Thực trạng nhu cầu đọc của giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Ninh Thuận
1. Đặc điểm, môi trường sống và làm việc của giáo viên Trung học phổ thông tỉnh Ninh Thuận
1.1. về đặc điểm
Nhìn chung, trình độ học vấn của giáo viên THPT tỉnh Ninh Thuận đều đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT” [2]. Tuy nhiên, hiện nay trình độ ngoại ngữ của giáo viên tỉnh Ninh Thuận còn rất hạn chế. số giáo viên có thể sử dụng được tiếng Anh chỉ chiếm 24.83% và trinh độ tin học của phần lớn giáo viên chỉ ở khả năng ứng dụng tin học vào việc soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng. Ở môi trường THPT Ninh Thuận, đội ngũ giáo viên trẻ (lúa tuổi từ 21- 40 tuổi chiếm 87%) là lục lượng nòng cốt của ngành giáo dục tỉnh. Tỷ lệ giũa giáo viên nữ và giáo viên nam ở lứa tuổi này khá cân bằng (48.97% và 51.03%).
1.2. Ve môi trường sống và làm việc
Đời sống vật chất của giáo viên phổ thông Ninh Thuận tạm ổn định. Có tới 54.01% số giáo viên cho là môi trường kinh tế ở Ninh Thuận chấp nhận được, có 71.72% giáo viên cho là mức thu nhập đủ sống, 32.85% giáo viên cho rằng môi trường kinh tế còn nghèo nàn. Ninh Thuận có khoảng 27 dân tộc thiểu số sinh sống, tạo nên một môi trường văn hóa đậm bản sắc dân tộc và đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt vãn hóa của người dân nói chung và giáo viên nói riêng. Tại Ninh Thuận, đời sống y tế, sức khỏe tinh thần, an ninh trật tự của nhân dân không ngùng được đảm bảo và giáo viên cũng được như vậy. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho việc giảng dạy ở tỉnh này, tuy được Nhà nước quan tâm nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, trang thiết bị lạc hậu, nghèo nàn nên ảnh hướng đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên.
File đính kèm:
- thuc_trang_nhu_cau_doc_cua_giao_vien_trung_hoc_pho_thong_tin.pdf