Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả

nghiên cứu thực trạng tại Học viện cho thấy: chương trình giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện của Học viện, tuy

nhiên sinh viên ngoại khóa còn ít; giảng viên còn thiếu, ít được bồi dưỡng chuyên môn; cơ sở vật chất phục vụ học

tập thiếu và đã xuống cấp; sinh viên tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ thể dục thể thao rất ít; kết quả môn giáo

dục thể chất của sinh viên ở mức trung bình; xếp loại trình độ thể lực của sinh viên ở mức trung bình - yếu vẫn

chiếm tỉ lệ cao; nhu cầu rèn luyện thể chất của sinh viên là rất lớn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất 5 nhóm giải

pháp nâng cao kết quả môn giáo dục thể chất cho sinh viên bao gồm: tuyên truyền về tác dụng của thể dục thể thao;

cải tiến nội dung, chương trình; tăng cường các hoạt động ngoại khóa; tăng đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao trình độ

chuyên môn giảng viên giáo dục thể chất.

pdf 10 trang kimcuc 5300
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam
J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: 1351-1360 
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: 1351-1360 
www.vnua.edu.vn 
1351 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
Nguyễn Văn Toản 
Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao 
Email: nvtoan@vnua.edu.vn 
Ngày gửi bài: 20.06.2014 Ngày chấp nhận: 19.09.2014 
TÓM TẮT 
Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả 
nghiên cứu thực trạng tại Học viện cho thấy: chương trình giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện của Học viện, tuy 
nhiên sinh viên ngoại khóa còn ít; giảng viên còn thiếu, ít được bồi dưỡng chuyên môn; cơ sở vật chất phục vụ học 
tập thiếu và đã xuống cấp; sinh viên tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ thể dục thể thao rất ít; kết quả môn giáo 
dục thể chất của sinh viên ở mức trung bình; xếp loại trình độ thể lực của sinh viên ở mức trung bình - yếu vẫn 
chiếm tỉ lệ cao; nhu cầu rèn luyện thể chất của sinh viên là rất lớn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất 5 nhóm giải 
pháp nâng cao kết quả môn giáo dục thể chất cho sinh viên bao gồm: tuyên truyền về tác dụng của thể dục thể thao; 
cải tiến nội dung, chương trình; tăng cường các hoạt động ngoại khóa; tăng đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao trình độ 
chuyên môn giảng viên giáo dục thể chất. 
 Từ khóa: Chất lượng giáo dục thể chất, giải pháp, kết quả, thực trạng. 
The Current Situation in Physical Education at Vietnam National University of Agriculture 
ABSTRACT 
Physical education is a compulsory content of the training program of Vietnam National University of Agriculture. 
The results of a baseline study at the university showed that physical education programs are in accordance with the 
conditions required by the university’s curriculum. However, there exist various constraints: namely limted students’ 
extracurricular activites, lack of faculty staff and staff qualification, and out-of date training facilities. Also, only few 
students participated in activities at the club sports and the students attained only averaged learning outcome/ 
performance in physical education subjects.The level of student fitness was moderate and the need for physical 
exercies are high. To solve these problems, five measures were proposed to improve the student learning outcomer 
in physical education courses. These are advocating the effect of sport, improving the course and program content, 
strengthening extracurricular activites, facility improvement and improved qualification of physical education teachers. 
Keywords: Physical education, real situation, solution, result, quality. 
1. MỞ ĐẦU 
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (được thành 
lập trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông 
nghiệp Hà Nội) là một trong các trường trọng 
điểm quốc gia đã thực hiện đào tạo theo học chế 
tín chỉ từ năm 2008 (khóa 53). Chuyển đổi từ đào 
tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ 
là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của xã hội và xu 
hướng phát triển của Học viện. Trong quá trình 
đào tạo, Học viện luôn quan tâm tới các giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu 
cầu ngày càng cao của xã hội. 
Hiện nay kết quả học tập môn Giáo dục thể 
chất (GDTC) của sinh viên (SV) còn hạn chế, 
nhất là các nội dung bắt buộc (thể dục cơ bản, 
chạy ngắn 100m, nhảy xa, chạy cự ly trung 
bình). Một trong những lý do ảnh hưởng đến kết 
quả học tập của SV là do trình độ thể lực còn 
yếu, cơ sở vật chất còn hạn chế, ứng dụng các 
phương tiện hiện đại làm công cụ giảng dạy còn 
khó khăn... chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn 
Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
1352 
đòi hỏi. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu 
liên quan đến GDTC cho SV. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy, năm 2010 thể chất của sinh viên 
19-22 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh ở mức 
trung bình (Nguyễn Anh Tuấn, 2010); đề xuất 
bao gồm bốn nhóm giải pháp (tuyên truyền, cơ 
sở vật chất, chuyên môn, tài chính) nâng cao 
chất lượng môn giáo dục thể chất cho sinh viên 
Học viện Cảnh sát nhân dân (Lê Văn Long, 
2010). Kết quả nghiên cứu tại Học viện với đề 
xuất hai nhóm bài tập (chạy và thi đấu) nâng cao 
năng lực sức bền chung cho sinh viên Trường Đại 
học Nông nghiệp Hà Nội (Cao Hùng Dũng, 
2012). Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên 
cứu giải pháp nâng cao kết quả học tập môn 
GDTC theo học chế tín chỉ cho SV Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu thực 
trạng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng 
cao chất lượng GDTC tại học viện là mục tiêu 
của nghiên cứu này. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Thu thập số liệu 
Số liệu thứ cấp: Một số công trình nghiên 
cứu về GDTC có liên quan đã công bố từ năm 
2010 trở lại đây. 
Số liệu sơ cấp: Kết quả học tập của 35.388 
lượt SV học tập các nội dung GDTC của Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam trong hai năm học 2012-
2013, 2013-2014. Bên cạnh đó, trao đổi, phỏng 
vấn các giảng viên GDTC, các SV là phương 
pháp để tìm ra thực trạng, những tồn tại, nguyên 
nhân và nhóm giải pháp nâng cao kết quả học 
tập môn GDTC cho SV Học viện. 
2.2. Phân tích và xử lí số liệu 
Phân tích thống kê mô tả: thực trạng về 
chương trình GDTC, cơ sở vật chất (CSVC), đội 
ngũ giảng viên, hoạt động của các CLB TDTT, 
nhu cầu học tập rèn luyện thể chất của SV. Các 
giải pháp nâng cao kết quả học tập môn GDTC 
cho SV Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 
Phân tích thống kê so sánh: Kết quả học tập 
môn GDTC của SV Học viện, trình độ thể lực 
của SV Học viện so với tiêu chuẩn của Bộ Giáo 
dục & Đào tạo (2008), tiêu chuẩn đánh giá thể 
lực của thanh niên Việt Nam (Dương Nghiệp 
Chí và cs., 2003) 
Nghiên cứu này sử dụng 6 tiêu chuẩn đánh 
giá, xếp loại thể lực học sinh, SV (theo Bộ Giáo 
dục & Đào tạo, 2008), gồm: 
Nội dung 1: Lực bóp tay thuận (kg) 
Nội dung 2: Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 
Nội dung 3: Bật xa tại chỗ (cm) 
Nội dung 4: Chạy 30m xuất phát cao (giây) 
Nội dung 5: Chạy con thoi 4x10m (giây) 
Nội dung 6: Chạy tùy sức 5 phút (mét) 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Để đánh giá thực trạng công tác GDTC ở 
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đề tài đã tìm 
hiểu các vấn đề sau: 
3.1. Chương trình giảng dạy môn giáo dục 
thể chất 
Căn cứ vào chương trình môn học GDTC 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1989), Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam đã cụ thể hóa chương 
trình và nội dung giảng dạy môn học GDTC 
(Bảng 1). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời lượng 
giảng dạy, học tập của mỗi học kỳ dao động từ 
60-100 tiết học, như vậy, bình quân mỗi tuần có 
một giờ GDTC chính khoá và một giờ ngoại 
khoá, hai giờ chuẩn bị. Nhưng thực tế SV dành 
thời gian cho ngoại khóa và chuẩn bị rất ít, khó 
có thể đảm bảo yêu cầu. Nội dung giảng dạy chủ 
yếu nhằm giải quyết nhiệm vụ trọng tâm là 
giảng dạy kỹ thuật động tác và hướng dẫn luật 
thi đấu. Ví dụ: với 30 tiết học Điền kinh có 
nhóm/lớp học ở kỳ I hoặc kỳ II, III các SV phải 
học: Chạy 100m - Nhảy xa, Lý thuyết GDTC - 
Chạy cự ly trung bình. Thời lượng và nội dung 
trên mới chỉ đáp ứng nắm vững nguyên lý kỹ 
thuật. Riêng chương trình giảng dạy học ngoại 
khoá có thời lượng rất lớn nhưng nội dung này 
mang tính tự nguyện, không có kiểm tra, đánh 
giá mà hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác, 
nhu cầu, hứng thú của SV nên hiệu quả học 
không cao. Như vậy, nội dung giảng dạy môn 
GDTC tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam là 
Nguyễn Văn Toản 
1353 
Bảng 1. Phân phối nội dung và thời gian học tập 
trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên của Học viện 
TT Nội dung Tổng số tiết 
Học theo tín chỉ 
I II III IV V 
I Môn bắt buộc 90 
1 Lý thuyết GDTC - Chạy CLTB 30 * 
2 Chạy 100m - Nhảy xa 30 * 
3 Thể dục 30 * 
II Các môn thể thao tự chọn: 60 
1 Bóng đá 1, 2 60 30 30 ** ** 
2 Bóng chuyền 1, 2 60 30 30 ** ** 
3 Bóng rổ 1, 2 60 30 30 ** ** 
4 Cầu lông 1, 2 60 30 30 ** ** 
5 Cờ vua 1, 2 60 30 30 *** *** 
III Ngoại khoá: Bóng đá; cầu lông; bóng chuyền; bóng rổ; võ... 320 75 75 70 70 30 
 TỔNG 470 90 90 100 100 60 
Ghi chú: (*) nội dung bắt buộc tùy theo nhóm/lớp ấn định từ học kỳ I; (**) Chọn 1 trong số 4 nội dung tự chọn từ học kỳ II trở 
đi; (***) Cờ vua chỉ dành cho nhóm SV sức khỏe từ loại IV trở lên, khuyết tật 
đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở 
các giờ chính khoá. Song, thực tế số giờ tập 
luyện GDTC ngoại khoá của SV còn rất ít. 
3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng 
dạy môn giáo dục thể chất 
Đội ngũ giảng viên GDTC của Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam đều tốt nghiệp Đại học 
TDTT hệ chính quy. Các giảng viên có sự phân 
đều theo các chuyên ngành đào tạo như: điền 
kinh, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, thể dục, 
bóng rổ, cầu lông, quần vợt... Đây là tiềm năng 
rất lớn về giảng dạy, huấn luyện các đội đại biểu 
của Học viện hoặc công tác phát triển phong 
trào, thực hiện nghiên cứu khoa học góp phần 
nâng cao chất lượng GDTC. Tuy nhiên, với quy 
mô đào tạo hiện nay, số lượng giảng viên chưa 
đủ để đáp ứng công việc giảng dạy. Tỉ lệ giảng 
viên GDTC/SV theo từng học kỳ khoảng 1/900 là 
một tỷ lệ quá cao (Bảng 2). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: số giảng viên 
tuổi đời >45 chỉ có 03 người, chiếm tỉ lệ 16,66%, còn 
lại 83,33% giảng viên <45 tuổi, có 83,33% giảng 
viên là nam. Đây là nguồn lực mạnh mẽ cho công 
tác GDTC, tuy nhiên chưa có giảng viên nào có 
trình độ tiến sĩ (mới có 01 giảng viên đang nghiên 
cứu sinh), giảng viên chính có 22,22%, trình độ đại 
học 27,27%. Như vậy, số lượng giảng viên còn 
thiếu, chưa thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao 
trình độ, khả năng nghiên cứu còn hạn chế. 
Bảng 2. Thực trạng đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất của Học viện 
(tính đến tháng 01/2014) 
Chỉ số 
Giới tính Trình độ học vấn Tuổi đời Chức danh 
Nam Nữ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân 45 Trợ giảng Giảng viên Giảng viên chính 
Số lượng 15 3 0 12 6 15 3 1 13 4 
Tỉ lệ% 83,33 16,66 0 66,66 33,33 83,33 16,66 5,55 72,22 22,22 
Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
1354 
3.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, sân bãi 
tập luyện 
CSVC phục vụ giảng dạy học tập, thi đấu 
của Học viện còn thiếu, đặc biệt khi số lượng SV 
tăng nhanh. Ví dụ: giảng dạy bóng chuyền về 
qui định cần 2 SV/1 bóng. Số lượng SV học tự 
chọn bóng chuyền mỗi kỳ khoảng 35 nhóm, mỗi 
nhóm khoảng 50 SV thì một kỳ cần khoảng 700 
quả bóng. Tuy nhiên, số lượng chỉ đảm bảo 
khoảng 50-60 bóng cho 1 kỳ, qua đó chỉ đáp ứng 
nhu cầu tối thiểu cho giảng dạy. Học viện có 1 
sân bóng đá lớn và 3 sân bóng chuyền, 4 hố 
nhảy xa + nhảy cao. Số lượng SV trung bình 50-
55 SV/1 nhóm lớp và khoảng 400 nhóm lớp/kỳ. 
Công suất và mật độ sử dụng sân bãi rất lớn. Vì 
vậy, cần giãn mật độ giảng dạy, đảm bảo cho SV 
học tập có kết quả và dành thời gian để sân bãi 
phục vụ cho các hoạt động phong trào ngoại 
khóa và thi đấu của SV (Bảng 3). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng đường 
nhà tập đa năng là CSVC tốt nhất của Học viện 
nhưng nó không chỉ dành cho hoạt động GDTC, 
TDTT. Nhà tập sử dụng cho học cầu lông, thể 
dục; mỗi giờ học GDTC thường có khoảng 4-5 
nhóm lớp với khoảng 250 SV. Mật độ sử dụng 
quá cao với năm ca học hàng ngày. Giảng đường 
sân vận động là nơi học các nội dung điền kinh, 
bóng đá, bóng chuyền xuống cấp rất nhiều, sân 
bóng bụi về mùa khô, ngập úng khi mưa, mặt 
sân đất, lồi lõm ảnh hưởng nhiều đến an toàn, 
vệ sinh học tập. CSVC vừa thiếu vừa yếu đã ảnh 
hưởng đến việc giảng dạy, tập luyện, rèn luyện 
thể chất của SV. Học viện đã có dự án cải tạo và 
nâng cấp giảng đường sân vận động nhưng vẫn 
chưa được duyệt. 
3.4. Thực trạng về tập luyện ngoại khóa thể 
dục thể thao 
Để hướng tới đại hội TDTT Học viện, trong 
năm học thường tổ chức thi đấu nhiều môn thể 
thao với nội dung phong phú, có chất lượng. Các 
giải thể thao tổ chức trong năm học 2013-2014 
được trình bày ở bảng 4. 
Kết quả cho thấy các giải TDTT, các hoạt 
động ngoại khóa dưới hình thức các câu lạc bộ 
(CLB) TDTT được diễn ra thường xuyên. Trong 
năm 2013-2014, các khoa có SV đều tổ chức 
được các giải thi đấu nội bộ tuyển chọn đội 
tuyển tiến tới các giải thể thao truyền thống. 
Hiện tại, Học viện có các CLB TDTT: bóng rổ 
(30 người), bóng bàn (15 người), cầu lông (100 
người), bóng chuyền (50 người), quần vợt (50 
người), bóng đá (40 người), khiêu vũ thể thao 
(20 người), võ thuật (80 người)... tập luyện từ 2 
đến 3 buổi/tuần. Ngoài ra, có 01 CLB Aerobic 
của SV, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi 
hoạt động thường xuyên vào các buổi sáng và 
buổi chiều các ngày trong tuần. Tuy nhiên, so 
với số lượng khoảng trên 30.000 người học, số 
người tham gia vào các CLB như trên là rất ít, 
số buổi tập luyện cũng hạn chế, dụng cụ tập 
luyện thiếu. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến học 
tập môn GDTC và rèn luyện thể lực. 
Bảng 3. Thực trạng sân bãi, dụng cụ học tập 
và giảng dạy giáo dục thể chất của Học viện năm học 2013-2014 
TT Sân bãi dụng cụ Số lượng Chất lượng Để giảng dạy 
1 Sân bóng đá 70x100 01 Trung bình 1 
2 Sân bóng đá mini 04 Trung bình 0 
3 Sân bóng chuyền 05 Trung bình 3 
4 Sân bóng rổ 3 Kém 1 
5 Sân cầu lông 5 Khá 5 
6 Khu tập xà đơn, xà kép 1 Kém 0 
7 Hố nhảy xa 4 Khá 4 
8 Hố nhảy cao (đệm) 1 Kém 0 
9 Sân điền kinh 1 Trung bình 1 
10 Nhà tập luyện đa năng 1 Tốt 1 
11 Phòng tập thể hình 30m2 1 Kém 1 
Nguyễn Văn Toản 
1355 
Bảng 4. Các giải thể dục thể thao phong trào ngoài giờ của cán bộ, 
viên chức, sinh viên Học viện năm học 2013-2014 
TT Tên giải Thời gian Số đội Số lượng người 
1 Hội thao Sinh viên các khoa 8 - 9/2013 12 500 
2 Giải Bóng chuyền CBVC 12/9/2013 14 150 
4 Giải bóng đá nam, nữ SV 26/3/2014 24 250 
5 Giải Quần vợt CBVC 27/3/2014 06 30 
6 Giải Bóng đá CBVC 04/4/2014 14 200 
7 Giải Bóng rổ nam, nữ SV Học viện mở rộng 24/8/2014 12 130 
8 Giải Bóng chuyền nam SV 05/5/2014 10 80 
3.5. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất 
của sinh viên 
Căn cứ vào chương trình giảng dạy môn 
GDTC, điều kiện về nguồn lực, CSVC hiện có của 
Học viện, chúng tôi thống kê và phân tích kết quả 
học tập môn GDTC của SV như sau (Bảng 5). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SV xếp 
loại xuất sắc, khá, giỏi, và không đạt có tỷ lệ cao 
hơn ở các nội dung bắt buộc so với tự chọn. Nội 
dung chạy cự li trung bình có tới 21,82% SV 
không đạt, chạy 100m không đạt cũng chiếm 
20,64%; là 2 nội dung có tỉ lệ SV không đạt cao 
nhất. Kết quả học tập môn GDTC ở học kỳ I 
năm 2013-2014 theo tín chỉ như sau (Bảng 6). 
Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ sinh viên 
không đạt ở nội dung Lý thuyết - Chạy cự ly 
trung bình và Chạy 100m - Nhảy xa vẫn chiếm 
tỉ lệ cao hơn so với các nội dung tự chọn. Tỉ lệ 
không đạt của Chạy 100m - Nhảy xa là 20,3%; 
phần Lý thuyết - Chạy cự ly trung bình là 
20,2%. Từ phân tích kết quả học tập môn GDTC 
của SV qua hai học kỳ gần đây cho thấy SV 
không đạt chiếm tỉ lệ khá cao. Thực trạng này 
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một 
trong những nguyên nhân cơ bản là nhận thức 
của SV về công tác GDTC và TDTT chưa đầy 
đủ, chưa cao, dẫn đến ý thức chưa tốt trong giờ 
học tập và rèn luyện ngoại khóa. 
Bảng 5. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên Học viện 
học kỳ II năm học 2012-2013 theo nội dung (n=15113),% 
TT Nội dung Tổng lượt SV Xuất sắc Giỏi, Khá Trung bình Đạt Không đạt 
1 Chạy cự li trung bình 4350 1,37 14,74  ... g thể lực ban đầu của SV được 
đánh giá theo các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, 2008 (Bảng 7). 
Kết quả các nội dung kiểm tra thể hình và 
thể lực nữ SV của Học viện cho biết: chiều cao 
của nữ SV năm thứ 2 (19 tuổi) ở mức thấp trong 
khung xếp loại trung bình nữ thanh niên Việt 
Nam cùng độ tuổi, 151,1cm so với 151-156 cm; 
cân nặng của các nữ SV năm thứ 2 tương đương 
với nữ thanh niên Việt Nam cùng độ tuổi, dao 
động ở mức thấp trong khung điểm trung bình. 
Các nội dung kiểm tra đánh giá thể lực nữ như 
Lực bóp tay, Nằm ngửa gập bụng, Chạy con thoi 
4x10m của các SV năm thứ 2 thấp hơn so với nữ 
SV Việt Nam cùng độ tuổi. Các nội dung thể lực 
còn lại của nữ SV Học viện như Bật xa tại chỗ 
(cm), Chạy tuỳ sức 5 phút (m) chỉ cao hơn một ít 
so với SV Việt Nam cùng độ tuổi. 
Các nội dung kiểm tra thể hình và thể lực 
nam SV Học viện cho thấy: chiều cao của SV 
năm thứ 2 (19 tuổi) tương đương so với mức 
trung bình nam thanh niên Việt Nam cùng độ 
tuổi (164,2cm so với 162-168cm); cân nặng của 
các SV năm thứ 2 tương đương với nam thanh 
niên Việt Nam cùng độ tuổi, dao động ở mức 
thấp trong khung điểm trung bình; các nội dung 
kiểm tra đánh giá thể lực nam: Lực bóp tay 
thuận (kg), Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây), 
Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m XPC (giây), Chạy 
tuỳ sức 5 phút (m) thành tích của các SV năm 
thứ 2 cũng tương đương với SV Việt Nam cùng 
độ tuổi. 
Bảng 7. Kết quả đánh giá trình độ thể lực của sinh viên Học viện 
TT Các chỉ số 
Nữ (n=318) Nam (n=197) 
Xếp loại điểm 
trung bình  X 
Xếp loại điểm 
trung bình  X 
1 Chiều cao (cm) 151-156* 151,1±3,54 162-168* 164,2±4,23 
2 Cân nặng (kg) 43,4-48,2* 44,1±3,23 53,7-58,4* 54,76±4,48 
3 Lực bóp tay thuận (kg) ≥ 26,7 25,8±2,2 ≥ 41,4 42,02±5,76 
4 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) ≥ 16 12,5±3,2 ≥ 17 20,17±2,97 
5 Bật xa tại chỗ (cm) ≥ 153 155,4±4,4 ≥ 207 210,2±9,81 
6 Chạy 30m XPC (giây) ≤ 6,7 6,4±0,98 ≤ 5,7 4,66±0,45 
7 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) ≤ 13,0 13,5±0,68 ≤ 12,4 12,31±0,43 
8 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) ≥ 870 878,3±9,05 ≥ 950 955,7±51,58 
Chú thích: * xếp loại theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của thanh niên Việt Nam cùng độ tuổi (Dương Nghiệp Chí & cs., 2003) 
Nguyễn Văn Toản 
1357 
Kết quả kiểm tra 8 nội dung cho thấy nam 
nữ SV (19 tuổi, học năm thứ 2) của Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam đều chỉ bằng hoặc thấp 
hơn so với nam nữ SV Việt Nam cùng độ tuổi 
trong khung điểm trung bình. 
3.7. Nhu cầu học tập môn giáo dục thể chất 
của sinh viên Học viện 
Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các SV 
từ học năm thứ nhất đến năm thứ 3. Nội dung 
phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến chương 
trình, nội dung, phương pháp, CSVC... phục vụ 
học tập môn GDTC, nguyện vọng sở thích của 
SV... Trên cơ sở đó tìm các giải pháp nâng cao 
chất lượng học môn GDTC, phát triển phong 
trào ngoại khóa phù hợp với điều kiện thực tiễn 
hiện nay của Học viện (Bảng 8). 
Kết quả phỏng vấn cho thấy, phần lớn sinh 
viên có ham thích thể thao (chiếm 55,93%); hiểu 
được lợi ích của tập luyện TDTT đối với sức khỏe 
chiếm (67,96%) và tin rằng thông qua tập luyện 
rèn được các phẩm chất, ý chí (70,74%). Tuy 
nhiên, vẫn còn 29,63% SV thấy rằng bị bắt buộc 
khi tập luyện. 
Đánh giá giờ học GDTC chính khoá hiện 
nay, 87,22% SV đồng ý giờ học đã cung cấp kiến 
thức về TDTT, 75,37% cho là đã cao được sức 
khoẻ. Tuy vậy, 44,81% SV đánh giá giờ học nội 
khoá còn khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn 
kích thích SV tập luyện; 64,44% SV đánh giá giờ 
học không đủ điều kiện sân bãi, dụng cụ đáp 
ứng tập luyện, học tập. 
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giờ học 
GDTC chính khoá có 30,2% SV cho rằng chương 
trình GDTC quá nặng; 100% SV đồng ý là do 
bản thân người học; 47,2% SV cho là do phương 
pháp giảng dạy và 40% cho rằng do trình độ của 
giáo viên... Đây cũng là vấn đề cần được quan 
tâm để đổi mới phương pháp, lôi cuốn SV. 
Đánh giá sự ham thích học phần bắt buộc 
môn GDTC, 47,8% SV không thích trong khi 
41,7% thích học phần tự chọn môn GDTC. Kết 
quả tự đánh giá khả năng của bản thân khi học 
môn GDTC (cả phần bắt buộc và tự chọn) cho 
thấy, 23,3% SV tự xếp loại Khá - Giỏi; 48% SV 
tự xếp loại Đạt. Đánh giá về số buổi tập luyện 
ngoại khoá trong một tuần, 57,4% SV thường 
xuyên tập luyện TDTT, chỉ có 15,9% SV không 
tập. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện 
ngoại khoá là do không đủ sân, dụng cụ tập 
luyện (40%); sự ham thích tập ngoại khoá các 
môn thể thao (42,2%). Nhu cầu tham gia tập 
luyện tại các CLB thể thao có 28,3% thấy rất 
cần và 59,1% cần. Qua đó thấy nhu cầu tham 
gia hoạt động ngoại khóa của SV là rất lớn và 
chính đáng. 
Như vậy, qua kết quả phỏng vấn cho thấy 
các SV đều mong muốn có được các điều kiện tốt 
nhất để học tập chính khóa cũng như ngoại 
khóa các môn TDTT để phát triển thể lực, nâng 
cao kết quả học tập môn GDTC. Tuy vậy, vẫn 
còn những yếu tố hạn chế như: CSVC phương 
tiện học tập, ý thức học tập của SV đây cũng là 
những vấn đề cấp thiết cần được xem xét và tìm 
giải pháp kịp thời. Nguyên nhân của thực trạng 
này được đánh giá còn nhiều khó khăn và tồn 
tại trong giảng dạy chính khóa và ngoại khóa, 
chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao 
nhận thức, phát triển thể lực, nâng cao hiệu quả 
học tập của SV. Đồng thời cũng chứng tỏ, SV 
không tập luyện TDTT thường xuyên và không 
tập luyện theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể 
lực, chưa nhận thức đúng đắn về vị trí môn học 
và vị trí của công tác GDTC đối với sức khoẻ. 
Đồng thời các điều kiện đảm bảo về TDTT của 
Học viện chưa động viên và chưa đáp ứng được 
yêu cầu tập luyện của SV, thiếu chế độ chính 
sách và tổ chức hướng dẫn SV tập luyện. 
3.8. Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả học 
tập môn giáo dục thể chất 
Nghiên cứu đã đề xuất được năm nhóm giải 
pháp nâng cao kết quả môn GDTC cho SV Học 
viện Nông nghiệp Việt Nam như sau. 
Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục 
nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác 
dụng của TDTT: Nâng cao nhận thức về vai trò, 
vị trí và tác dụng của GDTC, TDTT trong Học 
viện (tuyên truyền sâu, rộng để nâng cao nhận 
thức của cán bộ viên chức - sinh viên (CBVC-
SV) về trách nhiệm với sức khỏe của bản thân, 
của thế hệ trẻ); Tăng cường sự quan tâm của
Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
1358 
Bảng 8. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả 
và nhu cầu học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên Học viện (n=540) 
TT 
Đối tượng 
Nội dung phỏng vấn 
Năm thứ 1 
n=180 
Năm thứ 2 
n=180 
Năm thứ 3 
n=180 Tổng cộng 
% % % % 
1 Lý do tập luyện TDTT: 
- Ham thích 50,0 65,0 52,8 55,9 
- Bắt buộc 33,3 30,6 25,0 29,6 
- Hiểu được lợi ích đối với sức khỏe 66,7 62,2 75,0 68,0 
- Rèn luyện được các phẩm chất, ý chí 58,3 67,2 86,7 70,7 
2 Đánh giá giờ học GDTC chính khoá hiện nay của Học viện 
- Cung cấp kiến thức về TDTT 90,6 86,7 84,4 87,2 
- Nâng cao được sức khoẻ 68,3 80,6 77,2 75,4 
- Giờ học khô khan 49,4 41,7 43,3 44,8 
- Trang bị kỹ thuật môn thể thao 45,0 37,8 43,9 42,2 
- Giờ học sôi động 31,7 36,1 42,2 36,7 
- Thiếu sân bãi dụng cụ học tập 60,6 67,2 65,6 64,4 
3 Yếu tố ảnh hưởng đến giờ học GDTC chính khoá: 
- Chương trình GDTC quá nặng 36,1 28,3 26,1 30,2 
- Trình độ giáo viên 37,2 38,9 43,9 40 
- Phương pháp giảng dạy 42,2 46,1 53,3 47,2 
- Điều kiện thời tiết sân, dụng cụ học tập 39,4 46,1 53,9 46,5 
- Bản thân người học 100 100 100 100 
- Các bài tập nhàm chán, thiếu hứng thú 35,0 30,6 25,6 30,4 
4 Sự ham thích học phần bắt buộc môn GDTC: Lý thuyết - Chạy cự ly trung bình, chạy 100m - nhảy xa, thể dục 
- Rất thích 20,0 22,8 25,0 22,6 
- Thích 28,9 26,1 21,7 25,6 
- Không thích 51,1 48,3 43,9 47,8 
5 Sự ham thích học phần tự chọn môn GDTC: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông 
- Rất thích 19,4 23,9 27,2 23,5 
- Thích 37,2 42,8 45 41,7 
- Không thích 17,8 22,8 21,7 20,7 
6 Tự đánh giá khả năng của bản thân khi học môn GDTC (cả phần bắt buộc và tự chọn) 
 - Giỏi, Khá 18,9 23,9 27,2 23,3 
 - Đạt 46,1 49,4 48,3 48,0 
 - Không đạt 20,0 21,7 25,0 22,2 
7 Số buổi tập luyện ngoại khoá trong một tuần 
- Thường xuyên 2-3 buổi 58,9 62,2 51,1 57,4 
- Thỉnh thoảng 1 buổi 25,0 20,6 26,1 23,9 
- Không tập 18,9 15 13,9 15,9 
8 Yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá 
- Không có người hướng dẫn 11,7 17,8 10,0 13,1 
- Không có thời gian 12,8 19,4 21,1 17,8 
- Không đủ sân, dụng cụ tập luyện 39,4 42,8 37,8 40,0 
- Không có kinh phí 10,6 13,3 16,1 13,3 
- Không thích môn thể thao nào 16,1 12,2 14,4 14,3 
9 Sự ham thích tập ngoại khoá các môn thể thao 
- Rất thích 25,0 28,9 26,7 26,9 
- Thích 37,8 42,8 46,1 42,2 
- Không thích 12,8 18,9 20,0 17,2 
10 Nhu cầu tham gia tập luyện tại các CLB thể thao 
 - Rất cần 23,9 28,3 32,8 28,3 
 - Cần 60,6 61,7 55,0 59,1 
 - Không cần thiết 8,33 7,22 10,6 8,7 
Nguyễn Văn Toản 
1359 
lãnh đạo đối với hoạt động TDTT (các cấp lãnh 
đạo sắp xếp thời gian ngoài giờ để tham gia tập 
luyện ít nhất một môn thể thao, qua đó làm 
hình mẫu để lôi kéo CBVC-SV tham gia tập 
luyện TDTT); Công bố mục tiêu đào tạo, chuẩn 
đầu ra, yêu cầu, nội dung môn học, phương 
pháp đánh giá kiểm tra, thi (công khai chương 
trình đào tạo, nội dung, yêu cầu, phương pháp 
đánh giá kiểm tra, thi; tiêu chuẩn đánh giá xếp 
loại thể lực trên hệ thống trang mạng nội bộ). 
Nhóm giải pháp cải tiến nội dung, chương 
trình, phương pháp kiểm tra đánh giá: Phân 
loại đối tượng học tập theo nhóm (Phòng Y tế 
Học viện kiểm tra và phân nhóm sức khoẻ của 
SV trong học kỳ 1, tiến hành kiểm tra ở cả đầu 
năm học thứ 2, 3, 4, 5 để có cơ sở cho các giải 
pháp tiếp theo); Đổi mới phương pháp giảng dạy 
và đánh giá điểm theo hướng “mềm hoá” (giảng 
viên nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp 
giảng dạy, kiểm tra thi. Trên cơ sở đó bộ môn tổ 
chức hội thảo chuyên đề mỗi học kì 1 lần, lấy đó 
làm tiêu chí để đánh giá bình xét thi đua); Sử 
dụng tối ưu các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện 
và các giáo cụ trực quan (xây dựng quy định sử 
dụng các trang thiết bị, dụng cụ sân bãi, hệ 
thống giáo cụ trực quan. Cho phép SV, giảng 
viên khai thác trong thời gian học chính và 
ngoại khóa); Tăng cường các bài tập thể lực 
(tăng cường các bài tập thể lực giúp SV phát 
triển thể lực, nâng cao kết quả học tập môn 
GDTC, rèn luyện tính kỷ luật, đoàn kết, tính 
tập thể trong sinh hoạt, trong cuộc sống). 
Nhóm giải pháp nhằm tăng cường các hoạt 
động ngoại khóa, các CLB TDTT: Thành lập, 
đưa vào hoạt động các CLB TDTT theo hình 
thức xã hội hoá (bám sát kế hoạch của Hội Thể 
thao Học viện, CLB có quy chế, chương trình 
hoạt động cụ thể, tích cực); Nâng cao chất lượng 
của các đội tuyển thể thao (xây dựng kế hoạch, 
chương trình huấn luyện, áp dụng các phương 
pháp huấn luyện mới đảm bảo hiệu quả tập 
luyện); Thi đấu, kiểm tra, giao hữu thể thao 
(theo kế hoạch, thường xuyên tổ chức các giải 
truyền thống hàng năm, qua đó tạo sân chơi 
lành mạnh cho CBVC-SV. Định kỳ một năm/lần 
tổ chức giải truyền thống toàn Học viện (xen kẽ 
nhau giữa các kỳ của các môn thể thao). 
Nhóm giải pháp về nâng cấp CSVC phục vụ 
cho chính khóa và ngoại khóa: Tăng đầu tư 
CSVC, cải tạo, nâng cấp CSVC kỹ thuật phục vụ 
hoạt động TDTT (Ưu tiên xây dựng, cải tạo, sửa 
chữa nâng cấp sân tập, nhà tập, phòng tập thể 
lực-thể hình, tận dụng tối đa điều kiện hiện có 
phục vụ giảng dạy, tập luyện chính - ngoại 
khóa); Tạo cơ chế chính sách “xã hội hóa” để 
khai thác có hiệu quả CSVC phục vụ cho TDTT 
(đề xuất Ban giám đốc Học viện giao quyền 
quản lí sử dụng CSVC phục vụ GDTC, TDTT 
trong trường cho trung tâm GDTC&TT. Các 
hoạt động ngoài giờ có thu phí có ưu tiên CBVC-
SV, giao khoán công việc, trách nhiệm, quyền lợi 
cho cá nhân, tập thể). 
Nhóm giải pháp nâng cao trình độ chuyên 
môn cho CBVC, giáo viên TDTT: Nâng cao trình 
độ nghiệp vụ cho giảng viên TDTT, phân công 
trách nhiệm cho từng nhóm, từng cán bộ giảng 
dạy, hoàn thành các chức trách nhiệm vụ, phát 
triển TDTT của Học viện; Tăng cường kinh phí 
cho các hoạt động TDTT chính khóa và ngoại 
khóa (tăng giao khoán kinh phí tính theo tỉ lệ 
SV học tập cho trung tâm GDTC để đảm bảo 
kinh phí cho hoạt động dạy - học, tập luyện - thi 
đấu giải TDTT các cấp). 
4. KẾT LUẬN 
Công tác GDTC của Học viện Nông nghiệp 
Việt Nam đã bám sát quy định nhưng số giờ 
ngoại khóa của SV còn ít; đội ngũ giảng viên 
vẫn còn thiếu, khả năng nghiên cứu khoa học 
còn hạn chế; CSVC, trang thiết bị phục vụ cho 
GDTC, TDTT thiếu và đã xuống cấp; các CLB 
TDTT đã hình thành nhưng vẫn hạn chế về số 
lượng SV tham gia tập luyện và thi đấu thường 
xuyên; xếp loại trình độ thể lực của SV Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam còn ở mức trung bình - 
yếu so với tiêu chuẩn; kết quả học tập môn 
GDTC của SV còn ở mức trung bình; đa số SV tự 
giác, có nhu cầu và ham thích học tập, rèn luyện 
thể chất. 
Nghiên cứu đề xuất năm nhóm giải pháp 
nâng cao kết quả môn GDTC tại Học viện Nông 
nghiệp Việt Nam tập trung vào: tuyên truyền, 
giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai 
trò, tác dụng của TDTT; cải tiến nội dung, chương 
Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
1360 
trình, phương pháp kiểm tra đánh giá; tăng cường 
các hoạt động ngoại khóa, các CLB TDTT; tăng 
đầu tư CSVC, cải tạo, nâng cấp CSVC phục vụ 
hoạt động TDTT và nâng cao trình độ chuyên môn 
cho CBVC, giáo viên TDTT. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi nguồn 
kinh phí của Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục & Đào tạo (1989). Quyết định 203/QĐ-
TDTT ngày 31/1/1989 về Chương trình Giá́o dục 
thể chất trong các trường đại học. 
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008). Quyết định số 
53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 
2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 
về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, 
sinh viên (kèm theo Quy định tiêu chuẩn đánh giá, 
xếp loại thể lực học sinh, sinh viên). 
Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái - chủ biên 
(2003). Thực trạng thể chất người Việt Nam 6-20 
tuổi. Nhà xuất bản Thể dục thể thao. 
Cao Hùng Dũng (2012). Nghiên cứu nâng cao năng lực 
sức bền chung cho sinh viên Trường Đại học Nông 
nghiệp Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
trường. 
Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thuỷ, Lê Đức Chương, Lê 
Hữu Hưng (2000). Y học Thể dục Thể thao. Nhà 
xuất bản Thể dục thể thao. 
 Lê Văn Long (2010). Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo 
dục thể chất cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân 
dân. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể 
chất, y tế trường học. Nhà xuất bản Thể dục thể 
thao, tr. 211-217. 
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quang Vinh (2010). Thực 
trạng thể chất của sinh viên 19-22 tuổi tại thành phố 
Hồ Chí Minh. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo 
dục thể chất, y tế trường học. Nhà xuất bản Thể 
dục thể thao, tr. 112-118. 
UBND huyện Mỹ Hào (2011). Quy hoạch sử dụng đất 
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-
2015), Mỹ Hào. 
Nguyễn Ích Tân (2000). Nghiên cứu tiềm năng đất đai, 
nguồn nước và xây dựng một số vùng úng trũng đồng 
bằng Sông Hồng. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. 
Nguyễn Thị Hải Yến (2013). Nghiên cứu tác động của 
quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất 
nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, 
tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, tr:18-34. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_giao_duc_the_chat_o_hoc_vien_nong_nghiep.pdf