Thoái hoá đất và quá trình hoang mạc hoá ở vùng Nam Trung Bộ

Trung Bộ, các kết quả đã chứng minh thực trạng thoái hóa đất dẫn đến hoang mạc hóa của khu vực. Đồng thời xác định các tính chất, nguyên nhân căn bản dẫn đến hoang mạc hóa.

pdf 8 trang thom 08/01/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Thoái hoá đất và quá trình hoang mạc hoá ở vùng Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thoái hoá đất và quá trình hoang mạc hoá ở vùng Nam Trung Bộ

Thoái hoá đất và quá trình hoang mạc hoá ở vùng Nam Trung Bộ
 79
32(1), 79-86 Tạp chí Các khoa học về trái đất 3-2010 
THOáI HOá ĐấT Và QUá TRìNH HOANG MạC 
HOá ở VùNG NAM TRUNG Bộ 
NGUYễN ĐìNH Kỳ, NGUYễN LậP DÂN, 
 NGUYễN MạNH Hà 
I. ĐặT VấN Đề 
Trong Công −ớc chống sa mạc hóa của Liên 
hợp quốc (UNCCD) ký tháng 6 năm 1992 tại hội 
nghị th−ợng đỉnh Rio de Janero đã khẳng định "sa 
mạc hóa - là sự suy thoái đất đai tại các vùng khô 
hạn, bán khô hạn, bán ẩm khô hạn, hình thành do các 
yếu tố khác nhau bao gồm sự biến đổi khí hậu và 
các hoạt động của con ng−ời. Suy thoái đất là sự 
suy giảm hoặc mất năng suất sinh học và kinh tế 
của đất trồng trọt sử dụng n−ớc m−a, đất trồng trọt 
sử dụng thủy lợi, hoặc bãi chăn thả gia súc, đồng 
cỏ, rừng và đất rừng..." {7}. Nh− vậy thoái hóa đất 
và hoang mạc hóa có quan hệ nhân quả khăng khít 
trong tự nhiên, thể hiện ở sự chuyển hóa từ đất 
nguyên sinh - đất thoái hóa - đất hoang mạc hóa. 
Ch−ơng trình hành động thực hiện công −ớc hoang 
mạc hóa của Thủ t−ớng Chính phủ Việt Nam cũng 
khẳng định : ở Việt Nam, chống sa mạc hóa là ngăn 
chặn, hạn chế quá trình thoái hóa đất ở vùng bán 
khô hạn, khô hạn. Vùng Nam Trung bộ đ−ợc coi là 
vùng trọng điểm phòng chống hoang mạc hóa {7}. 
Điều kiện phát sinh đất vùng Nam Trung Bộ (từ 
Đà Nẵng đến Bình Thuận) thuộc nhiệt đới gió mùa, 
có mùa khô khá dài (6-9 tháng). Vùng Ninh Thuận 
- Bình Thuận có mùa khô dài 8 - 9 tháng, t−ơng 
ứng với cùng bán khô hạn. Diện tích đất của vùng 
trên 43.000 km2. Cấu trúc lớp phủ thổ nh−ỡng đa 
dạng phức tạp với 10 nhóm, 20 loại và trên 65.000 
ha núi đá, trên 265.000 ha cồn cát và bãi cát. Quá 
trình thoái hóa đất ở vùng Nam Trung Bộ cũng đa 
dạng, phức tạp và với c−ờng độ mạnh mẽ, dẫn đến 
nhiều loại hình hoang mạc hóa khác nhau. Sự thiệt 
hại do thoái hóa đất và hoang mạc hóa trong phát 
triển kinh tế - xã hội của vùng Nam Trung Bộ là rất 
lớn, cần đ−ợc nghiên cứu để hạn chế, ngăn chặn {1}. 
Trên quan điểm tổng hợp địa lý phát sinh và 
thoái hóa đất dẫn đến hoang mạc hóa ở vùng Nam 
Trung Bộ, các kết quả đã chứng minh thực trạng thoái 
hóa đất dẫn đến hoang mạc hóa của khu vực. Đồng 
thời xác định các tính chất, nguyên nhân căn bản 
dẫn đến hoang mạc hóa 
II. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN 
1. Điều kiện hình thành và các quá trình thoái 
hóa đất vùng Nam Trung Bộ 
a) Điều kiện hình thành đất 
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam bắt 
đầu từ đèo Hải Vân (vỹ độ 15°30' B) đến Nam 
huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận (vỹ độ 10°34' B) 
bao gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng 
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh 
Thuận, Bình Thuận. Địa thế tự nhiên khái quát của 
vùng là nơi t−ơng tác giữa s−ờn Đông của Tr−ờng 
Sơn Nam với Biển Đông. Các đồng bằng duyên hải 
nhỏ hẹp hình thành do kết quả t−ơng tác lâu dài và 
phức tạp đó. 
Điều kiện sinh khí hậu thổ nh−ỡng của vùng nằm 
trọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, với sự phân hóa 
rõ rệt hai mùa khô và m−a. Đất phát sinh mang tính 
địa đới phổ biến là vàng đỏ, vàng xám. Tổng năng 
l−ợng bức xạ Mặt Trời trong vùng lớn hơn 150-160 
kcal/cm2/năm và tổng nhiệt độ trên 10 °C, trung bình 
trên 8.000-9.000 °C, nhiệt độ trung bình hàng năm 
trên 24 °C. Sự khác biệt nhiệt độ các tháng trong 
năm không đáng kể. L−ợng m−a trung bình năm 
của vùng trên 1.500 mm song tập trung 75-90 % 
vào mùa m−a từ tháng 5-6 đến tháng 10-11. Trong 
vùng có hai trung tâm m−a lớn trên d−ới 3.000 mm 
là Trà Mi - Ba Tơ (Quảng Ngãi), Đức Linh - Tánh 
Linh (Bình Thuận). Mùa khô kéo dài 6-9 tháng. Đặc 
biệt khu vực từ Ninh Sơn - Ninh Hải (Ninh Thuận) 
đến Tuy Phong - Bắc Bình (Bình Thuận) là một 
trung tâm khô hạn với l−ợng m−a trung bình năm 
 80 
500-700 mm (có khi xuống d−ới 500 mm). Quy luật 
phân hóa m−a theo độ cao địa hình thể hiện : khu vực 
đồng bằng ven biển (đặc biệt vùng cát) l−ợng m−a 
trung bình thấp, khu vực chân núi l−ợng m−a trung 
bình tăng lên, vùng núi đạt hơn 1.500-2.000 mm/năm. 
Trong khi đó khả năng bốc hơi của khu vực th−ờng 
xuyên lên đến trên 1.300-1.400 mm/năm. Vùng ven 
biển l−ợng m−a thấp, khả nang bốc hơi lớn gấp 2-3l 
lần l−ợng m−a. Chính vì vậy đã tạo nên một vùng 
bán khô hạn điển hình ở Việt Nam. Lũ lụt và hạn 
kiệt th−ờng xuyên xuất hiện trong vùng. 
Địa hình s−ờn Đông Tr−ờng Sơn đồi núi dốc 
chia cắt trên 80 % diện tích tự nhiên. Độ cao tuyệt 
đối nhiều đỉnh trên 1.000 m, đủ điều kiện để xuất 
hiện đất mùn vàng đỏ trên núi. Tính t−ơng phản địa 
hình giữa đồi núi và đồng bằng đã tạo ra tiềm năng 
xói mòn lớn. Dải đồi thềm tiếp giáp với đồng bằng, 
nơi chuyển tải n−ớc từ s−ờn Tr−ờng Sơn nên quá 
trình rửa trôi mạnh và quá trình laterit hóa phát triển 
xuất hiện đất xám bạc mầu {6}. 
Sông ngòi vùng duyên hải Nam Trung Bộ đều 
ngắn, dốc, hẹp, bụng chứa n−ớc nhỏ. Cửa sông bị 
che chắn bởi các dải cồn cát ven biển và các dẫy núi 
đâm ngang ra biển nên khó tiêu thoát n−ớc vào mùa 
lũ. Mùa khô nhiều sông suối bị bồi lấp lòng sông và 
cạn n−ớc. Hầu hết phù sa của các sông tạo nên đồng 
bằng đều có thành phần cơ giới nhẹ từ đất phù sa 
đồng bằng Tuy Hòa của sông Ba chẩy qua vùng cao 
nguyên basalt. 
Lớp phủ thực vật trong vùng phân hóa rõ rệt theo 
điều kiện khí hậu thổ nh−ỡng từ bắc vào nam và từ 
đông sang tây. Từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Nha 
Trang phổ biến là rừng kín th−ờng xanh nhiệt đới, 
còn Nha Trang đến Phan Thiết xuất hiện kiểu rừng 
nhiệt đới rụng lá (rừng khộp). Rừng rụng lá chỉ thị 
cho điều kiện khô hạn. Từ đông sang tây có thể gặp 
các thảm thực vật rừng ngập mặn đến các trảng truông 
cây gai, x−ơng rồng trên đất cát, rừng rụng lá trên 
đất xám bạc mầu, vùng đồi thềm và trên núi là rừng 
kín th−ờng xanh. Đáng chú ý là trong vùng có trên 
65.000 ha núi đá trọc với cây bụi gai, hốc đá và hơn 
44.000 ha cồn cát bỏ hoang trống cỏ thấp, x−ơng rồng. 
Lịch sử khai thác đất của vùng đã trải qua ph−ơng 
thức du canh đốt n−ơng làm rẫy và chăn thả đại gia 
súc lâu đời của dân tộc Chăm. Do thuận tiện giao 
thông nên rừng và đất rừng ở đây đ−ợc khai thác sớm. 
Quanh các khu vực tháp Chàm tình trạng thoái hóa 
đất và khô hạn diễn ra mạnh nhất. Ngoài ra các cuộc 
chiến tranh kéo dài từ xa x−a đến năm 1975 cũng là 
một trong những nguyên nhân của tình trạng thoái 
hóa đất và hoang mạc hóa [2]. 
Từ các điều kiện phát sinh đất đã hình thành nên 
lớp phủ thổ nh−ỡng vùng duyên hải Nam Trung Bộ 
thể hiện tính đa dạng phức tạp. Hầu hết các nhóm đất 
của cả n−ớc đều có mặt ở trong vùng (bảng 1 và 2). 
So sánh các nhóm đất trên cho thấy : nhóm đất 
mặn và đất phèn có diện tích nhỏ nhất, chiếm 1,31 % 
diện tích vùng, tuy vùng nghiên cứu có bờ biển kéo 
dài trên 700 km. Nhóm đất cát và cồn cát trong vùng 
chiếm gần 50 % diện tích loại đất cả n−ớc. Nhóm 
đất nâu vùng bán khô hạn tuy chiếm 0,97 % diện 
tích vùng song là đơn vị phát sinh đặc thù chỉ xuất 
hiện ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Có thể coi đây là 
dấu hiệu chỉ thị cho khả năng xuất hiện hoang mạc 
hóa. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá cũng chiếm tỷ lệ 
cao so với loại đất cả n−ớc (gần 10 %). Chiếm diện 
tích lớn nhất là nhóm đất xám (78,39 % diện tích 
Bảng 1. Diện tích các nhóm đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ 
Duyên hải Nam Trung Bộ 
Nhóm đất Diện tích cả 
n−ớc (ha) 
Diện tích 
(ha) 
Phần trăm so với 
loại đất cả n−ớc 
Phần trăm so với 
diện tích vùng 
Cồn cát và đất cát ven biển 533.434 265.175 49,71 6,08 
Đất mặn 971.356 49.560 5,10 1,14 
Đất phèn 1.863.128 7.589 0,41 0,17 
Đất phù sa 3.400.059 317.989 9,35 7,29 
Đất lầy + đất glây chua 452.418 103.943 22,97 2,38 
Đất đen 112.939 22.241 19,69 0,51 
Đất nâu vùng bán khô hạn 42.330 42.330 100,00 0,97 
Đất xám 19.970.642 3.417.782 17,11 78,39 
Đất đỏ 3.014.594 86.632 2,87 1,99 
Đất xói mòn trơ sỏi đá 495.727 46.628 9,41 1,07 
Tổng cộng 30.856.627 4.359.869 14,13 100,00 
 81
Bảng 2. Phân bố đất theo các tỉnh Nam Trung Bộ (đơn vị : ha) 
Tên đất 
Quảng Nam - 
Đà Nẵng 
Quảng 
Ngãi 
Bình 
Định Phú Yên
Khánh 
Hòa 
Ninh 
Thuận 
Bình 
Thuận 
Tổng 
diện tích 
Cồn cát và đất cát ven biển 43.119 14.389 18.250 12.984 16.300 13.148 146.985 265.175
Đất mặn 15.417 6.947 11.581 3.701 8.332 2.294 1.288 49.560
Đất phèn 2.155 3.930 1.504 7.589
Đất phù sa 75.428 41.967 77.318 29.355 22.954 13.611 57.356 317.989
Đất lầy 14.993 8.463 18.430 24.705 18.035 5.184 14.133 103.943
Đất đen 1.903 125 19.919 294 22.241
Đất nâu vùng bán khô hạn 32.930 9.400 42.330
Đất xám 984.424 398.735 427.771 376.914 441.265 249.560 539.113 3.417.782
Đất đỏ 3.652 20.606 16.545 34.228 898 3.990 6.713 86.632
Đất xói mòn trơ sỏi đá 5.436 2.021 4.300 55 11.434 16.952 6.430 46.628
Cộng đất 1.144.624 495.031 574.320 505.791 520.722 337.669 781.712 4.359.869
Sông suối 21.391 10.650 15.658 5.640 3.256 1.929 5.376 63.900
Núi đá 2.024 12.024 17.617 17.090 1.176 3.062 12.112 65.105
Đảo 30.498 43 30.541
Tổng diện tích tự nhiên 1.198.537 517.705 607595 528521 525.197 342.660 799.200 4.519.415
vùng), hầu hết đ−ợc hình thành trên đá magma acid 
và đá cát. Do đó các loại đất xám có thành phần cơ 
giới nhẹ đến trung bình [6]. 
b) Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa 
Điều kiện phát sinh đất của vùng duyên hải Nam 
Trung Bộ đã chứa đựng nguy cơ và tiềm năng thoái 
hóa mạnh của lớp phủ thổ nh−ỡng. Bởi vậy quá trình 
thoái hóa đất hiện tại diễn ra nhanh và sâu sắc. C−ờng 
độ của các quá trình thoái hóa cũng diễn ra theo nhịp 
điệu mùa. Mùa m−a là quá trình xói mòn rửa trôi, sạt 
lở vùi lấp do n−ớc, còn mùa khô là quá trình cát bay, 
cát nhẩy, nhiễm mặn. Tính chất khô ẩm theo chu kỳ 
cũng làm tăng c−ờng quá trình laterit hóa thành tạo 
đá ong và kết von. Các quá trình thoái hóa đất cơ 
bản dẫn đến hoang mạc hóa trong vùng bao gồm : 
♦Quá trình xói mòn rửa trôi do n−ớc của vùng 
nghiên cứu xẩy ra mạnh mẽ vào mùa m−a hàng năm, 
mạnh nhất ở vùng đồi thuộc s−ờn Đông Tr−ờng Sơn. 
Tại đây độ dốc, chiều dài s−ờn và l−ợng m−a đều 
lớn. Đất xói mòn trơ sỏi đá lâu ngày trên 46.000 ha 
thể hiện tốc độ của quá trình này. Tầng dầy đất đồi 
núi của vùng phổ biến d−ới 50 cm chiếm 15,5 % và 
nhiều nơi d−ới 30 cm chiếm 48,5 %. Đặc biệt có thể 
quan sát thấy những diện tích lớn đất có đá lộ, đá lăn 
nh− Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Vĩnh 
Hảo - Cà Ná (Bình Thuận), An Nhơn (Bình Định), 
Mộ Đức - Đức Phổ (Quảng Ngãi) [4]. 
♦ Quá trình thổi mòn và di chuyển cát do gió : 
phổ biến ở vùng duyên hải. Đặc biệt trên các vùng 
cát, nơi có l−ợng m−a thấp và hứng chịu gió biển, 
gió núi. Các cồn cát di chuyển sâu vào trong đất 
liền, tốc độ di chuyển cát cao 3-5 m/năm ở Chí 
Công (Tuy Phong), Mũi Né (Phan Thiết). Nhiều bàu 
n−ớc ở vùng cát bị cạn và bị vùi lấp nh− : Bàu Tàn, 
Bàu Cạn (Bình Thuận). Tính khắc nghiệt của môi 
tr−ờng giống với sa mạc. Vai trò của gió còn tác 
động sâu vào vùng đất xám bạc mầu tr−ớc núi. Do 
rửa trôi đất bề mặt bị "bạc mầu", cấu trúc đất bị phá 
vỡ tơi bở rời nên th−ờng bị gió cuốn tạo thành các 
cơn lốc bụi di chuyển. Các đám bụi bị bóc mòn từ 
nơi này, lại tích đọng ở nơi khác d−ới dạng bụi tựa 
"hoàng thổ" là nguyên nhân chính hình thành nên 
hoang mạc bụi (hoang mạc đất cằn) [5]. 
♦ Quá trình hình thành kết von đá ong (laterit 
hóa) phổ biến ở vùng đồi tiếp giáp đồng bằng với 
diện tích hàng chục ngàn ha. Sự có mặt của các tầng 
đá ong dầy đặc vừa thể hiện tính đới điển hình nhiệt 
đới vừa thể hiện điều kiện phi địa đới của khu vực 
có chế độ khô ẩm chu kỳ. Nhiều nơi ở các huyện 
ven đồng bằng, đá ong lộ lên mặt đất và đ−ợc khai 
thác làm vật liệu xây dựng. Hầu hết các đất xám bạc 
mầu trên phù sa cổ có xuất hiện kết von đá ong. Tầng 
đá ong đã tạo thành mặt chắn địa hóa, cắt đứt mối 
quan hệ của tầng đất với mẫu chất bên d−ới. Những 
nơi đá ong lộ trên mặt, đất trở thành "x−ơng xẩu" 
(đất xói mòn trơ sỏi sạn) và nghèo dinh d−ỡng. Quá 
trình hoang hóa thể hiện rõ nét vào mùa khô [5]. 
♦ Quá trình mặn hóa phèn hóa (mặn Cl - và mặn 
SO4
2-) : trong vùng có hai nguồn gốc chính là tích 
 82 
lũy muối từ n−ớc biển và tích lũy muối từ phong hóa 
đá mẹ tạo thành đất. Hai đơn vị phát sinh này mở 
rộng cùng với quá trình khô hạn. Đơn vị này đặc 
tr−ng cho vùng bán khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận 
(Ninh Thuận có trên 32.900 ha ở huyện Ninh Sơn, 
còn Bình Thuận là 9.400 ha ở huyện Tuy Phong). 
Dựa vào điều kiện hình thành và tính chất đặc thù, 
các nhà thổ nh−ỡng đã xếp đơn vị đất này vào nhóm 
đất nâu bán khô hạn. Đơn vị đất này phần lớn còn 
bỏ hoang với cỏ và cây bụi xơ xác. Các dấu tích 
muối trên mặt và trong tầng đất thể hiện quá trình 
mặn hóa thứ sinh. 
Sự t−ơng tác giữa quy luật địa đới, địa ô và phi 
địa đới khác đã hình thành một bức khảm thổ nh−ỡng 
đặc thù của vùng. Đại diện cho quy luật địa đới là 
nhóm đất đỏ vàng xám. Quy luật địa ô có đất cát, 
đất mặn phèn, đất nâu bán khô hạn. Còn quy luật 
đai cao là đất xám mùn trên núi. Cùng với đó là 
quá trình thoái hóa đất đã hình thành nên các loại 
"đất có vấn đề" (soil problem) rất đặc thù và diện 
tích khá lớn trong vùng nghiên cứu (bảng 3) nh− 
đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xám bạc mầu [6]. 
Diện tích "đất có vấn đề" xuất hiện trong vùng 
chiếm tới 18,38 % tổng diện tích vùng. Tỉnh có diện 
tích "đất có vấn đề" lớn nhất là Bình Thuận chiếm 
tới 29,41 % diện tích tự nhiên tỉnh. Thấp nhất là 
Quảng Nam - Đà Nẵng (QN-ĐN) 9,55 %. Có ba tỉnh 
"đất có vấn đề" chiếm trên 20 % diện tích là Bình 
Định 26,21 %, Phú Yên 21,39 %, Ninh Thuận 20,76 %. 
Còn hai tỉnh có diện tích "đất có vấn đề" trên 10 % 
là Khánh Hòa 16.06 % và Quảng Ngãi 13,2 5% tổng 
diện tích của tỉnh. "Đất có vấn đề" là sản phẩm của 
quá trình thoái hóa đất tự nhiên và nhân tác phân bố 
trên tất cả các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng phù 
sa sông, đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. 
2. Các dạng hoang mạc hóa ở Nam Trung Bộ 
Thoái hóa đất liên tục, mở rộng sẽ dẫn đến 
hoang mạc hóa. Đối chiếu với các tính chất hoang 
mạc trên thế giới cho thấy mối quan hệ khăng khít 
của hai quá trình này. ở Nam Trung Bộ ba dạng 
"đất có vấn đề" chiếm diện tích lớn nhất là đất cát, 
đất xám bạc mầu và đất xói mòn trơ sỏi đá (bảng 
3). Đất cát biển phân bố chủ yếu dọc theo bờ biển 
và chịu ảnh h−ởng mạnh của quá trình phong thành. 
Hiện t−ợng cát bay, cát nhẩy đang diễn ra rất mạnh 
ở Bắc Bình Thuận, Ninh Thuận và một số duyên hải 
của Quảng Ngãi, Bình Định. Đối diện với đất cát 
biển qua đồng bằng là dạng đất xám bạc mầu và 
đất xói mòn trơ sỏi đá phân bố chủ yếu ven đồi núi 
tiếp giáp đồng bằng. Hai đơn vị "đất có vấn đề" 
này tham gia hình thành hai dải hoang mạc đất cằn 
(bụi) và hoang mạc cát đồng bằng nhỏ hẹp. Diện 
đá cùng với diện tích núi đá trọc khá lớn (chiếm 
1,44 %) đã trở thành các hoang mạc đá thực thụ ở 
Nam Trung Bộ. 
Sự xuất hiện đất nâu vùng bán khô hạn 42.330 
ha t−ơng đ−ơng 0,97 % diện tích vùng và 202 ha 
đất mặn kiềm là những chỉ thị của quá trình hoang 
Bảng 3. Diện tích đất có vấn đề ở các tỉnh Nam Trung Bộ (đơn vị : ha) 
Tên đất 
Quảng 
Nam - Đà 
Nẵng 
Quảng 
Ngãi 
Bình 
Định 
Phú Yên Khánh 
Hòa 
Ninh 
Thuận
Bình 
Thuận
Tổng 
diện 
tích 
% so với 
DT đất có 
vấn đề 
% so với 
DTTN 
vùng 
Đất cát 43.119 14.389 18.250 12.984 16.300 13.148 146.985 265.175 31,92 5,87 
Đất mặn 15.417 6.947 11.581 3.701 8.332 2.294 1.288 49.560 5,97 1,10 
Đất phèn 2.155 3.930 1.504 7.589 0,91 0,17 
Đất lầy 14.993 8.463 18.430 24.705 18.035 5.184 9.124 98.9 ... 
mức độ (hoang mạc - bán hoang mạc) và theo tính 
chất, quá trình thành tạo. 
So sánh với kết quả nghiên cứu hoang mạc hóa 
ở vùng Nam Trung Bộ có thể xác định bốn dạng bán 
hoang mạc hóa xuất hiện vào mùa khô hàng năm. 
a) Bán hoang mạc cát 
Với diện tích trên 260.000 ha phân bố chủ yếu 
dọc ven biển Bắc Bình - Tuy Phong (Bình Thuận), 
Ninh Ph−ớc - Ninh Hải (Ninh Thuận), Phù Mỹ - Phù 
Cát (Bình Định)... Diễn biến cát bay, cát chẩy xẩy ra 
mạnh vào mùa khô hàng năm. Hình thái bán hoang 
mạc cát gồm các cồn cát dịch chuyển và cố định (có 
những cồn cát cao tới trên 100 m), các bãi cát bằng 
và những dòng sông cát. Trên các bán hoang mạc 
cát tồn tại các "bàu n−ớc" nh− các ốc đảo của xứ 
hoang mạc. Bàu chứa n−ớc nhiều nơi cũng bị cạn 
dần tạo thành các "bàu cạn", "bàu tàn". Đất cát có 
môi tr−ờng trung tính ít chua. Mùn và đạm đều nghèo, 
các chất khoáng khác rất ít. Đặc tr−ng cho loại đất 
bán hoang mạc cát là có thành phần cơ giới cấp hạt 
2-0,02 mm chiếm tới trên 95 % toàn phẫu diện và 
chủ yếu là SiO2. Thành phần hóa lý phẫu diện NT3 
(xã Nhân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) 
khá điển hình cho đất bán hoang mạc cát (bảng 4). 
Bảng 4. Thành phần hoá lý học phẫu diện NT3 
Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g 
đất) 
Cation trao đổi 
(meq/100g đất) Phần trăm Thành phần cơ giới (%) Tổng đất 
(cm) 
pH 
KCl 
Mùn 
% 
N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca
++ Mg++ CEC Cl- SO4
2- 2- 
0,02m
m 
0,02-
0,002m
m 
<0,002m
m 
0-20 8,47 0,895 0,056 0,067 0,04 18,30 6,00 4,00 2,40 7,82 0,018 0,010 97,5 1,6 0,9 
20-40 8,56 0,790 0,050 0,054 0,05 9,80 6,00 2,40 0,50 5,13 0,018 0,012 96,2 3,2 0,6 
b) Bán hoang mạc đá sạn sỏi 
Diện tích trên 100.000 ha là các núi đá trọc và 
đồi núi sót xói mòn trơ sỏi đá dọc các đồng bằng 
ven biển của Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, 
Bình Định, Khánh Hòa... Hình thái cấu trúc đất xói 
mòn trơ sỏi đá là đất hốc đá hoặc bề mặt sỏi sạn. Lớp 
phủ thực vật trên mặt đất th−a thớt là cỏ cứng thấp, 
cây gai, sỏi đá trơ trên mặt đất. Tầng mùn và tầng 
tích tụ B hầu nh− bị cắt cụt, tầng đất mỏng d−ới 30 cm. 
Thành phần cấp hạt chủ yếu là sỏi sạn, cát thô. Thành 
phần dinh d−ỡng nghèo mùn, đạm, lân, kali và cation 
trao đổi. Đất chua đến rất chua. Môi tr−ờng đất nắng 
nóng và gió bào mòn vào mùa khô, còn mùa m−a bị 
n−ớc xói mòn và xói lở. Độ trữ ẩm đất rất thấp, nên 
vào mùa khô trở thành dạng hoang mạc đất cằn. 
Đất xói mòn trơ sỏi đá ở Nam Trung Bộ có 
46.628 ha, chiếm 1,03 % tổng diện tích đất tự nhiên 
vùng ; phân bố ở Ninh Thuận 16.952 ha, Khánh Hòa 
11.434 ha, Bình Thuận 6.430 ha, Quảng Nam - Đà 
Nẵng 5.436 ha, Bình Định 4.300 ha. Đặc biệt núi đá 
trọc trong khu vực có diện tích khá lớn (65.105 ha) 
phân bố ở Bình Định và Phú Yên đều trên 17.000 ha, 
ở Quảng Ngãi và Bình Thuận đều trên 12.000 ha, 
Ninh Thuận trên 3.000 ha, Quảng Nam - Đà Nẵng trên 
2.000 ha. Đá lăn lở, nổ nứt là những dấu hiệu thể hiện 
tình trạng hoang mạc đá sạn sỏi khá rõ nét. 
c) Bán hoang mạc bụi 
Diện tích trên 290.000 ha, chiếm 6,59% so với 
diện tích tự nhiên của vùng, là những vùng đất xám 
bạc mầu do bị rửa trôi mạnh vùng bán sơn địa giáp 
đồng bằng. Tầng đất mặt bị phá vỡ cấu trúc thành 
dạng bột, bụi và tầng bên d−ới th−ờng có kết von 
đá ong. Đất chua đến rất chua, nghèo các chất dinh 
d−ỡng. Diện phân bố tập trung từ Quảng Ngãi đến 
Bình Thuận. Đặc tr−ng cho dạng bán hoang mạc 
bụi có phẫu diện BT11 thuộc huyện Hàm Tân tỉnh 
 84 
Bình Thuận. Hiện trạng sử dụng đất : cây bụi, sim, 
mua... thành phần cơ giới của đất nhẹ do các cấp 
hạt sét đã bị rửa trôi (bảng 5). 
d) Bán hoang mạc muối 
Diện tích trên 49.000 ha phân bố chủ yếu ở Ninh 
Sơn, Ninh Hải (Ninh Thuận), Tuy Phong - Bắc Bình 
(Bình Thuận), Sa Huỳnh, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) ; 
ven đầm Nha Phu ở Ninh Hòa (Khánh Hòa), ven 
đầm Ô Loan ở Tuy An (Phú Yên). Đất có hàm 
l−ợng dinh d−ỡng tự nhiên trung bình đến khá, hàm 
l−ợng chất hữu cơ đất trung bình, có thành phần cơ 
giới từ thịt trung bình ở lớp d−ới và thịt nặng ở lớp 
mặt. Song hàm l−ợng muối Cl- và SO4
2- cao. Phẫu 
diện NT4 thuộc xã Nhân Hải, Ninh Hải, Ninh 
Thuận đặc tr−ng cho dạng hoang mạng muối này 
(bảng 6). 
Hiện trạng bán hoang mạc trong vùng có quy 
mô không lớn dạng da báo. Song nguy cơ trở thành 
bán hoang mạc thực thụ là rất lớn. Bởi vì hiện t−ợng 
và quá trình thoái hóa đất ngày càng tăng c−ờng do 
nhu cầu khai thác đất đai ngày càng tăng và các hoạt 
động thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều nh− khô 
nóng, n−ớc biển dâng do biến đổi khí hậu. 
Quy luật phân bố các dạng hoang mạc hóa trong 
vùng đan xen mở rộng từ bắc vào nam và thể hiện 
rõ nhất ở khu vực Ninh Sơn - Ninh Hải (Ninh Thuận) 
đến Hàm Thuận (Bình Thuận). Từ đông sang tây 
vùng phân bố hoang mạc hóa chủ yếu ở hai dải 
hoang mạc hóa cát và mặn duyên hải và hoang mạc 
hóa đá, đất cằn đồi thềm chân Tr−ờng Sơn. 
Qua phân tích các đặc tr−ng phát sinh và thoái 
hóa đất cho thấy thoái hóa đất thực sự là một trong 
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hoang mạc hóa 
ở Nam Trung Bộ. Trong đó thoái hóa đất tiềm năng 
(thoái hóa tự nhiên do các quá trình địa chất, địa 
hình, đá mẹ, khí hậu...) và thoái hóa hiện tại (thoái 
hóa nhân tác) đều thể hiện c−ờng độ mạnh mẽ. 
Hoang mạc hóa hình thành trong điều kiện khí 
hậu nhiệt đới gió mùa, với sự phân hóa mùa m−a và 
khô sâu sắc cộng với yếu tố kiến tạo địa mạo đặc 
biệt và sự t−ơng tác của quá trình sông - biển - lục 
địa. Nguy cơ thoái hóa đất của vùng lớn nên nhiều 
quá trình thoái hóa đất đã diễn ra mạnh và sâu sắc. 
Trong đó các quá trình −u thế là quá trình xói mòn 
do n−ớc, do gió, quá trình laterit hóa, quá trình mặn 
hóa. Thoái hóa đất hiện tại do khai thác không hợp 
lý của con ng−ời thể hiện trong hiện trạng sử dụng 
đất với diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và đất 
trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Diện tích núi đá 
trọc trên 65.000 ha và hơn 44.000 ha đất hoang trống. 
Bán hoang mạc cát phổ biến ở Ninh Thuận, Bình 
Thuận. Bán hoang mạc đá và bán hoang mạc đất cằn 
phổ biển ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Quá 
trình thoái hóa đất lan rộng làm giảm khả năng dự 
trữ n−ớc, tăng c−ờng bốc hơi và làm tăng thêm tính 
khắc nghiệt của mùa khô. Đó là một trong những 
nguyên nhân xuất hiện các dạng bán hoang mạc hóa 
nh− : bán hoang mạc cát, bán hoang mạc đá sỏi, bán 
hoang mạc bụi... Nh− vậy điều kiện địa lý phát sinh 
- thoái hóa và hoang mạc hóa trong vùng phản ánh 
quan hệ chặt chẽ. Thoái hóa đất và hoang mạc hoá
Bảng 5. Thành phần lý hóa học đất phẫu diện BT11 
Tổng số (%) Cation trao đổi (meq/100gđất) Thành phần cơ giới Tầng đất 
(cm) 
pH 
KCl 
Mùn 
% N P2O5 K2O Ca
++ Mg++ CEC 2 - 0,02mm 0,02-0,002mm < 0,002mm 
0-13 4,45 1,018 0,061 0,030 0,04 2,00 0,40 4,62 85,50 10,40 4,10 
13-30 4,27 0,175 0,11 0,007 0,012 0,40 0,30 3,22 82,10 14,30 3,60 
>30 4,33 0,299 0,011 0,020 0,04 0,40 0,20 2,17 79,60 15,60 4,80 
Bảng 6. Tính chất lý hóa học đất phẫu diện NT4 
Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100gđất) 
Cation trao đổi 
(meq/100g đất) Phần trăm Thành phần cơ giới (%) 
Tầng 
đất 
(cm) 
pH 
KCl 
Mùn 
% N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca
++ Mg++ CEC Cl- SO4
2- 2- 
0,02mm 
0,02-
0,002mm < 0,002mm 
 0-20 7,10 1,79 0,117 0,094 0,23 9,90 57,0 13,60 7,40 25,49 0,745 0,20 34,5 28,4 37,2 
20-40 8,01 1,10 0,07 0,078 0,18 16,9 45,0 12,4 7,60 21,39 0,335 0,06 60,76 13,22 26,02 
40-60 7,85 0,89 0,06 0,041 0,12 4,50 48,0 7,40 5,60 14,53 0,417 0,07 67,44 8,60 23,96 
60-100 7,55 0,89 0,05 0,034 0,16 3,5 30,0 5,60 4,40 12,44 0,417 0,056 70,08 7,10 22,82 
 85
là hai b−ớc suy thoái môi tr−ờng nghiêm trọng cần 
đ−ợc khắc phục dựa trên các hiểu biết về phát sinh 
đất trong vùng. 
III. VấN Đề Sử DụNG ĐấT TRONG VùNG 
HOANG MạC HóA 
Trên cơ sở phân loại, đánh giá cụ thể các dạng 
hoang mạc hóa khu vực nghiên cứu cùng với các 
mục tiêu khai hoang phát triển kinh tế xã hội để đ−a 
ra các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý ở mỗi địa 
ph−ơng. Quan điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng 
thích ứng với vùng hoang mạc hóa và tiếp đến là các 
giải pháp công trình và phi công trình ngăn ngừa, 
phục hồi cải tạo vùng hoang mạc hóa. Cụ thể : 
Đối với đất mặn vùng ven biển (nguyên nhân 
chính gây hoang mạc mặn) chỉ sử dụng hạn chế vào 
trong nông nghiệp trồng trọt với việc đầu t− thủy lợi 
hoặc làm lúa một vụ vào mùa m−a. Phần còn lại gây 
rừng ngập mặn chắn sóng bên ngoài, bên trong là 
đầm nuôi trồng thủy sản 
Đối với đất cát (nguyên nhân gây hoang mạc 
cát). Đất cát biển bằng có thể khai thác trồng các 
cây rau quả ngắn ngày ở những nơi thuận n−ớc t−ới 
và cần đầu t− phân hữu cơ. Phần cồn cát, đất cát 
biển gồ ghề trồng cây công nghiệp dài ngày nh− 
điều, cây ăn quả và rừng chịu hạn. 
Đối với đất xói mòn trơ sỏi đá (nguyên nhân gây 
hoang mạc đất cằn và hoang mạc đá sạn sỏi) khoanh 
nuôi, phục hồi rừng là chủ yếu. Bên cạnh đơn vị đất 
này th−ờng là đất xám bạc mầu tập trung trồng cây 
công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Các mô hình 
nông lâm kết hợp và RVAC cần đ−ợc nhân rộng 
trong toàn khu vực. 
Bên cạnh các h−ớng sử dụng trên cần áp dụng 
đồng thời các giải pháp công trình chống xói mòn, 
sạt lở và xây dựng các hồ đập trữ n−ớc. Ngoài ra cần 
sử dụng các sản phẩm công nghệ phân bón hữu cơ 
sinh học, chất giữ ẩm cho đất trong khu vực. 
Các chính sách đầu t− cải tạo đất, giao đất, thuê 
đất cần đ−ợc chính phủ −u tiên. 
KếT LUậN 
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy vùng Nam 
Trung Bộ xuất hiện bốn dạng hoang mạc hóa điển 
hình sau : bán hoang mạc cát : với diện tích trên 
260.000 ha phân bố chủ yếu dọc ven biển Bắc Bình 
- Tuy Phong (Bình Thuận), Ninh Ph−ớc - Ninh Hải 
(Ninh Thuận), Phù Mỹ - Phù Cát (Bình Định). Bán 
hoang mạc đá sạn sỏi : diện tích trên 100.000 ha là 
các núi đá trọc và đồi núi sót xói mòn trơ sỏi đá dọc 
các đồng bằng ven biển của Ninh Thuận, Bình Thuận, 
Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Bán hoang mạc 
muối : diện tích trên 49.000 ha phân bố chủ yếu ở 
Ninh Sơn, Ninh Hải (Ninh Thuận), Tuy Phong - Bắc 
Bình (Bình Thuận), Sa Huỳnh, Sơn Tịnh (Quảng 
Ngãi), đầm Nha Phu ở Ninh Hòa (Khánh Hòa), đầm 
Ô Loan ở Tuy An (Phú Yên). Bán hoang mạc bụi : 
diện tích trên 290.000 ha, chiếm 6,59 % so với diện 
tích tự nhiên của vùng phân bố tập trung từ Quảng 
Ngãi đến Bình Thuận. 
Diện hoang mạc hóa hiện tại xẩy ra cục bộ ở các 
địa ph−ơng, song tốc độ ngày càng tăng và có nguy 
cơ gắn kết với nhau tạo thành khu vực lớn, rất khó 
khắc phục. 
Thoái hóa đất thực sự là một trong những nguyên 
nhân cơ bản dẫn đến hoang mạc hóa. Trong đó thoái 
hóa tiềm năng thể hiện trong cấu trúc địa hình khu 
vực một vùng khô (ít m−a) cục bộ và thành phần 
mẫu chất hình thành đất đa phần là nghèo và tạo ra 
đất có thành phần cơ giới nhẹ, dự trữ ẩm kém. 
Quy luật t−ơng tác sông biển và phong hóa rửa 
trôi lâu dài làm cho đất ngày càng nghèo. Hiện t−ợng 
lũ quét và biển lấn đang diễn ra với c−ờng độ lớn là 
tiền đề hoang mạc hóa mạnh [5]. 
Sự gia tăng dân số và khai thác lâu dài với ph−ơng 
thức canh tác lạc hậu nh− đốt n−ơng làm rẫy, chăn 
thả gia súc quá tải và hậu quả của chiến tranh đã 
dẫn đến hiện trạng thoái hóa đất và hoang mạc hóa 
hiện nay. 
TàI LIệU dẫn 
[1] NGUYễN VĂN CƯ, NGUYễN ĐìNH Kỳ, 
NGUYễN LậP DÂN, 1998 : Hoang mạc hóa - vấn 
đề môi tr−ờng cấp bách vùng Nam Trung Bộ Việt 
Nam. Báo cáo hội nghị môi tr−ờng toàn quốc, 
Hà Nội. 
[2] NGUYễN VĂN CƯ, NGUYễN ĐìNH Kỳ, 
NGUYễN LậP DÂN, 1998 : Quan điểm tổng hợp 
trong nghiên cứu hoang mạc hóa và lũ lụt Nam 
Trung Bộ Việt Nam. Báo cáo hội nghị KHCN và 
MT vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Pleicu. 
[3] NGUYễN ĐìNH Kỳ và nnk, 1997 : Nghiên 
cứu tài nguyên môi tr−ờng đất vùng hoang mạc hóa 
Ninh Thuận - Bình Thuận. Báo cáo l−u trữ Viện 
Địa lý. 
 86 
[4] NGUYễN ĐìNH Kỳ và nnk, 1997 : Nghiên 
cứu tài nguyên môi tr−ờng đất vùng hoang mạc 
hóa Quảng Ngãi - Bình Định. Báo cáo l−u trữ Viện 
Địa lý. 
[5] NGUYễN ĐìNH Kỳ, 1998 : Quan hệ địa lý 
phát sinh và thoái hóa đất. Tuyển tập công trình 
nghiên cứu địa lý. Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 
[6] NGUYễN ĐìNH Kỳ và nnk, 2002 : Nghiên 
cứu đất có vấn đề vùng duyên hải Nam Trung Bộ 
Việt Nam. Báo cáo l−u trữ Viện Địa lý. 
[7] Ch−ơng trình hành động quốc gia phòng chống 
sa mạc hóa và Công −ớc chống sa mạc hóa của Liên 
Hợp Quốc. 
SUMMARY 
The soil degaradation and desertification in South 
Central Vietnam 
The soil degaradation and desertification are 
affects resulting from the loss of the ecological balance 
by the natural processes and socio-economical 
activities in the arid, semi-arid and dry sub-humid 
areas. According the geo-synthetization, the soil 
degradation is a main cause leading to the deserti-
fication. 
In Central Southern of Vietnam, the condition of 
the soil originating (from Da Nang to Binh Thuan 
area) is belonged to the monsoon of the tropical 
climate with 6-9 dry months. Particularly, the Ninh 
Thuan - Binh Thuan area has 8-9 dry months that 
is identical to a semi-arid area, occupying ~45,000 
km2. The structure of the soil layer is complicated 
with 10 groups, 20 types of the soil layer, more 
than 65,000 ha of the mountain land, and 
265,000 ha of the sand-dune and sand beach. 
The area has high potential of soil degradation 
and it is happening strongly after seasons. One of 
the main reason of the soil erosion is water current 
in the steep area, by winds in the coastal sandy 
area, laterization in the hill area, and salinization in 
the coastal area, etc... In this area, the average soil 
loss by the water current is ranging from 400-800 
ton/ha per year, in the places this number is up to 
1,000 ton/ha per year. Consequently, 48 % of the 
area in the upper-land has thin soil layer below 
30 cm and over 30 % of the area in the lowland has 
light mechanical components. Furthermore, it is 
leading to the low water - bearing capacity of the 
soil, as well as increasing of the evaporation rate, 
promoting desertification processes in these areas. 
According to the world’s classification, 4 types 
of desertification are presented in the Central 
Southern of Vietnam as followed : 
- Sandy desert : this type is occupy about of 
260,000 ha, mainly locating in Binh Thuan, Ninh 
Thuan and Binh Dinh provinces ; 
- Rocky-stone desert : this type of desert has 
about of 100,000 ha, distributing in Quang Ngai, 
Binh Dinh, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan 
provinces ; 
- Dust desert : the total area of this type of desert 
has about 290,000 ha, comprising infertile gray soil 
and erode soil with grave and stone. They are distribu-
ted along the foot of the Truong Son Mountain to 
the plain land near the coastal line, from Quang Ngai 
to Binh Thuan provinces; 
- Salt desert: It has about of 49,000 ha and 
concentrated in Ninh Thuan and Binh Thuan 
pro-vinces. 
The rule of the distribution of the desertification is 
increase from the North to the South and from the East 
to the West in the South Central Vietnam, so that, 
creating the two desert bands, one is near the coast 
and other is at the foot of the Truong Son mountain. 
The trend of the soil degradation and desertification 
is increasing and spreading out, requiring more atten-
tion in controlling, managing, as well as recovering. 
Ngày nhận bài : 27-11-2009 
Viện Địa lý 

File đính kèm:

  • pdfthoai_hoa_dat_va_qua_trinh_hoang_mac_hoa_o_vung_nam_trung_bo.pdf