Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành bóng chuyền năm thứ nhất, ngành giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác giảng

dạy kỹ thuật Bóng chuyền cho sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Bóng chuyền, Ngành GDTC,

Trường Đại học TDTT trên các mặt: Thực trạng chương trình giảng dạy, thực trạng đội ngũ giáo

viên, thực trạng cơ sở vật chất, thực trạng kết quả học tập, xác định những sai lầm thường mắc

trong thực hiện kỹ thuật cơ bản và thực trạng sử dụng các phương tiện sửa chữa sai lầm thường

mắc trng giảng dạy kỹ thuật cơ bản môn Bóng chuyền. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để lựa chọn

phương tiện khắc phục các sai lầm thường mắc trong giảng dạy kỹ thuật cơ bản cho sinh viên.

pdf 7 trang kimcuc 5240
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành bóng chuyền năm thứ nhất, ngành giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành bóng chuyền năm thứ nhất, ngành giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành bóng chuyền năm thứ nhất, ngành giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
BµI B¸O KHOA HäC
144
THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC GIAÛNG DAÏY KYÕ THUAÄT BOÙNG CHUYEÀN CHO SINH VIEÂN
CHUYEÂN NGAØNH BOÙNG CHUYEÀN NAÊM THÖÙ NHAÁT, NGAØNH GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅÂ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác giảng
dạy kỹ thuật Bóng chuyền cho sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Bóng chuyền, Ngành GDTC,
Trường Đại học TDTT trên các mặt: Thực trạng chương trình giảng dạy, thực trạng đội ngũ giáo
viên, thực trạng cơ sở vật chất, thực trạng kết quả học tập, xác định những sai lầm thường mắc
trong thực hiện kỹ thuật cơ bản và thực trạng sử dụng các phương tiện sửa chữa sai lầm thường
mắc trng giảng dạy kỹ thuật cơ bản môn Bóng chuyền. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để lựa chọn
phương tiện khắc phục các sai lầm thường mắc trong giảng dạy kỹ thuật cơ bản cho sinh viên. 
Từ khóa: Thực trạng, giảng dạy kỹ thuật, Bóng chuyền, sinh viên, chuyên ngành Bóng chuyền,
Ngành GDTC, Đại học TDTT Bắc Ninh.
Current status of teaching volleyball techniques for first-year students majoring in
volleyball, physical education faculty, Bac Ninh Sport University
Summary:
Utilizing the usual scientific research methods to assess the current state of teaching volleyball
techniques for first-year students in the volleyball field, physical education, and universities of
Physical Education based on the following aspects: The current state of the curriculum, the current
state of teaching staffs, the current state of the facilities, the state of the learning outcomes, the
identification of common mistakes in basic technology implementation and the actual use of
corrective methods are often made to teach basic techniques of volleyball. The research results
are the foundation for choosing the means to overcome the common mistakes in basic engineering
teaching for students.
Keywords: Current status, technical teaching, volleyball, students, volleyball, Bac Ninh Sport
University.
*TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Phạm Thế Vượng; Tô Xuân Thục* 
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Trong giảng dạy các môn thể thao nói chung
và môn Bóng chuyền cho sinh viên chuyên
ngành Bóng chuyền năm thứ nhất, Ngành
GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, giảng
dạy kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng đến kết
quả học tập của sinh viên. Để hoàn thiện các kỹ
trong môn Bóng chuyền, người tập phải thực
hiện thuần thục các kỹ thuật cơ bản và ứng dụng
như: Chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp
tay, phát bóng, đập bóng và chắn bóng... Qua
khảo sát sơ bộ chúng tôi nhận thấy: Số lượng
sinh viên một lớp chuyên ngành Bóng chuyền
rất đông; Số lượng sân bãi dụng cụ còn hạn chế
cho việc nắm bắt kỹ, chiến thuật của sinh viên,
đặc biệt sự thay đổi trong công tác tuyển sinh
và thay đổi chương trình đào tạo của Nhà
trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng
dạy môn học Bóng chuyền cho sinh viên chuyên
ngành Bóng chuyền năm thứ nhất, Ngành
GDTC. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn các phương
tiện nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy
kỹ thuật môn Bóng chuyền cho sinh viên
chuyên ngành Bóng chuyền năm thứ nhất,
Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
là một việc làm thiết thực, phù hợp với chương
145
Sè §ÆC BIÖT / 2018
trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng môn
Bóng chuyền trong Nhà trường nói riêng và sự
phát triển của Bóng chuyền Việt Nam nói chung.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát sư
phạm, phương pháp phỏng vấn và phương pháp
toán học thống kê.
Khảo sát được tiến hành trên 109 sinh viên
chuyên ngành Bóng chuyền các khóa 50, khóa
51 và khóa 52, Ngành GDTC, Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng chương trình giảng dạy
môn Bóng chuyền cho sinh viên chuyên
ngành Bóng chuyền năm thứ nhất, Ngành
GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Chương trình giảng dạy môn Bóng chuyền
cho sinh viên chuyên Ngành Bóng chuyền năm
thứ nhất, Ngành GDTC Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh. Được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Năm học chuyên ngành
thứ nhất được giảng dạy với tổng số 08 tín chỉ
và được bố trí 02 học kỳ, tương ứng với học kỳ
3 đến học kỳ 4, với tổng số 120 giờ thực dạy (14
giờ lý thuyết, 16 giờ bài tập, 18 giờ phương
pháp, 68 giờ thực hành) và 220 giờ tự học.
Chương trình được xây dựng hợp lý và đảm bảo
giảng dạy toàn diện các nội dung kỹ thuật, chiến
thuật, thể lực, phương pháp cho sinh viên. 
2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn Bóng chuyền tại Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh
Thống kê thực trạng cán bộ giảng dạy môn
Bóng chuyền tại Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh được trình bày như ở bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Cán bộ giảng dạy môn
Bóng chuyền tại Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh có cả giáo viên có thâm niên công tác trên
15 năm và dưới 10 năm, trong đó có 2 giáo viên
trên 15 năm công tác và có trình độ tiến sĩ, là
những giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm
giảng dạy và tổ chức lớp. Có 2 giáo viên trẻ
Bảng 2. Thực trạng chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên 
giảng dạy môn Bóng chuyền Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Thâm niên công tác Giới tính Trình độ chuyên môn
Nam Nữ Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ
Dưới 5 năm 0 0 0 0 0
Từ 5 – 15 năm 5 1 2 3 0
Trên 15 năm 2 0 0 0 2
Tổng cộng 6 1 2 3 2
đang theo học thạc sĩ, đó là một mặt hạn chế vì
giáo viên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm
giảng dạy, tuy nhiên, đây là lực lượng có thể tiếp
cận khoa học kỹ thuật, có thể học tập nâng cao
trình độ để trở thành những cán bộ có trình độ
cao, đây lại là một mặt có tính tích cực. Đội ngũ
giảng viên đảm bảo về số lượng và chất lượng
trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành Bóng
chuyền, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ dạy
Bóng chuyền của Trường Đại học Thể dục
thể thao Bắc Ninh
Kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất ở
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được trình bày
ở bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy, cơ sở vật chất ở Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh phục vụ cho công tác
giảng dạy Bóng chuyền còn thiếu và còn hạn chế
cả về chất lượng và số lượng. Trường hiện có 07
Bảng 3. Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ
phục vụ cho công tác giảng dạy môn Bóng
chuyền của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
TT Sân bãi dụng cụdạy Bóng chuyền mi Chất lượng
1 Sân Bóng chuyền 5 Bình thường
2 Sân Bóng chuyềnbãi biển 2 Không đảm bảo
3 Bóng 30 Tốt
4 Tường tập bổ trợ 2 Tốt
5 Bóng nhồi 20 Tốt
BµI B¸O KHOA HäC
146
Tín
chỉ Nội dung 
Hình thức tổ chức Tổng giờ
thực dạydạy môn học
LT BT PP TH Tự học
1
- Kỹ thuật cơ bản Bóng chuyền
15
+ Nguyên lý kỹ thuật cơ bản 2 4
+ Thực hành kỹ thuật 10 20
+ Bài tập: Khâu chi tiết của kỹ thuật 1 2
+ Trình tự giảng dạy kỹ thuật 2 4
2
- Thực hành các kỹ thuật
15
+ Kỹ thuật chạy đà đập bóng 2 4
+ Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện 2 4
+ Tập luyện phối hợp 6 12
+ Bài tập: Phân tích cấu trúc bước đà 1 2
+ Phương pháp giảng dạy 1 kỹ thuật 2 4
+ Kiểm tra giữa kỳ 2
3
- Tập phối hợp và thi đấu
15
+ Một số luật thi đấu cơ bản 2 2
+ Tập phối hợp phát và đỡ phát 4 8
+ Tập phối hợp C2 và đập bóng 6 12
+ Thi đấu ứng dụng và trọng tài 3 6
4
- Phương pháp giảng dạy kỹ thuật và luyện tập
15
+ Phương pháp giảng dạy kỹ thuật Bóng chuyền 2 2
+ Phát triển thể lực chuyên môn 4 8
+ Tập luyện phối hợp 4 8
+ Bài tập: Biên soạn các bài tập giảng dạy kỹ thuật BC 1 2
+ Thi đấu và trọng tài 2 4
+ Thi cuối kỳ 2
5
- Kỹ thuật tấn công cơ bản
15
+ Nguyên lý kỹ thuật đệm đỡ bóng 2 4
+ Đập bóng chính diện 4 8
+ Phát bóng cao tay trước mặt mạnh 4 8
+ Bài tập: Hệ thống các bài tập đập bóng cơ bản 2 4
+ Thi đấu và trọng tài 3 6
6
- Kỹ thuật phòng thủ ứng dụng
15
+ Nguyên lý kỹ thuật chắn bóng cơ bản 2 4
+ Tập chắn bóng và yểm hộ 4 8
+ Tập đỡ đệm và lăn ngã cứu bóng 2 4
+ Tập phối hợp kỹ thuật phòng thủ 2 4
+ Bài tập: Hệ thống bài tập chắn bóng 1 2
+ Thi đấu ứng dụng và luật 2 4
+ Kiểm tra giữa kỳ 2
7
- Tập luyện phối hợp và thi đấu
15
+ Luật thi đấu 2 4
+ Tập phối hợp tấn công và phòng thủ 4 8
+ Tập chuyền hai và đập bóng 4 8
+ Bài tập: Hệ thống bài tập chuyền hai 2 4
+ Tổ chức thi đấu và trọng tài 3 6
8
- Thi đấu ứng dụng và phương pháp tổ chức một trận đấu
15
+ Luật – Các hệ thống thi đấu 2 4
+ Tập phối hợp thi đấu ứng dụng 4 8
+ Phát triển thể lực chuyên môn 2 4
+ Thăm quan: Thống kê kỹ thuật Giải Bóng chuyền A1 (Vòng loại) 2 4
+ Thực tập phương pháp trọng tài 3 6
+ Thi học phần 2
Tổng số: 14 16 18 68 220 120
Bảng 1. Thực trạng chương trình giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên chuyên
ngành Bóng chuyền năm thứ nhất, Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
147
Sè §ÆC BIÖT / 2018
sân Bóng chuyền đều ngoài trời, không có mái
che, nền sân vẫn là bê tông và cát, số lượng sân
ít không đủ chỗ cho học sinh tập luyện với mỗi
khối học có từ 25 đến 30 SV, thậm chí có khối
còn hơn 50 người, chia ra 2 sân thì số lượng bóng
cũng như diện tích sân không đủ. Bên cạnh đó,
giờ học còn phụ thuộc rất nhiều bởi thời tiết, từ
tháng 8 tới tháng 10, giờ học vào tiết 3 - 4 và 5 -
6 rất nóng bức, còn vào tháng 2, tháng 3 thời tiết
lập xuân, trời mưa không thể tổ chức giảng dạy
và học tập khi mưa liên tục. Thực tế này đòi hỏi
Nhà trường cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất
cũng như trang thiết bị tập luyện để đáp ứng nhu
cầu dạy và học môn Bóng chuyền.
4. Thực trạng kết quả học môn Bóng
chuyền của sinh viên chuyên ngành Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh
Tiến hành lấy kết quả học tập ở 2 học phần
đầu của sinh viên chuyên ngành Bóng chuyền,
Ngành GDTC gần đây, gồm các khóa đại học
50; 51; 52, cho thấy: Nhìn chung các giáo viên
đã đảm bảo tốt các quy định trong giảng dạy, kết
quả được trình bày tại bảng 4.
Bảng 4. Kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Bóng chuyền năm thứ nhất 
Ngành GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=109)
TT Khóa Số lượnghọc sinh
Kết quả
Xuất sắc, Giỏi Khá Trung bình Không đạt
mi % mi % mi % mi %
1 50 53 7 13.20 14 26.40 27 50.90 5 9.40
2 51 30 6 20.00 8 26.60 13 43.30 3 10.00
3 52 26 6 23.07 8 34.80 10 26.00 2 0.76
Qua bảng 4 cho thấy: Kết quả học tập của các
khóa đại học 50; 51; 52 đạt khá và giỏi chiếm tỉ
lệ cao, số lượng sinh viên đạt loại xuất sắc còn
ít. Kết quả này phản ánh sự thay đổi trong công
tác tuyển sinh đầu vào chuyên môn của các em,
mặt khác do thay đổi chương trình môn học từ
niên chế sang hình thức tín chỉ, thời lượng cho
một tín chỉ quá ít trong khi yêu cầu chuyên môn
lại cao. Qua đó đã cho thấy, việc trang bị kỹ
thuật cơ bản cho các em ngay từ thời gian đầu
hết sức quan trọng. Với kết quả trên thấy rằng,
việc hoàn thiện kỹ thuật cơ bản cho các em cần
thiết phải sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện
đại, khoa học, đa dạng trong công tác giảng dạy
giúp rút ngắn thời gian tiếp thu và khắc phục
những sai lầm trong thực hiện các kỹ thuật
nhanh nhất. Kết quả kém như vậy chủ yếu là do
các sai lầm khi thực hiện động tác kỹ thuật ít
được quan tâm sửa chữa.
5. Xác định những sai lầm thường mắc
thực hiện các kỹ thuật cơ bản trong Bóng
chuyền cho sinh viên chuyên ngành Bóng
chuyền năm thứ nhất, Ngành GDTC Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh
Qua quá trình quan sát thực tế, quá trình học
tập, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn trực tiếp các
giáo viên Bộ môn, thống qua quan sát sư phạm
qua các buổi tập bằng cách ghi hình, sử dụng
công nghệ kỹ thuật số phân tích các giai đoạn
(quay chậm), sau đó so sánh với kỹ thuật chuẩn
đã được các chuyên gia, giáo viên, huấn luyện
viên sử dụng làm tài liệu tham khảo hay nói
cách khác kỹ thuật mà các vận động viên đẳng
cấp cao thực hiện, chúng tôi đã hệ thống được
33 sai lầm cơ bản thường mắc khi trong thực
hiện kỹ thuật cơ bản Bóng chuyền của sinh viên
chuyên ngành Bóng chuyền năm thứ nhất,
Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
như sau:
Kỹ thuật đập bóng cơ bản
1. Vào đà sớm, chạy đà quá ngắn;
2. Tốc độ chạy đà chậm;
3. Góc gập của gối (giữa đùi và cẳng chân
quá lớn) dẫn đến không nâng được trọng tâm cơ
BµI B¸O KHOA HäC
148
thể lên trên mà bị trôi về trước rất nhiều;
4. Bước đà cuối cùng ngắn, không hạ thấp
trọng tâm;
5. Điểm giậm nhảy sâu, đặt chân ở bước cuối
chưa thực hiện gìm đà;
6. Phối hợp vung tay khi bật nhảy chưa nhịp
nhàng;
7. Tốc độ vung tay đánh bóng chậm;
8. Thời điểm tiếp xúc bóng không đúng (hoặc
là quá thấp hoặc là quá sau đầu) dẫn đến khi
thực hiện động tác đánh bóng tay bị co;
9. Tiếp xúc bóng bàn tay căng cứng, không
gập cổ tay;
10. Tiếp xúc bóng ở cùi tay nên bóng đi
không đúng hướng;
11. Giật cẳng tay khi đập bóng;
12. Tiếp đất chưa tốt, duỗi thẳng chân quá
sớm;
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay
trước mặt cơ bản:
1. Tư thế chuẩn bị chuyền bóng ưỡn thẳng;
2. Khoảng cách chân xa quá;
3. Hình tay tiếp xúc bóng không đều (nhiều
chạm);
4. Ngón cái hay đưa ra trước trong khi
chuyền;
5. Tiếp xúc bóng dưới cằm (dính bóng);
6. Tiếp xúc bóng cao quá (không có lực);
6. Lực chuyền bóng phối hợp không liên tục;
7. Kết thúc động tác, tay không vươn theo
bóng;
Kỹ thuật đêm bóng cơ bản (Chuyền bóng
thấp tay bằng hai tay)
1. Tư thế chuẩn bị đệm bóng hai chân hẹp quá;
2. Tư thế chuẩn bị thẳng người quá;
3. Hình tay đệm bóng bàn tay đan vào nhau;
4. Tiếp xúc bóng ngoài cùi tay;
5. Lực đánh bóng không liên tục;
6. Đánh bóng hay co tay ở khớp khủy;
7. Góc tiếp xúc bóng giữa tay với thân người
nhỏ;
8. Kết thúc động tác, tay không vươn theo bóng;
Kỹ thuật phát bóng cơ bản:
1. Tư thế phát bóng bằng nhau;
2. Tung bóng và vung tay không nhịp điệu;
3. Lực đánh bóng không duỗi được cẳng tay;
4. Đánh vào bóng bị hụt;
5. Tiếp xúc bóng lệch;
6. Kết thúc động tác không vươn tay theo bóng;
Các sai lầm trên là những nguyên nhân chính
dẫn tới việc giảng dạy kỹ thuật Bóng chuyền
cho sinh viên chưa thực sự hiệu quả
6. Thực trạng sử dụng các phương tiện
giảng dạy và sửa chữa những sai lầm
thường mắc trong giảng dạy kỹ thuật cơ
bản cho sinh viên chuyên ngành Bóng
chuyền năm thứ nhất, Ngành GDTC Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện
giảng dạy và sửa chữa những sai lầm trong
giảng dạy kỹ thuật cơ bản cho sinh viên chuyên
ngành Bóng chuyền năm thứ nhất, Ngành
GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng
tôi tiến hành thống kê các phương tiện được các
giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy kỹ
thuật cơ bản cho sinh viên. Kết quả chi tiết được
trình bày tại bảng 5.
Qua bảng 5 cho thấy:
Về phương tiện sử dụng trong quá trình giảng
dạy và sửa chữa các sai lầm thường mắc trong
dạy học kỹ thuật cơ bản cho sinh viên chuyên
ngành Bóng chuyền năm thứ nhất chủ yếu là các
bài tập cơ bản với bóng; tường và người cùng
tập lặp lại được sử dụng nhiều trong các bài tập.
Các phương tiện kỹ thuật số, băng đĩa hình,
phương tiện bổ trợ khác để hoàn thiện các kỹ
thuật gần như không được áp dụng.
Căn cứ vào kết quả phân tích, tổng hơp các
tài liệu chung và chuyên môn cho thấy, trong
giảng dạy kỹ thuật cơ bản các phương tiện trực
quan và sửa chữa sai lầm có vị trí hết sức quan
trọng, song kết quả quan sát cho thấy các giáo
viên chưa chú trọng tới việc sử dụng các phương
tiện sửa chữa sai lầm khi sửa chữa kỹ thuật động
tác của sinh viên. Về hình thức tập luyện: Bộ
môn thường sử dụng hai hình thức chính là tập
luyện toàn bộ và theo chia nhóm. Nhưng đối với
lớp có số lượng sinh viên đông như hiện nay, tập
luyện toàn bộ thì khả năng bao quát cả lớp không
được tốt, không chỉnh sửa được từng cá nhân, do
vậy phải vận dụng hợp lý 2 hình thức này mới
làm tăng khả năng tập trung của người học.
KEÁT LUAÄN
1. Chương trình môn học được xây dựng cho
sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Bóng
chuyền hợp lý và đảm bảo giảng dạy toàn diện
149
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Bảng 5. Kết quả quan sát thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học và sửa chữa sai
lầm thường mắc trong dạy học kỹ thuật Bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành Bóng
chuyền năm thứ nhất, Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
TT Kỹ thuật và những sai lầm thường mắc Phương tiện giảng dạy và sửa chữanhững sai lầm thường mắc
I Kỹ thuật đập bóng
1 Vào đà sớm, chạy đà quá ngắn BTchạy đà lập lại
2 Tốc độ chạy đà chậm BTchạy đà lập lại
3 Góc gập của gối (giữa đùi và cẳng chân quá lớn) BT Bật cóc; Gánh tạ đứng lên ngồi xuống
4 Bước đà cuối cùng ngắn BT nhảy qua vật cản
5 Điểm giậm nhảy sâu, chưa thực hiện gìm đà BTchạy đà lập lại
6 Phối hợp vung tay khi bật nhảy chưa nhịp nhàng BT vung tay tại chỗ
7 Tốc độ vung tay đánh bóng chậm BT vung tay tại chỗ
8 Thời điểm tiếp xúc bóng không đúng BT Gõ bóng vào tường
9 Tiếp xúc bóng bàn tay căng cứng, không gập cổ tay BT Gõ bóng vào tường; BT đập bóng treo
10 Tiếp xúc bóng ở cùi tay nên bóng đi không đúng hướng BT Gõ bóng vào tường; BT Gõ phòng thủ
11 Giật cẳng tay khi đập bóng BT Gõ bóng vào tường
12 Tiếp đất chưa tốt, duỗi thẳng chân quá sớm BT bật nhảy hố cát; BT đập bóng cơ bản
II Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
1 Tư thế chuẩn bị chuyền bóng ưỡn thẳng BT lập lại tư thế chuyền
2 Khoảng cách chân xa quá. BT lập lại tư thế chuyền
3 Hình tay tiếp xúc bóng không đều (nhiều chạm) BT hình tay vào tường; BT tự chuyền trên đầu 
4 Ngón cái hay đưa ra trước trong khi chuyền BT hình tay vào tường; BT tự chuyền trên đầu 
5 Tiếp xúc bóng dưới cằm (dính bóng) BT hình tay vào tường; BT tự chuyền trên đầu 
6 Tiếp xúc bóng cao quá (không có lực) BT chuyền vào tường; BT tự chuyền trên đầu 
7 Lực chuyền bóng phối hợp không liên tục BT với bóng nhồi
8 Kết thúc động tác, tay không vươn theo bóng BT chuyền vào tường
III Kỹ thuật đệm bóng
1 Tư thế chuẩn bị đệm bóng hai chân hẹp quá BT lập lại tư thế đệm
2 Tư thế chuẩn bị thẳng người quá BT lập lại tư thế đệm
3 Hình tay đệm bóng bàn tay đan vào nhau BT hình tay có người giữ bóng
4 Tiếp xúc bóng ngoài cùi tay BT hình tay có người giữ bóng
5 Lực đánh bóng không liên tục BT hình tay có người giữ bóng
6 Đánh bóng hay co tay ở khớp khủy BT đệm vào tường; BT hình tay có người giữ bóng
7 Góc tiếp xúc bóng giữa tay với thân người nhỏ BT đệm vào tường
8 Kết thúc động tác, tay không vươn theo bóng BT đệm vào tường; BT đối đệm
IV Kỹ thuật phát bóng
1 Tư thế phát bóng bằng nhau BT lập lại tư thế phát
2 Tung bóng và vung tay không nhịp điệu BT tự tung bóng
3 Lực đánh bóng không duỗi được cẳng tay BT Phát bóng cự ly xa
4 Đánh vào bóng bị hụt BT một người tung phục vụ phát bóng
5 Tiếp xúc bóng lệch BT Phát bóng cự ly gần
6 Kết thúc động tác không vươn tay theo bóng BT Phát bóng cự ly xa
BµI B¸O KHOA HäC
150
các nội dung kỹ thuật, chiến thuật, thể lực,
phương pháp cho sinh viên.
2. Đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng
và chất lượng trong giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngành Bóng chuyền, Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh.
3. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn
Bóng chuyền còn thiếu cả về số lượng và chất
lượng, ảnh hưởng không tốt tới việc giảng dạy
môn học. 
4. Kết quả học tập của các khóa đại học 50;
51; 52 đạt khá và giỏi chiếm tỉ lệ cao, số lượng
sinh viên đạt loại xuất sắc còn ít.
5. Xác định được 33 sai lầm cơ bản thường
mắc trong thực hiện kỹ thuật cơ bảncủa sinh
viên chuyên ngành Bóng chuyền năm thứ nhất,
Ngành GDTC theo 4 nhóm kỹ thuật cơ bản môn
Bóng chuyền.
6. Trong quá trình giảng dạy và sửa chữa các
sai lầm thường mắc trong dạy học kỹ thuật cơ
bản cho sinh viên chuyên ngành Bóng chuyền
năm thứ nhất, các giáo viên chủ yếu sử dụng các
bài tập cơ bản với bóng; tường và người cùng
tập lặp lại được sử dụng nhiều trong các bài tập.
Các phương tiện kỹ thuật số, băng đĩa hình,
phương tiện bổ trợ khác để hoàn thiện các kỹ
thuật gần như không được áp dụng.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Đinh Văn Lẫm (2006), Giáo trình Bóng
chuyền, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý
luận và phương pháp TDTT, NxbTDTT, Hà Nội.
3. Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), “Nghiên
cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát
triển TDTT trong Nhà trường các cấp”, Tuyển
tập nghiên cứu khoa học GDTC - sức khoẻ trong
trường học các cấp, Nxb TDTT.
(Bài nộp ngày 12/11/2018, Phản biện ngày
15/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thế Vượng
Email: phamthevuongbc@gmail.com)
Trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Bóng chuyền, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh,
việc hoàn thiện kỹ thuật luôn được các giảng viên Bộ môn chú ý

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_giang_day_ky_thuat_bong_chuyen_cho_sinh.pdf