Thành phần hóa học tinh dầu loài hoàng mộc sai (zanthoxylum laetum drake) ở Nghệ An

Mẫu lá, cành, quả loài Hoàng mộc sai (Zanthoxylum laetum) được thu ở

Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát vào tháng 5 năm 2013. Hàm lượng tinh dầu

đạt các giá trị 0,5%: 0,4% và 1,0% tương ứng trong lá, vỏ và quả. Tinh dầu

có màu vàng, nhẹ hơn nước, được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí

(GC) và sắc ký khí/khối phổ (GC/MS). 32 hợp chất được xác định từ lá

chiếm 95,9% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là

limonen (31,2%), sabinen (21,5%), β - pinen (9,0%) và α - pinen (7,9%). Ở

cành đã xác định được 22 hợp chất chiếm 95,0% tổng lượng tinh dầu.

Sabinen (52,9%), α - pinen (12,2%), germacren D (4,9%) và limonen

(3,7%) là các hợp chất chính. Từ tinh dầu quả đã xác định được 43 hợp chất

chiếm 95,3% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất chính là geranyl acetat

(30,4%), limonen (13,3%), sabinen (11,6%) và geraniol (8,3%). Đây là loài

lần đầu tiên được nghiên cứu về tinh dầu.

pdf 5 trang kimcuc 5680
Bạn đang xem tài liệu "Thành phần hóa học tinh dầu loài hoàng mộc sai (zanthoxylum laetum drake) ở Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần hóa học tinh dầu loài hoàng mộc sai (zanthoxylum laetum drake) ở Nghệ An

Thành phần hóa học tinh dầu loài hoàng mộc sai (zanthoxylum laetum drake) ở Nghệ An
Tạp chí KHLN 4/2014 (3634 - 3638) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn) 
3634 
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU 
LOÀI HOÀNG MỘC SAI (Zanthoxylum laetum Drake) Ở NGHỆ AN 
Hoàng Thanh Sơn1*, Hoàng Danh Trung2, Trần Minh Hợi3, Đỗ Ngọc Đài4 
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
2Khoa Sinh học, Đại học Vinh 
3Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
4Khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Kinh tế Nghệ An 
Từ khóa: Hoàng mộc sai, 
Pù Mát, tinh dầu, Vườn 
quốc gia 
TÓM TẮT 
Mẫu lá, cành, quả loài Hoàng mộc sai (Zanthoxylum laetum) được thu ở 
Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát vào tháng 5 năm 2013. Hàm lượng tinh dầu 
đạt các giá trị 0,5%: 0,4% và 1,0% tương ứng trong lá, vỏ và quả. Tinh dầu 
có màu vàng, nhẹ hơn nước, được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí 
(GC) và sắc ký khí/khối phổ (GC/MS). 32 hợp chất được xác định từ lá 
chiếm 95,9% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là 
limonen (31,2%), sabinen (21,5%), β - pinen (9,0%) và α - pinen (7,9%). Ở 
cành đã xác định được 22 hợp chất chiếm 95,0% tổng lượng tinh dầu. 
Sabinen (52,9%), α - pinen (12,2%), germacren D (4,9%) và limonen 
(3,7%) là các hợp chất chính. Từ tinh dầu quả đã xác định được 43 hợp chất 
chiếm 95,3% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất chính là geranyl acetat 
(30,4%), limonen (13,3%), sabinen (11,6%) và geraniol (8,3%). Đây là loài 
lần đầu tiên được nghiên cứu về tinh dầu. 
Keywords: Zanthoxylum 
laetum, essential oil, 
National Park, Pu Mat. 
Chemical composition of essential oil of the Zanthoxylum laetum in 
Nghe An province 
The samples leaf, bark and fruit of Zanthoxylum laetum was collected from 
Pu Mat National Park in May 2013 was isolated by steam distillation to 
give oil yield 0.5%, 0.4 and 1.0%, respectively and analyzed by Capillary 
GC and GC/MS. Thirty two components have been identified accounting 
more than 95.9% of the oil from leaf. The major constituents of this oil 
appeared to be limonene (31.2%), sabinene (21.5%), β - pinene (9.0%) and 
α - pinene (7.9%). Twenty two components were identified in stems, which 
presented about 95.0% of the total composition of the oil. The major 
constituents of the essential oil were sabinene (52.9%), α - pinene (12.2%), 
germacrene D (4.9%) and limonene (3.7%). In the essential oil of the fruits 
identified forty three components which presented about 95.3% of the total. 
Geranyl acetate (30.4%), limonene (13.3%), sabinene (11.6%) and geraniol 
(8.3%) are major components of fruit. 
Hoàng Thanh Sơn et al., 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3635 
I. MỞ ĐẦU 
Chi Zanthoxylum L. có khoảng 200 loài phân 
bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt 
đới (Trần Kim Liên, 2003). Ở Việt Nam có 13 
loài (Trần Kim Liên, 2003; Phạm Hoàng Hộ, 
2000). Hoàng mộc nhiều gai (Zanthoxylum 
myriacanthum) phân bố ở Cao Bằng, Lào Cai, 
Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm 
Đồng, Đồng Nai. Còn có ở Ấn Độ, Trung 
Quốc (Trần Kim Liên, 2003; Phạm Hoàng 
Hộ, 2000). Trong y học dân tộc loài Hoàng 
mộc nhiều gai cho hạt làm gia vị, rễ và lá 
dùng trị phong thấp, gãy xương, mụn nhọt, 
bỏng lửa, trị rắn cắn (Dược điển Việt Nam, 
1997). Cho đến nay, đã có một số công trình 
nghiên cứu về tinh dầu về chi Zanthoxylum ở 
Việt Nam (Dung NX et al., 1992; Do Ngoc 
Dai et al., 2012; Luong NX et al., 2003). Tuy 
nhiên, đối với loài này được Phan Tống Sơn 
và đồng tác giả (1999) công bố ở quả với các 
thành phần chủ yếu là linalol (18,8%), 
undecan - 2 - on (17,0%) và 1,8 - cineol 
(15,7%) (Weyerstahl P et al.,1999). Bài báo 
này, chúng tôi bước đầu công bố về thành 
phần hóa học tinh dầu loài Hoàng mộc sai 
(Zanthoxylum laetum) phân bố ở Nghệ An. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Lá, thân, quả của loài Hoàng mộc sai 
(Zanthoxylum laetum) được thu hái ở Pù Mát, 
Nghệ An vào tháng 5 năm 2013. Tiêu bản của 
loài này được lưu trữ ở Bộ môn Thực vật, 
Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh. 
Lá, thân, quả tươi (0,5kg) được cắt nhỏ và 
chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi 
nước, trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường 
theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam II 
(Luong NX et al., 2003). 
Hoà tan 1,5mg tinh dầu đã được làm khô bằng 
Na2SO4 trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng 
cho sắc ký và phân tích phổ. 
Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy 
Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào 
detectơ FID của hãng Agilent Technologies, 
Mỹ. Cột sắc ký HP - 5MS với chiều dài 
30mm, đường kính trong (ID) = 0,2mm, lớp 
phim mỏng 0,25m đã được sử dụng. Khí 
mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật 
chương trình nhiệt độ - PTV) 250oC. Nhiệt độ 
Detectơ 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng 
điều nhiệt: 60oC (2 min), tăng 4oC/min cho 
đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 min. 
Sắc ký khí - khối phổ (GC/MS): Sắc ký khí - 
khối phổ (GC/MS): việc phân tích định tính 
được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký 
khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng 
Agilent Technologies HP 6890N. Agilent 
Technologies HP 6890N ghép nối với Mass 
Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. 
Cột HP - 5MS có kích thước 0,25m × 30m × 
0,25mm và HP1 có kích thước 0,25m × 30m 
× 0,32mm. Chương trình nhiệt độ với điều 
kiện 60oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4oC/1 phút 
cho đến 220oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 
20
o/phút cho đến 260oC; với He làm khí 
mang. Việc xác nhận các cấu tử được thực 
hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS 
của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có 
trong thư viện Willey/Chemstation HP (R. P. 
Adams, 2003; D. Joulain and W. A. Koenig, 
1998; E. Stenhagen et al., 1974; A. Swigar 
and R.M. Siverstein, 1981). 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Hàm lượng tinh dầu từ lá, vỏ và quả loài 
Hoàng mộc sai (Zanthoxylum laetum) với các 
giá trị tương ứng là 0,5%, 0,4% và 1,0% theo 
nguyên liệu tươi. Tinh dầu có màu vàng, nhẹ 
hơn nước và được phân tích bằng Sắc ký khí 
(GC) và sắc ký khí/khối phổ (GC/MS). 
Trong lá đã xác định được 32 hợp chất chiếm 
95,9% tổng lượng tinh dầu. Limonen (31,2), 
sabinen (21,5%), β - pinen (9,0%) và α - pinen 
Tạp chí KHLN 2014 Hoàng Thanh Sơn et al., 2014(4) 
3636 
(7,9%) là các thành phần chính của tinh dầu. β - 
myrcen (5,6%), germacren D (4,0%), α - 
humulen (1,3%), α - cadinol (1,3%), camphen 
(1,2%), β - caryophyllen (1,2%), (E) - β - ocimen 
(1,1%), bicyclogermacren (1,1%), shyobunol 
(1,0%) là các hợp chất nhỏ hơn. 
Ở cành đã xác định được 22 hợp chất chiếm 
95,0% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính 
của tinh dầu là sabinen (52,9%), α - pinen 
(12,2%), germacren D (4,9%) và limonen 
(3,7%). Ngoài ra, các hợp chất khác nhỏ hơn là 
allooccimen (2,7%), α - cadinol (2,5%), γ - 
terpinen (2,3%), γ - elemen (2,0%), β - myrcen 
(1,8%), α - terpinolen (1,5%), α - terpinen 
(1,2%), α - amorphen (1,1%). Các hợp chất 
khác chiếm từ 0,1 - 0,9%. 
Từ tinh dầu quả đã xác định được 43 hợp chất 
chiếm 95,3% tổng lượng tinh dầu. Các hợp 
chất chính là geranyl acetat (30,4%), limonen 
(13,3%), sabinen (11,6%) và geraniol (8,3%). 
α - pinen (5,4%), germacren D (3,2%), β - 
myrcen (3,1%), (E) - 4,8 - dimethyl - 1,3,7 - 
nonatrien (1,9%), terpinen - 4 - ol (1,8%), α - 
cadinol (1,7%), nerol (1,6%), γ - terpinen 
(1,7%), (E) - β - ocimen (1,2%) và α - terpinen 
(1,0%) là các hợp chất nhỏ hơn (bảng 1). 
Bảng 1. Thành phần hoá học của tinh dầu loài Hoàng mộc sai (Zanthoxylum laetum) 
TT Hợp chất RI Lá Cành Quả 
1 - thujen 930 0,2 0,3 0,2 
2 - pinen 939 7,9 12,2 5,4 
3 Camphen 953 1,2 0,8 0,3 
4 Sabinen 976 21,5 52,9 11,6 
5  - pinen 980 9,0 - - 
6  - myrcen 990 5,6 1,8 3,1 
7 - phellandren 1006 - - 0,1 
8 - terpinen 1017 0,5 1,2 1,0 
9 Limonene 1032 31,2 3,7 13,3 
10 (E) -  - ocimen 1052 1,1 0,7 1,2 
11  - terpinen 1061 0,8 2,3 1,7 
12 Cis sabinen hydrat 1071 - - 0,2 
13 - terpinolen 1090 0,4 1,5 0,6 
14 Linalool 1100 0,4 - 1,9 
15 (E) - 4,8 - dimethyl - 1,3,7 - nonatrien 1110 0,4 - - 
16 p - menth - 2 - en - 1 - ol 1117 - - 0,1 
17 Allooccimen 1144 - - 0,1 
18 Terpinen - 4 - ol 1177 0,5 2,7 1,8 
19 - terpineol 1189 - - 0,2 
20 Methyl sacicylat 1197 0,3 - 0,1 
21 Nerol 1222 - - 1,6 
22 Fenchyl acetat 1228 - - 0,1 
23 E - citral 1250 - - 0,2 
24 Geraniol 1253 - - 8,3 
25 Geranyl format 1298 - - 0,1 
26 z - citral 1318 - - 0,2 
27 Bicycloelemen 1327 - - 0,4 
28 Eugenol 1359 - - 0,3 
Hoàng Thanh Sơn et al., 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3637 
TT Hợp chất RI Lá Cành Quả 
29 Neryl axetat 1362 - - 0,2 
30 Geranyl axetat 1381 0,5 - 30,4 
31  - elemen 1391 0,4 - - 
32 - gurjunen 1412 0,4 - - 
33  - caryophyllen 1419 1,2 - - 
34  - elemen 1437 0,7 2,0 0,6 
35 - humulen 1454 1,3 0,6 0,4 
36 germacren D 1485 4,0 4,9 3,2 
37 - amorphen 1485 0,2 1,1 0,2 
38 Zingiberen 1494 0,2 - - 
39 cadina - 1,4 - dien 1496 - - 0,1 
40 Bicyclogermacren 1500 1,1 0,9 0,5 
41 - muurolen 1500 - - 0,1 
42 Phenol, 2,6 - bis(1,1 - dimethylethyl) - 
4 - methyl - 
1513 0,4 - 0,4 
43 Tetradecamethyl - cycloheptasiloxan 1518 0,5 - - 
44 Endo - 1 - bourbonanol 1520 0,7 0,5 0,2 
45  - cadinen 1525 - - 0,8 
46  - cadinen 1541 - - 0,4 
47 Elemol 1550 0,2 - 0,4 
48 (E) - nerolidol 1563 0,8 0,4 0,5 
49 Alloaromadendren 1639 - 0,8 - 
50 - cadinol 1654 1,3 2,5 1,7 
51 Farnesol 1718 - - 0,2 
52 Shyobunol 1721 1,0 0,6 - 
53 Farnesyl axetat 1726 - - 0,2 
54 Dibutyl phthalate 1957 - 0,6 0,7 
55 Tổng 95,9 95,0 95,3 
Ghi chú: RI: Retention Index on HP - 5MS capillary column. 
Kết quả nghiên cứu (bảng 1) cho thấy, ở các 
bộ phận khác nhau của loài Hoàng mộc sai 
(Zanthoxylum laetum) có sự khác biệt nhau 
đáng kể. Ở lá được đặc trưng bởi limonen 
(31,2%), ở cành và quả thì rất thấp (3,1% và 
13,3%); còn sabinen ở cành cao nhất với 
52,9% trong khi ở lá là 21,6 còn quả là 
11,5%; ngoài ra geranyl acetat ở lá khá cao 
chiếm 30,2% trong khi ở cành chưa thấy và ở 
lá rất thấp chỉ 0,5%. Như vậy, ngay cùng 1 
loài, ở các bộ phận khác nhau của cây cũng có 
sự khác biệt nhau đáng kể giữa các thành phần 
chính. Các hợp chất chung của 3 mẫu tinh dầu 
là limonen (31,2%; 3,7% và 13,3%), sabinen 
(21,5%; 52,9% và 11,6%), α - pinen (7,9%; 
12,2% và 5,4%). Đây là lần đầu tiên phân tích 
về thành phần hóa học tinh dầu của loài này. 
IV. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu loài 
mẫu lá, cành, quả được thu ở Vườn Quốc gia 
(VQG) Pù Mát vào tháng 5 năm 2013. Hàm 
lượng tinh dầu loài Hoàng mộc sai 
(Zanthoxylum laetum) đạt các giá trị tương 
ứng là 0,5%, 0,4% và 1,0% trong lá, vỏ và 
quả. Tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước, 
được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí 
Tạp chí KHLN 2014 Hoàng Thanh Sơn et al., 2014(4) 
3638 
(GC) và sắc ký khí/khối phổ (GC/MS). Thành 
phần chính của tinh dầu lá là limonen (31,2%), 
sabinen (21,5%), β - pinen (9,0%) và α - pinen 
(7,9%). Sabinen (52,9%), α - pinen (12,2%), 
germacren D (4,9%) và limonen (3,7%) là các 
hợp chất chính ở cành. Các hợp chất chính từ 
quả là geranyl acetat (30,4%), limonen 
(13,3%), sabinen (11,6%) và geraniol (8,3%). 
Thành phần chung của 3 mẫu tinh dầu là 
limonen (31,2%; 3,7% và 13,3%), sabinen 
(21,5%; 52,9% và 11,6%), α - pinen (7,9%; 
12,2% và 5,4%). Đây là lần đầu tiên phân tích 
về thành phần hóa học tinh dầu của loài này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Kim Liên, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 984 - 986. 
2. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Quyển 2, Nxb. Trẻ, TP HCM. tr. 951. 
3. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội. 
4. Dược điển Việt Nam, 1997. Nxb. Y học, Hà Nội. 
5. Dung NX, Nga TH, Leclercq PA, 1992. Essential oil from the seed of Zanthoxylum nitidum DC., Journal of 
Pharmacy Vietnam.4(1): 21 - 24. 
6. Do Ngoc Dai, Ngo Xuan Luong, Tran Dinh Thang, Leopold Jirovetz, Martina Höferl and Erich Schmidt, 2012. 
Chemical composition of the essential oil of Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC. leaves (Rutaceae) from 
Vietnam, Journal of Essential Oil Bearing Plants, 15(1): 7 - 11. 
7. R. P. Adams, 2001. Identification of essential oil components by gas chromatography/ quadrupole mass 
spectrometry, Allured Publishing Corp. Carol Stream, II. 
8. D. Joulain and W. A. Koenig, 1998. The Atlas of spectral data of sesquiterpene hydrocarbons, E. B. Verlag, 
Hamburg. 
9. Luong NX, Hac LV, Thang TD, Tung LV, Nguyen ND, 2003. Essential oil of the leaves of Zanthoxylum 
nitidum DC. In: Proceeding, The Tenth Asian Chemical Congress, Hanoi, Vietnam: 143. 
10. E. Stenhagen, S. Abrahamsson and F. W. McLafferty, 1974. Registry of Mass Spectral Data, Wiley, New York. 
11. Swigar and R.M. Siverstein, 1981. Monoterpenens, Aldrich, Milwauke. 
12. Weyerstahl P, Marschall H, Splittgerber U, Son PT, Giang PM, Kaul VK, 1999. Constituents of the essential oil 
from the fruits of Zanthoxylum rhetsoides Drake from Vietnam and from the aerial parts of Zanthoxylum alatum 
Roxb. from India. Flavour and Fragrance Journal, 14(4): 225 - 229. 
Người thẩm định: GS.TS. Hà Chu Chử 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_hoa_hoc_tinh_dau_loai_hoang_moc_sai_zanthoxylum_l.pdf