Thư viện công cộng Việt Nam: Thực trạng hoạt động giai đoạn 2011-2015 và định hướng phát triển

Trong 5 năm qua (2011-2015), hoạt

động của ngành thư viện nói chung và

thư viện công cộng nói riêng diễn ra

trong điều kiện nền kinh tế đất nước trải

qua thời kỳ khó khăn. Đây là giai đoạn

Chính phủ thực hiện triệt để chính sách

tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công; chương

trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho thư

viện bị cắt giảm nghiêm trọng; văn hoá

đọc tiếp tục đứng trước thách thức lớn

với văn hoá nghe - nhìn. Trong bối cảnh

đó, ngành thư viện cả nước vẫn kiên định

với sứ mệnh cung cấp và thúc đẩy việc

tiếp cận tới thông tin, tri thức cho cộng

đồng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên

cứu, giải trí của mọi tầng lớp nhân dân.

pdf 8 trang kimcuc 4360
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện công cộng Việt Nam: Thực trạng hoạt động giai đoạn 2011-2015 và định hướng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện công cộng Việt Nam: Thực trạng hoạt động giai đoạn 2011-2015 và định hướng phát triển

Thư viện công cộng Việt Nam: Thực trạng hoạt động giai đoạn 2011-2015 và định hướng phát triển
10 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tóm tắt: Phân tích thực trạng hoạt động thư viện công cộng ở Việt Nam giai đoạn 
2011-2015. Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này 
trong thời gian tới.
Từ khóa: Th ư viện công cộng; Việt Nam; 2011-2015.
Public library in Vietnam in the period of 2011 – 2015 and 
future development
Abstract: Th e article analyses the performance of public library in Vietnam in the 
period of 2011 – 2015. It also introduces some recommendations and proposals to 
improve its performance in the future. 
Keywords: Public library; Vietnam; 2011-2015.
THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG 
GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TS Vũ Dương Th úy Ngà 
 Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch
Đặt vấn đề
Trong 5 năm qua (2011-2015), hoạt 
động của ngành thư viện nói chung và 
thư viện công cộng nói riêng diễn ra 
trong điều kiện nền kinh tế đất nước trải 
qua thời kỳ khó khăn. Đây là giai đoạn 
Chính phủ thực hiện triệt để chính sách 
tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công; chương 
trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho thư 
viện bị cắt giảm nghiêm trọng; văn hoá 
đọc tiếp tục đứng trước thách thức lớn 
với văn hoá nghe - nhìn. Trong bối cảnh 
đó, ngành thư viện cả nước vẫn kiên định 
với sứ mệnh cung cấp và thúc đẩy việc 
tiếp cận tới thông tin, tri thức cho cộng 
đồng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên 
cứu, giải trí của mọi tầng lớp nhân dân.
1. Th ực trạng hoạt động của thư viện 
công cộng Việt Nam gia đoạn 2011-2015
1.1. Công tác xây dựng và phát triển 
vốn tài liệu thư viện
Xây dựng vốn tài liệu vẫn tiếp tục được 
xác định là một trong những nhiệm vụ 
trọng tâm, quyết định tới chất lượng hoạt 
động của thư viện. Mặc dù điều kiện kinh 
phí cấp cho hoạt động thư viện còn khó 
khăn, thiếu thốn, chương trình mục tiêu 
quốc gia bị cắt giảm, song nhiều thư viện 
vẫn tiếp tục phát triển vốn tài liệu đáp ứng 
nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, đặc 
biệt là đối tượng thiếu nhi. Trong 5 năm 
qua, thư viện công cộng đã bổ sung mới 
được hơn 4 triệu bản, đưa tổng số sách 
trong hệ thống tính đến tháng 12/2015 
lên  37.961.114 bản sách. Một số thư viện 
tỉnh đã có sự phát triển vốn tài liệu vượt 
bậc so với những năm trước đây: Th ư viện 
tỉnh Th anh Hóa, Th ư viện Hà Nội, Quảng 
Ninh, Bình Dương Tính đến thời điểm 
hiện tại, bình quân số bản sách của một thư 
viện cấp tỉnh là 232.855 bản và 11.092 bản 
đối với thư viện cấp huyện.
Bình quân số bản sách/người dân 
trong các thư viện công cộng hiện nay 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 11
đạt 0,42 bản (tăng 0,07 bản/người dân so 
với 5 năm trước).
1.2. Công tác phục vụ bạn đọc
Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 
thông tin và chủ động triển khai nhiều dịch 
vụ mới, các thư viện đã không ngừng cải 
thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm 
thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện, cụ 
thể như: 
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền 
thống: nâng cao chất lượng vốn tài liệu, đẩy 
mạnh tổ chức các kho mở cho phép người 
đọc tự tìm chọn tài liệu;
- Mở thêm nhiều dịch vụ mới của thư 
viện - các dịch vụ điện tử: phòng đọc đa 
phương tiện trang bị máy tính có kết nối 
internet; tổ chức thêm nhiều phòng đọc 
chuyên biệt: phòng đọc luận văn, luận án, 
phòng tra cứu; tra cứu tìm tin, tài liệu trực 
tuyến ... Một số thư viện đã triển khai dịch 
vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, dịch vụ 
cung cấp sách tại nhà;
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên 
truyền giới thiệu vốn tài liệu của thư viện, 
kể cả trên các phương tiện thông tin đại 
chúng ở địa phương ...;
- Mở rộng đối tượng phục vụ của thư 
viện: ngoài đối tượng bạn đọc thông 
thường, các thư viện đã quan tâm tới 
việc phục vụ cho bạn đọc là những người 
khuyết tật, các em thiếu nhi và lãnh đạo 
địa phương;
- Quan tâm chú ý tới việc xây dựng môi 
trường thư viện thân thiện đối với người 
sử dụng;
- Tăng thời gian phục vụ bạn đọc.
Có thể thấy, phần lớn các thư viện công 
cộng đều đã tăng thời gian mở cửa phục vụ 
bạn đọc. Th í dụ: Th ư viện Quốc gia Việt 
Nam đã mở cửa phục vụ liên tục từ 8h-20h 
hàng ngày kể cả thứ Bảy, Chủ Nhật; trung 
bình phục vụ trên 6.500 lượt bạn đọc/ngày 
tại trụ sở thư viện và đọc trực tuyến qua 
website: www.nlv.gov.vn, được hiển thị 
bằng ba ngôn ngữ: Việt, Anh và Pháp. 
Các thư viện tỉnh cũng tăng cường thời 
gian mở cửa phục vụ người đọc: 28 thư 
viện tỉnh mở cửa 5 ngày/tuần, đạt tỷ 
lệ 44,4%; 24 thư viện mở cửa 6 ngày/tuần, 
chiếm tỷ lệ 38%; 11 thư viện tỉnh mở 
cửa 7 ngày/tuần (Hải Dương, Nghệ An, Hà 
Tĩnh, Cần Thơ, Bình Ðịnh, Bình Dương, 
Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Trị, 
Bình Phước), chiếm tỷ lệ 17,5%.
Tinh thần trách nhiệm, thái độ, tác 
phong phục vụ của nhân viên thư viện đã 
được nâng cao đáng kể.
Nhờ cải thiện chất lượng phục vụ, số 
lượt bạn đọc bình quân hàng năm đạt 18 
triệu lượt/năm, với lượt sách báo luân 
chuyển bình quân đạt 36,7 triệu lượt/năm. 
Công tác luân chuyển sách phục vụ 
ngoài thư viện được tăng cường. Một số 
thư viện đã đạt được số lượt sách luân 
chuyển trên một triệu lượt, tiêu biểu là 
Th ư viện Tp. Cần Th ơ, Đồng Th áp, Tp. Hồ 
Chí Minh và Cà Mau. Ba thư viện (Th ư 
viện KHTH Tp. Hồ Chí Minh, Th ư viện 
Tỉnh Yên Bái và Th ư viện Hà Nội) đã thực 
hiện công tác luân chuyển sách báo, phục 
vụ lưu động bằng xe ô tô chuyên dụng. 
Công tác phục vụ sách báo truyền thống 
vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu 
quả cao. Nhiều địa phương còn thực hiện 
luân chuyển sách bằng các phương tiện xe 
cá nhân, thô sơ hoặc kết hợp với đội thông 
tin lưu động của tỉnh v.v... Bên cạnh đó, các 
dịch vụ điện tử cũng được nhiều thư viện 
đưa vào phục vụ. 
12 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nhìn chung, các chỉ tiêu kế hoạch Nhà 
nước giao hằng năm như: cấp thẻ bạn đọc, 
lượt bạn đọc, lượt sách báo luân chuyển 
đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức, 
tiêu biểu là các thư viện tỉnh, thành phố: 
Cần Th ơ, Đồng Th áp, Hồ Chí Minh, Sóc 
Trăng, Bình Định, Nghệ An, Th anh Hóa, 
Hà Nội, Hải Dương, Phú Th ọ, Yên Bái
1.3. Công tác thông tin, tuyên truyền
Công tác thông tin, tuyên truyền là một 
trong những hoạt động ngày càng được các 
thư viện đặc biệt quan tâm, tổ chức nhiều 
hình thức phong phú, đa dạng. 
Th ông tin, tuyên truyền phục vụ các 
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất 
nước, của ngành, của địa phương trên cơ 
sở bám sát các ngày lễ kỷ niệm lớn của dân 
tộc đã trở thành nếp hoạt động thường 
xuyên của các thư viện. Các thư viện đã 
duy trì việc tổ chức Hội Báo Xuân thường 
niên trong cả nước; Phát động phong trào 
xây dựng Tủ sách gia đình và triển lãm mô 
hình Tủ sách gia đình; triển lãm sách báo 
và tư liệu chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 
XI, bầu cử Quốc hội khóa XIII, triển lãm 
tư liệu, hình ảnh 40 năm chiến thắng Điện 
Biên Phủ trên không; trưng bày, triển lãm, 
thi viết về 60 năm chiến thắng Điện Biên 
Phủ; trưng bày, triển lãm về 40 năm giải 
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 
70 năm Cách mạng Th áng tám và Quốc 
khánh 2/9; trưng bày, triển lãm chào mừng 
Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội 
Đảng lần thứ XII,
Trong những năm gần đây, việc biên 
soạn các sản phẩm thông tin-thư viện được 
các thư viện hết sức chú trọng, tạo ra nhiều 
sản phẩm thông tin phục vụ rất thiết thực 
cho địa phương như Th ư mục toàn văn các 
bài trích báo, tạp chí viết về địa phương. 
Công tác giới thiệu vốn tài liệu thư viện 
được thực hiện thường xuyên bằng nhiều 
hình thức phong phú. Một số thư viện 
giới thiệu tài liệu mới, giới thiệu thông 
tin theo chuyên đề. Đặc biệt, một số thư 
viện đã thực hiện chuyên mục giới thiệu 
sách trên đài phát thanh, truyền hình của 
địa phương,...
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
Cho đến nay, 100% thư viện tỉnh và 
khoảng 400 thư viện cấp huyện (chiếm 
tỷ lệ trên 65%) đã thực hiện tin học hóa 
trong hoạt động, với những mức độ khác 
nhau (năm 2010 chỉ có khoảng 150 thư 
viện). Tổng số máy tính hiện có trong các 
thư viện công cộng đạt khoảng trên 9.700 
máy; bình quân: 52 máy tính/thư viện tỉnh 
(tăng bình quân 20 máy tính/1 thư viện 
so với năm 2010); 4,2 máy tính/thư viện 
huyện. Đây là một bước tiến đột phá so với 
những năm trước đây. Có được sự đột phá 
này là nhờ sự hỗ trợ của Dự án “Nâng cao 
khả năng sử dụng máy tính và truy nhập 
Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ 
Bill & Melinda Gates tài trợ.
Số thư viện tỉnh đã tổ chức phòng đọc 
đa phương tiện, thực hiện kết nối Internet 
phục vụ bạn đọc là 56, chiếm tỷ lệ gần 89%; 
có 42 thư viện cấp tỉnh và 12 thư viện cấp 
huyện đã thiết lập trang Web.
1.5. Công tác phát triển mạng lưới
Công tác phát triển mạng lưới trong 
năm qua tiếp tục được thực hiện, nhưng 
kết quả còn rất hạn chế, trong đó thư viện 
ở cấp xã có sự giảm sút đáng lo ngại. 
 Trong 5 năm qua được thành lập mới: 
34 thư viện cấp huyện, đưa tổng số thư 
viện cấp huyện lên tới 660 thư viện cấp 
huyện trong tổng số 700 đơn vị hành 
chính cấp huyện.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 13
Số thư viện cấp xã có phát triển thêm 
vào năm 2012, nhưng đến năm 2015 đã 
giảm 1.378 thư viện. Gần 1.000 phòng đọc 
sách ở cơ sở mới được thành lập. 
Các thư viện tỉnh đã mở được 100 lớp 
tập huấn cho cán bộ thư viện huyện và cơ 
sở với tổng số gần 6.000 lượt cán bộ được 
bồi dưỡng.
1.6. Công tác hợp tác quốc tế
Công tác hợp tác quốc tế của thư viện 
công cộng tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều 
dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ 
đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, 
thay đổi diện mạo của thư viện công cộng 
Việt Nam. Tiêu biểu là Dự án “Nâng cao 
khả năng sử dụng máy tính và truy nhập 
Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ 
Bill & Melinda Gates tài trợ; Dự án tiếp 
nhận và phân phối sách tiếng Anh do Quỹ 
Châu Á tài trợ; Dự án dịch và in Khung 
phân loại DDC 22/23...
Một số địa phương cũng đã xây dựng 
được mối quan hệ hợp tác quốc tế mới, 
tiếp nhận và phát huy có hiệu quả đầu tư 
tài trợ của các nước, các tổ chức phi chính 
phủ, tạo ra dịch vụ mới của thư viện, tạo 
hiệu ứng xã hội tốt.
1.7. Đội ngũ người làm công tác thư 
viện và công tác đào tạo bồi dưỡng
Đội ngũ người làm công tác thư viện đã 
có sự phát triển về số lượng và chất lượng. 
Năm 2015, các thư viện cấp tỉnh có 
1.675 cán bộ, nhân viên (đạt bình quân: 
26 cán bộ/thư viện) so với 1.604 năm 2010 
(bình quân 25 cán bộ/thư viện). Tuy nhiên, 
số lượng cán bộ trong các thư viện công 
cộng cấp tỉnh có sự chênh lệch rất lớn. Th ư 
viện tỉnh có số lượng cán bộ ít nhất (Bắc 
Kạn) là 11 người và thư viện có số lượng 
cán bộ nhiều nhất (Tp. Hồ Chí Minh) có 
105 người. Điều này cũng gây ra không ít 
khó khăn đối với các thư viện có số lượng 
nhân viên quá ít.
Đối với thư viện cấp huyện: năm 2015 
toàn mạng lưới thư viện cấp huyện có 
1.182 (bình quân 1,7 cán bộ/thư viện) so 
với 869 người năm 2010 (bình quân: 1,6 
cán bộ/thư viện). 
Về chất lượng, trình độ cán bộ, nhân 
viên thư viện trong hệ thống thư viện công 
cộng đã từng bước được nâng lên với 73% 
cán bộ, nhân viên thư viện cấp tỉnh có 
trình độ đại học trở lên, 18% có trình độ 
cao đẳng trung học chuyên nghiệp và 9% 
có trình độ trung học phổ thông, trong đó 
52% được đào tạo chuyên ngành thư viện. 
Như vậy, số cán bộ, nhân viên thư viện có 
trình độ đại học đã tăng 5% so với năm 
2010. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cũng 
có một số lãnh đạo thư viện tỉnh có đào tạo 
chuyên ngành khác do luân chuyển cán bộ. 
Điều này gây ra không ít khó khăn cho các 
thư viện viện tỉnh và bản thân các cán bộ 
lãnh đạo vì họ phải tìm hiểu và làm quen 
với một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Đối với thư viện cấp huyện: 50% cán 
bộ có trình độ đại học trở lên, 36% cán bộ 
có trình độ cao đẳng, trung học chuyên 
nghiệp và 14%  có trình độ trung học phổ 
thông, trong đó 43% cán bộ được đào tạo 
chuyên ngành thư viện, và 57% đào tạo 
chuyên ngành khác. 
Ngoài ra, hệ thống thư viện công cộng 
còn có khoảng hơn 2.000 cán bộ kiêm 
nhiệm làm việc trong các thư viện cấp xã 
trong cả nước. 
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Văn hóa, 
Th ể thao và Du lịch đã tổ chức 30 lớp bồi 
dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn 
14 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nghiệp vụ cho hơn 3.000 học viên là cán bộ 
quản lý nhà nước, cán bộ quản lý và chuyên 
môn thư viện cấp tỉnh, huyện và cơ sở, các 
trường đại học, viện thuộc các bộ, ngành 
cả nước. Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch 
còn tổ chức 07 lớp tập huấn kỹ năng tuyên 
truyền phòng, chống ma túy cho hơn 500 
cán bộ thư viện cấp tỉnh, huyện khu vực 
đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam 
Trung Bộ và Tây Nguyên
1.8. Hiện trạng hạ tầng cơ sở
Trong 5 năm 2011-2015, 11 thư viện cấp 
tỉnh được xây dựng mới, nâng cấp cơ sở 
vật chất, trang thiết bị, bao gồm: Tuyên 
Quang, Hải Dương, Quảng Ninh, Nghệ 
An, Quảng Trị, Bạc Liêu, Hà Tĩnh, Th anh 
Hóa, Đồng Th áp, Quảng Bình, Đà Nẵng.
Một số thư viện đã được cấp kinh phí 
xây dựng và mua trang thiết bị với vài trăm 
tỷ đồng, như: Th ư viện tỉnh Quảng Ninh 
(hơn 400 tỷ), Th ư viện tỉnh Th anh Hóa 
(hơn 200 tỷ),...
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có bốn thư 
viện cấp tỉnh phải sử dụng trụ sở chung với 
cơ quan đơn vị khác (Hòa Bình, Hà Nam, 
Bình Phước, Đắc Nông). Điều này đã gây 
khó khăn không nhỏ cho hoạt động thư viện.
1.9. Kinh phí hoạt động
Tổng kinh phí được cấp (không kể kinh 
phí xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết 
bị) cho hoạt động thư viện tăng đều qua 
mỗi năm.
Đối với thư viện cấp tỉnh, tổng kinh phí 
hằng năm được Nhà nước chi cho hoạt 
động thư viện bình quân là 164 tỷ/năm, 
bình quân mỗi thư viện được cấp 2,6 tỷ/năm, 
tăng 1,1 tỷ so với năm 2010. Mức độ kinh 
phí được cấp cho thư viện tỉnh tăng khoảng 
5-7%/năm. Tuy nhiên, mức độ được cấp 
kinh phí giữa các thư viện còn có một sự 
chênh lệch rất lớn, giữa nhiều thư viện có 
thể đến hơn 10 lần. Th í dụ, năm 2015, Th ư 
viện KHTH Tp. Hồ Chí Minh được cấp 
11,2 tỷ trong khi Th ư viện tỉnh Đắc Nông 
chỉ được cấp 1,1 tỷ.
Tổng kinh phí hằng năm được Nhà nước 
chi cho hoạt động thư viện cấp huyện bình 
quân là 53 triệu trong giai đoạn 2011-2015, 
tăng 3 triệu so với năm 2010. Tuy nhiên, 
vẫn còn hơn 30% thư viện cấp huyện không 
được cấp kinh phí hàng năm để bổ sung 
sách báo và tổ chức các hoạt động khác.
2. Đánh giá về hoạt động thư viện công 
cộng giai đoạn 2011-2015
2.1. Một số thành tựu nổi bật
Từ kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong 
5 năm qua, Hệ thống thư viện công cộng 
đã đạt được những thành tựu đáng kể sau:
Công tác giữ gìn di sản văn hóa thành 
văn của dân tộc đã được chú trọng. Chất 
lượng vốn tài liệu của thư viện - một trong 
những yếu tố có tính chất quyết định tới 
chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư 
viện đã được tăng cường và nâng cao, đáp 
ứng nhu cầu sử dụng sách báo ngày càng 
cao của cộng đồng.
Chất lượng phục vụ bạn đọc tại chỗ 
cũng được nâng cao. Th ư viện công cộng 
đã tạo mọi điều kiện và tổ chức nhiều hoạt 
động thu hút bạn đọc tới sử dụng tài liệu 
thư viện với nhiều hình thức, dịch vụ mới 
thiết thực, phù hợp. Phục vụ ngoài thư 
viện đã được tăng cường, góp phần quan 
trọng trong việc xây dựng phong trào và 
hình thành thói quen đọc sách báo trong 
nhân dân.
Hoạt động thư viện ngày càng đi vào 
chiều sâu, bám sát và phục vụ đắc lực, thiết 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 15
thực, có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, 
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất 
nước, của địa phương được các cấp lãnh 
đạo địa phương đánh giá cao, xã hội thừa 
nhận và ủng hộ. Việc phát triển mạng lưới 
thư viện và tăng cường các hoạt động thư 
viện hướng về nông thôn, phục vụ bà con 
nông dân đã và đang trở thành một trong 
các nhiệm vụ trọng tâm của thư viện. 
Chất lượng công tác chuyên môn nghiệp 
vụ theo hướng tích cực áp dụng các chuẩn 
nghiệp vụ mới; đẩy mạnh ứng dụng CNTT 
trong hoạt động thư viện; chủ động phối 
hợp rộng rãi với các cơ quan, tổ chức, các 
phương tiện truyền thông đại chúng ở địa 
phương trong các hoạt thông tin tuyên 
truyền, tạo hiệu ứng xã hội tốt đối với 
những hoạt động của thư viện.
Hợp tác quốc tế về thư viện được mở 
rộng và tăng cường về mọi mặt. Hoạt động 
này không chỉ sôi động ở cơ quan quản 
lý nhà nước ở Trung ương, ở các thư viện 
của các thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí 
Minh) mà đã lan tỏa xuống địa phương, 
thậm chí ở cả các tỉnh miền núi (Yên Bái, 
Lào Cai, Nghệ An ...), thu hút và sử dụng 
có hiệu quả nhiều dự án đầu tư tài trợ của 
các nước, các tổ chức quốc tế,... qua đó 
đã tăng cường thêm nguồn lực, đặc biệt 
là nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT, tạo điều 
kiện cho các thư viện, nhất là ở cấp huyện 
vùng sâu vùng xa có thể triển khai hiệu quả 
các hoạt động của mình với sự hỗ trợ của 
máy tính và Internet công cộng.
- Đội ngũ cán bộ thư viện đã có sự phát 
triển về số lượng và chất lượng, từng bước 
lớn mạnh, trưởng thành; có đủ năng lực, 
trình độ tiếp thu và triển khai công nghệ 
mới; đặc biệt có đủ năng lực tổ chức những 
sự kiện của ngành.
- Chất lượng, hiệu quả công tác quản lý 
nhà nước về thư viện tiếp tục được nâng 
cao, tăng cường sự quan tâm đầu tư của 
nhà nước đối với hoạt động thư viện, thu 
hút sự đầu tư của xã hội, của quốc tế, tạo 
điều kiện cho thư viện phát triển, đáp ứng 
yêu cầu phát triển mới của đất nước.
2.2. Khó khăn, hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, 
song hoạt động của các thư viện công cộng 
còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như:
- Chương trình mục tiêu quốc gia đầu 
tư cho thư viện bị cắt giảm;
- Kinh phí chi cho hoạt động chưa đáp 
ứng với yêu cầu phát triển của thư viện. 
Mạng lưới thư viện cấp huyện, một mắt 
xích quan trọng và có số lượng phát triển, 
vẫn gặp khó khăn kéo dài về mọi mặt; kinh 
phí chi cho bổ sung sách báo không đầy 
đủ, không thường xuyên, thậm chí vẫn có 
thư viện không được cấp. Mạng lưới thư 
viện cơ sở có sự sụt giảm so với trước;
- Mặc dù trong những năm qua, các thư 
viện đã có rất nhiều cố gắng để nâng cao 
chất lượng, hiệu quả hoạt động, song nhìn 
chung vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu 
của bạn đọc, với yêu cầu phát triển của 
ngành. So với các nước phát triển trong 
khu vực và thế giới vẫn có khoảng cách khá 
xa về trình độ phát triển. 
 Khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ 
thư viện với sự thay đổi còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế 
bao gồm:
Th ứ nhất, công tác quản lý nhà nước về 
hoạt động thư viện công cộng còn chưa 
thật đầy đủ và toàn diện. Việc chỉ đạo triển 
khai áp dụng các chuẩn nghiệp vụ còn bị 
xem nhẹ; các chính sách tài chính, chính 
16 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sách đầu tư cho thư viện còn nhiều bất cập, 
chưa kịp thời... gây không ít khó khăn và 
chưa tạo động lực cho hoạt động thư viện. 
Cơ chế chính sách xã hội hóa công tác thư 
viện chưa thực sự hoàn thiện.
Th ứ hai, cơ chế chính sách đãi ngộ của 
ngành thư viện, chính sách dành cho người 
làm công tác thư viện đặc biệt là thư viện ở 
cơ sở còn nhiều bất cập: thang bảng lương 
của ngành thấp hơn so với các ngành tương 
đương; chưa có chế độ đãi ngộ đặc thù như 
tin học, ngoại ngữ, phục vụ lưu động 
Th ứ ba, công tác kiểm tra, giám sát 
hoạt động thư viện, việc thực hiện các 
chương trình công tác của ngành, đặc biệt 
là Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn 
hóa (lĩnh vực thư viện) ở địa phương chưa 
được thường xuyên, kịp thời.
Th ứ tư, nhận thức của xã hội nói chung 
và ở một số ngành, địa phương nói riêng về 
vai trò của sách báo và thư viện chưa đầy 
đủ nên chưa có sự quan tâm đầu tư đúng 
mức cho hoạt động này.
Th ứ năm, đội ngũ cán bộ thư viện chưa 
thật sự năng động, kiến thức chuyên môn 
và quản lý thư viện trong môi trường hiện 
đại chưa cập nhật, tác phong làm việc tại 
các thư viện công cộng, đặc biệt ở cấp 
huyện còn thiếu chuyên nghiệp.
3. Phương hướng và một số nhiệm vụ 
trọng tâm phát triển công tác thư viện 
công cộng Việt Nam
Với mục tiêu hệ thống thư viện công 
cộng Việt Nam trong thời gian tới sẽ trở 
thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo 
dục hữu ích cho việc học tập suốt đời của 
mọi tầng lớp nhân dân với nguồn lực thông 
tin phong phú, công nghệ hiện đại, các dịch 
vụ đa dạng dễ dàng tiếp cận và hình thành 
đội ngũ cán bộ thư viện chuyên nghiệp 
đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hỗ trợ 
cho việc học tập suốt đời của mọi tầng lớp 
nhân dân, chú trọng đối tượng học sinh, 
sinh viên- một số nhiệm vụ trọng tâm cần 
phải được thực hiện trong công tác quản lý 
nhà nước về thư viện, cụ thể bao gồm:
- Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Th ư 
viện và các văn bản hướng dẫn Luật Th ư viện;
- Triển khai thực hiện Đề án phát triển 
văn hóa đọc trong cộng đồng và đẩy mạnh 
các hoạt động học tập suốt đời trong các 
thư viện;
- Xây dựng và triển khai thực hiện: 
Trung tâm số hóa tài liệu cho các tài liệu 
công cộng/chính sách quốc gia về số hóa 
tài liệu;
- Hình thành Trung tâm biên mục tập 
trung và xây dựng mục lục liên hợp;
- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề 
án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực 
lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ thư viện công 
cộng.
Đối với hoạt động các thư viện cần tiếp 
tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung như:
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người 
sử dụng;
- Tăng cường vốn tài liệu và nguồn nhân 
lực thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin 
học tập, giải trí của người sử dụng;
- Tăng cường chia sẻ nguồn lực giữa các 
thư viện. Từng bước xây dựng bộ sưu tập 
số quốc gia.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển các dịch 
vụ thư viện, chú trọng các dịch vụ có giá trị 
gia tăng; Triển khai phục vụ mượn liên thư 
viện một cách sâu rộng hơn.
- Đẩy mạnh áp dụng các ứng dụng 
CNTT tạo điều kiện tiếp cận nguồn lực 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 17
thông tin trong và ngoài thư viện; Phấn 
đấu đến năm 2020, 100% thư viện công 
cộng cấp tỉnh xây dựng được trang thông 
tin điện tử, cho phép người sử dụng có thể 
truy cập và sử dụng các dịch vụ của thư 
viện 24/7.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có 
kiến thức và khả năng quản lý, hoạt động 
trong môi trường thư viện hiện đại và đáp 
ứng yêu cầu thay đổi của thời kỳ công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Chủ động thực hiện các nội dung và 
nhiệm vụ đặt ra trong các chương trình 
phối hợp công tác của Bộ Văn hóa, Th ể 
thao và Du lịch với các bộ, ngành khác.
Kết luận
Trong 5 năm 2011-2015, công tác thư 
viện công cộng đã có nhiều tiến bộ và 
phát triển. Vốn tài liệu thư viện đã có sự 
phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. 
Công tác phục vụ bạn đọc không ngừng 
được cải thiện và nâng cao với nhiều hình 
thức dịch vụ phong phú. Công tác thông 
tin tuyên truyền đã được các thư viện công 
cộng quan tâm tổ chức. Đội ngũ cán bộ thư 
viện công cộng được tăng cường về cả số 
lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hoạt động 
thư viện công cộng còn gặp không ít khó 
khăn và hạn chế như kinh phí hoạt động 
còn thiếu; Sự phát triển của công tác thư 
viện công cộng vẫn còn chưa đáp ứng được 
nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng.
Để các thư viện có đủ điều kiện hoạt 
động và trở thành trung tâm thông tin, văn 
hóa, phục vụ đắc lực cho việc học suốt đời 
của người dân, Chính phủ cần tiếp tục đầu 
tư xây dựng, củng cố và phát triển ngành 
thư viện trong nguồn vốn Chương trình 
Mục tiêu phát triển văn hóa (giai đoạn 
2016-2020), trong đó chú trọng đầu tư 
phương tiện chuyên dụng cho phục vụ lưu 
động, phát triển kho sách luân chuyển cho 
thư viện tỉnh và đào tạo nâng cao trình độ 
quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán 
bộ lãnh đạo và người làm công tác thư viện.
Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch cần 
sớm hoàn thiện dự thảo Luật Th ư viện 
trình Chính phủ và trình Quốc hội cho ý 
kiến và ban hành. Bộ cần chú trọng hơn 
nữa đến việc phối hợp với Bộ Nội vụ tổ 
chức thường xuyên có định kỳ các cuộc 
thi nâng hạng viên chức ngành thư viện để 
đảm bảo quyền lợi và tạo động lực phấn 
đấu cho những người làm công tác thư 
viện; quan tâm hơn nữa đến việc ban hành 
các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính 
sách cho viên chức ngành thư viện để đảm 
bảo quyền lợi những người làm công tác 
thư viện.
Đối với các tỉnh, kiến nghị Ủy ban nhân 
dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung 
ương bố trí ngân sách đảm bảo hoạt động 
thư viện theo quy định và theo quy hoạch, 
đề án đã được Th ủ tướng Chính phủ phê 
duyệt. Sở Văn hóa, Th ể thao và Du lịch/Sở 
Văn hóa và Th ể thao các tỉnh cần chủ động 
tham mưu cho ủy ban nhân dân trong việc 
xây dựng các chương trình/đề án phát 
triển hoạt động thư viện công cộng tại địa 
phương; Chủ động phối hợp với các sở, 
ngành thực hiện các Chương trình phối 
hợp công tác của bộ Văn hóa, Th ể thao và 
Du lịch với các bộ, ngành khác.
-----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch. Số 
liệu thống kê từ 2011-2015.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 02-5-
2016; Ngày phản biện đánh giá: 10-6-2016; 
Ngày chấp nhận đăng: 02-7-2016).

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_cong_cong_viet_nam_thuc_trang_hoat_dong_giai_doan_2.pdf