Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Giáo dục KNS cho HS ở trường

THPT là một trong những nhiệm vụ quan

trọng của nhà trường nhằm thực hiện mục

tiêu giáo dục phổ thông, chuẩn bị nguồn

nhân lực tương lai cho đất nước.

Hiện nay, tại nhiều trường THPT tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động GDKNS và

công tác QL hoạt động GDKNS cho HS đã

được thực hiện nhưng vẫn còn nhiều khó

khăn, hạn chế nên hiệu quả hoạt động

GDKNS chưa cao. Do vậy, việc nghiên

cứu thực trạng QL hoạt động GDKNS cho

HS ở các trường trung học phổ thông tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu là cấp thiết để đánh giá

đúng thực trạng và đề xuất những biện

pháp QL hoạt động GDKNS nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động GDKNS cho HS ở

các trường THPT tỉnh BR-VT, góp phần

thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

pdf 9 trang kimcuc 4660
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 14, Số 7 (2017): 72-80 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 14, No. 7 (2017): 72-80
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
72 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
Trần Phạm Mỹ Hạnh* 
Trường THPT Long Hải - Phước Tỉnh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 21-7-2014; ngày phản biện đánh giá: 31-7-2014; ngày chấp nhận đăng: 29-7-2017 
TÓM TẮT 
Bài viết trình bày một số kết quả khảo sát thực trạng quản lí (QL) hoạt động giáo dục kĩ 
năng sống (GDKNS) cho học sinh (HS) ở các trường trung học phổ thông (THPT) tỉnh Bà Rịa – 
Vũng Tàu (BR – VT) gồm: thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS, tổ chức, chỉ đạo thực 
hiện hoạt động GDKNS và thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS; từ đó, đề xuất các 
biện pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động GDKNS cho HS ở trường THPT tỉnh BR – 
VT. 
Từ khóa: quản lí, hoạt động giáo dục kĩ năng sống, trung học phổ thông. 
ABSTRACT 
The reality of education management on students’ life skills at high schools 
in Ba Ria – Vung Tau province 
This paper will present the survey results on the reality of life skills education management 
activities for students at high schools in Ba Ria – Vung Tau Province in terms of planning, 
organizing, and directing the implementation and assessment on the life skill education activities 
for high school students in Ba Ria – Vung Tau Province. This study also suggests solutions to 
improving the effectiveness of the management of these activities. 
Keywords: management, life skill education, high school. 
* Email: hanhhoalhpt@yahoo.com.vn 
1. Đặt vấn đề 
Giáo dục KNS cho HS ở trường 
THPT là một trong những nhiệm vụ quan 
trọng của nhà trường nhằm thực hiện mục 
tiêu giáo dục phổ thông, chuẩn bị nguồn 
nhân lực tương lai cho đất nước. 
Hiện nay, tại nhiều trường THPT tỉnh 
Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động GDKNS và 
công tác QL hoạt động GDKNS cho HS đã 
được thực hiện nhưng vẫn còn nhiều khó 
khăn, hạn chế nên hiệu quả hoạt động 
GDKNS chưa cao. Do vậy, việc nghiên 
cứu thực trạng QL hoạt động GDKNS cho 
HS ở các trường trung học phổ thông tỉnh 
Bà Rịa – Vũng Tàu là cấp thiết để đánh giá 
đúng thực trạng và đề xuất những biện 
pháp QL hoạt động GDKNS nhằm nâng 
cao hiệu quả hoạt động GDKNS cho HS ở 
các trường THPT tỉnh BR-VT, góp phần 
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 
2. Kết quả khảo sát, đánh giá thực 
trạng QL hoạt động GDKNS cho HS các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Phạm Mỹ Hạnh 
73 
trường THPT tỉnh BR-VT 
Về mẫu nghiên cứu: Chúng tôi sử 
dụng phương pháp điều tra, khảo sát ý kiến 
của 220 cán bộ QL và giáo viên (GV) cùng 
với phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt 
động của 5 trường THPT tỉnh BR-VT: Long 
Hải (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền); 
Trần Quang Khải, Trần Văn Quan (huyện 
Long Điền); Châu Thành (TP Bà Rịa); 
THPT Dương Bạch Mai (huyện Đất Đỏ). 
Về xử lí kết quả nghiên cứu: Chúng 
tôi xử lí thống kê bằng phần mềm SPSS; 
tương ứng với mỗi mức độ được tính điểm 
như sau: 
- Rất thường xuyên/Rất nhiều/Tốt: 5 
điểm; Thường xuyên/Nhiều/Khá: 4 điểm; 
Thỉnh thoảng/Trung bình: 3 điểm; Hiếm 
khi/ Ít /Yếu: 2 điểm; Không thực 
hiện/Kém: 1 điểm. 
Quy ước thang đo: Điểm trung bình 
cộng: ĐTB= X 
Mức 5: 4,2 X 5,0: mức cao /tốt; 
Mức 4: 3,4 X <4,2: mức khá cao/khá tốt; 
Mức 3: 2,6 X <3,4: mức trung bình; 
Mức 2: 1,8 X <2,6: mức yếu; Mức 1: 
1,0 X <1,8: mức kém. 
2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt 
động GDKNS 
Bảng 1. Đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS 
Bảng 1 cho thấy mức độ thực hiện và 
hiệu quả QL của các nội dung cụ thể trong 
xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS cho 
HS ở trường THPT như sau: 
 Về mức độ thực hiện 
- Những nội dung được thực hiện ở mức 
4 (thường xuyên) gồm: xây dựng mục tiêu 
GDKNS ( X =3,92), tổ chức duyệt kế hoạch 
hoạt động GDKNS ( X =3,88), xây dựng 
chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS 
( X =3,83), xây dựng kế hoạch hoạt động 
GDKNS ( X =3,79), xác định nội dung, 
chương trình, tư liệu GDKNS ( X =3,50). 
STT Nội dung 
Mức độ thực hiện Hiệu quả QL 
ĐTB X ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 Xây dựng mục tiêu GDKNS 3,92 0,28 1 3,84 0,37 1 
2 
Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt 
động GDKNS 
3,83 0,38 3 3,80 0,40 2 
3 
Xác định nội dung, chương trình, tư liệu 
GDKNS 
3,50 0,50 5 3,66 0,47 3 
4 
Xác định phương pháp, phương tiện thực 
hiện hoạt động GDKNS 
3,16 0,69 6 3,65 0,48 4 
5 Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS 3,79 0,41 4 3,64 0,48 5 
6 
Tổ chức duyệt kế hoạch hoạt động 
GDKNS 
3,88 0,32 2 3,63 0,48 6 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 72-80 
74 
- Nội dung được thực hiện ở mức 3 
(thỉnh thoảng): xác định phương pháp, 
phương tiện thực hiện hoạt động GDKNS 
( X =3,16). 
 Về hiệu quả QL 
Theo Bảng 1, đa số GV đánh giá các 
nội dung trong việc xây dựng kế hoạch 
hoạt động GDKNS đều đạt hiệu quả ở mức 
4 (khá) theo thứ tự như sau: xây dựng mục 
tiêu GDKNS ( X =3,84); xây dựng chuẩn 
kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS 
( X =3,80), xác định nội dung, chương 
trình, tư liệu GDKNS ( X =3,66); xác định 
phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt 
động GDKNS ( X =3,65); xây dựng kế 
hoạch hoạt động GDKNS ( X =3,64); tổ 
chức duyệt kế hoạch hoạt động GDKNS 
( X =3,63). 
Bảng 1 cũng cho thấy các trường 
THPT đã bắt đầu quan tâm đến hoạt 
động GDKNS, đưa GDKNS thành một 
nội dung trong kế hoạch giáo dục của 
trường. Tuy nhiên, hoạt động GDKNS 
vẫn còn mang tính chất tự phát, phong 
trào. Qua quan sát, trao đổi với CBQL, 
GV, chúng tôi nhận thấy chưa có trường 
nào công bố mục tiêu và thực hiện xây 
dựng kế hoạch hoạt động GDKNS tổng 
thể nhằm huy động mọi nguồn lực tiến 
hành và đưa hoạt động GDKNS đến mục 
tiêu đã công bố, vì vậy hiệu quả QL chưa 
cao. Ngoài ra, các trường hiện nay đều 
yêu cầu GV phát biểu mục tiêu, yêu cầu 
GDKNS trong các kế hoạch giảng dạy, 
chủ nhiệm nhưng về nội dung chương 
trình và tư liệu GDKNS cũng như việc 
xác định phương pháp, phương tiện hoạt 
động GDKNS chưa có sự định hướng, 
chỉ đạo thống nhất trong toàn trường. 
Điều này làm cho đa số GV còn lúng 
túng khi triển khai hoạt động GDKNS, 
dẫn đến hiệu quả chưa cao. 
2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực 
hiện hoạt động GDKNS 
Bảng 2. Đánh giá về thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDKNS 
STT Nội dung 
Mức độ thực hiện Hiệu quả QL 
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 Thành lập ban chỉ đạo HĐ GDKNS 3,33 0,47 6 3,83 0,38 2 
2 
Phổ biến, giải thích nội dung kế hoạch hoạt 
động GDKNS 
3,34 0,48 5 3,82 0,38 3 
3 
Phân công cán bộ, GV thực hiện hoạt động 
GDKNS 
4,15 0,69 2 3,81 0,38 4 
4 Xây dựng quy chế hoạt động GDKNS 2,86 0,40 9 3,67 0,47 7 
5 
Triển khai hoạt động GDKNS theo chủ đề, 
chủ điểm theo quy định 
4,28 0,53 1 4,00 0,00 1 
6 
Phát động các phong trào thi đua thực hiện 
hoạt động GDKNS 
3,75 0,43 3 3,80 0,38 5 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Phạm Mỹ Hạnh 
75 
7 
Phân bổ kinh phí và các điều kiện cơ sở vật 
chất (CSVC) cho hoạt động GDKNS 
3,17 0,38 7 3,50 0,50 8 
8 
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của GV thực 
hiện hoạt động GDKNS 
2,54 0,58 10 3,16 0,40 10 
9 
Động viên, giúp đỡ thúc đẩy cán bộ, GV 
thực hiện nhiệm vụ 
3,16 0,40 8 3,34 0,44 9 
10 
Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác, 
phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài 
trường 
3,66 0,87 4 3,79 0,84 6 
Bảng 2 cho thấy đa số GV đánh giá 
công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt 
động GDKNS về mức độ thực hiện và hiệu 
quả QL như sau: 
 Về mức độ thực hiện 
- Nội dung được thực hiện ở mức 5 
(rất thường xuyên) là: triển khai hoạt động 
GDKNS theo chủ đề, chủ điểm theo quy 
định ( X =4,28). 
- Nội dung được thực hiện ở mức 4 
(thường xuyên) gồm: phân công cán bộ, 
GV thực hiện hoạt động GDKNS 
( X =4,15), phát động các phong trào thi 
đua thực hiện hoạt động GDKNS 
( X =3,75), củng cố, phát triển mối quan hệ 
hợp tác, phối hợp với các lực lượng trong 
và ngoài trường ( X =3,66). 
- Nội dung được thực hiện ở mức 3 
(thỉnh thoảng) gồm: phổ biến, giải thích 
nội dung kế hoạch hoạt động GDKNS 
( X =3,34), thành lập ban chỉ đạo hoạt động 
GDKNS ( X =3,33), phân bổ kinh phí và 
các điều kiện CSVC cho hoạt động 
GDKNS ( X =3,17), động viên, giúp đỡ 
thúc đẩy cán bộ, GV thực hiện nhiệm vụ 
( X =3,16), xây dựng quy chế hoạt động 
GDKNS ( X =2,86). 
- Nội dung được thực hiện ở mức 2 
(hiếm khi) là: bồi dưỡng, nâng cao năng 
lực của GV khi thực hiện hoạt động 
GDKNS ( X =2,54). 
Kết quả khảo sát cho thấy, việc triển 
khai hoạt động GDKNS theo chủ đề, chủ 
điểm cũng như việc phát động các phong 
trào thi đua được các trường thực hiện 
thường xuyên thông qua lồng ghép vào các 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
(GDNGLL) theo chủ đề, các hoạt động 
Đoàn, hoạt động tập thể vào các ngày lễ, 
hội đã góp phần tích cực vào hoạt động 
GDKNS cho HS. Tuy nhiên, các nội dung 
còn lại để nâng cao hiệu quả QL hoạt động 
GDKNS thì lại chưa được chú trọng. Việc 
động viên, giúp đỡ, thúc đẩy cán bộ, GV 
thực hiện nhiệm vụ, cũng như việc bồi 
dưỡng nâng cao năng lực của GV chỉ thỉnh 
thoảng thực hiện, thậm chí hiếm khi thực 
hiện. Hầu hết các trường đều đã cử GV 
nòng cốt tham gia tập huấn về GDKNS 
nhưng khi về trường không tổ chức tập 
huấn lại cho GV nhà trường. Tài liệu tập 
huấn thì đưa vào thư viện không triển khai. 
Cũng có trường tổ chức triển khai nhưng 
không hiệu quả do người trình bày chưa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 72-80 
76 
nắm vững vấn đề, chưa lên kế hoạch tập 
huấn một cách khoa học, hiệu quả, chỉ 
thuần túy lên đọc báo cáo dẫn đến cử tọa 
không quan tâm nên không đạt mục tiêu 
tập huấn. Nhà trường cũng chưa có kế 
hoạch, chính sách động viên, khen thưởng, 
thúc đẩy GV đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu tổ 
chức hoạt động GDKNS cho HS. Điều đó 
dẫn đến đội ngũ GV hiện nay chưa có kiến 
thức và kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt 
động GDKNS đáp ứng được yêu cầu 
GDKNS cho HS. 
 Về hiệu quả QL 
- Nội dung được đánh giá đạt hiệu quả 
QL ở mức 4 (khá) gồm: triển khai hoạt 
động GDKNS theo chủ đề, chủ điểm theo 
quy định ( X =4,00); thành lập ban chỉ đạo 
hoạt động GDKNS ( X =3,83); phổ biến, 
giải thích nội dung kế hoạch hoạt động 
GDKNS ( X =3,82); phân công cán bộ, GV 
thực hiện hoạt động GDKNS ( X =3,81); 
phát động các phong trào thi đua thực hiện 
hoạt động GDKNS ( X =3,80); củng cố, 
phát triển mối quan hệ hợp tác, phối hợp 
với các lực lượng trong và ngoài nhà 
trường ( X =3,79); xây dựng quy chế hoạt 
động GDKNS ( X =3,67); phân bổ kinh phí 
và các điều kiện CSVC cho hoạt động 
GDKNS ( X =3,50). 
- Nội dung được đánh giá đạt hiệu quả 
QL ở mức 3 (trung bình) gồm: động viên, 
giúp đỡ, thúc đẩy cán bộ, GV thực hiện 
nhiệm vụ ( X =3,34); bồi dưỡng, nâng cao 
năng lực của GV khi thực hiện hoạt động 
GDKNS ( X =3,16). 
Từ kết quả khảo sát, có thể nhận định 
rằng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động 
GDKNS chưa cụ thể, rõ ràng; chưa khoa 
học, hợp lí; còn mang tính phong trào, thời 
vụ; chưa chú trọng đầu tư nâng cao chất 
lượng đội ngũ GV, một nguồn nội lực quan 
trọng để thực hiện thành công mục tiêu 
hoạt động GDKNS, dẫn đến hiệu quả QL 
hoạt động GDKNS chưa cao. 
2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động 
GDKNS 
Bảng 3. Đánh giá về thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS 
STT Nội dung 
Mức độ thực hiện Hiệu quả QL 
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt 
động GDKNS 
3,75 0,43 3 4,00 0,00 1 
2 Xây dựng nội dung kiểm tra 3,79 0,41 1 4,00 0,00 1 
3 Xác định PP kiểm tra 3,78 0,41 2 3,83 0,38 3 
4 Xác định hình thức kiểm tra 3,55 0,50 4 3,82 0,38 4 
5 Xác định lực lượng kiểm tra 2,56 0,77 5 2,84 0,69 6 
6 Tiến hành kiểm tra 2,42 0,77 6 2,83 0,69 7 
7 
Đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động 
GDKNS 
2,35 0,76 7 2,81 0,69 8 
8 
Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động 
GDKNS 
2,17 0,38 8 3,81 0,84 5 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Phạm Mỹ Hạnh 
77 
Phân tích kết quả ở Bảng 3 cho thấy: 
 Về mức độ thực hiện 
- Nội dung được thực hiện ở mức 4 
(thường xuyên) gồm: xây dựng nội dung 
kiểm tra ( X = 3,79); xác định phương pháp 
kiểm tra ( X =3,78); xây dựng kế hoạch 
kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS 
( X =3,75); xác định hình thức kiểm tra 
( X =3,55). 
- Nội dung được thực hiện ở mức 2 
(hiếm khi) gồm: xác định lực lượng kiểm 
tra hoạt động GDKNS ( X =2,56); tiến 
hành kiểm tra ( X =2,42); đề xuất các biện 
pháp điều chỉnh hoạt động GDKNS ( X = 
2,42); sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt 
động GDKNS ( X = 2,17). 
 Về hiệu quả QL 
- Nội dung được đánh giá đạt hiệu quả 
QL ở mức 4 (khá) gồm: xây dựng kế hoạch 
kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS 
( X =4,00), xây dựng nội dung kiểm tra 
( X =4,00), xác định phương pháp kiểm tra 
( X =3,83), xác định hình thức kiểm tra 
( X =3,82), sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm 
hoạt động GDKNS ( X =3,81). 
- Nội dung được đánh giá đạt hiệu quả 
QL ở mức 3 (trung bình) gồm: xác định lực 
lượng kiểm tra hoạt động GDKNS 
( X =2,84), tiến hành kiểm tra ( X =2,83), 
đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động 
GDKNS ( X =2,81). 
Kết quả khảo sát cho thấy công tác 
kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS hiện 
nay đã được quan tâm. Nhiều trường đã 
tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh 
giá hoạt động GDKNS, xác định nội dung, 
phương pháp, hình thức tiến hành kiểm tra. 
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện công 
tác kiểm tra đánh giá chưa tốt. Các trường 
chưa xây dựng được lực lượng kiểm tra và 
cũng rất hiếm khi tiến hành kiểm tra đánh 
giá hoạt động GDKNS. Điều đó dẫn đến 
hiệu quả QL hoạt động GDKNS chưa cao. 
Qua quan sát và nghiên cứu sản phẩm hoạt 
động, chúng tôi nhận thấy rằng các trường 
hầu như “bỏ lửng” công tác kiểm tra đánh 
giá hoạt động GDKNS. Một số trường lên 
kế hoạch rồi khoán trắng cho GV tự thực 
hiện, điều đó dẫn đến việc có người thực 
hiện, có người không. Bản thân GV khi 
tiến hành hoạt động GDKNS cũng chưa 
tiến hành kiểm tra đánh giá thu thông tin 
ngược từ phía HS để tiến hành rút kinh 
nghiệm, điều chỉnh. Việc sơ kết, tổng kết 
rút kinh nghiệm hoạt động GDKNS hiếm 
khi được thực hiện làm lãng phí chất xám 
của GV. 
Tóm lại, qua khảo sát thực trạng, 
chúng tôi nhận định rằng trên thực tế các 
trường chưa thực hiện tốt chức năng kiểm 
tra đánh giá trong QL hoạt động GDKNS, 
thực hiện chưa đồng bộ các nội dung kiểm 
tra đánh giá dẫn đến hiệu quả của hoạt 
động kiểm tra đánh giá chưa cao. 
3. Một số biện pháp QL hoạt động 
GDKNS cho HS ở trường THPT tỉnh 
BR - VT 
Căn cứ vào công văn, chỉ thị của lãnh 
đạo các cấp, qua nghiên cứu đánh giá thực 
trạng nghiên cứu nêu trên chúng tôi đề xuất 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 72-80 
78 
một số biện pháp QL nhằm nâng cao hiệu 
quả QL hoạt động GDKNS cho HS ở 
trường THPT tỉnh BR –VT như sau: 
3.1. Nâng cao nhận thức của các lực 
lượng giáo dục về hoạt động GDKNS 
Mục tiêu chung của biện pháp là tác 
động, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán 
bộ QL, GV và phụ huynh, HS về vị trí, vai 
trò của hoạt động GDKNS đối với việc 
giáo dục toàn diện cho HS hướng tới mục 
tiêu giáo dục của trường phổ thông. Biện 
pháp tác động vào nhận thức đóng vai trò 
là biện pháp mở đường cho các biện pháp 
khác bởi nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng 
thuận, tích cực, chủ động tham gia vào các 
hoạt động GDKNS cho HS. Cụ thể: 
- Xác định tầm quan trọng của hoạt 
động GDKNS 
Bản thân người QL phải nhận thức 
đúng đắn và đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của 
hoạt động GDKNS, đưa nội dung GDKNS 
vào các loại kế hoạch dạy học và giáo dục 
của nhà trường đặc biệt là kế hoạch chiến 
lược và kế hoạch năm học. Tiến hành xây 
dựng kế hoạch hoạt động GDKNS, phổ 
biến, giải thích kế hoạch hoạt động 
GDKNS của trường cho mọi người hiểu và 
thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động 
GDKNS và tiến hành thực hiện trong các 
hoạt động dạy học, giáo dục của nhà 
trường. 
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của 
việc trang bị KNS cho HS 
Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, 
GV, nhân viên, HS và cha mẹ HS của 
trường về chủ trương và tiêu chí nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà 
trường nói riêng và của ngành giáo dục nói 
chung trong giai đoạn hiện nay. Nội dung 
tuyên truyền chú trọng đến mục đích tạo sự 
chuyển biến trong nhận thức của mọi người 
về tầm quan trọng của GDKNS cho HS 
THPT. 
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của tập 
thể CB-GV-CNV về hoạt động GDKNS 
Người hiệu trưởng phải xác định rõ 
trong tập thể sư phạm, trong phụ huynh và 
HS rằng hoạt động GDKNS cho HS là một 
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ 
của nhà trường mà còn của tất cả các lực 
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 
Điều này sẽ giúp xây dựng ý thức cộng 
đồng trách nhiệm, sự phối hợp nhịp nhàng 
giữa các lực lượng giáo dục, góp phần 
nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNS. 
3.2. Tăng cường các chức năng QL hoạt 
động GDKNS cho HS ở trường THPT 
Thực hiện đồng bộ các chức năng QL 
bao gồm lập kế hoạch hoạt động GDKNS, 
tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đồng 
thời tăng cường kiểm tra, đánh giá việc 
thực hiện kế hoạch giúp mọi người hình 
dung ra mục tiêu, biết được nhiệm vụ của 
mình, biết phương pháp hành động nhằm 
thực hiện có hiệu quả mục tiêu hoạt động 
GDKNS. Nội dung và cách thức thực hiện 
như sau: 
- Xây dựng kế hoạch hoạt động 
GDKNS 
Thực tiễn cho thấy hiện nay hầu hết 
các trường đều chưa tiến hành lập kế hoạch 
riêng biệt cho hoạt động GDKNS mà 
thường lồng ghép vào các kế hoạch chung. 
Điều này làm hạn chế hiệu quả hoạt động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Phạm Mỹ Hạnh 
79 
GDKNS, vì vậy xây dựng kế hoạch hoạt 
động GDKNS là việc làm rất cần thiết 
nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS. 
- Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực 
hiện hoạt động GDKNS 
Để tổ chức, chỉ đạo tốt hoạt động 
GDKNS cần tiến hành đồng bộ, khoa học 
các nội dung sau: thành lập ban chỉ đạo 
hoạt động GDKNS, sắp xếp, bố trí phân 
công cán bộ, GV thực hiện hoạt động 
GDKNS, xây dựng quy chế hoạt động 
GDKNS, phát động các phong trào thi đua, 
triển khai hoạt động GDKNS và phân bổ 
kinh phí và các điều kiện CSVC cho hoạt 
động GDKNS; trong đó, đặc biệt coi trọng 
các biện pháp sau đây: 
+ Bồi dưỡng và phát triển năng lực 
của đội ngũ tham gia hoạt động GDKNS 
Để thực hiện hiệu quả hoạt động 
GDKNS trước hết nhà trường cần xây 
dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng 
lực của đội ngũ tham gia hoạt động 
GDKNS một cách cụ thể, khoa học và có 
tính khả thi bao gồm: bồi dưỡng ban chỉ 
đạo hoạt động GDKNS; bồi dưỡng, nâng 
cao năng lực của GV khi thực hiện hoạt 
động GDKNS; xây dựng đội ngũ GVCN 
lớp; phát huy tính tích cực, chủ động của 
HS; phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên 
Cộng sản Hồ Chí Minh và quan tâm, tạo 
điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác 
GDKNS. 
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các 
lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường –
 xã hội 
Thống nhất tác động giáo dục từ nhà 
trường, gia đình và xã hội, tránh tác động 
ngược, tạo ra sự cộng hưởng trong giáo 
dục, từ đó đảm bảo hoạt động GDKNS cho 
HS có điều kiện đạt hiệu quả tốt nhất. Cần 
chú trọng nâng cao vai trò của gia đình 
trong hoạt động GDKNS; tăng cường phối 
hợp với chính quyền địa phương và các 
đoàn thể xã hội trong hoạt động GDKNS. 
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đánh 
giá hoạt động GDKNS 
Kiểm tra đánh giá nhằm tạo lập kênh 
thông tin phản hồi vững chắc giúp nhà QL 
phát hiện, theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa 
và đánh giá chính xác nhằm động viên, 
giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời cho 
phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, quy chế. 
Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, cải tiến cơ 
chế QL phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao 
chất lượng và hiệu quả hoạt động GDKNS 
cho HS. 
Để nâng cao hiệu quả chức năng 
kiểm tra đánh giá trong QL hoạt động 
GDKNS cho HS, nhà QL cần chú ý một số 
điểm sau: xác định mục đích, yêu cầu, nội 
dung, đối tượng và hình thức kiểm tra hoạt 
động GDKNS; lập kế hoạch và chương 
trình kiểm tra cụ thể; xây dựng lực lượng 
kiểm tra; tổng kết, rút kinh nghiệm. 
4. Kết luận 
Công tác QL hoạt động GDKNS cho 
HS ở các trường THPT tỉnh BR – VT đã 
được thực hiện khá tốt nhưng chủ yếu còn 
theo đầu việc, sự vụ nên chưa thật sự kích 
thích GV đầu tư, HS rèn luyện KNS. Khâu 
quan trọng nhất là bồi dưỡng, nâng cao 
năng lực của GV trong việc tổ chức hoạt 
động GDKNS chưa được đầu tư chỉ đạo 
thực hiện cũng như việc kiểm tra đánh giá 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 72-80 
80 
hoạt động GDKNS còn bỏ ngỏ, điều đó 
dẫn đến hiệu quả QL hoạt động GDKNS 
chưa cao. Vì vậy, để QL tốt hoạt động 
GDKNS cho HS, người QL cần xác định 
vai trò quan trọng của việc phát triển các 
KNS của HS đối với sự phát triển nhân 
cách của HS; thực hiện đồng bộ các chức 
năng QL như xây dựng kế hoạch GDKNS, 
tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh 
giá các hoạt động GDKNS cho HS bằng 
nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy 
tối đa hiệu quả GDKNS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Thanh Bình. (2011). Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, Hà Nội: NXB Đại học 
Sư phạm. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 Về việc phát 
động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường 
phổ thông giai đoạn 2008-2013. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011). Thông tư số: 12/2011 TT-/BGDĐT ngày 28/03/2011/V/v ban hành 
điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều 
cấp học. 
Bùi Minh Hiền (chủ biên). (2011). Quản lí giáo dục, Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. 
Trần Kiểm (2013), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, Hà Nội: NXB Đại học Sư 
phạm. 
Lục Thị Nga, Nguyễn Thanh Bình. (2012). Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá 
trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí, Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. 
Thủ tướng Chính phủ. (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, QĐ số 711/QĐ - TTg 
ngày 13/06/2012. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_s.pdf