Thư viện với mục tiêu phát triển bền vững

Thư viện góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững của

mỗi quốc gia, và tham gia thực hiện cam kết mục tiêu thiên niên kỷ của Liên

Hợp Quốc. Trong 17 mục tiêu thiên niên kỷ năm 2030 do Liên Hợp Quốc đề

ra tháng 9 năm 2015 có đưa ra vai trò, nhiệm vụ của thư viện tham gia góp

phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững. Thư viện là nơi cung cấp

thông tin, chuyển giao tri thức, nâng cao dân trí, đảm bảo nâng cao đời sống

văn hóa, tinh thần cho mỗi người dân, là nơi mọi người có khả năng tiếp cận

thông tin một cách bình đẳng và cũng là nơi tạo ra nguồn thông tin khổng lồ

cho nhân loại. Dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện gắn với mục tiêu phát

triển bền vững của mỗi quốc gia, lấy thư viện là cầu nối để quảng bá, tuyên

truyền, cung cấp thông tin về mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu thiên

niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

pdf 6 trang kimcuc 10700
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện với mục tiêu phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện với mục tiêu phát triển bền vững

Thư viện với mục tiêu phát triển bền vững
18 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tóm tắt: Th ư viện góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững của 
mỗi quốc gia, và tham gia thực hiện cam kết mục tiêu thiên niên kỷ của Liên 
Hợp Quốc. Trong 17 mục tiêu thiên niên kỷ năm 2030 do Liên Hợp Quốc đề 
ra tháng 9 năm 2015 có đưa ra vai trò, nhiệm vụ của thư viện tham gia góp 
phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững. Th ư viện là nơi cung cấp 
thông tin, chuyển giao tri thức, nâng cao dân trí, đảm bảo nâng cao đời sống 
văn hóa, tinh thần cho mỗi người dân, là nơi mọi người có khả năng tiếp cận 
thông tin một cách bình đẳng và cũng là nơi tạo ra nguồn thông tin khổng lồ 
cho nhân loại. Dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện gắn với mục tiêu phát 
triển bền vững của mỗi quốc gia, lấy thư viện là cầu nối để quảng bá, tuyên 
truyền, cung cấp thông tin về mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu thiên 
niên kỷ của Liên Hợp Quốc. 
Từ khóa: Th ư viện; phát triển bền vững
 Library and the sustainable development goals
Abstract: Library can make a major contribution to the achievement of 
the Sustainable Development Goals as well as the United Nations Millenial 
Development Goals of each country. Its roles and responsibilities have been 
identifi ed in the 2030 Agenda for Sustainable Development annouced by the 
United Nations in September 2015. Library provides information, exchanges 
knowledge, improves human interlectual as well as the cultural and spiritual 
life of each citizen. It also provides people equal access to information and 
creates an enormous amount of information for humankind. Library services 
and products contribute to the achievement of the sustainable development 
goals of each country as library is considered the bridge to provide information, 
to promote and advertise about United Nations sustainable development 
goals, Millenial Development Goals.
Keywords: Library; sustainable development.
THƯ VIỆN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Th S Phạm Kim Th anh
 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 19
Khi triển khai những kế hoạch thực 
hiện các mục tiêu phát triển bền vững, 
cộng đồng thư viện sẽ có cơ hội cùng với 
các nhà lãnh đạo chính phủ thể hiện thư 
viện là cơ quan phục vụ mang lại hiệu 
quả để thúc đẩy những ưu tiên phát triển 
mục tiêu quốc gia, nâng cao vai trò, vị 
thế, nhiệm vụ của thư viện trong phát 
triển bền vững.
Bước vào thế kỷ 21, nhiều phát kiến 
khoa học và phát minh công nghệ đã 
ra đời, cùng với đó xuất hiện nhiều 
ứng dụng mới trong lưu trữ, tích luỹ 
và chuyển giao tri thức nhân loại. Thư 
viện đóng góp quan trọng cho sự phát 
triển xã hội của mỗi quốc gia. Thư viện 
có vai trò quan trọng trong việc đạt 
được mục tiêu phát triển bền vững cho 
mỗi quốc gia và góp phần đạt được mục 
tiêu phát triển bền vững tới năm 2030 
do LHQ đề ra.
Th ư viện hỗ trợ nhiều khía cạnh của 
Chương trình nghị sự LHQ năm 2030 và 
Mục tiêu phát triển bền vững. Th ư viện 
là các tổ chức công cộng quan trọng, có 
một vai trò sống còn trong phát triển ở 
tất cả các cấp của xã hội. IFLA đã vận 
động về tăng cường tiếp cận thông tin và 
kiến thức trong toàn xã hội, được hỗ trợ 
bằng tính sẵn có của công nghệ thông tin 
và truyền thông (ICT), hỗ trợ phát triển 
bền vững và cải thiện đời sống nhân dân, 
đảm bảo đưa vào chương trình việc tiếp 
cận thông tin, công nghệ thông tin và văn 
hóa. UNESCO cũng tuyên bố các quốc 
gia cần bình đẳng trong việc tiếp cận 
thông tin đối với người dân, bên cạnh đó 
khoa học công nghệ có tính kế thừa, thúc 
đẩy xã hội phát triển, vì vậy việc phổ biến 
Mở đầu
Để mỗi quốc gia hoàn thành mục tiêu 
phát triển bền vững do chính phủ đề ra, 
và thực hiện cam kết mục tiêu phát triển 
bền vững (SDGs) do Liên Hợp Quốc 
(LHQ) đề xướng cần có sự đóng góp của 
toàn xã hội. Th ư viện là cơ quan cung 
cấp thông tin, chuyển giao tri thức góp 
phần phát triển bền vững của mỗi quốc 
gia. Nhiều thư viện trên thế giới sẵn sàng 
hỗ trợ thực hiện Chương trình SDGs đến 
2030 của Liên hợp quốc. Liên đoàn Quốc 
tế các hiệp hội thư viện (IFLA) đã nhận 
thấy thư viện là đối tác được chứng minh 
hoạt động có hiệu quả để thúc đẩy các ưu 
tiên phát triển quốc gia và thực hiện mục 
tiêu do LHQ đề ra. Nhiều quốc gia đã 
chọn một số thư viện cho LHQ sử dụng, 
biến các thư viện này thành các địa điểm 
quan trọng cung cấp thông tin về LHQ và 
các mục tiêu phát triển bền vững. 
1. Th ư viện tham gia vào Mục tiêu 
toàn cầu phát triển bền vững của Liên 
Hợp Quốc tới năm 2030
Vào tháng 9 năm 2015, sau hơn ba năm 
đàm phán và tham gia mạnh mẽ từ nhiều 
bên liên quan bao gồm IFLA, các nước 
thành viên LHQ đã thông qua các mục 
tiêu toàn cầu bền vững thay cho các mục 
tiêu phát triển đã hết hạn vào năm 2015.
Điểm mới của các mục tiêu toàn cầu 
phát triển bền vững đến năm 2030 là tính 
toàn diện, khuôn khổ hợp nhất của 17 
mục tiêu phát triển bền vững với tổng số 
169 chỉ tiêu mở rộng phát triển kinh tế, 
môi trường và xã hội. Chương trình đặt 
ra một kế hoạch cho tất cả các nước tích 
cực tham gia vào làm cho thế giới của 
chúng ta tốt đẹp hơn [11].
20 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tri thức là nghĩa vụ và trách nhiệm của 
các thư viện trên toàn thế giới.
2. Kế hoạch phát triển bền vững quốc 
gia gắn với hoạt động thư viện
Để thực hiện được mục tiêu phát triển 
bền vững cần phải hình thành kế hoạch 
phát triển bền vững quốc gia, trong đó 
xác định ưu tiên chi tiêu của chính phủ 
và chương trình phát triển của mỗi quốc 
gia. Th ư viện sẽ đóng vai trò quan trọng 
thực hiện các kế hoạch phát triển bền 
vững thông qua hỗ trợ người dân tiếp 
cận thông tin theo yêu cầu một cách dễ 
dàng, giảm chi phí. Th ư viện sẽ hợp tác 
với chính phủ và những cá nhân, tổ chức 
xã hội, tổ chức kinh tế khác để thực hiện 
các chiến lược và các chương trình có lợi 
cho người sử dụng thư viện. Th ư viện 
giúp người dân tiếp cận thông tin và hỗ 
trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển nông 
nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục, y 
tế, . Đồng thời thư viện là nơi tuyên 
truyền, phổ biến Mục tiêu phát triển bền 
vững cho mỗi quốc gia của LHQ. Th ư 
viện có vai trò giới thiệu, tuyên truyền 
về các mục tiêu phát triển bền vững cho 
bất kỳ ai tới thăm thư viện. Nhiệm vụ 
của thư viện làm cho nhiều người biết 
đến các Mục tiêu phát triển bền vững 
thông qua chia sẻ thông tin về mục tiêu 
phát triển bền vững ở thư viện; Cung cấp 
nhiều hơn thông tin trực tuyến về mục 
tiêu phát triển bền vững. Th ư viện cung 
cấp thông tin và cơ sở hạ tầng kỹ thuật 
thông tin, giúp mọi người phát triển khả 
năng sử dụng thông tin và lưu trữ thông 
tin hiệu quả cho thế hệ tương lai. 
Trên thế giới, việc tiếp cận thông tin 
công cộng giúp cho mọi người ra được 
quyết định từ đó có thể cải thiện cuộc 
sống của mình. Cộng đồng tiếp cận được 
thông tin kịp thời và thích hợp sẽ có điều 
kiện tốt hơn để xóa bỏ nghèo đói và bất 
công, cải thiện nông nghiệp, cung cấp 
giáo dục có chất lượng và hỗ trợ sức khoẻ, 
văn hóa, nghiên cứu và đổi mới.
3. Tiếp cận thông tin giúp hỗ trợ tất 
cả các mục tiêu phát triển bền vững
Liên Hợp Quốc cho rằng nhiều người 
dân trên thế giới không thể tiếp cận thông 
tin trực tuyến. Trong xã hội tri thức của 
chúng ta, thư viện có nhiệm vụ cung cấp 
sự tiếp cận thông tin và tạo cơ hội cho 
tất cả mọi người. Trong thư viện, dịch vụ 
thông tin góp phần cải thiện đáng kể tình 
trạng trên nhờ quảng bá tri thức thế giới, 
bao gồm tri thức truyền thông, thông tin 
và kỹ năng tri thức kỹ thuật số; thu hẹp 
khoảng cách tiếp cận thông tin và giúp 
chính phủ, xã hội dân sự hiểu biết tốt hơn 
về nhu cầu thông tin địa phương; cung 
cấp mạng lưới truyền tải các chương 
trình và dịch vụ của chính phủ; thúc đẩy 
số hóa thông qua tiếp cận công nghệ 
thông tin và truyền thông (ICT), hỗ trợ 
người dân tiếp cận với tài liệu số thông 
qua môi trường Internet; bảo tồn và cung 
cấp tiếp cận thông tin tới văn hóa và di 
sản thế giới.
4. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả 
hoạt động của thư viện Việt Nam góp 
phần thực hiện mục tiêu phát triển bền 
vững
Th ư viện Việt Nam có vai trò to lớn 
trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu 
chung về phát triển quốc gia bền vững và 
thực hiện cam kết LHQ về mục tiêu phát 
triển bền vững tới năm 2030. Để hoàn 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 21
thành được sứ mệnh của mình, các thư 
viện, trung tâm thông tin cần nâng cao 
vị thế và trách nhiệm trong việc phổ biến 
thông tin, nâng cao dân trí, xây dựng xã 
hội học tập, đảm bảo người dân được 
tiếp cận thông tin công bằng, tiếp thu 
nền khoa học tiên tiến của nhân loại, ứng 
dụng công nghệ cao trong đời sống và 
sản xuất. Th ư viện sẽ làm thu hẹp khoảng 
cách giữa vùng sâu, vùng xa, giảm vùng 
khó khăn nghèo đói, tăng cường quảng 
bá tri thức thế giới, tri thức truyền thông. 
Th ư viện cũng có thể là nơi cung cấp 
dịch vụ chính phủ điện tử cho người dân, 
giúp họ tăng cường hiểu biết pháp luật, 
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà 
nước, quảng bá mục tiêu quốc gia và mục 
tiêu phát triển bền vững của LHQ.
Để những cam kết thực sự đi vào thực 
tiễn, phát triển hạ tầng nông thôn trong 
chương trình Nông thôn mới, các thư viện 
cần phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học và 
công nghệ nhằm tự động hoá, hiện đại 
hoá trong các khâu hoạt động của thư 
viện; tăng cường nguồn lực thông tin, 
phát triển dịch vụ thông tin, cung cấp các 
sản phẩm thông tin đa dạng, thuận tiện 
đến người dân. Hiện nay, các thư viện 
tỉnh, thành, nhiều thư viện huyện, xã đã 
được kết nối Internet để người dân có thể 
dễ dàng tiếp cận với thông tin, nâng cao 
đời sống văn hóa, tinh thần cho người 
dân vùng sâu, vùng xa. 
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ 
việc phát triển và duy trì đối với thư viện 
ở những vùng khó khăn đã được kết nối 
Internet, tăng cường số lượng thư viện 
được kết nối Internet và cung cấp thông 
tin cho người dùng tin; phát triển thư viện 
điện tử và thư viện số; sưu tầm, bảo tồn 
và phát huy vốn di sản văn hoá trong thư 
viện theo phương pháp hiện đại dựa vào 
công nghệ thông tin; khai thác triệt để và 
có hiệu quả nguồn lực thông tin trong và 
ngoài nước; xây dựng chương trình hợp 
tác giữa thư viện lớn của Việt Nam với 
các thư viện, tổ chức thông tin quốc tế; 
đẩy mạnh xã hội hoá theo nguyên tắc 
xây dựng đi đôi với quản lý tốt để thu hút 
người dân tới thư viện, làm cho thư viện 
có thể thực sự trở thành trường học thứ 
hai; kết hợp các loại hình thư viện trên 
địa bàn, thực hiện phương thức mượn 
liên thư viện nhằm phục vụ tốt nhu cầu 
dùng tin của người đọc; củng cố và tiếp 
tục xây dựng văn hóa đọc và xã hội đọc, 
nâng cao dân trí người dân.
Nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát 
triển bền vững, Chính phủ cần yêu cầu 
các hệ thống thư viện, trong đó thư viện 
công cộng và thư viện trường học cụ thể 
hóa các hoạt động của mình. 
Th ư viện công cộng phải giúp nâng 
cao dân trí và phổ cập giáo dục của cộng 
đồng, là cơ quan giáo dục thường xuyên 
dành cho mọi người. Th ư viện công cộng 
cũng là nơi tuyên truyền, quảng bá các 
mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển 
bền vững, cần tạo cho người đọc tiếp cận 
tối đa tới các tài liệu, trước hết là vốn tài 
liệu có trong các thư viện cả nước, cung 
cấp tri thức và thông tin hữu ích cho 
người sử dụng. Hiện đại hoá, tin học hoá 
trong các thư viện công cộng, liên kết cơ 
sở dữ liệu giữa các thư viện trong nước 
và ngoài nước nhằm tăng cường nguồn 
lực thông tin, hỗ trợ người dân trong sản 
xuất và đời sống.
22 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Cần thiết phải phát triển hệ thống thư 
viện trường học cho từng cấp học. Th ư 
viện trường học phải thực sự trở thành 
nguồn lực trung tâm của trường học, 
đảm bảo thông tin, tài liệu cho chương 
trình học tập, giúp mở rộng kiến thức, 
phân tích thông tin để hình thành kiến 
thức mới; từng bước hiện đại hoá, tin 
học hoá thư viện trường học. Th ư viện là 
nơi tuyên truyền mục tiêu phát triển bền 
vững của quốc gia theo từng giai đoạn 
cho học sinh và giáo viên, góp phần thực 
hiện lồng ghép chương trình mục tiêu 
quốc gia, mục tiêu phát triển bền vững 
vào các hoạt động chung của nhà trường 
và hoạt động tuyên truyền của thư viện. 
Th ư viện các trường trung cấp, cao 
đẳng, đại học cần tham gia tuyên truyền 
sâu rộng chương trình mục tiêu quốc gia, 
mục tiêu thiên niên kỷ gắn với ngành 
nghề chuyên môn; quảng bá các chương 
trình mục tiêu lên trang web, trên cơ sở 
dữ liệu của thư viện; tăng cường công tác 
bổ sung tài liệu, có sự phối kết hợp trong 
công tác bổ sung tài liệu giữa các trường 
đại học với nhau, cũng như đối với các 
thư viện khoa học lớn khác trong nước; 
chú trọng bổ sung tài liệu liên quan tới 
chương trình mục tiêu quốc gia gắn kết 
với ngành nghề đào tạo; thực hiện việc 
chia sẻ nguồn lực thông tin bằng các hình 
thức trao đổi tài liệu, cho mượn liên thư 
viện, phối hợp bổ sung; đảm bảo trao đổi, 
hợp tác thường xuyên giữa thư viện các 
trường đại học trong nước với thư viện 
các trường đại học nước ngoài; xây dựng 
cơ sở dữ liệu về mục tiêu quốc gia, mục 
tiêu thiên niên kỷ của LHQ trong thư 
viện các trường đại học, trường nghề.
Vai trò của các tổ chức hiệp hội thư 
viện, như: Hội Th ư viện Việt Nam, Hội 
thư viện các trường đại học cần được 
nâng cao. Hiệp hội thư viện là nơi quảng 
bá hoạt động thư viện một cách hiệu quả, 
nhanh chóng đến người dân. Hiệp hội 
cũng là nơi tuyên truyền cho người dân 
về mục tiêu phát triển bền vững của quốc 
gia và của LHQ; tuyên truyền và hướng 
dẫn thực hiện chủ trương, đường lối của 
Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hóa, 
xã hội nói chung và công tác thư viện 
nói riêng thông qua các hoạt động cùng 
với các thư viện; tổ chức nghiên cứu các 
vấn đề đặt ra trong lĩnh vực thư viện, và 
nghiên cứu các lĩnh vực phát triển kinh 
tế, xã hội có sự đóng góp của thư viện; tổ 
chức các dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tư 
vấn thiết kế trụ sở thư viện; dịch vụ phản 
biện các công trình nghiên cứu khoa học 
của thư viện,; tư vấn cho các dự án đầu 
tư của ngành; nghiên cứu, ứng dụng, phổ 
biến những thành tựu khoa học và công 
nghệ vào hoạt động thư viện; tham gia 
quan hệ quốc tế, vận động tạo điều kiện 
để các tổ chức và cá nhân nước ngoài 
góp phần trí tuệ và sức lực xây dựng và 
phát triển sự nghiệp thư viện; mở rộng 
hợp tác, giao lưu với các tổ chức nước 
ngoài và quốc tế về thư viện, như: IFLA, 
CONSAL, thành lập mối quan hệ và trao 
đổi thông tin với các nước trong khu vực 
và quốc tế. 
Nâng cao năng lực chính phủ điện tử 
trong quản lý, chính phủ cần nhanh chóng 
đẩy mạnh xây dựng sự liên kết giữa các 
hệ thống thư viện công cộng và thư viện 
trường phổ thông; liên kết giữa thư viện 
trường đại học với thư viện của các viện 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 23
nghiên cứu; liên kết giữa Th ư viện Quốc 
gia với các hệ thống thư viện. Cần tích 
cực tham gia các dự án mang tính liên kết 
khu vực và liên kết toàn cầu để phát huy 
khả năng tăng cường nguồn lực thông 
tin và dịch vụ thông tin, đóng góp hiệu 
quả cho yêu cầu phát triển xã hội học tập, 
định hướng phát triển hiệu quả mục tiêu 
phát triển hình tế bền vững. Th ực tế, Việt 
Nam đã cam kết tham dự Dự án Mạng 
lưới quốc tế các Nhà cải cách thư viện 
mới nổi (INELI) - Hiệp hội các Quốc gia 
Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tháng 10 
năm 2015 vừa qua tại Kuala Lumpur. Hy 
vọng rằng Th ư viện Quốc gia Việt Nam 
và các thư viện cam kết thực hiện Dự án 
Mạng lưới quốc tế các Nhà cải cách thư 
viện mới nổi (INELI) có được những kết 
quả vững chắc góp phần thực hiện thành 
công mục tiêu phát triển bền vững của 
Việt Nam.
Kết luận
Lý luận và thực tiễn đã cho thấy hiệu 
quả thư viện góp phần không nhỏ vào 
phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng xã 
hội học tập. Dịch vụ thư viện luôn là 
phương tiện chuyển giao tri thức tốt góp 
phần đảm bảo thực hiện mục tiêu phát 
triển bền vững của quốc gia. Th ư viện là 
cơ quan hỗ trợ tiếp cận thông tin, đóng 
góp quan trọng vào phát triển quốc gia. 
Chính phủ cần lựa chọn một số thư viện 
tiêu biểu là cơ quan trung tâm kết nối các 
thư viện thành viên, tập trung đầu tư cho 
các thư viện trung tâm xây dựng cổng 
thông tin cung cấp thông tin về mục tiêu 
phát triển bền vững, chính sách, pháp 
luật, kết quả nghiên cứu khoa học, để 
mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận 
qua Internet, bảo đảm quyền tự do tiếp 
cận thông tin. 
--------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://sustainabledevelopment.
un.org/post2015/transformingourworld
2.
do-mainmenu-203/mdgs/post-2015-
development-agenda.html
3.
tin-tuc/tin-trong-nuoc/viet-nam-cam-ket-
thuc-hien-chuong-trinh-nghi-su-2030-
cua-lhq-a112267.html
4.
chuong-trinh-nghi-su-2030-ve-phat-
tr ien-ben-vung-da-phan-anh-khat-
vong-ve-mot-the-gioi-khong-con-doi-
ngheo-20150927100143091.htm
5 . ht t p : / / v a 2 1 . g ov. v n / Por t a l s / 0 /
va21/30342_Rio_NationalReportVNM_
VN.pdf
6.
vn/t.x?tabid=264&ItemID=2682&CateCo
de=100
7.
statement-on-libraries-and-sustainable-
development
8. la.org/files/assets/
alp/103-fb radley-alp.pdf
9. a.org/publications/ifl a-
statement-on-libraries-and-development
10.
toan-van-bai-phat-bieu-cua-chu-tich-
nuoc-tai-lien-hop-quoc-913795.tpo
11.
undp/en/home/sdgoverview/post-2015-
development-agenda.html
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 14-4-
2016; Ngày phản biện đánh giá: 08-6-2016; 
Ngày chấp nhận đăng: 02-7-2016).

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_voi_muc_tieu_phat_trien_ben_vung.pdf