Thực trạng công tác giáo dục thể chất nội khóa của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Công tác GDTC nội khóa trong nhà trường

có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy và bồi

dưỡng nhân tố con người, góp phần nâng cao

thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống

lành mạnh. Trường Đại học Luật Hà Nội hiện

đang phát triển cả về quy mô và đa dạng hóa các

loại hình đào tạo. Trong khi đó, những điều kiện

cơ bản cho hoạt động và phát triển TDTT còn

thiếu và yếu như: Cơ sở vật chất phục vụ cho

GDTC chưa được đầu tư đúng mức; Quỹ đất

dành cho TDTT chưa đáp ứng yêu cầu; Trong

khi tỷ lệ tuyển sinh cao (đại học chính quy là

hơn 2000 SV/ năm, chưa kể các loại hình khác),

một số SV mang tư tưởng học đối phó, chất

lượng giờ học còn mang tính hình thức, thể lực

của nhiều SV không đạt quy định theo tiêu

chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và

Đào tạo (Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT).

Vì vậy, chúng tôi xác định việc nghiên cứu thực

trạng công tác GDTC nội khóa cho SV là vấn

đề mang tính cấp thiết đối với Trường Đại học

Luật Hà Nội.

pdf 5 trang kimcuc 2600
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác giáo dục thể chất nội khóa của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác giáo dục thể chất nội khóa của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Thực trạng công tác giáo dục thể chất nội khóa của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
BµI B¸O KHOA HäC
202
THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT NOÄI KHOÙA 
CUÛA SINH VIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LUAÄT HAØ NOÄI
Tóm tắt:
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy chúng tôi đã khảo sát được thực
trạng công tác giáo dục thể chất (GDTC) nội khóa của sinh viên (SV) Trường Đại học Luật Hà
Nội. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn để đề xuất những biện pháp nâng cao thể lực cho SV
Nhà trường trong thời gian tới. 
Từ khóa: Thực trạng, GDTC, SV, Đại học Luật Hà Nội,...
Status of physical education of students of Hanoi Law University
Summary:
By means of usual scientific research, we have examined the status of physical education in the
course of students at Hanoi Law University. The research results are the practical foundation for
proposing measures to improve physical fitness for students in the future. 
Keywords: Current status, Physical education, internal program, students, Hanoi Law
University,...
*ThS, Trường Đại học Luật Hà Nội
**TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Đỗ Thị Tươi*
Nguyễn Tiến Sơn**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Công tác GDTC nội khóa trong nhà trường
có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy và bồi
dưỡng nhân tố con người, góp phần nâng cao
thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống
lành mạnh. Trường Đại học Luật Hà Nội hiện
đang phát triển cả về quy mô và đa dạng hóa các
loại hình đào tạo. Trong khi đó, những điều kiện
cơ bản cho hoạt động và phát triển TDTT còn
thiếu và yếu như: Cơ sở vật chất phục vụ cho
GDTC chưa được đầu tư đúng mức; Quỹ đất
dành cho TDTT chưa đáp ứng yêu cầu; Trong
khi tỷ lệ tuyển sinh cao (đại học chính quy là
hơn 2000 SV/ năm, chưa kể các loại hình khác),
một số SV mang tư tưởng học đối phó, chất
lượng giờ học còn mang tính hình thức, thể lực
của nhiều SV không đạt quy định theo tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT).
Vì vậy, chúng tôi xác định việc nghiên cứu thực
trạng công tác GDTC nội khóa cho SV là vấn
đề mang tính cấp thiết đối với Trường Đại học
Luật Hà Nội.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử
dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra
sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
Phương pháp toán học thống kê
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng về nội dung chương trình
Giáo dục thể chất
Chương trình được thực hiện với khối lượng
75 tiêt́ đối với bậc đại học hệ chińh quy. Riêng
đối với sinh viên sức khỏe yếu (theo chỉ định
của bác sỹ và có xác nhận của bệnh viện cấp
quận, huyện trở lên) nội dung chương trình
GDTC gồm các nội dung sau: Lý thuyết: 15 tiết;
Thể dục: 30 tiết; Yoga: 30 tiết. 
Với những sinh viên phát triển bình thường
nội dung chương trình GDTC được thực hiện
theo nội dung trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Chương trình GDTC ở
Trường Đại học Luật Hà Nội gồm 75 tiết đáp
ứng yêu cầu theo Thông tư 25/2015/TT-
203
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Bảng 1. Nội dung chương trình môn giáo dục thể chất của Đại học Luật Hà Nội
Kỳ học Nội dung môn học Số tiết Ghi chú
1
Lý thuyết Lý luận Thể dục thể thao 15 Bắt buộc
Thực hành
Thể dục 15
Bắt buộc
Điền kinh 15
Bóng chuyền
30 Tự chọn: SV lựa chọn 1trong 4 môn
Cầu lông 
Aerobic 
Võ 
Tổng 75
BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khối
lượng kiến thức mà người học cần tích lũy tối
thiểu. Được chia thành 2 phần học khác nhau,
học liên tục trong 1 học kỳ đầu.
Tuy nhiên, với đặc điểm là một trường có tỷ
lệ SV nữ tương đối đông trong khi phần tự chọn
còn quá đơn điệu (chỉ có 4 môn) do vậy SV, nhất
là nữ ít có sự lựa chọn.
2. Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục
thể chất
Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC ở
Trường Đại học Luật Hà Nội được trình bày ở
bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Năm Giới tính Trình độ chuyên môn Thâm niên Tuổi đời
2017 Nam Nữ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Dưới 10năm
Trên 10
năm Dưới 40 Trên 40
mi 7 2 0 6 3 7 2 7 2
Tỷ lệ % 77.8 22.2 0 66.7 33.3 77.8 22.2 77.8 22.2
Qua bảng 2 cho thấy: 
Tổng số đội ngũ giáo viên là 09 người, trong
đó có 6 là thạc sĩ, 3 cử nhân, thâm niên công tác
chủ yếu là dưới 10 năm và độ tuổi là dưới 40.
Phần lớn giáo viên đều còn trẻ đây là một mặt
hạn chế vì họ chưa tích lũy được nhiều kinh
nghiệm giảng dạy. Bên cạnh đó, số lượng SV
mỗi khóa của Trường hiện khoảng hơn 2200 SV,
tỷ lệ SV/giảng viên GDTC ở mức hơn 220 SV
/1giảng viên, Trong năm 2017-2018, tỷ lệ bình
quân giờ trực tiếp đứng lớp của giáo viên là 540
giờ/giáo viên (chưa kể giờ chấm thi, giờ nghiên
cứu khoa học và các giờ thực hiện nhiệm vụ
khác), đây là một tỷ lệ cao làm cho mật độ dày
và cường độ làm việc lớn ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng GDTC cho SV. 
3. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học
môn giáo dục thể chất
Để tìm hiểu được thực trạng về hình thức tổ
chức dạy học, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đội
ngũ giáo viên GDTC của Nhà trường. Tổng số
phiếu phát ra là 9, tổng số phiếu thu về là 9. Kết
quả được trình bày ở bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: 
Hình thức dạy học theo lớp và theo nhóm học
tập (nhóm cố định) chiếm tỷ lệ 100%. Một số
giáo viên còn sử dụng hình thức tổ chức dạy học
phân nhóm theo trình độ khá, trung bình, yếu
kém hoặc hình thức dạy học phân nhóm theo
giới tính (33% ở mức độ thường xuyên và 56%
đến 11% ở mức độ ít sử dụng). Đặc biệt là hình
thức tổ chức dạy học theo nhóm không cố định
thì cả 100% số giáo viên đều không sử dụng.
4. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ
công tác giáo dục thể chất 
Thống kê thực trạng cơ sở vật chất phục vụ
công tác GDTC của Trường Đại học Luật Hà
Nội. Được trình bày tại bảng 4.
Qua bảng 4 cho thấy: Căn cứ thông tư số
12/2017/TT-BGDÐT ban hành Quy định về
kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cơ sở vật chất phục
BµI B¸O KHOA HäC
204
Bảng 3. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học môn GDTC
của các giáo viên Trường Đại học Luật Hà Nội (n = 9)
TT Các hình thức tổ chức dạy học
Kết quả 
Thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng
mi % mi % mi %
1 Tổ chức dạy học theo cấp, lớp 9 100 - - - -
2 Hình thức tổ chức phân nhóm theo nhómhọc tập 9 100 - - - -
3 Hình thức tổ chức phân nhóm theo trình độ 3 33.00 5 56.00 1 11.00
4 Hình thức tổ chức phân nhóm theo giới tính 4 45.00 3 33.00 2 22.00
5 Hình thức tổ chức phân nhóm theo nhómkhông cố định - - - - 9 100
Bảng 4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC 
của Trường Đại học Luật Hà Nội
TT Sân bãi – dụng cụ mi Chất liệu
Chất lượng sử dụng
Tốt Trung bình Kém
1 Sân bóng chuyền 2 Sân xi măng x
2 Sân cầu lông 2 Sân nền nhựa tổng hợp x
3 Đường chạy cự ly ngắn 1 Sân xi măng x
4 Sân tập aerobic 1 Sân xi măng x
5 Phòng tập Yoga 1 Nền đá hoa x
vụ cho công tác GDTC của Trường Đại học Luật
Hà Nội hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của việc
dạy và học. Số lượng sân tập và phòng tập còn ít,
chất lượng cơ bản chỉ ở mức trung bình.
5. Thực trạng kết quả học tập môn giáo
dục thể chất của sinh viên
Điểm môn học GDTC của SV Trường Đại
học Luật Hà Nội bao gồm điểm lý thuyết và
điểm thực hành được kiểm tra nằm trong
chương trình giảng dạy nội khóa của Nhà
trường, có thang điểm quy định và cách thức
đánh giá nội dung học tập. Kết quả được trình
bày ở bảng 5.
Qua bảng 5 cho thấy: 
Kết quả học tập lý thuyết của cả 2 khóa có
xu hướng tốt hơn so với thực hành. Điểm lý
thuyết của SV được tăng theo từng khóa (Khóa
40: Giỏi là 6,3%; Khá là 30,5% còn Khóa 41:
Bảng 5. Thống kê kết quả học tập lý thuyết và thực hành môn GDTC 
của SV Trường Đại học Luật Hà Nội (n=200)
Khóa Xếp loại
Điểm lý thuyết Điểm thực hành
mi % mi %
Khóa 40
(n=95)
Giỏi 6 6.30 2 2.10
Khá 29 30.50 21 22.10
Trung bình 49 51.60 59 62.10
Kém 11 11.60 13 13.70
Khóa 41
(n=105)
Giỏi 9 8.60 6 5.70
Khá 35 33.30 16 15.20
Trung bình 50 47.60 65 61.90
Kém 11 10.50 18 17.20
205
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Giỏi là 8,6%; Khá là 33,3%). Tỷ lệ SV đạt loại
kém giảm dần theo từng năm học (Khóa 40:
Kém là 11,6 %, Khóa 41:Kém là 10,5%). 
Kết quả học thực hành của khóa 41 có tỷ lệ
SV đạt loại giỏi (5,7%) cao hơn so với SV khóa
40 (2,1%), nhưng số SV đạt loại kém của khóa
41 (17.2%) lại cao hơn so với khóa 40 (13,7%) 
Tuy nhiên, kết quả học tập SV của cả hai
khóa ở cả nội dung lý thuyết và thực hành đều
chủ yếu đạt loại trung bình (chiếm 47,6% -
61,9% và 51,6% - 62,1%). Điều này chứng tỏ
kết quả học tập của SV còn thấp. 
6. Thực trạng thể lực của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và xếp loại
thể lực 200 sinh viên chính quy Khóa 40 và
Khóa 41 Trường Đại học Luật Hà Nội dựa trên
quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học
sinh, sinh viên (Ban hành kèm theo Quyết định
số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
Kết quả được trình bày trong bảng 6 và 7 
Qua kết quả ở bảng 6 và 7 cho thấy:
- Sự khác biệt về trình độ thể lực của sinh
viên khóa 41và khóa 40 Trường Đại học Luật
Hà Nội là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất
thống kê p > 0,05. 
- Kết quả kiểm tra thể lực của SV khoá 41và
Bảng 6. Kết quả khảo sát tình trạng thể lực của sinh viên (n= 200)
TT Nội dung kiểm tra
Khóa 41 Khóa 40
t tính pChỉ tiêu
đạt x ± d Cv (%)
Chỉ tiêu
đạt x ± d Cv (%)
Nam (n=27) Nam (n=26)
1 Nằm ngửa gập bụng 30giây (sl) 16 - 21 19.01 ± 3.46 18.21 17-22 19.39 ± 3.33 17.15 1.016
2 Bật xa tại chỗ (cm) 205 - 222 214.40 ± 17.64 8.23 207-225 216.89 ± 17.7 8.17 1.285
3 Chạy 30 m XPC (s) 5.8 - 4.8 5.03 ± 0.44 8.78 5.7-4.7 5.11 ± 0.48 9.47 1.485 >0.05
4 Chạy con thoi 4 x 10 m (s) 12.5 - 11.8 11.99 ± 0.57 4.74 12.4-11.75 11.92 ± 0.48 4.06 1.232
5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 940 - 1050 1015.12 ± 69.92 6.89 950-1060 1027.40 ± 81.20 7.90 1.496
Nữ (n=78) Nữ (n=69)
1 Nằm ngửa gập bụng 30giây (sl) 15-18 17.28±2.65 15.32 16-19 17.44±2.73 15.68 1.033
2 Bật xa tại chỗ (cm) 151-168 163.03±13.76 8.44 153-169 163.62±14.13 8.63 0.758
3 Chạy 30 m XPC (s) 6.8-5.8 6.22±0.50 8.10 6.7-5.7 6.18±0.63 10.16 1.156
4 Chạy con thoi 4 x 10 m (s) 13.1-12.1 12.59±0.67 5.34 13.0-12.0 12.55±0.83 6.06 0.985 >0.05
5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 850-930 895±58.67 6.56 870-940 898.67±60.06 6.68 1.224
Môn học Bóng chuyền
được sinh viên Trường Đại
học Luật Hà Nội rất yêu thích
tập luyện (Ảnh minh họa)
>0.05
>0.05
BµI B¸O KHOA HäC
206
Bảng 7. Kết quả phân loại trình độ thể lực theo tiêu chuẩn của SV (n= 200)
TT Nội dung kiểm tra
Khóa 41 Khóa 40
Tốt
(%)
Đạt 
(%)
Chưa 
đạt (%)
Tốt
(%)
Đạt
(%)
Chưa
đạt (%)
Nam (n=27) Nam (n=26)
1 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 29.85 53.73 16.42 27.46 55.63 16.9
2 Bật xa tại chỗ (cm) 26.87 56.22 16.92 28.87 54.23 16.9
3 Chạy 30 m XPC (s) 29.35 57.21 13.43 29.58 52.82 17.61
4 Chạy con thoi 4 x 10 m (s) 28.86 58.21 12.94 28.87 52.11 19.01
5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 30.85 54.73 14.43 27.46 53.52 19.01
Nữ (n=78) Nữ (n=69)
1 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 26.15 54.77 19.08 25.71 54.42 19.87
2 Bật xa tại chỗ (cm) 27.23 53.85 18.92 27.88 54.09 18.03
3 Chạy 30 m XPC (s) 26.92 56.92 16.15 25.21 53.76 21.04
4 Chạy con thoi 4 x 10 m (s) 26.62 53.54 19.85 25.88 53.92 20.2
5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 27.54 53.23 19.23 25.04 55.93 19.03
40 Trường Đại học Luật Hà Nội theo tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể chủ yếu ở mức đạt (Tỷ lệ này
ở khóa 41 của nam chiếm từ 53,73% - 58,21% và
ở nữ chiếm từ 53,23% - 56,92%; Tỷ lệ này ở khóa
40 của nam chiếm từ 52,11% - 55,63% và ở nữ
chiếm từ 53,76% - 55,93%). Tỷ lệ SV có kết quả
kiểm tra ở loại không đạt còn cao ở khóa 41 tỷ lệ
này ở nam chiếm từ 12,94% - 16,92% và tỷ lệ ở
nữ chiếm từ 16,15% - 19,85%, ở khóa 40 tỷ lệ
này ở nam chiếm từ 16,90% - 19,01% và tỷ lệ ở
nữ chiếm từ 18,03% - 21,04%.
- Nhìn chung, tỷ lệ SV không đạt tiêu chuẩn
đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ở
một số nội dung bắt buộc) là khá cao và được
dàn trải ở các khóa. 
KEÁT LUAÄN
Đánh giá thực trạng công tác GDTC nội khóa
của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho
thấy: Đội ngũ giáo viên GDTC phần lớn đều có
trình độ thạc sĩ và độ tuổi còn trẻ; Hình thức dạy
học môn GDTC còn đơn điệu; Nội dung chương
trình GDTC đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
GDTC hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của việc
dạy và học; Kết quả học tập môn học của SV
chủ yếu đạt loại trung bình; Trình độ thể lực của
SV hai khóa 41 và 40 là như nhau, trong đó có
nhiều SV không đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều này chứng tỏ công tác GDTC nội khóa của
SV Trường Đại học Luật Hà Nội chưa đáp ứng
được mục tiêu đề ra. 
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Xây
dựng chương trình môn học Giáo dục thể chất
theo Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT Hà Nội,
ngày 14/10/201, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
2. Đỗ Thị Tươi (2017), “Những yếu tố ảnh
hưởng tới hứng thú trong giờ Giáo dục thể chất
của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội”,
Tạp chí khoa học Đào tạo và huấn luyện thể
thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3. Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề
tài khoa học cấp trường “Nâng cao thể lực của
sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội thông qua
hoạt động giáo dục thể chất", Trường Đại học
Luật Hà Nội, Mã số: LH-2018-32/ĐHL - Hà Nội.
(Bài nộp ngày 8/11/2018, Phản biện ngày
12/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Thị Tươi
Email: dotuoi.dhluat.hn@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_giao_duc_the_chat_noi_khoa_cua_sinh_vien.pdf