Thư viện trường học S.O.S

Thư viện trường học ở nước ta lúc mới

được thành lập đã mang nặng chức năng là

nơi phân phối để cho mượn và thu hồi sách

của Tủ sách giáo khoa dùng chung cho

học sinh và cũng là nơi cung cấp sách

nghiệp vụ cho giáo viên các khối lớp (cấp

một) và các bộ môn (cấp hai và ba). Sách

tham khảo đọc thêm để hỗ trợ cho các bộ

môn cũng thường là sách của nhà xuất bản

Giáo Dục, vì thế thường bị lãng quên trong

việc: biên mục, phân loại, tổ chức sắp xếp

đưa lên kệ để phục vụ việc cho mượn sử

dụng ngắn hạn, giải đáp thắc mắc cho học

sinh bằng những tài liệu tham khảo có

những thông tin soạn sẵn để trả lời một

cách nhanh chóng . Thư viện cũng lãng

quên trong việc giới thiệu một cách tích

cực những sách tham khảo hỗ trợ các bộ

môn để các giáo viên có thể bổ sung, mở

rộng, nâng cao kiến thức cho các bài giảng

của mình. Sở dĩ có tình trạng này là vì theo

biên chế quy định do Nhà Nước, mỗi Thư

viện trường phổ thông chỉ có một cán bộ

Thư viện chuyên trách.

pdf 10 trang kimcuc 7660
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện trường học S.O.S", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện trường học S.O.S

Thư viện trường học S.O.S
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
5 
 ệ thống thư viện trường học ở nước ta hiện nay đang đứng bên lề của sự 
phát triển chung của ngành Thư viện Việt Nam đang dần dần chuẩn hóa và hội 
nhập với thư viện thế giới. Thư viện trường học hiện nay hầu như chỉ là kho để 
tiêu thụ sách và kiểm tra việc tiêu thụ đó bằng những phương thức lạc hậu về 
chuyên môn nghiệp vụ và coi trọng thủ tục hành chánh hơn là hiệu quả phục vụ. 
Ban biên tập 
Thư viện trường học ở nước ta lúc mới 
được thành lập đã mang nặng chức năng là 
nơi phân phối để cho mượn và thu hồi sách 
của Tủ sách giáo khoa dùng chung cho 
học sinh và cũng là nơi cung cấp sách 
nghiệp vụ cho giáo viên các khối lớp (cấp 
một) và các bộ môn (cấp hai và ba). Sách 
tham khảo đọc thêm để hỗ trợ cho các bộ 
môn cũng thường là sách của nhà xuất bản 
Giáo Dục, vì thế thường bị lãng quên trong 
việc: biên mục, phân loại, tổ chức sắp xếp 
đưa lên kệ để phục vụ việc cho mượn sử 
dụng ngắn hạn, giải đáp thắc mắc cho học 
sinh bằng những tài liệu tham khảo có 
những thông tin soạn sẵn để trả lời một 
cách nhanh chóng . Thư viện cũng lãng 
quên trong việc giới thiệu một cách tích 
cực những sách tham khảo hỗ trợ các bộ 
môn để các giáo viên có thể bổ sung, mở 
rộng, nâng cao kiến thức cho các bài giảng 
của mình. Sở dĩ có tình trạng này là vì theo 
biên chế quy định do Nhà Nước, mỗi Thư 
viện trường phổ thông chỉ có một cán bộ 
Thư viện chuyên trách. 
Chính bản thân người viết bài này cũng 
đã có một kinh nghiệm sâu sắc về một Thư 
viện trường học với Tủ sách giáo khoa 
dùng chung cho học sinh và sách nghiệp 
vụ của giáo viên. Cuối năm 1977, nhận 
Quyết định của Sở Giáo Dục TP. Hồ Chí 
Minh về phòng Giáo Dục Quận Bình 
Thạnh để làm công nhân viên Thư viện 
cho trường cấp 1 – 2 Hà Huy Tập, một 
THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC, 
S.O.S. 
LÊ NGỌC OÁNH, MSL. 
Giảng viên Khoa Thư viện-Thông tin 
Trường Đại học Sài Gòn 
H
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
6 
trường phổ thông có 130 lớp học với 
65.000 cuốn sách giáo khoa. Công việc 
Thư viện suốt ba năm từ 1977 đến 1980 là 
phân phối vào đầu năm học sách giáo khoa 
dùng chung cho 130 lớp học, mỗi lớp trên 
dưới 50 học sinh, mỗi học sinh được cho 
mượn từ 5, 10 đến 15 tên sách. Trong 
trường có khoảng 150 giáo viên, mỗi giáo 
viên được mượn từ 5 đến 20 cuốn sách 
nghiệp vụ và giáo khoa. Sau việc phân 
phối sách vào đầu năm học người phụ 
trách Thư viện còn phải lo thực hiện các 
loại sổ sách : sổ đăng ký, sổ mượn sách 
của giáo viên, học sinh, sổ kế hoạch, sổ 
quỹ Thư viện, các hồ sơ lưu biên bản kiểm 
kê, thanh lí, hồ sơ lưu công văn đi và đến, 
hồ sơ lưu hóa đơn sách, lập các bản thống 
kê sách nhập kho, sách phân phối, sách tồn 
kho. Gần cuối năm học người phụ trách 
Thư viện phải lo thu hồi sách giáo khoa 
cho mượn ở 130 lớp. Sau đó trong dịp hè 
người phụ trách phải lo kiểm kê lại các 
sách đã thu hồi, sắp xếp theo từng tên sách 
cho từng khối lớp từ 5 đến 15 tên sách cho 
9 khối lớp, mỗi tên sách của một khối lớp 
được sắp thành bó 50 cuốn, các tên sách 
cùng năm xuất bản được sắp chung trong 
một bó để tránh có sự khác biệt của một 
tên sách trong một lớp học. Tới đầu năm 
học sau các giáo viên chủ nhiệm đến nhận 
sách để phân phối cho lớp, lớp nào trên 50 
học sinh Thư viện sẽ thêm vào mấy cuốn 
cho một tên sách, lớp nào dưới 50 học sinh 
Thư viện sẽ bỏ lại mấy cuốn cho một tên 
sách . Việc chuẩn bị trước như vậy là để 
tránh cho giáo viên chủ nhiệm khỏi phiền 
hà khi đến nhận sách cho học sinh mình, 
phiền hà vì phải chờ đợi thư viện đếm 
sách, phiền hà vì sự đếm thiếu thừa, phiền 
hà vì sự phát lộn hay thiếu tên sách vv. 
Và cứ như thế những sách tham khảo đọc 
thêm của Phòng Giáo dục phân phối cho 
trường cứ được bó thành từng bó bằng dây 
nilon để vào một góc, không được trải ra 
để thiết lập Thư viện mà cũng không có 
chỗ thiết lập Thư viện vì các phòng ốc 
hiện có đã được dành làm kho sách giáo 
khoa và nghiệp vụ. Phải chờ đến hè năm 
1980, khi Sở Giáo dục quyết định thành 
lập cụm Trung tâm thực hành thí nghiệm 
cho năm trường trung học cơ sở, đặt lại 
trường Hà Huy Tập thì người viết bài mới 
được giải phóng khỏi kho sách giáo khoa 
và nghiệp vụ, giao cho hai giáo viên khác 
trong trường phụ trách để lên thiết lập Thư 
viện cho Trung tâm Thực hành Thí nghiệm 
của cụm 5 trường. Trung tâm Thực hành 
Thí nghiệm gồm ba phòng thí nghiệm Lí, 
Hóa, Sinh, một phòng làm đồ dùng dạy 
học và một Thư viện. 
Đến khi đất nước có biến chuyển, Nhà 
nước ban hành Chính sách Đổi Mới 
(1986), xóa bỏ chế độ bao cấp, Thư viện 
Trường học mới dần dần thoát khỏi gánh 
nặng của Tủ sách giáo khoa dùng chung. 
Các bậc phụ huynh phải mua cho con em 
mình một bộ sách giáo khoa theo khối lớp. 
Tủ sách giáo khoa dùng chung thu hẹp lại 
chỉ còn để cho học sinh nghèo hay học 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
7 
sinh thuộc diện chính sách thuê hay mượn. 
Trên thực tế hầu hết học sinh các trường 
phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, kể 
cả học sinh nghèo và thuộc diện chính 
sách, phải tự mua cho mình một bộ sách 
giáo khoa. Có trường còn yêu cầu mỗi học 
sinh phải mua cho mình hai bộ sách giáo 
khoa, một bộ để học ở nhà, một bộ để tại 
lớp, để tránh cho các em phải đeo nặng 
trên lưng khi đến trường, như trường Tiểu 
học Tô Vĩnh Diện tại quận Bình Thạnh 
hiện tại. 
Mặc dù chế độ bao cấp bị xóa bỏ, Tủ 
sách giáo khoa dùng chung được thu hẹp 
lại, các văn bản, quy chế chính thức mới 
đây của các cơ quan hữu trách vẫn còn in 
hằn hình ảnh Thư viện bao gồm ba bộ 
phận sách. 
Quy chế về tổ chức và hoạt động Thư 
viện trường phổ thông ban hành kèm theo 
Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD & ĐT 
ngày 06 tháng 11 năm 1998, Quy định về 
Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông ban 
hành kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ-
BGD & ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 và 
văn bản Hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn 
Thư viện trường phổ thông, số 
1185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 
của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí 
Minh đều nhắc đến hình ảnh Thư viện ba 
bộ phận sách đó. 
Mục A1.1 của Văn bản Hướng dẫn 
thực hiện Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ 
thông nêu ở chương II: 
Phải có đủ ba bộ phận: Sách Giáo 
khoa, Sách Nghiệp vụ của giáo viên, 
Sách Tham khảo. Thư viện cần bổ sung 
đúng chủng loại và số lượng. 
Văn bản Hướng dẫn nêu trên cùng quy 
định về sách tham khảo đọc thêm: 
Bổ sung theo “ Danh mục sách tham 
khảo dùng cho Thư viện trường phổ 
thông” do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo 
hướng dẫn trong dịp đầu năm học và 
hai năm liền kề trước đó. 
“Thư viện phải đạt tiêu chuẩn về sách 
tham khảo, có đủ tên sách và số lượng 
bản theo danh mục do Bộ Giáo Dục và 
Đào Tạo hướng dẫn được tính bình 
quân số bản / học sinh”. 
Do vậy tại nhiều thư viện trường học 
hiện nay cán bộ thư viện nhất định duy trì 
ba bộ phận sách tách biệt trong một kho 
sách, không chịu xếp sách giáo khoa và 
nghiệp vụ lưu kho chung bộ môn với các 
sách tham khảo khác, cũng vì vậy mà có 
tên sách giáo khoa lên tới hàng trăm cuốn 
trên kệ và tên sách nghiệp vụ lên tới hàng 
mấy chục cuốn trên kệ làm choán nhiều 
chỗ trên kệ trong Thư viện. Họ cũng 
không chịu để những sách giáo khoa và 
nghiệp vụ cho mượn dài hạn (một năm học 
hay hơn) tại một nơi riêng để cho mượn, 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
8 
không ảnh hưởng gì kho sách và phòng 
đọc của Thư viện. Sở dĩ có thái độ vậy là 
vì họ sợ mất điểm thi đua đối với Bảng 
điểm kiểm tra – đánh giá Thư viện của cán 
bộ Thư viện Phòng hay Sở Giáo Dục, do 
Thư viện không có đầy đủ ba bộ phận 
sách. 
Cũng vì ấn tượng của kho giáo trình 
cho mượn thời xưa mà ngày nay nhiều 
trường đại học vẫn còn duy trì phòng đọc 
và phòng mượn riêng. 
Đối với các nước tiên tiến, Thư viện 
trường học nhằm hai mục tiêu sau: 
1. Để cho học sinh, nhất là học sinh 
tiểu học quen với việc sử dụng Thư 
viện để tìm tài liệu. Để làm quen 
với việc sử dụng Thư viện học sinh 
trước tiên phải biết tìm tài liệu qua 
hệ thống mục lục. 
Dù là tủ mục lục phiếu (phích) ngày 
xưa hay mục lục trực tuyến ngày 
nay, học sinh phải biết tìm tài liệu 
trên các biểu ghi mục lục, qua các 
điểm tiếp cận như nhan đề, tên tác 
giả và nhất là chủ đề. Học sinh 
trường trung học cơ sở hay trung 
học phổ thông thì phải biết tìm tài 
liệu cho các bài làm, bài thuyết 
trình hay thảo luận nhóm trong lớp 
của mình hay sưu tầm tài liệu cho 
các tiểu luận, công trình nghiên cứu 
cuối khóa học bằng cách dùng mục 
lục chủ đề. 
2. Để hỗ trợ học sinh và giáo viên sử 
dụng các nguồn tài liệu của thư 
viện, làm thay đổi cách học tập và 
giảng dạy trong nhà trường, thư 
viện có thể phối hợp với giáo viên 
đứng lớp để tìm và cung cấp cho 
học sinh các tài liệu trong cácc lĩnh 
vực liên quan đến các đề tài và bộ 
môn trong nhà trường để hướng dẫn 
các học sinh thực hiện buổi thảo 
luận nhóm, tự trình bày các bài 
thuyết trình trước lớp hay làm bài 
tập thực hành do giáo viên chỉ 
định. 
Mục lục tài liệu của thư viện bước 
đầu là quan trọng đối với học sinh như vậy 
nhất là tủ mục lục phiếu (phích), dạy cho 
học sinh những yếu tố thư tịch được liệt kê 
trên một phiếu biểu ghi mục lục, dạy cho 
học sinh ba loại mục lục tách biệt: nhan 
đề, tác giả, chủ đề là những điểm tiếp cận 
để tìm ra những biểu ghi mục lục mong 
muốn. Vậy mà rất nhiều trường phổ thông 
ở nước ta đã không thực hiện được tủ mục 
lục phiếu, hoặc nếu có thực hiện được tủ 
mục lục phiếu thì không thực hiện được ba 
loại mục lục tách biệt để cho học sinh hiểu 
rõ được giá trị của từng loại mục lục. 
Trong khi đó Bảng điểm kiểm tra đánh giá 
Thư viện đính kèm theo Chương trình 
công tác Thư viện trường học năm 2006 – 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
9 
2007 , Văn bản số 1600/GDĐT-TrH của 
sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí 
Minh lại khuyến khích các trường thực 
hiện mục lục treo tường, mục lục bình 
phong, mục lục album đối với thư viện 
tiên tiến hoặc xuất sắc. Những loại mục 
lục này mang nặng tính chất hình thức, 
trình diễn không có giá trị về phương diện 
nghiệp vụ. Lí do là những mục lục này chỉ 
là những mục lục liệt kê theo thứ tự chữ 
cái, các tài liệu có trong thư viện trong một 
khoảng thời gian nào đó. Đến khi thư viện 
bổ sung thêm sách, những mục lục này 
phải viết lại cho đúng thứ tự chữ cái của 
các tài liệu. Vì vậy những loại tài liệu này 
làm mất rất nhiều thì giờ của cán bộ thư 
viện, nhưng vẫn phải thực hiện vì sợ mất 
điểm thi đua. Trong khi cán bộ thư viện 
cần rất nhiều thì giờ để làm các công tác 
nghiệp vụ khác như đăng kí, mô tả, phân 
loại, xếp kho theo đúng nghiệp vụ và dành 
nhiều thì giờ cho công tác phục vụ như 
giải đáp thắc mắc cho học sinh, hướng dẫn 
học sinh tìm tài liệu, phối hợp với giáo 
viên đứng lớp để cải tiến phương pháp 
giảng dạy. Ta không nên để cán bộ thư 
viện mất nhiều thì giờ và những việc vô 
ích. 
Sở dĩ ta có thể nói như vậy là vì tủ mục 
lục phiếu hay mục lục trực tuyến không 
bao giờ phải thiết lập lại. Nếu có thêm biểu 
ghi cho một tài liệu mới, ta chỉ cần thêm 
vào theo đúng thứ tự chữ cái của nó, nếu 
tài liệu được thanh lí ta chỉ cần gỡ phiếu 
biểu ghi của tài liệu đó ra khỏi tủ mục lục. 
Thư viện đã tổ chức tủ mục lục phiếu hay 
mục lục trực tuyến theo đúng chuẩn nên 
cho điểm tròn , cán bộ thư viện Phòng hay 
Sở Giáo dục không nên trừ điểm về tổ 
chức mục lục vì thư viện không có mục 
lục treo tường, mục lục quay, mục lục bình 
phong, mục lục album. 
Các Bảng điểm kiểm tra – đánh giá 
của các Sở giáo dục dường như chỉ chú 
trọng đến hình thức báo cáo hơn là đến 
chuyên môn nghiệp vụ và công tác phục 
vụ của các thư viện. 
Sau đây là nội dung kiểm tra, đánh giá 
của Bảng điểm nói trên: 
I. KIỂM TRA HÀNH CHÍNH 
A. Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ 
1. Sách 
a. Sách giáo khoa: mỗi học sinh có đủ một bộ 5 điểm 
b. Sách nghiệp vụ: mỗi giáo viên có đủ một bộ 5 điểm 
c. Sách tham khảo: tính trung bình số bản/ học sinh 5 điểm 
2. Báo, tạp chí, có đầy đủ theo quy định 5 điểm 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
10 
3. Bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa giáo khoa: đầy đủ 5 điểm 
 Cộng: 25 điểm 
B. Cơ sở vật chất 
1. Phòng thư viện 
a. Vị trí: trung tâm hay vị trí thuận lợi 2 điểm 
b. Diện tích: tùy theo lớn nhỏ 4- 6 điểm 
2. Trang thiết bị chuyên dùng 
a. Kệ, giá, tủ đựng tài liệu: có đầy đủ 
b. Bàn ghế, bàn máy vi tính, máy hút bụi, photo copy 
 điều hòa, phương tiện nghe nhìn 6 điểm 
c. Số chỗ ngồi đọc sách: theo quy định 6 điểm 
d. Máy vi tính 5 điểm 
 Cộng 25 điểm 
C. Tổ chức và hoạt động 
1. Tổ chức và quản lí: xây dựng kế hoạch phát triển 2 điểm 
2. Cán bộ thư viện: bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác 3 điểm 
3. Phối hợp: tổ chức mạng lưới công tác thư viện 2 điểm 
4. Kế hoạch kinh phí hoạt động 
a. Đảm bảo khai thác đầy đủ nguồn kinh phí, ngân sách 
 đáp ứng chỉ tiêu về sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, 
 sách tham khảo 2 điểm 
b. Mua thêm sách bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân 
 sách đối với số học sinh 2 điểm 
c. Quản lí sử dụng ngân sách, quỹ thư viện theo đúng 
 nguyên tắc quy định 1 điểm 
5. Số lượng giáo viên và học sinh sử dụng sách báo thư 
 viện theo tỉ lệ 10 điểm 
6. Hướng dẫn kiểm tra bảo quản sách giáo khoa 2 điểm 
 Cộng 24 điểm 
D. Quản lí thư viện 
1. Chế độ bảo quản tài liệu 2 điểm 
2. Hồ sơ sổ sách: đầy đủ và đúng kĩ thuật 10 điểm 
3. Kiểm kê tài sản hàng năm 8 điểm 
 Cộng 20 điểm 
Cộng các mục: A + B + C + D = 25 + 25 + 24 +20 = 94 điểm 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
11 
II. KIỂM TRA NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN 
E. Kĩ thuật nghiệp vụ 
1. Nghiệp vụ 
a. Tất cả các loại ấn phẩm phải được 
- Đăng kí 5 điểm 
- Phân loại 5 điểm 
- Mô tả 5 điểm 
- Tổ chức mục lục 5 điểm 
- Xếp kho theo đúng kĩ thuật nghiệp vụ 5 điểm 
b. Các mục lục: phải sử dụng hiệu quả 2 điểm 
2. Hướng dẫn sử dụng thư viện 
a. Có nội quy, khẩu hiệu và bảng hướng dẫn giáo 
 viên, học sinh sử dụng tài liệu trong thư viện 2 điểm 
b. Phải có biểu đồ phát triển kho sách, biểu đồ theo 
dõi tình hình bạn đọc 3 điểm 
c. Phải tổ chức biên soạn thư mục phục vụ cho việc 
 giảng dạy và học tập 4 – 8 điểm 
 Cộng 40 điểm 
F. Hoạt động 
1. Giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới 5 điểm 
2. Trưng bày sách, triển lãm sách, kể chuyện sách, thi 
 đọc sách, thi tìm hiểu một số đề tài, hoặc các hình 
 thức khác 5 điểm 
3. Phát động phong trào góp sách cho thư viện, tổ chức 
tủ sách lưu động cho học sinh, sưu tập tài liệu chuyên 
 đề nhằm phục vụ việc giảng dạy và học tập 6 điểm 
 Cộng 16 điểm 
 Cộng các mục E + F = 40 + 16 = 56 điểm. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
12 
 Các mục có tính cách hành chính, báo 
cáo được tính tới 94 điểm trong khi đó 
các mục về nghiệp vụ chỉ được tính 56 
điểm, hơn hẳn các mục về chuyên môn 
gần 40 điểm. 
 Rõ ràng là Bảng điểm kiểm tra – 
đánh giá nặng về hành chánh và nhẹ 
về chuyên môn. 
 Mặc dù là Tủ sách giáo khoa dùng 
chung đã thu hẹp lại ở các trường và 
dường như không còn nữa ở thành phố Hồ 
Chí Minh, cán bộ Thư viện vẫn phải để 
một con mắt theo dõi việc mua sách của 
học sinh và tổ chức ba bộ phận sách riêng 
biệt trong Thư viện. Lẽ ra việc theo dõi 
xem học sinh có đủ sách để học tập không 
có thể giao cho giáo viên chủ nhiệm. 
 Sách tham khảo phải mua theo Danh 
mục sách tham khảo dùng cho Thư viện 
trường phổ thông của Bộ Giáo Dục và 
Đào Tạo làm hạn chế việc mua sách tham 
khảo hay từ bên ngoài theo quan điểm của 
cán bộ giáo viên nhà trường vì kinh phí 
ngân sách của Thư viện có giới hạn. 
 Về kĩ thuật nghiệp vụ, nhiều Thư viện 
chưa thực hiện việc mô tả phân loại để đưa 
sách lên kệ. Hơn nữa, mặc dù Bộ Thông 
tin-Văn hóa (nay là Văn hóa-Thông tin-
Du lịch) có ra công văn thông báo 
Khung phân loại Thập Phân Dewey 
được áp dụng như một tiêu chuẩn cho 
các Thư viện trên toàn quốc từ năm 
2006, nhiều cán bộ Thư viện Phòng và 
Sở Giáo Dục vẫn buộc các Thư viện 
trường học phải sử dụng Khung phân 
loại 19 dãy, nếu áp dụng khung Dewey 
sẽ bị trừ điểm thi đua. Và ngày nay nhiều 
Thư viện trường học đã tổ chức kho mở và 
sắp sách trên kệ theo số phân loại, một số 
Thư viện vẫn còn tổ chức kho đóng và xếp 
sách trên kệ theo số đăng ký cá biệt. Việc 
tổ chức thi kể chuyện sách, thi vui đọc 
sách tại các Thư viện trường học chỉ hỗ trợ 
cho môn Văn và tìm hiểu các tác phẩm văn 
học, truyện kể nhưng đôi khi có vẻ là hoạt 
động riêng của Thư viện, tách rời khỏi 
chương trình nhà trường. 
 Trong các hoạt động chuyên môn để 
phục vụ của Thư viện, hoạt động cung 
cấp tài liệu theo nhu cầu của học sinh và 
phối hợp với giáo viên để cải tiến 
phương pháp học tập và giảng dạy là 
mục tiêu hàng đầu của Thư viện trường 
học các nước tiên tiến, ta không thấy 
Bảng điểm kiểm tra – đánh giá Thư viện 
nhắc đến. Mặc dù Điều 1 của Quy chế về 
tổ chức và hoạt động Thư viện trường 
phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 
số 61/1998/QĐ-BGD & ĐT ngày 06 
tháng 11 năm 1998 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã quy định: 
Thư viện trường phổ thông (bao gồm 
trường tiểu học, trường trung học cơ 
sở và trường trung học phổ thông) là 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
13 
một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, 
trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa 
học của nhà trường. Thư viện góp 
phần nâng cao chất lượng giảng dạy 
của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ 
bản về khoa học thư viện và xây dựng 
thói quen tự học, tự nghiên cứu cho 
học sinh, tạo cơ sở từng bước thay 
đổi phương pháp dạy và học đồng 
thời Thư viện tham gia tích cực vào 
việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và 
xây dựng nếp sống văn hóa mới cho 
các thành viên của nhà trường. 
 Sở dĩ thư viện trường học ở nước ta 
hiện nay có tình trạng dậm chân tại chỗ 
như vậy là vì: vấn đề nhân sự - một vấn 
đề hết sức quan trọng. Trong nhiều Thư 
viện trường học hiện nay, người làm 
công tác Thư viện không được đào tạo về 
nghiệp vụ Thư viện, do đó họ không thể 
thực hiện kĩ thuật nghiệp vụ trong thư 
viện. Họ cũng không phải là giáo viên 
nên cũng không thể giúp đỡ học sinh và 
giáo viên sưu tầm tài liệu để hỗ trợ cho 
việc thay đổi phương pháp giảng dạy và 
học tập. 
 Cho nên vấn đề cấp thiết hiện nay 
trong các Thư viện trường học là phải 
thay thế người làm công tác Thư viện 
bằng những người được đào tạo về 
ngành Thư viện – Thông tin và bồi 
dưỡng cho họ về tâm lí giáo dục và 
phương pháp sư phạm, hoặc thay thế 
bằng các giáo viên được đào tạo về sư 
phạm, bồi dưỡng cho họ về nghiệp vụ 
Thư viện – Thông tin qua các khóa học 
cấp tốc. 
 Để hướng các thư viện về công tác 
nghiệp vụ và hoạt động chuyên môn 
Bảng điểm kiểm tra – đánh giá thư viện 
nên đặt nặng vào các điểm sau đây: 
A. Về kĩ thuật nghiệp vụ: 
1. Công tác bổ sung 
a. Có tuyển chọn tài liệu phù hợp với chương trình của nhà trường? 
b. Có phối hợp với giáo viên khối lớp hay bộ môn trong việc tuyển chọn? 
c. Có tuyển chọn nhà xuất bản phù hợp với các bộ môn? 
d. Có tuyển chọn cân đối giữa các bộ môn trong chương trình? 
2. Công tác biên mục 
a. Có mô tả tài liệu theo đúng quy tắc quốc tế? 
b. Có phân loại sách theo đúng khung phân loại khoa học? 
c. Có định chủ đề cho tài liệu? 
d. Có tổ chức mục lục phiếu theo thủ công hay mục lục trực tuyến theo đúng quy 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 12/2010 
14 
cách? 
e. Có tổ chức kho mở và sắp xếp sách theo đúng số phân loại? 
B. Về hoạt động chuyên môn 
1. Dịch vụ lưu hành 
a. Có tổ chức việc cho mượn, thu hồi tài liệu một cách khoa học? 
b. Có kiểm soát được việc trả tài liệu đúng hạn, gia hạn, trể hạn? 
c. Có tổ chức cho mượn tài liệu đặc biệt: dành riêng, ngắn hạn, đọc tại chỗ? 
2. Dịch vụ tham khảo 
a. Có đáp ứng thông tin theo yêu cầu, giải đáp thắc mắc? 
b. Có hướng dẫn độc giả sử dụng thư viện qua các khóa học ngắn hạn? 
c. Có hướng dẫn độc giả truy tìm tài liệu phục vụ nghiên cứu giảng dạy, làm bài 
tập? 
3. Dịch vụ phổ biến và phối hợp 
a. Có tổ chức các cuộc trưng bày hay triểm lãm? 
b. Có tổ chức những buổi nói chuyện về một đề tài? 
c. Có tổ chức những hoạt động ngoại khóa? 
d. Có giúp đỡ giáo viên cải tiến kĩ thuật và phương pháp giảng dạy? 
Công tác thư viện có chuyển hóa theo chiều hướng đó mới mong hệ thống thư viện 
trường học ở nước ta phát triển và tiến bộ, nếu không nó chỉ là một kho để tiêu thụ 
sách và kiểm tra việc tiêu thụ đó mà thôi! 
 Được biết Khoa Thư viện-Thông tin Trường Đại học Sài Gòn đang tiến hành Dự án 
hỗ trợ Phòng giáo dục Quận 8 TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc đổi mới thư viện trường 
học theo chiều hướng như được trình bày ở trên với một mạng ứng dụng tin học cho tất 
cả các thư viện trường học toàn quận. 
 Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu! 
TP. Hồ Chí Minh 
Tháng 12/2010 

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_truong_hoc_s_o_s.pdf