Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học Địa lí địa phương

Nhằm góp phần đầy mạnh công cuộc đổi mới của giáo dục với định hướng nâng cao

năng lực của người học, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống các bản đồ với

nội dung phản ánh hoàn chỉnh từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến

kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, hệ thống số liệu, tài liệu, thông tin tri thức được cập nhật

đến năm 2016. Quá trình thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang được tiến hành theo

các bước: xác định mục đích thành lập, xây dựng bố cục Atlat, đánh giá nguồn tư liệu, xây

dựng hệ thống nội dung cho từng bản đồ, từng trang của tập Atlat, thiết kế hệ thống kí hiệu,

mã hóa các nội dung bằng ngôn ngữ bản đồ, sau đó tiến hành chồng xếp các lớp thông tin và

biên tập từng bản đồ, kiểm tra sự thống nhất giữa các trang bản đồ để biên tập tổng thể toàn

tập Atlat. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành rà soát nội dung và chương trình dạy học Địa lí ở

các trường phổ thông, đối chiếu và so sánh với nội dung của tập Atlat nhằm tạo nên sự thống

nhất cao của sản phẩm khoa học, phục vụ đắc lực cho việc dạy học địa lí địa phương tại các

trường phổ thông, đặc biệt là chương trình địa lí lớp 9 tại tỉnh Hà Giang.

pdf 9 trang thom 08/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học Địa lí địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học Địa lí địa phương

Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học Địa lí địa phương
47 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0148 
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 47-55 
This paper is available online at  
THÀNH LẬP ATLAT GIÁO KHOA ĐỊA LÍ TỈNH HÀ GIANG 
PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG 
Phàn Mùi Sếnh và Nguyễn Ngọc Ánh 
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Nhằm góp phần đầy mạnh công cuộc đổi mới của giáo dục với định hướng nâng cao 
năng lực của người học, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống các bản đồ với 
nội dung phản ánh hoàn chỉnh từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến 
kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, hệ thống số liệu, tài liệu, thông tin tri thức được cập nhật 
đến năm 2016. Quá trình thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang được tiến hành theo 
các bước: xác định mục đích thành lập, xây dựng bố cục Atlat, đánh giá nguồn tư liệu, xây 
dựng hệ thống nội dung cho từng bản đồ, từng trang của tập Atlat, thiết kế hệ thống kí hiệu, 
mã hóa các nội dung bằng ngôn ngữ bản đồ, sau đó tiến hành chồng xếp các lớp thông tin và 
biên tập từng bản đồ, kiểm tra sự thống nhất giữa các trang bản đồ để biên tập tổng thể toàn 
tập Atlat. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành rà soát nội dung và chương trình dạy học Địa lí ở 
các trường phổ thông, đối chiếu và so sánh với nội dung của tập Atlat nhằm tạo nên sự thống 
nhất cao của sản phẩm khoa học, phục vụ đắc lực cho việc dạy học địa lí địa phương tại các 
trường phổ thông, đặc biệt là chương trình địa lí lớp 9 tại tỉnh Hà Giang. 
Từ khóa: thành lập bản đồ, bản đồ giáo khoa, Atlat giáo khoa, hệ thông tin địa lí, dạy học địa 
lí, địa lí địa phương, Hà Giang. 
1. Mở đầu 
Đổi mới giáo dục chuyển đổi từ dạy học tích cực chú trọng đến kiến thức sang dạy học chú 
trọng đến rèn luyện năng lực của người học. Năng lực sử dụng và khai thác thông tin từ bản đồ 
nhằm hình thành tư duy không gian cho người học - một trong những khả năng tư duy quan trọng và 
cần thiết đối với mỗi học sinh. Tư duy không gian tốt sẽ giúp học sinh ghi nhớ tri thức tốt, sáng tạo 
hơn và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách dễ dàng. Để có được những năng lực trên, học 
sinh và giáo viên địa lí cần được trang bị và phải sử dụng thật linh hoạt và thường xuyên hệ thống 
bản đồ giáo khoa trong dạy học. Các bản đồ giáo khoa được thành lập phản ánh tổng hợp và toàn 
diện về một địa phương được gọi là Atlat giáo khoa địa lí địa phương. Các tập Atlat giáo khoa này 
luôn được trú trọng và được coi như một công cụ cần thiết và quan trọng trong dạy học địa lí địa 
phương ở mỗi tỉnh trong cả nước. Nhận thấy tầm quan trọng của tập Atlat địa lí địa phương và nhu 
cầu cấp thiết của đội ngũ giáo viên và học sinh ở Hà Giang, nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu 
xây dựng tập Atlat địa lí tỉnh Hà Giang, với số lượng 12 trang bản đồ và 3 trang hình ảnh đặc trưng 
về tự nhiên, danh thắng, văn hóa  của tỉnh. Các bản đồ được thiết kế trên khổ giấy A3 thể hiện đầy 
đủ những nội dung cơ bản nhất về các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh Hà 
Giang. Nội dung Atlat phù hợp nội dung trong sách giáo khoa Địa lí chuẩn cấp THCS và THPT, đặc 
biệt là lớp 9. Đây là nguồn tài liệu hữu dụng phục vụ đắc lực cho giảng dạy và học tập môn Địa lí 
địa phương trong chương trình lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 
Ngày nhận bài: 19/4/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 20/8/2018. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Ánh. Địa chỉ e-mail: anh.hnue@gmail.com 
Phàn Mùi Sếnh và Nguyễn Ngọc Ánh 
48 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên 
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lí như: Phương 
pháp thu thập thông tin, khảo sát thực địa, phân loại, so sánh, phân tích và đánh giá thông tin, tổng 
hợp thông tin. Trong suốt quá trình nghiên cứu đảm bảo thống nhất các quan điểm như: quan điểm 
về lãnh thổ, quan điểm lịch sử phát triển, quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lí, quan điểm 
phát triển bền vững. 
Đề tài ứng dụng linh hoạt công nghệ GIS với các phần mềm chuyên dụng tiến hành từ: định 
dạng cơ sở dữ liệu cho các bản đồ, mã hóa thông tin theo các lớp chuyên đề, đồng bộ cơ sở dữ liệu 
trong công nghệ GIS, xây dựng hệ thống nội dung cho các bản đồ và cho cả tập Atlat, xây dựng 
các bản đồ chuyên đề, chồng xếp các lớp thông tin, biên tập bản đồ, biên tập Atlat cho đến đóng 
gói cơ sở dữ liệu, xuất và in ấn bản đồ. Quá trình nghiên cứu này luôn đòi hỏi sự chính xác, khoa 
học, cũng như yêu cầu cần hiểu kĩ các tính năng và sử dụng thông thạo các ứng dụng trong GIS. 
2.2. Tư liệu và dữ liệu thành lập Atlat Địa lí tỉnh Hà Giang 
- Nguồn tư liệu không gian số của bản đồ được thu thập phục vụ cho công tác thành lập Atlat 
được cung cấp từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang. 
Nguồn số liệu thống kê được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê, Cục thống kê tỉnh Hà Giang, và 
phòng thống kê của các huyện trong tỉnh Hà Giang. Đề tài còn có được các báo cáo tổng thể về 
kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang qua các năm 2015, 2016. Bên cạnh đó đề tài tham khảo một số 
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học nói về Hà Giang. Các nguồn tư liệu được 
nhận định là có độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu thành lập của Atlat. 
- Bên cạnh đó là nội dung các cuốn sách giáo khoa địa lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập 
chuẩn chương trình đào tạo môn địa lí của các cấp học, hớp học mới được phê chuẩn. Khung 
chương trình đào tạo của Bộ. Các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao. 
- Trong quá trình thiết kế tập biên tập Tập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang, phần mềm 
được sử dụng chủ yếu là MapInfo. Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp các phần mềm trong công nghệ 
GIS khác như: ArcMap, Erdas Imagine để hỗ trợ trong việc xử lí thông tin và thành lập bản đồ. 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
2.3.1. Các kết quả chung 
- Atlat giáo khoa là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí, có tính logic, thống nhất cao 
giữa các trang bản đồ. Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã đưa ra được bản thiết kế kỹ thuật 
chung cho toàn tập Atlat. Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang thuộc Thể loại bản đồ giáo khoa, 
kích thước 29,7 × 42 cm (trên khổ giấy A3), dày 33 trang tính cả trang bìa. 
- Lãnh thổ thành lập Atlat là toàn bộ lãnh thổ tỉnh Hà Giang với diện tích 7.929,4 Km2 và 
hơn 270 km đường biên giới giáp Trung Quốc; nằm trong giới hạn từ: 23˚23’B - 21˚1’B; 
104˚24’05’’Đ - 105˚30’04”Đ. Phía Bắc Hà Giang giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Cao 
Bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và phía Tây giáp hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. 
- Nội dung của Atlat 
Tập Atlat địa lí tỉnh Hà Giang được thành lập gồm có 4 phần chính: 
+ Phần giới thiệu chung về hình ảnh phong cảnh đặc thù, con người, một số hoạt động kinh tế 
chủ yếu của tỉnh Hà Giang; vị trí nhìn từ vũ trụ, hệ thống hành chính của tỉnh. 
+ Phần Địa lí tự nhiên về của tỉnh bao gồm: địa chất - khoáng sản, địa hình, khí hậu, thủy 
văn, thổ nhưỡng, sinh vật. 
+ Phần dân cư và lao động về dân số, lao động - việc làm. 
Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học địa lí địa phương 
49 
+ Phần kinh tế: kinh tế chung, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, giao 
thông vận tải, thương mại, du lịch 
- Bố cục:Bố cục chung của toàn tập Atlat 
được thiết kế với bìa trước mặt ngoài (tên tác giả, 
tiêu đề, một số ảnh tiêu biểu của tỉnh Hà Giang), 
mặt sau để trắng (dự kiến in đăng kí xuất bản). Bìa 
sau mặt ngoài (một số hình ảnh về dân cư và con 
người tỉnh Hà Giang), mặt sau để trắng. Trang lót 
trước (tiêu đề, mục đích sử dụng, tên tác giả), mặt 
sau để trắng. Lời nói đầu, đề dẫn cho cuốn Atlat. 
Phần giới thiệu chung: Hình ảnh về thiên 
nhiên, con người và một số hoạt động kinh tế chủ 
yếu của tỉnh Hà Giang, Trang kí hiệu chung, hình 
ảnh Hà Giang nhìn trên ảnh vệ tinh, bản đồ hành 
chính tỉnh Hà Giang. 
Phần điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Bản đồ hình thể, Bản đồ thủy văn, Bản 
đồ địa chất - khoáng sản, Bản đồ khí hậu, Bản đồ tài nguyên đất, Bản đồ thực vật và động vật. 
Phần dân cư gồm: Bản đồ dân số và Bản đồ lao động, việc làm 
Phần kinh tế gồm: Bản đồ kinh tế chung, Bản đồ công nghiệp chung, Bản đồ các ngành 
công nghiệp chủ yếu, Bản đồ nông nghiệp chung, Bản đồ các ngành nông nghiệp chính, Bản đồ 
giao thông, Bản đồ thông tin và truyền thông, Bản đồ thương mại, Bản đồ du lịch, Bản đồ giáo 
dục và đào tạo, Bản đồ y tế và sức khỏe. 
- Cơ sở toán học (Bảng 1) 
Toàn bộ các trang bản đồ đều được thiết kế theo bố cục đứng sử dụng phép chiếu UTM 
(Universal Tranverse Mercato) do Tổng cục Địa chính ban hành quy định thành lập bản đồ 
chuyên đề theo hệ toạ độ VN 2000. Lưới chiếu UTM – Elipsoid 
quy chiếu WGS 84 phù hợp với lãnh thổ Việt Nam, với phép 
chiếu hình trụ ngang đồng góc cát tuyến. Phép chiếu này cho 
phép việc trình bày các yếu tố nội dung đạt độ chính xác cao. 
Mật độ lưới chiếu là 15’ với các giá trị như sau: 
+ Các vĩ tuyến: 22015’B, 22030’B, 22045’B, 23000’B, 
23015’B và 23030’B. 
+ Các kinh tuyến: 104030’Đ, 104045’Đ, 105000’Đ, 
105015’Đ và 105030’Đ. 
+ Hầu hết các bản đồ được xây dựng với tỉ lệ 1: 550.000 
+ Bản đồ thành phần của các chủ đề gồm 2 bản đồ đồng 
nhất về kích thước, tỉ lệ, được thể hiện trong cùng một trang có tỷ 
lệ 1: 800.000. 
+ Bản đồ phụ có tỉ lệ 1: 6.000.000 
Bảng 1. Thiết kế chữ viết chung cho toàn tập Atlat 
Nội dung Font chữ Kiểu chữ Màu sắc 
Kích thước (cỡ chữ) theo tỉ lệ 
1:550000 1:800000 1:6000000 
Tên bản đồ .VNTimeH In đậm Màu xanh 
đậm (I1) 
26 26 
Tên bản đồ 
thành phần 
.VNTimeH In đậm Màu xanh 
đậm (I1) 
 14 
Phàn Mùi Sếnh và Nguyễn Ngọc Ánh 
50 
Nội dung Font chữ Kiểu chữ Màu sắc 
Kích thước (cỡ chữ) theo tỉ lệ 
1:550000 1:800000 1:6000000 
Tên bản đồ 
phụ 
.VNTimeH In 
thường 
Màu đen 
(D1) 
 11 
Ghi chú tỉ lệ 
bản đồ 
.VNTimeH In 
thường 
Màu xanh 
đậm (I1) 
18 18 8 (màu 
đen D1, in 
đậm) 
Tên quốc 
gia 
tiếp giáp 
.VNTimeH In đậm Màu đen 
(D1) 
18 14 8 
Tên tỉnh 
tiếp giáp 
.VNTimeH In đậm Màu đen 
(D1) 
14 11 4(in 
thường) 
Tên vùng 
tiếp giáp 
.VNTimeH In 
thường 
Màu đen 
(D1) 
 7 
Tên vịnh .VNTimeH In 
nghiêng 
Màu xanh 
đậm (I1) 
 7 
Tên huyện .VNTimeH In đậm Màu đen 
(D1) 
12 9 
Tên xã .VNTime In 
thường 
Màu đen 
(D1) 
7 5 
Tên Thành 
phố 
 In đậm Màu đen 
(D1) 
11 
(.VNTimeH) 
10 
(.VNTime) 
Tên huyện 
lị và thị trấn 
 In 
thường 
Màu đen 
(D1) 
8 
(.VNTimeH) 
10 
(.VNTime) 
Tên sông .VNTime In 
nghiêng 
Màu xanh 
đậm (I1) 
7 6 
Trước khi biên tập từng trang bản đồ, tác giả đã thiết kế hệ thống kí hiệu và chữ viết chung 
cho toàn bộ tập Atlat. 
2.3.2. Các bản đồ trong Atlat 
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do nguồn kinh phí cũng như thời gian còn hạn chế, 
nhóm tác giả tiến thành lập 12 bản đồ bản đồ về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các trang bản đồ của 
Atlat thể hiện những nét đặc trưng nhất của tỉnh Hà Giang theo từng chuyên đề cụ thể dưới đây. 
2.3.2.1. Bản đồ hành chính 
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang là thể hiện sự phân chia và quản lí hành chính các cấp tỉnh, 
huyện, xã trong tỉnh. Cụ thể thể hiện ranh giới tỉnh Hà Giang và lân cận, ranh giới của 10 huyện 
và 1 thành phố, ranh giới các xã trong tỉnh. 
Yếu tố này được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường tuyến tính. Các huyện được tô 
màu nền thông quan phương pháp nền định tính (nền chất lượng), mỗi huyện được thể hiện bằng 
một màu, các huyện có thể cùng màu nhưng phải không liền kề nhau. Phản ánh vị trí của thành 
phố, huyện lị, thị trấn, các cửa khẩu và chợ đường biên bằng phương pháp kí hiệu điểm. 
Nội dung bổ trợ là bản đồ phụ vị trí của tỉnh Hà Giang trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 
và bảng dữ liệu về diện tích, dân số và mật độ các huyện và thành phố trong tỉnh. 
Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học địa lí địa phương 
51 
2.3.2.2. Bản đồ hình thể 
Nội dung chính của bản đồ hình thể là độ cao địa hình được thể hiện bằng phương pháp 
đường bình độ kết hợp phân tầng màu và chia thành 6 bậc địa hình chủ yếu: dưới 200m, từ 200m 
đến 500m, từ 500m đến 1000m, từ 1000m đến 1500m, từ 1500m đến 2000m và trên 2000m. 
Trên bản đồ hình thể còn thể hiện sự phân bố của các đèo, vị trí và hiển thị độ cao của các 
đỉnh núi bằng phương pháp kí hiệu điểm kết hợp ghi chú (phương pháp kí hiệu định danh). 
Bên cạnh đó là tác giả đã xây dựng lát cắt địa hình A-B từ thung lũng Sông Con đến sơn 
nguyên Đồng Văn theo hướng Tây Nam - Đông Bắc sự, đi qua 3 vùng địa hình khác biệt rõ rệt để 
phản ánh nhưng thông tin về trắc lượng hình thái đứng của lãnh thổ Hà Giang. 
2.3.2.3. Bản đồ địa chất khoáng sản 
Bản đồ địa chất khoáng sản thể hiện những đặc điểm địa tầng tỉnh Hà Giang (sử dụng 
phương pháp nền chất lượng, gồm 6 hệ tầng); Sự phân bố của các loại đá xâm nhập, phun trào 
Maphic, xâm nhập Axit trung tính được thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố. Trên bản đồ 
còn thể hiện vị trí của các mỏ khoáng sản bằng phương pháp kí hiệu điểm. 
Ngoài ra, để người học hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành lãnh thổ, tác giả bổ sung bảng thông 
tin: Các giai đoạn, thời kì và đặc điểm phát triển địa chất tỉnh Hà Giang. 
2.3.2.4. Bản đồ khí hậu 
Trang bản đồ khí hậu trong tập Atlat gồm có hai bản đồ thành phần là nhiệt độ và lượng mưa, 
trình bày trên khổ giấy A3 xoay ngang với tỉ lệ 1:800.000. 
Trang bản đồ nhiệt độ thể hiện nền nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Hà Giang thông 
qua phương pháp đường đẳng trị kết hợp phần tầng màu với 5 cấp: 140C, 160C, 180C, 200C, 220C. 
Bên cạnh đó thể hiện hướng gió mùa đông và hướng gió mùa hạ, được thể hiện bằng phương pháp 
Phàn Mùi Sếnh và Nguyễn Ngọc Ánh 
52 
kí hiệu đường chuyển động, với gam màu đỏ cho gió mùa hạ, gam màu xanh cho gió mùa đông. 
Ngoài ra, còn có biểu đồ phụ: Nhiệt độ trung bình và số giờ nắng các tháng trong năm 2016. 
Trang bản đồ lượng mưa có các nội dung chính là: lượng mưa trung bình năm 2016 trên địa 
bàn tỉnh Hà Giang thể hiện bằng phương pháp đường đẳng trị kết hợp phân tầng màu với 7 mức: 
dưới 1000mm, 1500mm, 2000mm, 2500mm, 3000mm, 3500mm, trên 4000mm. Ngoài ra, còn có 
thêm 2 biểu đồ phụ: lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2016 và lượng mưa trung bình các 
năm giai đoạn 2010 - 2016. 
2.3.2.5. Bản đồ tài nguyên đất 
Bản đồ tài nguyên đất thể hiện sự phân bố của các nhóm đất chính của tỉnh Hà Giang bằng 
phương pháp nền định tính; thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các huyện bằng phương 
pháp Cartodiagram. 
Bản đồ còn có một số nội dung phụ là: biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh Hà 
Giang năm 2010 và năm 2016, bảng thông tin diện tích của các loại đất và tỉ lệ so với tổng diện 
tích đất tự nhiên, hình ảnh và thông tin của 1 số loại đất chính của tỉnh Hà Giang. 
2.3.2.6. Bản đồ thực vật và động vật 
Bản đồ thể hiện sự phân bố thảm thực vật trên bề mặt lãnh thổ tỉnh Hà Giang được thể hiện 
bằng phương pháp nền chất lượng. Bao gồm: rừng trung bình, rừng nghèo, rừng tre nứa, rừng hỗn 
giao gỗ và tre nứa, rừng trồng, thảm thực vật nông nghiệp, núi đá, đất trống. Bên cạnh đó thể hiện 
sự phân bố của các loài động vật (phương pháp vùng phân bố) như: khỉ, vượn, voọc, sơn dương, 
gấu, gà lôi.... Sự phân bố của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (thể hiện bằng phương 
pháp vùng phân bố). Trên bản đồ có hiện thị hình ảnh đặc trưng về loài voọc mũi hếch ở vườn 
quốc gia Du Già và rừng thông Yên Minh. 
2.3.2.7. Bản đồ dân số 
Dân số là vấn đề có nhiều nội dung cần được thể hiện trên bản đồ gồm: Mật độ dân số theo 
cấp xã, được thể hiện bằng phương pháp Cartogram, phân thành 7 cấp theo đơn vị người/km2: 
dưới 50, từ 50 đến 100, từ 100 đến 200, từ 200 đến 500, từ 500 đến 1000, từ 1000 đến 2000 và 
trên 2000; Các điểm dân cư đô thị sử dụng phương pháp chấm điểm có trọng số với đơn vị là 
người: dưới 4000, từ 4000 đến 10.000, từ 10.000 đến 40.000, trên 40.000. Các điểm dân cư được 
thể hiện bằng phương pháp kí hiệu điểm. Phân cấp các đô thị, Tên các đô thị ở các cấp khác nhau 
thì sử dụng kiểu chữ và kích thước khác nhau. 
Trên bản đồ cũng thể hiện các biểu đồ phụ: mật độ dân số các tỉnh vùng trung du miền núi 
Bắc Bộ, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và năm 2016, dân số 
tỉnh Hà Giang qua các năm. 
Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học địa lí địa phương 
53 
2.3.2.8. Bản đồ kinh tế chung 
Bản đồ kinh tế chung thể hiện những nét khái quát về kinh tế 
của tỉnh Hà Giang. Nền bản đồ thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất của 
huyện, thành phố so với giá trị sản xuất toàn tỉnh năm 2016. Sử dụng 
phương pháp Cartogram, phân thành 3 nhóm: dưới 7,5% (gồm: Bắc 
Mê, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc); từ 7,5% đến 10% (gồm: Hoàng 
Su Phì, Xín Mần, Quang Bình, Yên Minh, TP Hà Giang); trên 10% 
(gồm: Vị Xuyên, Bắc Quang). Giá trị thu nhập bình quân đầu người 
mỗi huyện được trực quan hóa bằng một biểu đồ cột, đây là phương 
pháp thể hiện bản đồ biểu đồ -Cartodiagram. Bên cạnh đó có 2 biểu 
đồ phụ là: GDP và GDP bình quân tính theo đầu người toàn tỉnh Hà 
Giang qua các năm và biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế 
giai đoạn 2000 - 2016. 
2.3.2.9. Bản đồ nông nghiệp chung 
Bản đồ nông nghiệp chung thể hiện sự phân chia các tiểu vùng 
nông nghiệp trên toàn lãnh thổ tỉnh Hà Giang, dựa trên cơ sở tổng 
hợp các đặc điểm và tính chất về sản xuất nông nghiệp, sử dụng 
phương pháp nền chất lượng, mỗi vùng nông nghiệp là một màu 
được phân chia bằng các đường ranh giới tiểu vùng. Trên bản đồ còn 
thể hiện số hợp tác xã và trang trại năm 2016 của các huyện và thành 
phố bằng phương pháp Cartodiagram, sử dụng dạng biểu đồ cột. 
Chuyên môn hóa sản xuất của các vùng nông nghiệp (phương pháp 
vùng phân bố). 
Trên bản đồ có một biểu đồ phụ: giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị 
sản xuất của các ngành trong nông nghiệp năm 2000 và năm 2016 và 
ảnh hoạt động kinh tế: trồng cam ở Bắc Quang. 
2.3.2.10. Bản đồ chăn nuôi và cây ăn quả 
- Trang bản đồ chăn nuôi và cây ăn quả trong tập 
Atlat gồm có hai bản đồ thành phần là bản đồ chăn nuôi 
và bản đồ cây ăn quả. Nền bản đồ chăn nuôi thể hiện tỷ 
lệ sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các huyện theo 
đầu người (đơn vị kg/người) – phương pháp Cartogram, 
phân thành 5 nhóm: dưới 20 kg/người, từ 20 đến 30 
kg/người, từ 30 đến 40 kg/người, từ 40 đến 50 kg/người, 
trên 50 kg/người. Ngoài ra, còn, sử dụng phương pháp 
Cartodiagram để thể hiện số lượng gia súc và gia cầm 
của các huyện: số lượng gia súc được trực quan bằng 
biểu đồ cột, 2mm chiều cao tương ứng với 30.000 con; 
số lượng gia cầm thể hiện bằng biểu đồ bán nguyệt, chia 
thành 4 mức theo đơn vị (nghìn con): dưới 200, từ 200 nghìn đến 400, từ 400 đến 600 và trên 600. 
- Bản đồ chăn nuôi có 2 biểu đồ phụ là: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị 
sản xuất nông nghiệp của tỉnh, năm 2010 và năm 2016; Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 
qua các năm. 
Nền bản đồ cây ăn quả thể hiện tỉ lệ diện tích trồng cây ăn quả so với tổng diện tích gieo 
trồng của huyện, đơn vị phần trăm, được chia thành 4 bậc, sử dụng phương pháp Cartogram: dưới 
5%, từ 5 đến 10%, từ 10 đến 15%, trên 15%. Bản đồ còn thể hiện sản lượng 1 số cây ăn quả chủ 
yếu trên từng huyện: cam - quýt; lê; mận - đào; nhãn - vải. Bên cạnh đó có hai biểu đồ phụ là: 
Phàn Mùi Sếnh và Nguyễn Ngọc Ánh 
54 
Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu, giai đoạn 2010 – 2016 và tỷ trọng giá trị sản 
xuất cây ăn quả trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 
2.3.11. Bản đồ cây công nghiệp và lâm nghiệp 
Trang bản đồ gồm có hai bản đồ thành phần gồm bản 
đồ cây công nghiệp và bản đồ lâm nghiệp. 
- Trong bản đồ cây công nghiệp: Nền bản đồ thể hiện 
tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp mỗi huyện so 
với tổng diện tích gieo trồng của tỉnh, thông qua phương 
pháp Cartogram, phân thành 5 nhóm: dưới 20 %, từ 20 
đến 30 %, từ 30 đến 40 %, từ 40 đến 50 %, trên 50 %. Sử 
dụng phương pháp Cartodiagram để thể hiện diện tích 
gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp 
lâu năm của các huyện và thành phố. Với 1mm chiều cao 
tương ứng với 250 ha diện tích. Đồng thời bản đồ còn thể 
hiện sự phân bố 1 số cây công nghiệp chính của tỉnh Hà 
Giang bằng phương pháp vùng phân bố: chè, lạc, đậu, mía. Các biểu đồ phụ của bản đồ cây công 
nghiệp là: diện tích thu hoạch và sản lượng chè của toàn tỉnh; giá trị sản xuất cây công nghiệp 
trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, đơn vị %, năm 2000 và năm 2016; diện tích trồng cây 
công nghiệp qua các năm, đơn vị nghìn hecta, giai đoạn 2010 – 2016. 
- 3 nội dung chính của bản đồ lâm nghiệp là: tỉ lệ diện tích rừng so với tổng diện tích tự 
nhiên của huyện, đơn vị phần trăm, được chia thành 4 bậc, sử dụng phương pháp Cartogram (từ 
30 đến 40%, từ 40 đến 50%, từ 50 đến 60%, trên 60%). Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2016 của 
các huyện thể hiện bằng phương pháp Cartodiagram, biểu đồ cột, 1mm chiều cao tương ứng với 5 
tỉ đồng. Và thể hiện sự phân bố rừng lá rộng và lá kim trên địa bàn tỉnh. 
Bản đồ lâm nghiệp có 2 biểu đồ phụ: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành 
phân theo ngành hoạt động, diện tích rừng của cả tỉnh qua các 
năm (giai đoạn 2010 – 2016) 
2.3.12. Bản đồ du lịch 
Nội dung chính đầu tiên của bản đồ du lịch tỉnh Hà Giang là 
thể hiện 3 tiểu vùng du lịch bằng phương pháp nền chất lượng, 
mỗi tiểu vùng là một màu khác nhau. Trên bản đồ còn thể hiện 
các yếu tố khác của du lịch, đó là: sự phân bố các điểm du lịch 
(phương pháp kí hiệu điểm), các tuyến du lịch (phương pháp kí 
hiệu đường chuyển động), Các cụm và các khu du lịch (phương 
pháp vùng phân bố). 
Trang bản đồ còn có thêm 2 biểu đồ phụ là biểu đồ số lượt 
khách du lịch đến Hà Giang và một số tỉnh TDMN phía Bắc (2009 
- 2016) và biểu đồ số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch 
của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2016. Ngoài ra, trên bản đồ 
còn có 3 ảnh về một số địa danh du lịch nổi tiếng của Hà Giang. 
3. Kết luận 
- Trong điều kiện hệ thống tài liệu, tư liệu và đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập 
Địa lí địa phương tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn thiếu thốn và hạn chế 
thì tập Atlat Địa lí tỉnh Hà Giang càng đóng vai trò quan trọng cho việc dạy học Địa lí địa phương 
nơi đây. Tập Atlat sẽ là cuốn sách giáo khoa trực quan thứ hai phục vụ đắc lực cho việc dạy và 
học Địa lí địa phương của GV và HS. Bộ Atlat này được thành lập trên cơ sở chiết xuất các thông 
tin từ CSDL toàn quốc, các số liệu được cập nhật từ Niên giám thống kê các năm của cả nước và 
Thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học địa lí địa phương 
55 
của tỉnh Hà Giang được cung cấp bởi Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Hà Giang, đảm bảo độ 
chính xác, khoa học và cập nhật. 
Atlat đảm bảo tính khoa học, trực quan và sư phạm: Tính khoa học thể hiện ở độ chính xác của bản 
đồ, tỉ lệ, cơ sở dữ liệu đồng bộ với dữ liệu quốc gia; Tính trực quan thể hiện ở việc các thông tin, tri thức 
về địa lí địa phương tỉnh Hà Giang được mã hóa thành công bằng ngôn ngữ bản đồ. Ở đó hệ thống kí 
hiệu đảm bảo khoa học, dễ nhận biết, phù hợp với lứa tuổi học sinh nhất là học sinh lớp 9; Tính sư phạm 
thể hiện rõ ở sự phù hợp giữa nội dung tập Atlat với nội dung SGK chuẩn của chương trình đào tạo Địa lí 
ở trường phổ thông và đáp ứng được sự đổi mới của định hướng giáo dục Việt Nam, chuyển từ việc dạy 
học chú trọng kiến thức sang việc dạy học rèn luyện năng lực cho HS. Các bản đồ trong Atlat được cập 
nhật mới tới năm 2016 phản ánh đầy đủ những nét đặc trưng, quan trọng theo từng chủ đề tự nhiên, KT - 
XH của tỉnh Hà Giang. Tập Atlat là công cụ hữu ích cần thiết cho GV và HS (đặc biệt là HS lớp 9) thực 
hiện nhiệm vụ dạy và học tại các trường phổ thông. Tập Atlat này được trình bày khoa học, thẩm mỹ trên 
khổ giấy A3 là nguồn tài liệu không chỉ hỗ trợ dạy học mà còn phục vụ cho công tác quản lí lãnh thổ, 
lưu trữ thông tin, làm tài liệu tham khảo cho nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Atlat địa lí Việt Nam, 2015. Nxb Giáo dục và Đào tạo. 
[2] Nguyễn Ngọc Ánh, 2003. Thành lập bản đồ địa lí tổng hợp tỉnh Ninh Bình phục vụ nghiên cứu và 
giảng dạy Địa lí địa phương bằng công nghệ GIS, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. 
[3] Nguyễn Ngọc Ánh, Phàn Mùi Sếnh, 2016. Xây dựng quy trình thành lập bản đồ du lịch tỉnh Hà Giang 
phục vụ dạy học Địa lí, Kỷ yếu hội nghị khoa học địa lí toàn quốc lần thứ 9, Quy Nhơn. 
[4] Nguyễn Ngọc Ánh, 2014. Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh, phục 
vụ quản lí và bảo vệ môi trường đất (lấy Hải Dương làm địa bàn nghiên cứu). Luận án tiến sĩ trường 
ĐHSP Hà Nội, 10/2014. 
[5] Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, 2017, Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2016. Nxb Thống kê. 
[6] Lâm Quang Dốc, 2012. Bản đồ giáo khoa. Nxb đại học sư phạm. 
[7] Lâm Quang Dốc, 2008. Thành lập bản đồ kinh tế xã hội. Nxb Đại học Sư phạm. 
[8] Lâm Quang Dốc, 2013. Ngôn ngữ bản đồ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[9] Lê Huỳnh, 2002. Bản đồ chuyên đề. Nxb Giáo dục. 
[10] Tống Minh Tuyến, 2015. Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2013, Luận văn thạc 
sĩ, ĐHSP Hà Nội. 
[11] K.A.Xalisev, 2005. Bản đồ học, sách dịch của Hoàng Phương Nga, Nhữ thị Xuân. Nxb Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
ABSTRACT 
Establishing the Atlas of Ha Giang province serving teaching and learning local Geography 
Phan Mui Senh and Nguyen Ngoc Anh 
Hanoi National University of Education 
With the aim of contributing to enhancing the teaching-learning process, in this research, we 
establish a series of maps representing information on location, physical geography, and socio-
economic geography with a database updated to 2016 of Ha Giang province. The process of 
establishing the Ha Giang atlas includes the following steps: identifying the rationale, identifying the 
outline for the atlas, evaluating materials for establishing the atlas, identifying maps’ contents, 
designing map legend, coding information and overlaying maps, editing maps, and revising the 
unification of maps. Besides, we consult geography curriculum to revise the final version of the atlas 
and make sure that the atlas can fulfill the requirements of local geography curriculum, especially, 
geography for grade 9 in Ha Giang province. 
Key words: Establishing map, school map, GIS, teaching and learning geography, local geography, Ha 
Giang province. 

File đính kèm:

  • pdfthanh_lap_atlat_giao_khoa_dia_li_tinh_ha_giang_phuc_vu_day_v.pdf