Thực trạng công tác tổ chức và quản lí lớp của giáo viên trường mầm non ở thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống

giáo dục quốc dân, là cơ sở cho quá trình trẻ hình thành và

phát triển nhân cách. Đối với trẻ mầm non, hoạt động học

tập mang tính đặc thù riêng, trẻ học và lĩnh hội các tri thức

tiền khoa học, dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên

(GV) thông qua quá trình giáo dục nhằm phát triển các mặt

như: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm

mĩ. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển những tiềm

năng, năng lực, kĩ năng sống, chuẩn bị cho trẻ những điều

kiện cần thiết để bước vào cấp tiểu học.

Ở trường mầm non, GV vừa là chủ thể trực tiếp của

quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, vừa là chủ thể quản lí

lớp. Nâng cao chất lượng quản lí lớp là điều kiện quan

trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ cũng

như chất lượng quản lí trường mầm non. Thực tế cho

thấy, còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, quản lí

lớp của GV ở các trường mầm non nói chung và GV ở

TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói riêng, chẳng hạn như:

chưa chú trọng việc tổ chức các hoạt động để trẻ có thể

tham gia một cách tích cực theo nhu cầu, hứng thú và khả

năng của mình; tổ chức, sắp xếp công việc chưa khoa

học. Từ đó, hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng theo yêu cầu

đặt ra. Bài viết nêu thực trạng công tác tổ chức và quản lí

lớp của GV trường mầm mon ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng

Tháp và đề xuất một số biện pháp khắc phục

pdf 5 trang kimcuc 8220
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác tổ chức và quản lí lớp của giáo viên trường mầm non ở thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác tổ chức và quản lí lớp của giáo viên trường mầm non ở thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Thực trạng công tác tổ chức và quản lí lớp của giáo viên trường mầm non ở thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 19-22; 13 
19 
Email: pthnguyen8182@gmail.com 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ LỚP CỦA GIÁO VIÊN 
TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 
Phan Thị Hoàng Nguyên - Trường Đại học Đồng Tháp 
Ngày nhận bài: 02/5/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 31/5/2019. 
Abstract: Preschool education is the first and important level of education in the national education 
system, which lays the foundation for the physical, cognitive, socially emotional and aesthetic 
development of young children. Preschool teachers' competencies, quality and class management 
play a decisive role in the training quality at this level. In fact at Cao Lanh city, Dong Thap 
province, there are still certain limitations in the management of classes of preschool teachers. The 
article mentiones the current situation and some measures to improve the effectiveness of the 
organization and management of preschool teachers in Cao Lanh city, Dong Thap province. 
Keywords: Management of class, teacher, preschool, current situation, measures. 
1. Mở đầu 
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống 
giáo dục quốc dân, là cơ sở cho quá trình trẻ hình thành và 
phát triển nhân cách. Đối với trẻ mầm non, hoạt động học 
tập mang tính đặc thù riêng, trẻ học và lĩnh hội các tri thức 
tiền khoa học, dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên 
(GV) thông qua quá trình giáo dục nhằm phát triển các mặt 
như: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm 
mĩ. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển những tiềm 
năng, năng lực, kĩ năng sống, chuẩn bị cho trẻ những điều 
kiện cần thiết để bước vào cấp tiểu học. 
Ở trường mầm non, GV vừa là chủ thể trực tiếp của 
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, vừa là chủ thể quản lí 
lớp. Nâng cao chất lượng quản lí lớp là điều kiện quan 
trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ cũng 
như chất lượng quản lí trường mầm non. Thực tế cho 
thấy, còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, quản lí 
lớp của GV ở các trường mầm non nói chung và GV ở 
TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói riêng, chẳng hạn như: 
chưa chú trọng việc tổ chức các hoạt động để trẻ có thể 
tham gia một cách tích cực theo nhu cầu, hứng thú và khả 
năng của mình; tổ chức, sắp xếp công việc chưa khoa 
học. Từ đó, hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng theo yêu cầu 
đặt ra. Bài viết nêu thực trạng công tác tổ chức và quản lí 
lớp của GV trường mầm mon ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng 
Tháp và đề xuất một số biện pháp khắc phục. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Thực trạng công tác tổ chức và quản lí lớp của giáo 
viên mầm non ở Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 11 cán bộ quản lí, 75 
GV mầm non và 71 phụ huynh của trẻ tại 04 trường mầm 
non ở TP. Cao Lãnh, gồm: Trường Mầm non Hồng Gấm; 
Mầm non Hòa An; Mầm non Sao Mai; Mầm non Trúc 
Xanh vào tháng 1-3/2017. 
Để thực hiện khảo sát, chúng tôi đã sử dụng các 
phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu 
lí thuyết; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương 
pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu. 
2.1.1. Về chất lượng lớp học ở các trường mầm non 
Kết quả khảo sát tại các trường mầm non trên địa bàn 
TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho thấy: số lượng lớp 
học về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh 
tại địa phương, lớp học thoáng mát, có hiên chơi; phòng 
phục vụ công việc chăm sóc, sinh hoạt cho trẻ được đầu 
tư và đạt yêu cầu; các trường có nhiều cây xanh và quỹ 
đất rộng, thích hợp tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời 
cũng như các giờ học làm quen với môi trường xung 
quanh. Tuy nhiên, cơ sở vật chất tại các trường chưa 
được đầu tư đồng bộ, trang thiết bị, phòng học xây dựng 
chưa khoa học và hợp lí, chỉ mới đáp ứng được các tiêu 
chí cơ bản; chưa thuận tiện trong quá trình sinh hoạt của 
trẻ. Cụ thể (xem bảng 1): 
Theo Điều lệ trường mầm non, yêu cầu của lớp học 
theo quy định bắt buộc phải có phòng nuôi dưỡng, chăm 
sóc và giáo dục trẻ, bao gồm: phòng sinh hoạt chung, 
phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi; đồ dùng - đồ chơi, 
trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo tính giáo dục cao, an toàn, 
phù hợp với trẻ mầm non; trình độ của GV mầm non là 
tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; mỗi lớp 
có đủ số lượng GV theo quy định, nếu lớp có từ hai GV 
trở lên thì phải có một GV phụ trách chính. 
Căn cứ vào Điều lệ trường mầm non và kết quả bảng 
khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa phần các trường thực 
hiện tốt về chất lượng, trình độ chuẩn của GV, đồ dùng - 
đồ chơi, trang thiết bị phù hợp, đầy đủ, số lượng trẻ trong 
lớp không vượt so với quy định; có đủ các phòng học, 
tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong công tác tổ chức và 
quản lí lớp, trong sinh hoạt của trẻ mầm non. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 19-22; 13 
20 
Một trong những thực trạng ở các trường mầm non 
hiện nay là số lượng trẻ trong một lớp phần lớn là nhiều 
hơn so với quy định (trên 45 trẻ/lớp), nhất là tại các 
trường mầm non công lập. Các trường chưa mở thêm lớp 
học cho trẻ từ 03 tháng tuổi, hầu hết các trường chỉ nhận 
trẻ trên 25 tháng tuổi. 
2.1.2. Về công tác tổ chức và quản lí lớp của giáo viên 
mầm non 
- Về xây dựng kế hoạch của lớp học: Công tác quản lí 
lớp của GV mầm non quán triệt theo chủ trương đường 
lối, quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước; thống nhất 
với kế hoạch chung của nhà trường. Nội dung công tác tổ 
chức và quản lí lớp cần đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, 
tính cân đối, toàn diện và trọng tâm, dễ thực hiện và dễ 
kiểm tra, kế hoạch được xây dựng phù hợp với đặc điểm 
của trẻ trong từng độ tuổi. Mỗi lớp học đều có kế hoạch 
riêng dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, chẳng hạn: 
kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. 
Thông qua phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu, 
chúng tôi nhận thấy, GV chưa phát huy tính tích cực của 
trẻ, kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh để thực hiện 
mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ chưa được chú trọng. GV 
chưa linh hoạt khi thực hiện các kế hoạch đặt ra để đạt 
hiệu quả cao nhất; còn máy móc, không dựa vào nhu cầu, 
hứng thú của trẻ. 
- Về công tác đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục 
trẻ: Thực tiễn cho thấy, GV chưa thật hiểu đầy đủ về đặc 
điểm tâm sinh lí của trẻ, đôi khi cho trẻ thực hiện các yêu 
cầu quá cao so với lứa tuổi. Trong các hoạt động hàng 
ngày, GV chưa chủ động tổ chức các hoạt động học tập 
và vui chơi một cách linh hoạt, hấp dẫn cho trẻ. 
- Về đánh giá sự phát triển của trẻ: Công tác đánh giá 
trẻ trong lớp học của GV thực hiện còn sơ sài, thể hiện rõ 
nhất ở nội dung soạn kế hoạch bài học, ở cuối mỗi chủ 
đề và cuối ngày có phần nhận xét, rút kinh nghiệm nhưng 
GV thường thực hiện chưa đầy đủ. Điều này chứng tỏ, 
so với bảng đánh giá và thực tiễn công việc, GV còn chưa 
thực hiện tốt việc đánh giá trẻ. 
2.1.3. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường 
với gia đình trẻ 
Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều GV còn chưa làm 
tốt công tác xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường và gia 
đình trẻ, chưa chủ động, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, 
hiệu quả với gia đình của trẻ. Đa số phụ huynh đã có sự 
Bảng 1. Kết quả khảo sát chất lượng lớp học ở các trường mầm non tại TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 
Nội dung 
Đáp ứng tốt 
Đáp ứng 
khá tốt 
Đáp ứng 
tối thiểu 
Chưa đáp ứng Tổng 
Số 
lượng 
(SL) 
Tỉ lệ 
(%) 
SL 
Tỉ lệ 
(%) 
SL 
Tỉ lệ 
(%) 
SL 
Tỉ lệ 
(%) 
SL 
Tỉ lệ 
(%) 
Lớp học và các phòng 
sinh hoạt được xây 
dựng đầy đủ, thuận tiện 
cho trẻ 
59 68,6 24 27,9 1 1,2 2 2,3 86 100 
Diện tích lớp đảm bảo 
đúng quy định, có hiên 
chơi cho trẻ 
67 77,9 8 9,3 8 9,3 3 3,5 86 100 
Đồ dùng, đồ chơi đảm 
bảo chất lượng và đủ số 
lượng 
64 76,2 19 22,6 1 1,2 84 100 
GV có bằng cấp từ 
trung cấp mầm non trở 
lên 
79 91,9 6 7,0 1 1,2 86 100 
Số lượng trẻ tương ứng 
với số cô trong một lớp 
64 74,4 14 16,3 7 8,1 1 1,2 86 100 
Số trẻ không vượt quá 
số trẻ tối đa được quy 
định trong một lớp học 
65 75,6 13 15,1 5 5,8 3 3,5 86 100 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 19-22; 13 
21 
phối hợp với GV chủ nhiệm cùng thống nhất các nội 
dung nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ như: trao đổi 
với GV hàng ngày về tình hình sức khỏe, chế độ ăn, ngủ, 
các biểu hiện về bệnh tật cũng như diễn biến tâm lí để 
phụ huynh nắm được tình hình; từ đó có biện pháp chăm 
sóc giáo dục phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phụ 
huynh chưa phối hợp chặt chẽ với GV, với nhà trường để 
cùng thống nhất nội dung chăm sóc sức khỏe cũng như 
dạy trẻ. Điều này cho thấy, GV cần phối hợp hiệu quả 
với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Thông qua thực trạng công tác quản lí lớp của GV 
các trường mầm non ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 
chúng tôi nhận thấy những thuận lợi như: GV được 
thường xuyên được tạo điều kiện tham gia các lớp bồi 
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng như các chuyên đề về 
giáo dục mầm non; số lượng GV hoàn toàn là nữ, đây là 
nét đặc thù trong lĩnh vực giáo dục mầm non TP. Cao 
Lãnh nói riêng và ngành giáo dục mầm non cả nước nói 
chung, đã khẳng định vai trò của GV mầm non trong việc 
đảm nhận thiên chức là “người mẹ thứ hai” của trẻ. 
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như: GV đã nắm 
được nguyên tắc, nội dung nhưng quá trình thực hiện 
chưa linh hoạt, chưa biết phối hợp đồng bộ các nội dung 
quản lí lớp để đạt hiệu quả cao về chất lượng chăm sóc 
và giáo dục trẻ; lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề trong 
năm học chưa theo điều kiện thực tế của nhà trường hoặc 
tại địa phương, chưa có kĩ năng sử dụng phương tiện dạy 
học hiện đại, chưa có kinh nghiệm trong việc đánh giá 
trẻ; một số phụ huynh chưa thực sự phối hợp với GV 
cùng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương 
trình phù hợp với độ tuổi để chuẩn bị tốt tiền đề cho trẻ 
bước vào cấp tiểu học. 
2.1.4. Thực trạng công tác quản lí hoạt động của trẻ 
trong lớp 
Bảng 2 phản ánh thứ tự xếp hạng các nội dung quản 
lí hoạt động của trẻ trong lớp của GV được cán bộ quản 
lí và GV đánh giá đa số đạt ở mức cao nhất là hạng 1, 
chứng tỏ GV đã có kinh nghiệm cũng như kiến thức để 
thực hiện đúng chức năng của mình trong việc nuôi dạy 
trẻ mầm non. 
Dưới đây, chúng tôi đề xuất, kiến nghị một số biện 
pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lí lớp của GV 
các trường mầm non tại TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 
2.2. Một số kiến nghị 
Để nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lí lớp của GV 
các trường mầm non tại TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 
theo chúng tôi cần: 
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, GV 
về vai trò của công tác tổ chức và quản lí lớp nhằm giúp 
cho đội ngũ cán bộ quản lí, GV nhận thức được công tác 
Bảng 2. Đánh giá về công tác quản lí hoạt động của trẻ trong lớp 
Nội dung 
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện 
Trung bình Xếp hạng Trung bình Xếp hạng 
Nắm vững số lượng trẻ có mặt, vắng mặt hàng ngày ghi 
vào sổ theo dõi 
3,65 1 3,81 1 
GV nắm được tình hình sức khỏe, trạng thái tâm lí của 
trẻ, người đưa trẻ đến lớp và những đồ dùng trẻ mang 
theo khi đón trẻ 
3,66 1 3,42 1 
GV sắp xếp, bố trí chỗ ngồi của trẻ một cách hợp lí trong 
các giờ học 
3,67 1 3,67 1 
GV chuẩn bị địa điểm, đồ dùng đồ chơi, học liệu và bố 
trí môi trường chơi hợp lí, an toàn 
3,68 1 3,58 1 
GV tổ chức bữa ăn cho trẻ hợp lí, đủ suất và có mặt đầy 
đủ để tổ chức và chăm sóc tốt cho trẻ 
3,71 1 3,72 1 
Thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi và 
kịp thời xử lí các tình huống xảy ra 
3,68 1 3,72 1 
GV luôn có mặt bên cạnh để chăm sóc, theo dõi giấc 
ngủ của trẻ; giờ ngủ được tổ chức đúng giờ, đủ thời gian 
3,69 1 3,81 1 
GV thực hiện yêu cầu khi trả trẻ 3,54 1 3,33 1 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 19-22; 13 
22 
tổ chức và quản lí lớp là một trong những yếu tố quyết 
định đến chất lượng giáo dục ở trường mầm non. 
Do vậy, các trường cần: + Tổ chức cho GV mầm non 
các buổi học tập, tìm hiểu về Nghị quyết của Đảng, chủ 
trương chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các 
chủ trương, chính sách về vấn đề giáo dục; + Xây dựng 
phong trào học tập, thi đua, rèn luyện sôi nổi trong nhà 
trường, động viên GV thường xuyên học tập, tự bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm, giúp 
đỡ nhau trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ; + Thực hiện 
công tác tiếp nhận và phản hồi thông tin chăm sóc giáo 
dục trẻ từ phía phụ huynh đến nhà trường, giúp phụ 
huynh thuận tiện và chủ động hơn, góp phần tạo hiệu quả 
tích cực, kịp thời điều chỉnh những hạn chế còn tồn tại. 
- Nâng cao kĩ năng lập kế hoạch cho GV nhằm giúp 
GV định hướng và chủ động trong quá trình thực hiện 
công việc được giao, thực hiện công việc hiệu quả: + Cán 
bộ quản lí trường mầm non cần thường xuyên hướng dẫn 
GV xây dựng, phê duyệt kế hoạch hoạt động của lớp; đồng 
hành, hỗ trợ và đảm bảo cho kế hoạch lớp thực sự trở thành 
một bộ phận quan trọng trong kế hoạch năm học của nhà 
trường; + Khi lựa chọn các hoạt động theo chủ đề, GV cần 
dựa vào các nội dung gợi ý trong chương trình giáo dục 
mầm non, xác định mục tiêu cơ bản, biện pháp thực hiện, 
sưu tầm và bổ sung các hoạt động phù hợp ở địa phương, 
trong từng thời điểm cụ thể: + Khi xây dựng kế hoạch, GV 
cần phân tích những thuận lợi, khó khăn để xây dựng kế 
hoạch cho phù hợp; + GV cần nắm vững, xử lí tốt các 
thông tin có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây 
dựng, thực hiện kế hoạch; + Thảo luận, thống nhất giữa 
các GV trước khi lập và thực hiện kế hoạch. 
- Tăng cường quản lí các hoạt động học tập của trẻ 
trong lớp nhằm bồi dưỡng và hoàn thiện quan điểm, thái 
độ, tình cảm, thói quen, nhiệm vụ, nghĩa vụ của GV trong 
việc quản lí hoạt động của trẻ trong lớp. 
Do hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động 
với đồ vật và hoạt động vui chơi, GV mầm non cần tổ 
chức các hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi. Hơn nữa, 
ở lứa tuổi này trẻ chỉ thích “học” khi hứng thú nên GV 
cần trở thành người bạn, biết tôn trọng, đồng cảm và sẵn 
sàng chia sẻ, tạo không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ 
hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức, 
trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. 
- Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Đảm 
bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với lứa tuổi 
và mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Thực hiện 
nghiêm túc chương trình là một yêu cầu đối với GV mầm 
non và các nhà quản lí giáo dục, gồm: + Thiết kế các nội 
dung giáo dục theo chủ đề xuất phát từ nhu cầu của trẻ với 
các mối quan hệ được mở rộng dần giữa trẻ với môi trường 
xung quanh. Trong mỗi chủ đề đều xác định những đơn vị 
kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành và phát triển ở 
trẻ ở các mặt: vận động, nhận thức và ngôn ngữ, tình cảm 
và giao tiếp xã hội, thẩm mĩ và sáng tạo; + Đội ngũ cán bộ 
quản lí hoặc các tổ chuyên môn trường mầm non cần 
thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ, trao đổi chia sẻ 
kinh nghiệm cho GV. Khuyến khích GV làm đồ dùng - đồ 
chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 
- Thường xuyên đánh giá sự phát triển của trẻ trong 
lớp: Giúp GV nắm được mức độ tiến bộ về sự phát triển 
của trẻ trong từng giai đoạn cụ thể, xác định nhu cầu, hứng 
thú và khả năng của từng trẻ để có thể lựa chọn những tác 
động phù hợp. Việc đánh giá được tiến hành thường xuyên 
trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, kết hợp với đánh 
giá theo định kì. Dựa trên sự quan sát hoạt động hàng ngày 
của trẻ, GV có thể xác định được mức độ phát triển của 
trẻ, kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ để định hướng các 
hoạt động giáo dục trong giai đoạn tiếp theo. 
Việc đánh giá thường xuyên dựa vào mục đích yêu 
cầu đề ra của hoạt động giáo dục. Do vậy, GV cần có kĩ 
năng quan sát, ghi chép, lưu giữ hồ sơ, theo dõi và đánh 
giá được sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, GV cần tạo 
cơ hội cho trẻ tự nhìn nhận và đánh giá bản thân. Mặt 
khác, đổi mới hoạt động đánh giá còn được thực hiện 
thông qua việc cho trẻ nhận xét, đánh giá lẫn nhau, nhận 
xét, cảm nhận, lí giải, giải thích ý kiến của mình. 
- Xây dựng mối liên hệ phối hợp chặt chẽ giữa nhà 
trường và gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục 
trẻ: Đây là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non, 
GV là người trực tiếp thực hiện nhằm tạo ra môi trường 
giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân 
cách của trẻ; đồng thời phát huy được thế mạnh của gia 
đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Các hoạt động của GV không chỉ khép kín ở trường 
mầm non, mà cần kết hợp với chăm sóc, giáo dục trong 
gia đình, cộng đồng, hòa nhập với chương trình phát triển 
văn hóa - xã hội ở địa phương. Do vậy, GV cần: - Tuyên 
truyền phổ biến những kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc 
phụ huynh, các thành viên trong cộng đồng, thực hiện tốt 
công tác xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa trẻ em; - Tuyên 
truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho 
các bậc phụ huynh; - Thông báo những yêu cầu của nhà 
trường cho gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục 
trẻ và trong việc thực hiện những quy định chung của nhà 
trường; - Lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ phía gia đình 
đối với nhà trường thông qua các buổi họp định kì đầu 
năm, giữa học kì, hàng quý với gia đình trẻ; đồng thời 
thông qua ban phụ huynh, GV nắm được những thông 
tin phản hồi hay nguyện vọng của phụ huynh về các vấn 
đề liên quan đến trẻ, giúp hoạt động chăm sóc, giáo dục 
trẻ ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn. 
(Xem tiếp trang 13) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 10-13 
13 
Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện 
có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công 
lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn 
nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm 
vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 
2 trường trung cấp sư phạm [4]. 
 Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ sở GD-ĐT đẩy 
mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, vận 
dụng tri thức KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, thúc 
đẩy phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. 
Những nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong công 
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đang có những đóng góp 
quan trọng đối với sự phát triển KT-XH. Đáng kể là một 
số ngành công nghệ trụ cột của kinh tế tri thức như: công 
nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu 
mới, công nghệ cao được chú trọng phát triển đạt trình 
độ khu vực ASEAN và quốc tế, góp phần đẩy mạnh 
CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Có thể khẳng 
định rằng, vai trò của GD-ĐT là rất lớn đối việc phát triển 
KH&CN, phát triển kinh tế tri thức là nơi xuất phát để 
tạo ra các giá trị mới, sản phẩm mới, cách làm mới. Nhờ 
đó, GD-ĐT trở thành một ngành sản xuất quan trọng 
trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. 
3. Kết luận 
GD-ĐT trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam có 
vai trò, sứ mệnh cao cả là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, 
bồi dưỡng nhân tài, xây dựng và phát triển con người Việt 
Nam nhằm không chỉ tiếp nhận, sử dụng khoa học công 
nghệ hiện đại mà còn sáng tạo ra tri thức khoa học công 
nghệ mới để phát triển kinh tế tri thức. Vì vậy, đổi mới căn 
bản và toàn diện GD-ĐT được xác định là khâu đột phá cơ 
bản, yếu tố then chốt trong quá trình phát triển kinh tế tri 
thức ở Việt Nam hiện nay. Để phát huy vai trò của GD-ĐT 
trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi 
GD-ĐT phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi 
dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo ra tri thức khoa học công 
nghệ mới để làm tròn sứ mệnh của nó: vận dụng các thành 
tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào phát triển kinh 
tế tri thức ở Việt Nam. Đó là cách tốt nhất để thực hiện mục 
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ngô Quý Tùng (2001). Kinh tế tri thức - Xu thế mới 
của xã hội thế kỉ XXI. NXB Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc 
gia - Sự thật. 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc 
gia - Sự thật. 
[4] Ngô Thị Nụ (2016). Phát triển năng lực trí tuệ của 
người Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Tạp 
chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 3 (100), tr 38-40. 
[5] Hội đồng Lí luận Trung ương - Bộ Khoa học và Công 
nghệ - Chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước 
(2005). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã 
hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi. Báo cáo tổng 
hợp kết quả nghiên cứu đề tài mã số KX.02.03. 
[6] Phạm Minh Hạc (2010). Một số vấn đề giáo dục Việt 
Nam đầu thế kỉ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Văn kiện Hội nghị 
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[8] Trần Văn Tùng (2001). Nền kinh tế tri thức và yêu 
cầu đối với giáo dục Việt Nam. NXB Thế giới. 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC 
(Tiếp theo trang 22) 
3. Kết luận 
Công tác tổ chức và quản lí lớp của GV ở các trường 
mầm non ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được khảo 
sát đã có những bước tiến đáng kể, song vẫn có những 
hạn chế còn tồn tại, cần được khắc phục. Những biện 
pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau 
nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lí lớp 
học cho GV mầm non. Hi vọng rằng, nếu được vận dụng 
vào thực tiễn một cách thích hợp sẽ góp phần nâng cao 
hiệu quả công tác tổ chức và quản lí lớp của GV trường 
mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục 
hiện nay nói chung và ở các trường mầm non tại TP. Cao 
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong thời gian tới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu bồi thường xuyên cán 
bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2014-
2015. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[2] Bộ GD-ĐT (2008). Điều lệ trường mầm non (Ban 
hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-
BGDĐT, ngày 07/04/2008). 
[3] Phạm Thị Châu (2009). Quản lí giáo dục mầm non. 
NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Hồ Lam Hồng (2008). Nghề giáo viên mầm non. 
NXB Giáo dục. 
[5] Nguyễn Thị Hòa (2013). Giáo dục học mầm non. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Nguyễn Việt Bắc (chủ biên, 2007). Rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (tài liệu đào tạo 
giáo viên tiểu học). NXB Giáo dục. 
[7] Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 02/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 22/01/2008 ban hành quy định về 
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_to_chuc_va_quan_li_lop_cua_giao_vien_tru.pdf