động bồi dưỡng giáo viên ( X = 3,56). Còn mục tiêu “Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến 
thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên” với ( X = 3,52). Các muc̣ tiêu còn laị đaṭ (
X = 3,36-3,47) ở mức đô ̣thường xuyên. Như vậy, khi CBQL nhận thức chưa đúng về 
BIÊṆ PHÁP QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN... 103 
mục tiêu bồi dưỡng giáo viên sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội 
dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và không đề ra được các giải 
pháp phù hợp để quản lý hoạt động BDTX cho giáo viên. Cũng như giáo viên, một khi 
đã nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt 
động bồi dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ của giáo viên. 
Bảng 3. Kết quả khảo sát viêc̣ thưc̣ hiêṇ mục tiêu của công tác BDTX cho giáo viên mầm non 
Stt Mục tiêu của công tác bồi dưỡng X SD XH 
1 Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho GV 3,52 0,63 2 
2 Giúp GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN 3,47 0,54 3 
3 Nâng cao trình độ trên chuẩn cho GV 3,36 0,61 5 
4 Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ GV 3,56 0,52 1 
5 Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp 3,41 0,52 4 
 Kết quả 3,54 0,032 
3.1.4. Về việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng 
Bảng 4. Mức đô ̣hiêụ quả của viêc̣ quản lý nôị dung bồi dưỡng 
Stt Nội dung điều tra X SD XH 
1 Nội dung bồi dưỡng 1 3,19 0,63 3 
2 Nội dung bồi dưỡng 2 3,29 0,65 2 
3 Các mô đun bồi dưỡng 3 3,47 0,55 1 
 Mức độ hiệu quả 3,32 0,14 
Qua khảo sát, CBQL và giáo viên đều đánh giá nôị dung 3 “Các mô đun bồi dưỡng 
nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non” ( X = 3,47), đươc̣ đánh 
giá hiêụ quả là thường xuyên, điều này chứng tỏ hầu hết CBQL rất coi troṇg nôị dung 
này. Tuy nhiên, kết quả vâñ chỉ mang tính tương đối. Đối chiếu với nhu cầu bồi dưỡng 
thường xuyên đối với 12 nhóm nôị dung phát triển năng lưc̣ nghề nghiêp̣ của giáo viên 
mầm non (GVMN) (Bảng 4), chúng ta thấy nhiều nôị dung trong khối kiến thức này 
chưa đươc̣ chú troṇg ở mức cao. Điều này se ̃ ảnh hưởng đến hiêụ quả quản lý các nôị 
dung của các nhà quản lý, ảnh hưởng đến chất lươṇg chung trong công tác BDTX cho 
giáo viên mầm non. 
3.1.5. Về phương pháp bồi dưỡng 
Bảng 5. Tính hiêụ quả của việc đổi mới phương pháp BDTX cho GVMN 
Stt Phương pháp BDTX X SD XH 
1 Phương pháp thuyết trình 3,15 0,64 4 
2 Phương pháp daỵ – hoc̣ tích cưc̣ và tương tác (PP daỵ hoc̣ tình huống) 3,45 0,68 1 
3 Phương pháp hoc̣ tổ, nhóm 3,43 0,58 2 
4 Phương pháp tư ̣hoc̣, tư ̣nghiên cứu 3,23 0,76 3 
5 Phương pháp E- Learning 3,03 0,80 5 
 Tính hiệu quả 3,26 0,18 
104 NGUYỄN THỊ THU HIỀN – TRẦN VĂN HIẾU 
Theo kết quả khảo sát ở Bảng 5 cho thấy, các phương pháp số thứ tự từ 1 đến 5 có giá 
trị trung bình trong khoảng 3,03 - 3,45 điều này cho thấy, những phương pháp này đã 
được thường xuyên thực hiện, đaṭ mức hiêụ quả. Qua phỏng vấn trưc̣ tiếp, môṭ số giáo 
viên là cán bô ̣ cốt cán có năng lưc̣ cho biết hiêṇ nay các giáo viên sử duṇg rất nhiều 
phương pháp để bồi dưỡng thường xuyên kiến thức cho bản thân mình, mỗi phương 
pháp đều mang laị những kết quả nhất điṇh, phù hơp̣ với từng điều kiêṇ nhất điṇh. 
3.1.6. Về hình thức bồi dưỡng 
Bảng 6. Tính hiêụ quả của việc đổi mới các hình thức BDTX cho giáo viên mầm non 
Stt Nội dung điều tra X SD XH 
1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD&ĐT 3,46 0,55 2 
2 BD chuyên đề tập trung theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD&ĐT 3,51 0,53 1 
3 Trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên 3,46 0,61 2 
4 
BDTX bằng tư ̣hoc̣ (Giáo viên tự bồi dưỡng theo chương trình do Bộ 
GD&ĐT quy định) 
3,31 0,69 5 
5 Giáo viên tự bồi dưỡng theo nhu cầu của mình 3,36 0,68 4 
6 
BDTX bằng hoc̣ từ xa (Hoc̣ qua maṇg internet và các phương tiêṇ 
truyền thông khác) 
3,23 0,76 6 
 Tính hiệu quả của hình thức BDTX 3,39 0,10 
Qua Bảng 6 đánh giá mức đô ̣hiêụ quả của các hình thức BDTX, chúng tôi thấy hình thức 
đươc̣ đánh giá hiêụ quả nhất là hình thức “Bồi dưỡng chuyên đề tâp̣ trung theo kế hoac̣h 
của Phòng GD & ĐT” với ( X = 3,51), XH 1 đaṭ mức rất hiêụ quả, qua đây chúng ta thấy 
rằng nhiều CBQL, giáo viên đã hài lòng về hình thức bồi dưỡng chuyên đề tâp̣ trung theo 
kế hoac̣h này, phải chăng hình thức này đã thu hút người hoc̣, hiêụ quả cao. 
Thực tế cho thấy, tuy các hình thức được thực hiện thường xuyên nhưng kết quả chỉ đạt 
ở mức hiệu quả. Do vậy, cần lựa chọn những hình thức học phù hợp để nâng cao chất 
lượng trong việc học bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mần non. 
3.1.7. Về việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 
Kết quả khảo sát ở Bảng 7 cho thấy nội dung 2: “Kiểm tra điṇh kỳ theo kế hoac̣h hoaṭ 
đôṇg BDTX của giáo viên” đươc̣ xem là nôị dung thưc̣ hiêṇ thường xuyên với mức 
trung bình cao hơn các nôị dung khác ( X = 3,50), chứng tỏ công tác kiểm tra đánh giá 
điṇh kỳ của CBQL đa ̃đươc̣ thưc̣ hiêṇ thường xuyên theo kế hoac̣h của giáo viên. Điều 
này taọ điều kiêṇ thuâṇ lơị cho giáo viên, giáo viên se ̃chủ đôṇg hơn khi tham gia công 
tác BDTX. Các tiêu chí còn lại với điểm trung bình X = 3,11 - 3,45 tuy vẫn được đánh 
giá thực hiện thường xuyên nhưng điểm trung bình thấp hơn các nhóm trên. 
Qua phỏng vấn, các cán bộ lãnh đạo, các cựu hiệu trưởng có thâm niên hoạt động trong 
lĩnh vực giáo dục mầm non nhận xét việc thanh tra, kiểm tra hoạt động BDTX chưa 
thường xuyên, nội dung kiểm tra còn mang hình thức, chưa triệt để. Điều này cho thấy, 
công tác hoạt động kiểm tra hoaṭ đôṇg BDTX cần được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của 
các cấp lãnh đạo. 
BIÊṆ PHÁP QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN... 105 
Bảng 7. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDTX 
Stt Nội dung điều tra X SD XH 
1 Xây dưṇg ban chỉ đaọ công tác kiểm tra hoaṭ đôṇg BDTX 3,16 0,41 6 
2 Kiểm tra điṇh kỳ theo kế hoac̣h hoaṭ đôṇg BDTX của giáo viên 3,50 0,52 1 
3 Quy điṇh các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoaṭ đôṇg BDTX 3,11 0,65 7 
4 Kiểm tra đánh giá qua các bài thu hoac̣h, bài kiểm tra qua viêc̣ vâṇ duṇg 
kiến thức vào hoaṭ đôṇg daỵ hoc̣ và giáo duc̣ 
3,40 0,56 4 
5 
 Xây dựng quy trình đánh giá phải được thực hiện đúng từng bước, từng 
khâu trong quá trình thực hiện (từ giáo viên đến tổ đến ban giám hiêụ). 
3,43 0,52 3 
6 Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện môṭ cách công khai, 
rõ ràng. 
3,45 0,50 2 
7 
Có chế độ khen thưởng kịp thời các cá nhân điển hình, đạt thành tích 
xuất sắc trong phong trào tư ̣hoc̣ tư ̣bồi dưỡng thường xuyên. 
3,37 0,67 5 
 Kết quả đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá 3,39 0,07 
3.1.8. Về quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng 
Bảng 8. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX 
Stt Nội dung điều tra X SD XH 
1 
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia hoc̣ bồi thường xuyên theo 
điṇh kỳ. 
3,52 0,52 1 
2 
Xây dựng chế độ, chính sách và các nguồn quỹ liên quan. Động viên 
khuyến khích giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ 
3,25 0,53 9 
3 Trang bị đầy đủ CSVC thiết bị, máy móc, tài liệu. 3,45 0,60 2 
4 Khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong hoạt động BDTX 3,36 0,59 8 
5 
Thực hiện chế độ lương, thưởng theo quy định của Nhà nước và theo 
quy chế chi tiêu nội bộ của trường mầm non. 
3,38 0,70 6 
6 
Xây dựng và phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là đội ngũ báo 
cáo viên 
3,47 0,52 5 
7 
Công tác thi đua khen thưởng được gắn với các chế độ xét tăng lương, 
đề bạt, bổ nhiệm; xét đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3,48 0,60 4 
8 
Tổ chức tham quan, học tập, sinh hoạt các đơn vi ̣ baṇ trong và ngoài 
Tin̉h 
3,37 0,70 7 
9 
Môi trường đảm bảo cho dạy và học: cảnh quan môi trường, phòng 
học, khuôn viên, đồ chơi, sân trường. 
3,45 0,57 2 
 Các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX 3,41 0,08 
Kết quả khảo sát ở Bảng 8, các nội dung có thứ tự từ 1 đến 9 có giá trị trung bình trong 
khoảng X = 3,25- 3,52. Điều này cho thấy, những điều kiện hỗ trợ hoạt động BDTX đã 
được thường xuyên thực hiện và kết quả khá cao. 
Hiện nay trên địa bàn thị xã, các trường mầm non đã tương đối ổn định, hệ thống cơ sở 
vật chất, thiết bị đang ngày càng được đầu tư và khang trang hơn, cái khó khăn của một 
số trường là diện tích xây dưṇg và sân chơi còn nhỏ hep̣. Qua khảo sát, đội ngũ CBQL, 
giáo viên tại các trường cho rằng, để đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác BDTX 
106 NGUYỄN THỊ THU HIỀN – TRẦN VĂN HIẾU 
thì cần có đội ngũ giảng viên có năng lực, tâm huyết để giảng dạy; cần có phòng học, 
trang thiết bị, tài liệu đáp ứng đủ cho số lượng giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi khi 
giáo viên học tập. 
3.2. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động BDTX cho GVMN 
Từ thực trạng công tác quản lý hoạt động BDTX cho GVMN trên địa bàn thị xã Quảng 
Trị, tỉnh Quảng Trị đã được phân tích, nguyên nhân chính dẫn đến sự tồn tại, yếu kém 
này tập trung vào một số nội dung sau: 
Nhiều giáo viên có quan niệm tự mãn đã có trình độ ĐH, đã được Nhà nước tuyển dụng 
rồi là đủ không cần phải bồi dưỡng thêm, dẫn đến kiến thức, nghiệp vụ không đáp ứng 
được yêu cầu đổi mới của ngành. 
Năng lực đội ngũ giáo viên không đồng đều, những giáo viên cao tuổi khó thích ứng với 
việc đổi mới nội dung, chương trình, nhất là đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng 
CNTT vào các hoạt động sự phạm; giáo viên trẻ thường thiếu kinh nghiệm trong giảng 
dạy và giáo dục học sinh. Khi tham gia học vẫn mang nặng hình thức “Học cho có” vì 
nội dung BDTX vẫn còn mang nặng tính lý thuyết nhiều hơn, chưa bổ sung được những 
năng lực cụ thể mà GVMN đang còn hạn chế và cần thiết trong quá trình thực hiện các 
hoạt động giáo dục ở nhà trường. 
Khi đánh giá giáo viên không có thang điểm, tiêu chí rõ ràng, dẫn đến nhiều giáo viên 
thấy nặng nề, nhưng lại không tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Vì vậy, chưa đề ra được 
phương hướng khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm cho mỗi giáo viên, không 
kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ giáo viên. 
Báo cáo viên làm công tác BDTX đa số là CBQL, giáo viên ở các trường MN nên chưa 
thâṭ sư ̣chuyên nghiêp̣ trong công tác BDTX. 
Nguồn kinh phí để phục vụ cho công tác BDTX được trích từ ngân sách nhà nước nên 
không nhiều, đời sống của đa số giáo viên còn khó khăn nên ảnh hưởng đến hiệu quả 
công tác BDTX và tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên. 
3.3. Các biêṇ pháp quản lý hoaṭ đôṇg BDTX cho giáo viên mầm non 
Từ những đặc điểm thưc̣ traṇg trên, chúng tôi đề xuất môṭ số biêṇ pháp quản lý nhằm 
góp phần nâng cao hiêụ quả công tác BDTX cho giáo viên ở các trường mầm non thị xã 
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị sau đây: 
Biện pháp 1: Nâng cao nhâṇ thức của cán bô ̣quản lý và giáo viên mầm non về hoaṭ 
đôṇg BDTX 
Tổ chức cho CBQL, giáo viên học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương của Nhà 
nước, của ngành GD&ĐT về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới GDMN nói riêng. Tổ 
chức nghiên cứu, học tập, thảo luận các chuyên đề cho đội ngũ giáo viên để giúp đội 
ngũ giáo viên nắm rõ các phương pháp đổi mới, căn cứ xây dựng, cấu trúc, nội dung của 
mầm non, các tiêu chuẩn, tiêu chí của giáo viên mầm non, quy trình và công cụ đánh 
BIÊṆ PHÁP QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN... 107 
giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (CNN). Phát động phong trào thi đua 
trong nhà trường, tổ chức các cuộc thi về chuyên môn. 
Biện pháp 2: Thiết kế nôị dung, chương trình BDTX dưạ trên nhu cầu của người hoc̣ 
Người quản lý cần nghiên cứu, khảo sát nhu cầu, trình độ của giáo viên trường mình, 
địa phương mình. Có thể tiến hành khảo sát vào đầu hoăc̣ cuối năm hoc̣ bằng thông qua 
các tiết dự giờ, chuyên đề, các hoạt động trên lớp, hay phiếu khảo sát để thấy nhu cầu 
nào cấp thiết, nhu cầu nào vâñ còn haṇ chế, cái nào tốt, cái nào chưa tốt, hạn chế chỗ 
nào thì sẽ bồi dưỡng chỗ đó, và ưu tiên cái yếu, cái hạn chế để khắc phục trước. Mỗi 
nhà trường cần xây dựng nội dung riêng sát với thực tế nhu cầu giáo viên của trường 
mình. Trên cơ sở tổng hơp̣ ý kiến, nhu cầu của các trường, Phòng GD & ĐT, CBQL phu ̣
trách mầm non se ̃cùng hôị đồng chuyên môn của Phòng thảo luâṇ và thiết kế laị các nôị 
dung bồi dưỡng cho phù hơp̣ với nhu cầu cần bồi dưỡng của người hoc̣ nhưng vâñ trên 
cơ sở bám sát nôị dung của Bô ̣GD & ĐT quy điṇh và tiến hành tâp̣ huấn cho toàn thể 
CBQL, giáo viên. 
Biện pháp 3: Đa daṇg hóa các hình thức BDTX cho giáo viên mầm non 
Hiǹh thức BDTX đươc̣ hiểu là tiến hành theo cách thức, kiểu mâũ nào đó, có rất nhiều 
hình thức BDTX như: bồi dưỡng bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt 
tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, 
hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối 
với giáo viên. BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). 
Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp BDTX cho giáo viên mầm non 
Đổi mới phương pháp BDTX tập trung vào các nội dung chính sau: Đổi mới hình thức 
BDTX tập trung hướng vào phương pháp dạy học nêu vấn đề; cải tiến phương pháp tự 
học, tự nghiên cứu, kết hợp với thảo luận trao đổi với đồng nghiệp và tổ chuyên môn; và 
tăng cường các hoạt động thực hành. 
Biện pháp 5: Tăng cường ứng duṇg CNTT và các phương tiêṇ hiêṇ đaị vào hoạt 
động BDTX cho giáo viên mầm non 
Việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính 
tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, được nhà trường triển khai 
một cách đầy đủ và thiết thực nhất. Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT 
trong dạy – học được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như: Tra 
cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư 
liệu hỗ trợ soạn giảng; Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử 
như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim, nhạc sử 
dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giáo 
viên các trường bạn trong cả nước. 
108 NGUYỄN THỊ THU HIỀN – TRẦN VĂN HIẾU 
Biện pháp 6: Đảm bảo các nguồn lưc̣ phuc̣ vu ̣ hoaṭ đôṇg bồi dưỡng thường xuyên 
cho giáo viên mầm non 
CBQL, Hiệu trưởng của mỗi trường phải biết huy động và tăng cường được các nguồn 
lực cần thiết cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, cụ thể 
như sau: Đảm bảo đôị ngũ giảng viên, báo cáo viên cho công tác BDTX; Tăng cường hỗ 
trơ ̣nguồn tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoaṭ đôṇg BDTX; Đảm bảo nguồn 
kinh phí cho công tác BDTX. 
Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua trong hoaṭ 
đôṇg BDTX 
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học BDTX thực hiện ngay từ đầu năm học. Xác 
định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp và thời gian thực hiện.Công tác kiểm 
tra, đánh giá quản lý hoạt động BDTX của lãnh đạo nhà trường đối với cơ sở của 
mình.Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng khuyến khích động viên đội ngũ giáo 
viên trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn. 
Biện pháp 8: Phát huy vai trò của giáo viên trong công tác tư ̣bồi dưỡng 
Giáo viên tự đánh giá bản thân còn thiếu những kiến thức, kỹ năng để tự học tập, tự bồi 
dưỡng như năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến 
kinh nghiệm, các kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể để 
nâng cao năng lực của mình và nâng cao chất lượng dạy học. 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu thực trạng và công tác BDTX cho GVMN ở các trường mầm non 
trên điạ bàn thi ̣ xa ̃ cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, công tác 
BDTX vẫn còn bất cập, tồn tại hạn chế. Từ đánh giá đặc điểm và chất lượng của đội ngũ 
giáo viên so với CNN; phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý BDTX 
trong những năm gần đây; tìm ra những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân để hạn chế, 
khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của quản lý công tác BDTX nhằm nâng cao 
năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục của địa 
phương. 
Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng công tác BDTX và quản lý công tác BDTX cho 
GVMN thi ̣ xa ̃Quảng tri,̣ bài báo đã đề xuất 8 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng 
năng lưc̣ nói chung và BDTX theo yêu cầu. Hệ thống những biện pháp mà đề tài đã xây 
dựng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý công tác BDTX với mục đích là nâng cao năng 
lực nghề nghiệp cho GVMN ở thi ̣ xa ̃Quảng Tri ̣đáp ứng CNN, nâng cao chất lượng 
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo duc̣ trẻ. 
BIÊṆ PHÁP QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN... 109 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ GD&ĐT (2012), Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, (ban 
hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ 
GD&ĐT). 
[2] Nguyễn Minh Đường (Chủ biên, 2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn càu hóa và hội nhập 
quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
[3] Thủ tướng Chính phủ (2010), Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục cho trẻ em năm tuổi 
giai đoạn 2010-2015, (Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của thủ tướng 
chính phủ). 
[4] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội. 
Title: THE SITUATION AND MANAGEMENT SOLUTIONS OF PERIODICAL TRAINING 
FOR PRESCHOOL TEACHERS IN QUANG TRI TOWN, QUANG TRI PROVINCE 
Abstract: The research purposes are to study the current status and the management solutions 
of the periodical training for preschool teachers in Quang Tri town, Quang Tri province. The 
research data was collected by using the survey research and qualitative research with the 
sample including 87 administrative staff and teachers of six preschools in Quang Tri town. The 
research results proved that the quality of teachers were not the same, the periodical training still 
contained the limitation. Bythe analysis and evaluation of the current status, the research 
proposed eight management solutions of the periodical training required. The research 
implication is to improve the effectiveness of management of periodical training meeting the 
professional standard, and enhance the quality of child care and education program. 
Keywords: management, periodical training. 
Lĩnh vực của bài báo: Khoa hoc̣ Giáo duc̣ 
NGUYỄN THI ̣ THU HIỀN 
Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Sư phaṃ Thừa Thiên Huế 
Hoc̣ viên Cao hoc̣, trường Đaị hoc̣ Sư phaṃ – Đaị hoc̣ Huế 
ĐT: 0989 246 024, Email: nguyenhien210476@gmail.com 
PGS. TS. TRẦN VĂN HIẾU 
Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đaị hoc̣ Sư phaṃ – Đaị hoc̣ Huế 
(Ngày nhận bài: 27/5/2016; Hoàn thành phản biện: 04/6/2016; Ngày nhận đăng: 22/6/2016) 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_thuong_x.pdf