Thành phần hóa học tinh dầu lá cam chanh - Citrus sinensis (l.) osbeck trồng ở Nghệ An

Bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước đã xác định được hàm lượng tinh dầu trong lá của 3

giống cam Chanh (Citrus sinensis): cam Chanh, cam Vân Du và cam Chịu nhiệt so với nguyên liệu tươi

của tương ứng là 0,45%, 0,25% và 0,30%. Thành phần hóa học của tinh dầu được xác định bằng phương

pháp sắc ký khí ghép khối phổ cho thấy, có 48 hợp chất đã được phát hiện, trong đó, chủ yếu là các

monoterpene. Thành phần chính của tinh dầu gồm sabinene (24,85-34,45%), linalool (9,95-12,25%),

limonene (7,13-9,80%), (Z)-β-ocimene (6,80-8,87%), 3-carene (3,08-4,07%), E-citral (geraniol) (6,99-

10,66%), Z-citral (neral) (1,65-2,63%), β-caryophyllene (2,52-3,40%), spathoulenol (allo) (3,08-5,11%)

và β-sinensal (4,20-6,75%).

pdf 6 trang kimcuc 2520
Bạn đang xem tài liệu "Thành phần hóa học tinh dầu lá cam chanh - Citrus sinensis (l.) osbeck trồng ở Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần hóa học tinh dầu lá cam chanh - Citrus sinensis (l.) osbeck trồng ở Nghệ An

Thành phần hóa học tinh dầu lá cam chanh - Citrus sinensis (l.) osbeck trồng ở Nghệ An
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 61-66 
61 
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU LÁ CAM CHANH 
- Citrus sinensis (L.) Osbeck TRỒNG Ở NGHỆ AN 
Phan Xuân Thiệu*, Hoàng Vĩnh Phú, Nguyễn Anh Dũng 
Trường đại học Vinh, *phanthieu2003@yahoo.com 
TÓM TẮT: Bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước đã xác định được hàm lượng tinh dầu trong lá của 3 
giống cam Chanh (Citrus sinensis): cam Chanh, cam Vân Du và cam Chịu nhiệt so với nguyên liệu tươi 
của tương ứng là 0,45%, 0,25% và 0,30%. Thành phần hóa học của tinh dầu được xác định bằng phương 
pháp sắc ký khí ghép khối phổ cho thấy, có 48 hợp chất đã được phát hiện, trong đó, chủ yếu là các 
monoterpene. Thành phần chính của tinh dầu gồm sabinene (24,85-34,45%), linalool (9,95-12,25%), 
limonene (7,13-9,80%), (Z)-β-ocimene (6,80-8,87%), 3-carene (3,08-4,07%), E-citral (geraniol) (6,99-
10,66%), Z-citral (neral) (1,65-2,63%), β-caryophyllene (2,52-3,40%), spathoulenol (allo) (3,08-5,11%) 
và β-sinensal (4,20-6,75%). 
Từ khóa: Citrus sinensis, monoterpene, linalool, limonene, sabinene, tinh dầu. 
MỞ ĐẦU 
Chi cam quýt (Citrus) có khoảng hơn 20 
loài, phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, miền Nam 
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái 
Lan và Mianma, trong đó, trung tâm phong phú 
và đa dạng nhất là khu vực Ấn Độ và Malaixia 
[18]. Ở Việt Nam, chi Cam quýt có khoảng 20 
loài và rất nhiều giống (cultivars) được trồng 
hầu hết các vùng [24] . 
Các giống cam quýt được trồng chủ yếu để 
lấy quả ăn, ngoài ra, còn được dùng làm nguyên 
liệu sản xuất axít xitric. Vỏ quả, hoa và lá của 
nhiều giống dùng để cất tinh dầu và tách các 
hợp chất flavonoid có hoạt tính sinh học cao 
như chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, 
ức chế các tế bào ưng thư và ngăn ngừa các 
bệnh về tim mạch [12, 14, 25]. Hầu như tất cả 
các loài thuộc chi Cam quýt đều có chứa tinh 
dầu ở trong vỏ quả, lá và hoa. Tinh dầu trong lá 
phần lớn ở các loài là nguồn nguyên liệu quan 
trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm, 
dược phẩm và hương liệu [1, 23]. 
Việc nghiên cứu tinh dầu của các loài và 
giống cam quýt đã được nhiều công trình đề cập 
đến và đã cho thấy, thành phần chủ yếu trong 
tinh dầu của hầu hết các loài thuộc 
chi Cam quýt là hợp chất thuộc nhóm terpene 
và nhóm chức ruợu, còn các hợp chất thuộc 
nhóm sesquiterpene thường rất ít [15, 28]. 
Bài báo này cung cấp một số dẫn liệu về tinh 
dầu tách từ lá của 3 giống cam chanh trồng 
ở Nghệ An. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Vật liệu 
Vật liệu được dùng trong nghiên cứu là lá 
của loài Cam chanh (Citrus sinensis (L.) 
Osbeck) bao gồm 3 giống: cam Chanh, cam 
Chịu nhiệt và cam Vân Du được thu tại Trạm 
thí nghiệm giống cây ăn quả Phủ Quỳ, huyện 
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tiêu bản mẫu thực 
vật được lưu giữ tại Khoa Sinh học, trường đại 
học Vinh. 
Phương pháp 
Tinh dầu từ lá các giống được tách bằng 
phương pháp cất lôi cuốn hơi nước theo tiêu 
chuẩn Dược điển Việt Nam III [3]. Lá tươi (2 
kg) được cắt nhỏ và chưng cất trong thời gian 
3 giờ ở áp suất thường. Hàm lượng tinh dầu lá 
được tính theo nguyên liệu tươi. 
Thành phần hóa học của tinh dầu được xác 
định bằng phương pháp sắc ký khí (GC) và sắc 
ký khí ghép khối phổ (GC/MS). Sắc ký khí trên 
máy Hewlett-Packard 6890N Plus gắn với đầu 
dò FID (Agilent Technologies, Mỹ). Cột tách 
mao quản HP-5MS: dài 30 m, đường kính 0,25 
mm, lớp phim dày 0,25 µm. Chương trình nhiệt 
độ: 60oC (2 phút) tăng 4oC/phút, đến 220oC (10 
phút); nhiệt độ injector 250oC; nhiệt độ detector 
260oC, khí mang H2 (1,4 ml/phút); bơm mẫu tự 
động, 1 µl của dung dịch đã pha loảng (50 mg 
Phan Xuan Thieu, Hoang Vinh Phu, Nguyen Anh Dung 
62 
tinh dầu hòa tan trong 1 ml metanol); tỷ lệ chia 
dòng 1:50. 
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS), trên hệ 
thống HP 6890N/HP 5973 MS, cột HP-5MS 
(dài 30 m; đường kính 0,25 mm; lớp phim 
dày 0,25 µm), điều kiện phân tích như trên chỉ 
khác khí mang là He. Các thông số vận hành 
khối phổ (MS) là điện thế ion hóa 70 eV; 
nhiệt độ nguồn ion 230oC, khoảng khối lượng 
m/z 35-50. 
Các thành phần tinh dầu được xác nhận 
bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của 
chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong
thư viện Willey/Chemstation HP. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước đã 
xác định được hàm lượng tinh dầu trong lá so 
với nguyên liệu tươi của cam Chanh, cam Vân 
Du, cam Chịu nhiệt tương ứng là 0,45%, 0,25% 
và 0,30%. Tinh dầu có màu trắng, mùi thơm tự 
nhiên. 
Sử dụng phương pháp sắc ký khí và sắc ký 
khí ghép khối phổi, chúng tôi đã xác định được 
thành phần hóa học của tinh dầu từ lá của các 
giống Cam chanh (bảng 1). 
Bảng 1. Thành phần hoá học của tinh dầu từ lá các giống Cam chanh 
STT Tên hợp chất 
Hàm lượng % trong tinh dầu lá 
Cam Chịu nhiệt Cam Vân du Cam Chanh 
1 α-thujene 0,30 0,30 0,25 
2 α-pinene 1,20 1,34 1,16 
3 β-pinene 0,87 Vết Vết 
4 Camphene 0,05 0,05 0,05 
5 Sabinene 24,85 34,45 27,18 
6 Myrcene 0,20 0,28 0,27 
7 3-carene 4,07 4,03 3,58 
8 Limonene 9,80 7,34 7,13 
9 (Z)-β-ocimene 8,87 6,80 8,00 
10 trans-sabinen hydrate 0,05 - - 
11 α-terpinolene 0,37 0,75 0,27 
12 Linalool 12,25 9,95 9,90 
13 (E)-4,8-dimethyl-1,3,7-nonatrien 0,01 0,02 trace 
14 Allo-ocimene 1,38 1,29 0,68 
15 Citronellal 0,28 0,21 0,22 
16 Tecpinol-4-ol Vết 0,01 Vết 
17 Decanon - Vết Vết 
18 β-citronellol Vết 0,01 0,14 
19 Z-citral (neral) 2,63 2,25 1,65 
20 (trans)-geraniol Vết Vết Vết 
21 E-citral (geranial ) 6,99 7,62 10,66 
22 Thymol 0,01 Vết 0,03 
23 Methyl geranate 0,03 0,03 0,02 
24 Citronellyl acetate 0,04 0,05 0,03 
25 Neryl acetae 0,02 0,03 0,02 
26 Geranyl acetae 0,05 0,10 0,06 
27 γ-terpinene 0,69 0,58 0,35 
28 Bicycloelemene 0,08 0,10 0,10 
29 β-elemene 0,09 0,10 0,06 
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 61-66 
63 
30 β-caryophyllene 3,40 3,23 2,52 
31 γ-elemene 0,21 0,12 0,02 
32 α-humulene 1,32 1,90 1,81 
33 β-selinene Vết 0,16 0,22 
34 α-selinene 0,33 0,05 0,08 
35 ∂-cadiene Vết Vết 0,70 
36 Elemol 0,32 Vết 0,17 
37 Nerolidol 0,03 0,04 0,09 
38 Caryophyllene oxide 0,11 0,14 Vết 
39 Isoaromadendrene oxide Vết 0,05 Vết 
40 Τ-cadiene 0,04 0,04 Vết 
41 α-cadinol 1,14 0,89 1,35 
42 Spathulenol (allo) 4,54 3,08 5,11 
43 Santalol 0,43 0,45 0,81 
44 β-sinensal 6,09 4,20 6,75 
45 Oplopenon 0,02 0,03 0,1 
46 Isospathulenol 0,05 Vết 0,06 
47 (E,E)-farnesene 0,01 0,07 0,05 
48 α-sinensal 0,04 0,02 0,07 
 Monoterpene 74,32 75,18 70,14 
 Sesquiterpene 18,88 15,13 20,25 
 Monoterpene aldehydes 9,90 8,08 12,53 
 Monoterpene alcohols 11,31 7,97 7,92 
 Monoterpene esters 0,14 0,22 0,13 
 Sesquiterpene aldehydes 6,11 4,22 6,82 
 Sesquiterpene alcohols 6,51 4,99 7,42 
 Sesquiterpene esters 0,02 0,03 0,10 
 Tổng thành phần chứa oxi 34,99 27,03 36,92 
Vết < 0,01%. 
Dẫn liệu bảng 1 cho thấy, tinh dầu từ lá của 
các giống Cam chanh được nghiên cứu là hỗn 
hợp nhiều thành phần khác nhau của 
hydrocarbon, alcohol, aldehyde, ketone và ester. 
Tổng số 48 hợp chất đã được xác định, trong đó 
chủ yếu là các hợp chất monoterpene chiếm 
70,14-75,18%, còn lại là sesquiterpen chiếm 
15,13-20,25%. 
Thành phần chính có hàm lượng lớn nhất 
của tinh dầu lá các giống Cam chanh là 
sabinene (24,85-34,45%). Các hợp chất khác có 
hàm lượng tương đối lớn như linalool (9,95-
12,25%), limonene (7,13-9,80%), (Z)-β-ocimene 
(6,80-8,87%), 3-carene (3,08-4,07%), E-citral 
(geranial) (6,99-10,66%), Z-citral (neral) (1,65-
2,63%), β-caryophyllene (2,52-3,40%), 
spathoulenol (3,08-5,11%) và β-sinensal (4,20-
6,75%). Kết quả trên còn cho thấy, tinh dầu từ lá 
có các thành phần chứa oxi chiếm hàm lượng 
cao (27,03-36,92%), đặc biệt là hợp chất citral: 
E-citral (geranial) và Z-citral (neral) có hàm 
lượng khá cao. 
THẢO LUẬN 
Do khả năng ứng dụng cao cũng như có vai 
trò kinh tế quan trọng, nên đã có rất nhiều công 
trình nghiên cứu với mục đích xác định các 
thành phần của tinh dầu tách từ vỏ và lá của các 
loài thuộc chi Cam quýt [13, 21, 22, 26]. Tinh 
dầu cam quýt có chứa lượng lớn monoterpene 
và sesquiterpene. Những thành phần chứa oxi 
dẫn xuất từ các hydrocarbon này gồm có 
Phan Xuan Thieu, Hoang Vinh Phu, Nguyen Anh Dung 
64 
alcohol, aldehyde, ketone, ester, ether, phenol 
và oxide [20, 23]. Các kết quả đã cho thấy, 
thành phần chính của tinh dầu của các loài có 
khác nhau, ngay trong cùng một loài nhưng các 
bộ phận khác nhau có thành phần cũng khác 
nhau. Cụ thể, limonene là thành phần chính (71-
95%) của tinh dầu các loài C. grandis, C. 
sienensis, C. reticulata và C. limonia [22]. 
Limonene, β-myrcene và β-pinene là thành phần 
chính của vỏ quả C. sinensis ở Algerian [10]. 
Trong khi đó, limonene và myrcene được xem 
là thành phần cơ bản của các loài cam ngọt, cam 
đắng, bưởi, chanh ở nhiều nước [5]. 
Kết quả phân tích tinh dầu từ lá của 3 giống 
Cam chanh (C. sinensis) nói trên của chúng tôi 
cho thấy các hợp chất nhóm monoterpene chiếm 
chủ yếu (70,14-75,18%). Thành phần có hàm 
lượng lớn nhất là sabinene, trong khi limonene 
tương đối thấp (7,13-9,80%). Đáng chú ý là các 
dẫn xuất chứa oxi của monoterpene và 
sesquiterpene như linalool, citral, spathoulenol 
và β-sinensal chiếm tương đối cao (27,03-
36,92%). Đây là điều khác biệt khá rõ khi so 
sánh với tinh dầu nhiều loài cam quýt trong các 
công trình đã công bố đề cập ở trên cũng như 
trong cùng giống nhưng khác bộ phận dùng tách 
tinh dầu [19, 27]. 
Kết quả phân tích tinh dầu từ lá của 5 giống 
Cam chanh (C. sinensis) ở Ai cập [8] đã cho 
thấy thành phần chính là limonene (4,68-
21,46%), α-pinen (8,66-26,36), β-pinene (10,48-
25,00) và linalool (0,79-46,63%). Điều này khá 
khác biệt khi so sánh với kết quả của chúng tôi, 
đặc biệt, các hợp chất neral và geranial (< 2%) 
cũng như sabinene (< 1%) có hàm lượng thấp 
hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hàm lượng của tổng 
các thành phần chứa oxi cũng như từng thành 
phần như ancol, andehit, xeton và este trong 
nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với 
những dẫn liệu phân tích của Gancel et al. 
(2003) [11]. 
Hàm lượng các hợp chất chứa oxi trong tinh 
dầu của 3 giống Cam chanh tương đương với 
tinh dầu lá bưởi chùm (30,20%), cao hơn so với 
kim quất (19,80) và quýt (1,60%), nhưng thấp 
hơn so với chanh lá cam (45,70%) và chanh 
(44,70%) [11]. Trong số các hợp chất là dẫn 
xuất oxi, citral (geranial và neral) đóng vai trò 
quyết định đến chất lượng mùi thơm cũng như 
giá trị thương phẩm của tinh dầu [4, 7]. Lượng 
citral và linalool trong nghiên cứu của chúng tôi 
có thể so sánh với tinh dầu của C. limon và 
C. aurantifolia [16]. Đây là những loài cung cấp 
nguyên liệu chính sản xuất tinh dầu cam quýt 
trên thế giới, điều này cho thấy, tinh dầu tách từ 
lá 3 giống Cam chanh nói trên có giá trị về chất 
lượng. 
Thông qua việc phân tích thành phần hóa 
học của tinh dầu từ lá của các loài cam quýt, 
dựa vào các cấu tử chính nhiều dạng hóa học 
(chemotypes) đã được chỉ ra. Đối với C. limon 
(lemon) có 2 dạng là limonene/β-
pinene/geranial/neral hoặc linalool/linalyl 
acetate/α-terpineol. Còn C. aurantifolia (lime) 
có 4 dạng là β-pinene/limonene; 
limonene/geranial/neral; limonene/linalool/ 
citronellal và limonene/sabinene/citronellal/ 
linalool [17]. Linalool, sabinen/linalool, β-
pinene/linalool hoặc γ-terpinene hoặc methyl-N-
methylanthranilate là những dạng hóa học được 
phát hiện khi phân tích thành phần tinh dầu lá 
của 35 giống quýt (C. reticulata) [9]. 
Trong khi đó, dạng hóa học được xác định 
khi phân tích thành phần chính tinh dầu tách từ 
lá của 5 dòng cam chua (C. aurantium) của 
Italia là β-pinene/myrcene/ linalool/linalyl 
axetat [6]. Còn từ lá cây chanh yên (C. medica) 
là erucylamid/limonene/citral [2]. Tương tự, 
limonene/neral/geraniral là dạng hóa học quan 
sát thấy từ nghiên cứu thành phần chính 
tinh dầu từ lá của 6 giống thuộc 2 loài 
C. limonimedica và C. medica [16]. 
Từ kết quả phân tích của chúng tôi, nhận 
thấy có thể xem 3 giống cam chanh là cùng một 
dạng hóa học với các cấu tử chìa khóa là 
sabinen và sabinene/linalool hoặc 
sabinene/linalool/citral. Điều này cũng phù hợp 
với các nhận định của Lota et al. (1999) [16] khi 
cho rằng sabinen và sabinene/linalool là những 
dạng hóa học thường tìm thấy trong loài cam 
ngọt (C. sinensis). 
KẾT LUẬN 
Đã xác định được tinh dầu từ lá các giống 
Cam chanh có 48 hợp chất, trong đó chủ yếu là 
các hợp chất monoterpene. Thành phần chính 
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 61-66 
65 
của tinh dầu gồm sabinene, linalool, limonene, 
citral, (Z)-β-ocimene, β - sinensal, spathoulenol, 
3-carene và β-caryophyllene. Các dẫn xuất 
chứa oxi như alcohol, aldehyde, ketone và ester 
chiếm hàm lượng cao, đặc biệt là hợp chất 
linalool và citral. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Huy Bích, Phạm Văn Hiển, Trần Toàn, 
Vũ Ngọc Lộ, 2003. Cây thuốc và động vật 
làm thuốc ở Việt Nam. Nxb. Khoa học và 
Kỹ thuật, Hà Nội, 1137 trang. 
2. Bhuiyan M. N. I., Begum J., Sardar P. K., 
Rahman M. S., 2009. Constituents of peel 
and leaf essential oils of Citrus medica L. J. 
Sci. Res., 1(2): 6-11. 
3. Bộ Y tế, 2002. Dược điển Việt Nam III. 
Nxb. Y học, Hà Nội, 535 trang. 
4. Bradoodck R. J., 1994. By-products of 
citrus fruit. Food Technol., 49(9): 74-77. 
5. Caccioni D. R., Guizzardi M., Biondi D. M., 
Renda A., Ruberto G., 1998. Relationship 
between volatile components of citrus fruit 
essential oils and antimicrobial action on 
Penicillium digitatum and penicillium 
italicum. Int. J. Food Microbiol., 43(1-2): 
73-79. 
6. Depasquale F., Siragusa M., Abbate L., 
Tusa N., Depasquale C., Alonzo G., 2006. 
Characterization of five sour orange clones 
through molecular markers and leaf 
essential oils analysis. Sci. Hort., 109(1): 
54-59. 
7. Diaz S., Espinosa S., Brignole E. A., 2005. 
Citrus peel oil deterpenation with 
supercritical fluids optimal process and 
solvent cycle design. J. Super Flu., 35(1): 
49-61. 
8. Fadel H. H. M., 1991. Comparison studies 
on leaf oils of Egyptian citrus varieties. 
Food Chem., 4(3): 196-199. 
9. Fanciullino A. L., Tomi F., Luro F., 
Desjobert J. M., Casanova J., 2006. 
Chemical variability of peel and leaf oils of 
mandarins. Flavour Frag J., 21(2): 359-367. 
10. Ferhat M. A., Meklati B. Y., Smadja J.,
Chemat F., 2006. An improved microwave 
Clevenger apparatus for distillation of 
essential oils from orange peel. J. 
Chromatogr A., 1112(1-2): 121-126. 
11. Gancel A. L., Ollitrault P., Froelicher Y., 
Tomi F., Jacquemond C., Luro F., Brillouet 
J. M., 2003. Leaf volatile compounds of 
seven citrus somatic tetraploid hybrids 
sharing willow leaf mandarin (Citrus 
deliciosa Ten.) as their common parent. J. 
Agric. Food Chem., 51(20): 6006-6013. 
12. Gorinstein S., 2004. Characterization of 
antioxidant compounds in Jaffa sweeties 
and white grapefruits. Food Chem., 84(4): 
503-510. 
13. Hosni K., Zahed N., Chrif R., Abid I., 
Medfei W., Kallel M., Brahim N. B., Sebei 
H., 2010. Composition of peel essential oils 
from four selected Tunisian Citrus species: 
Evidence for the genotypic influence. Food 
Chem., 33(123): 1098-1104. 
14. Kim H., Moon J. Y., Mosaddik A., Cho S. 
K., 2010. Induction of apoptosis in human 
cervical carcinoma HeLa cells by 
polymethoxylated flavone-rich Citrus 
grandis Osbeck (Dangyuja) leaf extract. 
Food Chem. Toxicol., 48(8-9): 2435-2442. 
15. Kirbaslar G., Kirbaslar S. I., 2004. 
Composition of Turkish Bitter Orange and 
Lemon Leaf Oils. J. Essent. Oil Res., 16(2): 
105-108. 
16. Lota M. L., Rocca Serra D., Tomi F., 
Bessiere J. M., Casanova J., 1999. Chemical 
composition of peel and leaf essential oils of 
Citrus medica L. and C. limonimedica Lush. 
Flavour Fragr J., 14(3): 161-166. 
17. Lota M. L., Rocca S. D., Tomi F., 
Jacquemond C., Casanova J., 2002. Volatile 
components of peel and leaf oils of lemon 
and lime species. J. Agric. Food Chem., 
50(4): 796-805. 
18. Mabberley D. J., 2004. Citrus (Rutaceae): A 
Review of Recent Advances in Etymology, 
Systematics and Medical Applications. 
Blumea - Biodiver, Evol. Biogeogr. Plants, 
49(2-3): 481-498. 
Phan Xuan Thieu, Hoang Vinh Phu, Nguyen Anh Dung 
66 
19. Hoàng Văn Mại, Phan Xuân Thiệu, 2001. 
Thành phần tinh dầu vỏ cam Xã Đoài 
(Citrus sinensis (L.) Osbeck). Tạp chí 
Sinh học, 23(3C): 47-55. 
20. Merle H., 2004. Taxonomical contribution 
of essential oils in mandarins cultivars. 
Biochem. Syst. Ecol., 32(5): 491-497. 
21. Minh Tu N. T., Thanh L. X., Une A., Ukeda 
H., Sawamura M., 2002. Volatile 
constituents of Vietnamese pummelo, 
orange, tangerine and lime peel oils. Flavour 
Fragr J., 17(3): 169-174. 
22. Mitiku S. B., Sawamura M., Itoh T., Ukeda 
H., 2000. Volatile components of peel cold-
pressed oils of two cultivars of sweet orange 
(Citrus sinensis (L.) Osbeck) from Ethiopia. 
Flavour Fragr J., 15(4): 240-244. 
23. Mohamed A. A., El-emary G. A., Ali H. F., 
2010. Influence of Some Citrus Essential 
Oils on Cell Viability, Glutathione-S-
Transferase and Lipid Peroxidation in 
Ehrlich ascites Carcinoma Cells. In Vitro., 
6(10): 820-826. 
24. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi,
Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương 
Thảo, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản, 
2001. Tài nguyên thực có tinh dầu ở Việt 
Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 315 trang. 
25. Okonogi S., Duangrat C., Anuchpreeda S., 
Tachakittirungrod S., Chowwanapoonpohn 
S., 2007. Comparison of antioxidant 
capacities and cytotoxicities of certain fruit 
peels. Food Chem., 103(3): 839-846. 
26. Smadja J., Rondeau P., Sing A. S. C., 2005. 
Volatile constituents of five Citrus 
Petitgrain essential oils from Reunion. 
Flavour Fragr J., 20(4): 399-402. 
27. Phan Xuân Thiệu, Vũ Đình Anh, Nguyễn 
Thành Sơn, 2006. Thành phần hóa học trong 
tinh dầu từ vỏ quả của một số loài thuộc chi 
cam quýt (Citrus) trồng tại huyện Hương 
Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Một số công trình nghiên 
cứu khoa học trong sinh học. Nxb. Khoa 
học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
28. Vekiari S. A., Protopapadakis E. E., 
Gianovits-Aegyriadou N., 2004. 
Composition of the leaf and peel oils of 
Citrus medica L. “Diamante” from Crete. J. 
Essent. Oil Res., 16(6): 528-530. 
CHEMICAL COMPONENTS OF THE ESSENTIAL OILS FROM LEAF 
OF Citrus sinensis (L.) Osbeck IN NGHE AN PROVINCE 
Phan Xuan Thieu, Hoang Vinh Phu, Nguyen Anh Dung 
Vinh University 
SUMMARY 
The leaf oil of sweet orange (Citrus sinensis (L.) Osbeck), namely three culticars “Cam chanh”, “cam 
Chiu nhiet” and “cam Van du” in Nghe An province was obtained by steam distilation. The chemical 
components of essential oil were analyzed by gas chromatography (GC) and gas chromatography-mass 
spectrometry (GC/MS). The results showed that there were fourty eight components identified. In which, 
the principal components were monoterpene hydrocarbons. The main constituents of essential oil were 
found to be sabinene (24.85-34.45%), linalool (9.95-12.25%), limonene (7.13-9.80%), (Z)-β-ocimene 
(6.80-8.87%), 3-carene (3.08-4.07%), E-citral (geraniol) (6.99-10.66%), Z-citral (neral) (1.65-2.63%), β-
caryophyllene (2.52-3.40%), spathoulenol (allo) (3.08-5.11%) and β - sinensal (4.20-6.75%). 
Keywords: Citrus sinensis, essential oil, linalool, limonene, monoterpene, sabinene. 
Ngày nhận bài: 10-4-2012 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_hoa_hoc_tinh_dau_la_cam_chanh_citrus_sinensis_l_o.pdf