Tài liệu Các dự thảo đàm phán NAMA về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch và TBTs đối với ô tô, điện tử, hóa chất

Rào cản kỹ thuật trong thương mại nói chung và những quy định liên quan đến

nhãn hàng hóa nói riêng là những biện pháp phi thuế quan được sử dụng khá

phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay. Ngoài những quy định thực sự

cần thiết cho việc bảo vệ những lợi ích công cộng quan trọng như an toàn tính

mạng, sức khỏe, môi trường có nhiều rào cản mang tính bảo hộ trá hình, gây

cản trở không cần thiết đối với hoạt động thương mại.

Đối với Việt Nam đây là vấn đề có tính hai mặt. Một mặt những quy định kỹ

thuật càng chặt chẽ và phức tạp càng được suy đoán là có khả năng bảo vệ tốt

hơn các lợi ích công cộng trong nước, thậm chí có thể thông qua đó để bảo vệ

sản xuất nội địa khỏi việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm kém chất lượng từ nước

ngoài. Mặt khác, những quy định phức tạp có thể là rào cản đối với xuất khẩu

của Việt Nam tới các nước thành viên WTO.

Vì vậy, việc xem xét cẩn trọng Dự thảo quy định bổ sung Hiệp định về rào cản

kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) liên quan đến việc ghi nhãn các

sản phẩm dệt may, giầy dép và sản phẩm phục vụ việc di chuyển/du lịch (travel

products) và một số yêu cầu minh bạch hóa trong quá trình ban hành sửa đổi

các quy định về ghi nhãn (sau đây gọi là “Dự thảo”) là cần thiết và cần được

thực hiện trong cân nhắc hài hòa cả hai mặt nói trên.

Cụ thể, do các sản phẩm liên quan trong Dự thảo là các sản phẩm xuất khẩu

mũi nhọn của Việt Nam hiện tại và trong tương lai gần, đồng thời cũng là

những sản phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu tương đối nhiều từ các nước

láng giềng (và đang có những dấu hiệu ban đầu của hiện tượng hàng hóa kém

chất lượng), để đáp ứng tốt nhất lợi ích của Việt Nam trong vấn đề này, các4

quy định trong Dự thảo liên quan đến vấn đề này chỉ có thể chấp nhận được

nếu đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

- Các quy định dự thảo góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng

Việt Nam khi tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm liên quan nhập khẩu từ các nước

thành viên WTO mà không gây khó khăn hay chi phí đáng kể cho các doanh

nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc tuân thủ;

- Các quy định dự thảo góp phần thúc đẩy quá trình minh bạch hóa trong hoạt

động của các cơ quan của Việt Nam mà không tạo ra những chi phí bất hợp lý

cho bộ máy Nhà nước khi tuân thủ

pdf 17 trang kimcuc 3180
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các dự thảo đàm phán NAMA về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch và TBTs đối với ô tô, điện tử, hóa chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Các dự thảo đàm phán NAMA về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch và TBTs đối với ô tô, điện tử, hóa chất

Tài liệu Các dự thảo đàm phán NAMA về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch và TBTs đối với ô tô, điện tử, hóa chất
 Khuyến nghị phương án đàm phán 
Các dự thảo đàm phán NAMA 
về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch 
và TBTs đối với ô tô, điện tử, hóa chất 
2 
Trong khuôn khổ Vòng đàm phán Doha của WTO về mở cửa thị trường đối với 
các sản phẩm phi nông sản (Đàm phán NAMA) mà Chính phủ Việt Nam đang 
đàm phán và lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về các Đề xuất Ghi nhãn đối 
với hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch, và các vấn đề liên quan đến biện 
pháp kỹ thuật đối với ô tô, điện tử, hóa chất, Phòng Thương mại và Công 
nghiệp Việt Nam (VCCI) nhân danh cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã tiến 
hành nghiên cứu1 và đưa ra khuyến nghị lên Chính phủ về vấn đề này. 
1 Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm 
trong Nghiên cứu này là của các tác giả và do đó không thể hiện quan điểm chính thức của Liên minh 
châu Âu hay Bộ Công Thương. 
3 
VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GHI NHÃN HÀNG DỆT MAY, 
GIÀY DÉP VÀ ĐỒ DU LỊCH 
I. Quan điểm tiếp cận 
Rào cản kỹ thuật trong thương mại nói chung và những quy định liên quan đến 
nhãn hàng hóa nói riêng là những biện pháp phi thuế quan được sử dụng khá 
phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay. Ngoài những quy định thực sự 
cần thiết cho việc bảo vệ những lợi ích công cộng quan trọng như an toàn tính 
mạng, sức khỏe, môi trườngcó nhiều rào cản mang tính bảo hộ trá hình, gây 
cản trở không cần thiết đối với hoạt động thương mại. 
Đối với Việt Nam đây là vấn đề có tính hai mặt. Một mặt những quy định kỹ 
thuật càng chặt chẽ và phức tạp càng được suy đoán là có khả năng bảo vệ tốt 
hơn các lợi ích công cộng trong nước, thậm chí có thể thông qua đó để bảo vệ 
sản xuất nội địa khỏi việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm kém chất lượng từ nước 
ngoài. Mặt khác, những quy định phức tạp có thể là rào cản đối với xuất khẩu 
của Việt Nam tới các nước thành viên WTO. 
Vì vậy, việc xem xét cẩn trọng Dự thảo quy định bổ sung Hiệp định về rào cản 
kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) liên quan đến việc ghi nhãn các 
sản phẩm dệt may, giầy dép và sản phẩm phục vụ việc di chuyển/du lịch (travel 
products) và một số yêu cầu minh bạch hóa trong quá trình ban hành sửa đổi 
các quy định về ghi nhãn (sau đây gọi là “Dự thảo”) là cần thiết và cần được 
thực hiện trong cân nhắc hài hòa cả hai mặt nói trên. 
Cụ thể, do các sản phẩm liên quan trong Dự thảo là các sản phẩm xuất khẩu 
mũi nhọn của Việt Nam hiện tại và trong tương lai gần, đồng thời cũng là 
những sản phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu tương đối nhiều từ các nước 
láng giềng (và đang có những dấu hiệu ban đầu của hiện tượng hàng hóa kém 
chất lượng), để đáp ứng tốt nhất lợi ích của Việt Nam trong vấn đề này, các 
4 
quy định trong Dự thảo liên quan đến vấn đề này chỉ có thể chấp nhận được 
nếu đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau: 
- Các quy định dự thảo góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng 
Việt Nam khi tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm liên quan nhập khẩu từ các nước 
thành viên WTO mà không gây khó khăn hay chi phí đáng kể cho các doanh 
nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc tuân thủ; 
- Các quy định dự thảo góp phần thúc đẩy quá trình minh bạch hóa trong hoạt 
động của các cơ quan của Việt Nam mà không tạo ra những chi phí bất hợp lý 
cho bộ máy Nhà nước khi tuân thủ 
II. Bình luận về các nội dung cụ thể 
1. Về các yêu cầu đối với việc ghi nhãn sản phẩm dệt may, giầy dép và 
hàng du lịch 
Dự thảo đề xuất coi các quy định nội dung ghi nhãn bắt buộc 
a) đối với hàng dệt may, bao gồm: 
• Thành phần sợi 
• Nước xuất xứ 
• Hướng dẫn sử dụng 
b) đối với hàng giầy dép, bao gồm: 
• Nguyên liệu sản xuất (mũi giày, đế giày, lót giày) 
• Nước xuất xứ) 
c) đối với hàng du lịch, bao gồm: 
• Hàm lượng sợi 
• Nước xuất xứ 
là không cản trở thương mại quá mức cần thiết và được chấp nhận. 
5 
Trong khi đó, pháp luật hiện tại của Việt Nam về vấn đề này tại Điều 11 và 
12.21 Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm dệt, 
may, da, giầy phải có các nội dung bắt buộc sau đây: 
- Tên hàng hoá; 
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; 
- Xuất xứ hàng hoá; 
- Thành phần hoặc thành phần định lượng; 
- Thông số kỹ thuật; 
- Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; 
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. 
Quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt 
Nam, tổ chức cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Được thực hiện từ 2007 
đến nay, các quy định này trong pháp luật Việt Nam vẫn đang có hiệu lực áp 
dụng và không có phản đối lớn nào được ghi nhận liên quan đến vấn đề này 
trong quá trình thực thi. 
Hàng du lịch không được liệt kê thành mã riêng, nhưng về cơ bản cũng có thể 
xếp vào nhóm hàng dệt may, da (ví dụ các loại túi, vali....). 
Như vậy, so sánh với các yêu cầu tại Dự thảo, các quy định hiện hành của Việt 
Nam là cao hơn tiêu chuẩn kỹ thuật trong Dự thảo liên quan và vì vậy, việc 
chấp nhận Dự thảo này sẽ: 
- Không tạo ra khó khăn hay chi phí nào mới cho doanh nghiệp Việt Nam 
(bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất phục vụ nội địa và xuất khẩu); 
- Không làm giảm bớt mức độ được bảo vệ của người tiêu dùng Việt Nam 
(bởi hàng hóa liên quan nhập khẩu vẫn phải đảm bảo các yêu cầu hiện 
hành trong pháp luật Việt Nam về vấn đề này); 
6 
- Có thể gây rủi ro cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam khi tiếp 
tục thực thi các yêu cầu về nội dung ghi nhãn khác ngoài các yêu cầu nêu 
trong Dự thảo (bởi có thể bị coi là “yêu cầu quá mức cần thiết và gây cản 
trở cho thương mại” trong so sánh với các yêu cầu ở mức thấp hơn tại Dự 
thảo – trong khi trước đây về vấn đề này không có tiêu chí hay ví dụ cụ 
thể thế nào là “yêu cầu ở mức cần thiết và hợp lý” đối với vấn đề nội 
dung nhãn hàng hóa nên việc xác định thế nào là “quá mức cần thiết” và 
“không hợp lý” khó hơn). 
Tuy nhiên rủi ro này không quá lớn bởi các yêu cầu ghi nhãn hiện tại của Việt 
Nam và yêu cầu trong Dự thảo có tính chất gần tương tự nhau (nội hàm có thể 
ghép chung với nhau nếu được giải thích theo nghĩa rộng – ví dụ yêu cầu 
“thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn” và “hướng dẫn sử dụng, bảo quản”). 
Ngoài ra, trong tiêu chuẩn về ghi nhãn hàng hóa của ISO cũng không có tiêu 
chuẩn riêng cho hàng dệt may và giầy dép (trừ quần áo bảo hộ lao động - mã 
ISO 16602:2007), do đó hầu như không có chuẩn chính thức để so sánh. Hơn 
nữa các quy định liên quan của nhiều thị trường thậm chí còn khắt khe hơn quy 
định của Việt Nam và vì vậy Việt Nam không cần quá quan ngại về việc này. 
7 
Ví dụ 1: Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ nêu trong Textile and Wool Act và Care 
Labelling Rule quy định nhãn hàng dệt may phải bao gồm các nội dung 
bắt buộc sau 
(i) Thành phần (với các yêu cầu cụ thể về cách ghi thành phần, tỷ lệ sợi bắt 
buộc, tỷ lệ nylon tối đa); 
(ii) Nước xuất xứ; 
(iii) Nhà sản xuất, Nhà nhập khẩu hoặc Nhà bán lẻ (bao gồm Tên hoặc Số 
đăng ký của đơn vị); 
(iv) Hướng dẫn sử dụng (với yêu cầu cụ thể về nội dung và độ bền của nhãn 
ghi nội dung này). 
Ví dụ 2: Tiêu chuẩn của Australia nêu trong AS/NZS 1957:1998 Textiles – Care 
labelling, có hiệu lực bắt buộc từ 2003 về nội dung hướng dẫn sử dụng 
trong nhãn quần áo quy định phải nêu rõ Hướng dẫn sử dụng chung, 
hướng dẫn giặt, sấy, là, giặt khô. 
Ví dụ 3: Tiêu chuẩn của Nhật Bản về nhãn hàng dệt may tại Household Goods 
Quality Labelling Law quy định 4 nội dung bắt buộc: 
(i) Thành phần sợi; 
(ii) Hướng dẫn sử dụng (với quy định chi tiết về hướng dẫn giặt, là, sấy), 
(iii) Mức độ chịu nước (đối với một số loại sản phẩm), 
(iv) Tên và Địa chỉ liên hệ của chủ thể chịu trách nhiệm đối với nội dung ghi 
trên nhãn sản phẩm. 
8 
Do đó, xét từ cả ba góc độ (người tiêu dùng Việt Nam, cơ quan quản lý Nhà 
nước và doanh nghiệp xuất khẩu), các quy định nêu ra trong Dự thảo về vấn đề 
này là có thể chấp nhận được. 
Nếu nhìn một cách khắt khe hơn, các yêu cầu này thậm chí còn chưa đáp ứng 
được nhu cầu chính đáng trong bảo vệ người tiêu dùng (ví dụ còn chưa có quy 
định về tên và địa chỉ đơn vị chịu trách nhiệm đối với sản phẩm). Nếu có thể 
cơ quan đàm phán nên nỗ lực để bổ sung thêm vào Dự thảo các yêu cầu bổ 
sung, ít nhất là “Tên và địa chỉ của đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa”. 
2. Về các quy định kỹ thuật bị xem là rào cản hạn chế thương mại cao hơn 
mức cần thiết 
Theo Dự thảo, một số các biện pháp kỹ thuật nhất định liên quan đến yêu cầu 
về cách thức và hình thức ghi nhãn các sản phẩm dệt may, giầy dép và hàng du 
lịch sẽ đương nhiên bị xem là “hạn chế thương mại cao hơn mức cần thiết” (ví 
dụ quy định cấm được sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ bản 
địa, quy định nhãn sản phẩm phải được thông qua hay phê duyệt trước, quy 
định nhãn phải được làm bằng một hoặc một số loại nguyên liệu nhất định). 
Những quy định này không góp phần vào việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng 
(ví dụ về nguyên liệu làm nhãn) hoặc có thể có lợi cho người tiêu dùng nhưng 
gây thêm quá nhiều thủ tục cho doanh nghiệp (ví dụ nhãn phải được đăng ký, 
phê chuẩn, chấp thuận trước). Như vậy, về bản chất, đây dường như là các biện 
pháp kỹ thuật hạn chế thương mại trên mức cần thiết và không hợp lý. 
Hiện tại pháp luật Việt Nam không có quy định gì về các vấn đề này. 
Vì vậy, quy định trong Dự thảo coi các yêu cầu loại này là vượt quá mức cần 
thiết và bất hợp lý là có thể chấp nhận được. 
9 
3. Về các quy định liên quan đến minh bạch hóa trong quá trình ban hành 
hoặc sửa đổi các quy định về nhãn hàng hóa 
Dự thảo quy định một số thủ tục để đảm bảo minh bạch hóa và sự cân nhắc đầy 
đủ các ý kiến trong xã hội khi ban hành hoặc sửa đổi các quy định về nhãn 
hàng hóa (ví dụ phải công bố sớm dự thảo để các bên làm quen và có thể gửi 
bình luận, thông báo với các nước thành viên WTO thông qua Ban Thư ký 
WTO, để thời hạn ít nhất 60 ngày để các nước thành viên WTO có thể bình 
luận bằng văn bản, chấp nhận trao đổi thảo luận về các bình luận của các nước 
thành viên WTO khi có yêu cầu...với những ngoại lệ liên quan đến các trường 
hợp khẩn cấp về sức khỏe, an toàn, an ninh, môi trường...). 
Những quy định này tạo điều kiện để các chủ thể khác nhau có thể biết và bình 
luận về các dự thảo liên quan đến vấn đề nhãn hàng hóa, góp phần nâng cao 
chất lượng cũng như tính hợp lý của các văn bản này. Điều này có lợi đặc biệt 
cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi phải đáp ứng các yêu cầu về 
nhãn hàng hóa tại các thị trường nước ngoài. 
Từ góc độ các cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam, yêu cầu này đặt thêm 
trách nhiệm về tính minh bạch cho các đơn vị trong quá trình xây dựng pháp 
luật liên quan đến vấn đề này. Tuy vậy, các yêu cầu về lấy ý kiến cộng đồng 
hiện đã là yêu cầu chung đối với việc xây dựng văn bản pháp luật của Việt 
Nam (theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng 
dẫn thi hành Luật này). Ngoài ra, chúng không làm phát sinh nhiều chi phí (bởi 
việc đăng công khai, thông báo, hay tham vấn không quá tốn kém trong điều 
kiện thông tin liên lạc hiện nay). 
Vì vậy, đây là các quy định có thể chấp nhận được và phía Việt Nam nên ủng 
hộ sáng kiến về vấn đề này. 
10 
 VỀ CÁC ĐỀ XUẤT NTBS TRONG ĐÀM PHÁN NAMA 
 VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI 
Ô TÔ, ĐIỆN TỬ, HÓA CHẤT 
I. Quan điểm tiếp cận 
Như đã nói ở trên, hàng rào kỹ thuật là vấn đề có tính hai mặt trong thương mại 
quốc tế. Một mặt hàng rào kỹ thuật có thể là rào cản rất khó vượt qua đối với 
hàng xuất khẩu Việt Nam, mặt khác hàng rào kỹ thuật lại là công cụ hữu hiệu 
để bảo vệ nhiều lợi ích trong nước trước hàng hóa nước ngoài kém chất lượng 
nhập khẩu vào Việt Nam. 
Do đó việc ủng hộ hay không những đề xuất quy tắc liên quan đến hàng rào kỹ 
thuật có lẽ cần căn cứ vào ít nhất 2 yếu tố sau: 
(i) Tình hình chung của Việt Nam 
- Tiêu chuẩn của Việt Nam đã ở mức chặt chẽ như trung bình thế giới 
chưa? 
Nếu tiêu chuẩn liên quan của Việt Nam vẫn còn thấp hoặc mới chỉ ở 
mức trung bình thì việc đàm phán theo hướng gia tăng hoặc tạo điều 
kiện cho việc gia tăng các tiêu chuẩn mới hoặc nâng mức chuẩn lên về 
cơ bản là không phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam. 
- Việc thực thi các tiêu chuẩn ở Việt Nam đã đầy đủ chưa? 
Nếu các tiêu chuẩn ở mức độ hiện tại của Việt Nam thậm chí chưa được 
thực thi tốt thì việc đàm phán theo hướng gia tăng hoặc tạo điều kiện 
cho việc gia tăng các tiêu chuẩn mới hoặc nâng mức chuẩn lên sẽ gây 
tác động bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam 
11 
(ii) Loại hàng hóa liên quan 
- Nếu hàng hóa liên quan thuộc nhóm sản phẩm Việt Nam xuất khẩu là 
chủ yếu thì việc đàm phán gia tăng hoặc tạo điều kiện cho việc gia tăng 
các tiêu chuẩn mới hạ nâng mức chuẩn lên sẽ bất lợi cho Việt Nam; 
- Nếu hàng hóa liên quan thuộc nhóm sản phẩm Việt Nam nhập khẩu là 
chủ yếu thì việc gia tăng các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được, tuy 
nhiên nếu với mức tiêu chuẩn hiện tại của Việt Nam mà việc thực thi 
còn chưa đầy đủ thì việc tăng cường các tiêu chuẩn mới cũng không có 
nhiều ý nghĩa. 
II. Bình luận về các ý kiến cụ thể 
1. Về các đề xuất liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm 
điện tử 
1.1. Về tổng thể một đề xuất như vậy có thúc đẩy thương mại đối với hàng 
điện tử ở Việt Nam không? 
Không có câu trả lời vì: 
- Có ít nhất 02 dự thảo (của EU, Hoa Kỳ) với nhiều đề xuất nhỏ, theo các 
hướng khác nhau nên không thể có trả lời đối với tổng thể chung; 
- Việc xem xét chấp nhận hay không chấp nhận một đề xuất phải căn cứ vào 
thương mại điện tử trong quan hệ với Việt Nam và các đối tác trong WTO chứ 
không chỉ xem xét riêng “ở Việt Nam”. 
1.2. Đề xuất của EU đề cập đến các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO, 
IEC, và ITU là các tổ chức mà tiêu chuẩn của họ là tiêu chuẩn quốc tế được áp 
dụng trong phạm vi của dự thảo này. Mặc dù theo diễn giải của EU thì điều 
này cũng không hạn chế việc sử dụng các tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn 
12 
khác đối với mục đích của Dự thảo này. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của Chủ tịch 
NAMA là các tổ chức khác là tổ chức nào, thì đại diện EU nói sẽ xem xét vấn 
đề này. (Đề xuất EU: Điều 3.1) 
Trong khi đó, dự thảo Hoa Kỳ về vấn đề này không nêu đích danh tổ chức nào 
là tổ chức mà tiêu chuẩn của họ được áp dụng trong phạm vi của dự thảo này, 
mà chỉ nói chung đólà các tổ chức tiêu chuẩn đáp ứng 6 nguyên tắc của Uỷ 
ban TBT của WTO đưa ra trong Quyết định và Khuyến nghị của Uỷ ban từ 
1/1/1995 (G/TBT/1/Rev.8) bao gồm: Minh bạch; Công khai; Khách quan và 
Đồng thuận; Hiệu quả và Có sự quan tâm; Phối hợp đồng bộ; Tính đến trình 
độ phát triển. (Đề xuất Hoa Kỳ: Đoạn III.B) 
Vấn đề cần bình luận: Đứng từ góc độ lợi ích doanh nghiệp, Việt Nam nên ủng 
hộ quan điểm của EU (liệt kê rõ ISO, IEC và ITU là các tổ chức mà tiêu chuẩn 
của họ là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng) hay quan điểm của Hoa Kỳ (không 
liệt kê tổ chức nào cụ thể, tất cả các tổ chức đáp ứng 6 nguyên tắc theo Khuyến 
nghị G/TBT/1/Rev.8 đều có thể là tổ chức quốc tế quy định về các tiêu chuẩn 
quốc tế).)? 
Về đề xuất của EU 
Việc liệt kê các tổ chức như vậy sẽ khiến “quyền lực” của các tổ chức được liệt 
kê này tăng lên nhưng đồng thời sẽ hạn chế một phần nào đó quyền tự do của 
các nước trong việc đặt ra các tiêu chuẩn mới về vấn đề này (tất nhiên trừ khi 
các tổ chức này bị thao túng bởi các nhóm lợi ích ở các quốc gia). Vì vậy việc 
chấp nhận hay không chấp nhận đề xuất này phụ thuộc vào việc xem xét uy tín 
và các điều kiện vận hành của các tổ chức này. 
Trên thực tế, ISO, IEC và ITU là những tổ chức quốc tế nổi bật và có uy tín 
trong lĩnh vực liên quan, vì vậy đây là những tổ chức có thể tin là “khách 
quan” trong quá trình ban hành các tiêu chuẩn (không phải vì lợi ích của các 
nước phát triển). Do đó, việc liệt kê các tổ chức này về cơ bản có thể không 
gây thiệt hại gì cho phía Việt Nam. 
13 
Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng việc liệt kê các tổ chức cụ thể không ngăn cản 
quyền của các quốc gia được ban hành các tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn của 
các tổ chức này (tất nhiên với một quy trình ban hành đòi hỏi nhiều yêu cầu về 
minh bạch hơn). Vì thế việc liệt kê cũng không hẳn mang lại lợi ích cho phía 
Việt Nam. 
Vì vậy Việt Nam có thể ủng hộ đề xuất này, cũng có thể không ủng hộ (tùy vào 
tình hình – đàm phán cả gói hay đàm phán từng đề xuất – và tùy thuộc vào các 
đề xuất khác có liên quan). 
Về đề xuất của Hoa Kỳ 
Việc không liệt kê từng tổ chức cụ thể có thuận lợi là không trao quá nhiều 
quyền cho một tổ chức nào, và do đó tránh được khả năng thiếu khách quan 
của tổ chức đó vì lợi ích riêng của một nước (hay một nhóm nước) nào đó. 
Tuy nhiên, việc xác định một tổ chức quốc tế dựa theo 6 nguyên tắc của Ủy 
ban cũng có tạo ra rủi ro là một nước có thể dễ dàng xem một tổ chức nào đó là 
“tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn” theo cách thức này (do 6 tiêu chí Minh bạch, 
Công khai, Khách quan, Đồng Thuận, Hiệu quả và Có sự quan tâm là các tiêu 
chí định tính, không định lượng được rõ ràng; ngoài ra yếu tố Uy tín, Kinh 
nghiệm hay tương tự lại chưa được tính đến như các nguyên tắc bắt buộc). 
Điều này sẽ rất nguy hiểm cho thương mại nếu nước liên quan lạm dụng quy 
định này để chấp thuận những tiêu chuẩn có lợi cho họ của một tổ chức nào đó 
chưa được công nhận rộng rãi trên thế giới. 
Đối với Việt Nam với tính chất một nước xuất khẩu nhiều sản phẩm điện tử thì 
đây là một quy định không có lợi. Vì vậy có lẽ Việt Nam không nên ủng hộ đề 
xuất này của Hoa Kỳ. 
1.3. Dự thảo của EU khi đề cập đến việc hài hoà (convergence, thuật ngữ 
hiện nay đang được sử dụng phổ biến, bao hàm cả khái niệm harmonization) 
với Tiêu chuẩn Quốc tế (TCQT) đã đưa ra các Thành viên định kỳ 5 năm rà 
14 
soát các quy chuẩn kỹ thuật của mình để tăng tính hài hoà với tiêu chuẩn quốc 
tế. ( Đề xuất EU: Điều 3.2) 
Vấn đề cần bình luận: Đứng từ góc độ lợi ích doanh nghiệp, Việt Nam có ủng 
hộ đề xuất của EU về việc quy định thời hạn định kỳ 5 năm rà soát các quy 
chuẩn kỹ thuật để tăng tính hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế không? 
Do Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã quy định thời hạn này nên đề 
xuất này nếu được thông qua sẽ không làm tăng thêm trách nhiệm hay thủ tục 
của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 
Trong khi đó, quy định này sẽ buộc các nước nhập khẩu sản phẩm điện tử phải 
tiến hành rà soát các quy định của mình cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, 
đây sẽ là cơ hội cho các nước xuất khẩu như Việt Nam. 
Vì vậy Việt Nam có thể ủng hộ đề xuất này. 
1.4. Dự thảo của EU đề cập đến việc khuyến khích hoạt động TCH đối với 
các sản phẩm công nghệ mới và sáng tạo (Alternative Standardisation 
Documents for Innovative Products). Theo đó, các tài liệu văn bản tiêu chuẩn 
thích hợp đối với các sản phẩm này nếu được xây dựng dựa trên các nguyên 
tắc của Uỷ ban TBT như đã nói ở trên và được ít nhất 2 nước Thành viên WTO 
là thành viên của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế có liên quan cho rằng chúng được 
xây dựng theo các nguyên tắc mà Uỷ ban TBT khuyến nghị và đề nghị chấp 
nhận chúng là tiêu chuẩn quốc tế. Khi có đề nghị như vậy cơ quan TCQT có 
liên quan trong vòng 3-5 tháng sẽ xem xét theo thủ tục của mình việc công bố 
chúng là tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời các công ty hoặc tập đoàn đã xây dựng 
các văn bản tiêu chuẩn thích hợp đó không được hạn chế việc sử dung các đặc 
tính kỹ thuật cũng như các thông tin kỹ thuật khác phục vụ cho việc áp dụng 
tiêu chuẩn đó, bằng các hình thức như giấy phép hoặc các biện pháp tương tự. 
(Đề xuất của EU: Điều 3.3) 
15 
Vấn đề cần bình luận: Đứng từ góc độ lợi ích doanh nghiệp, Việt Nam có nên 
ủng hộ đề xuất của EU về thủ tục xây dựng tiêu chuẩn đối với sản phẩm công 
nghệ mới và sáng tạo không? 
Việc xây dựng các tiêu chuẩn chung đối với các sản phẩm công nghệ mới và 
sáng tạo là cần thiết và nên được khuyến khích. Tuy nhiên, thủ tục đưa ra 
tương đối đơn giản (đặc biệt là đề xuất chỉ cần có ít nhất 2 nước thành viên 
WTO chấp thuận là có thể bắt đầu thủ tục xem xét chấp thuận chung) và do đó 
có lẽ sẽ dễ bị lạm dụng. 
Về phía Việt Nam, nước ít có những sản phẩm loại này, đề xuất này nếu được 
thông qua sẽ không ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. 
Do đó Việt Nam có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ đề xuất này (tùy thuộc hoàn 
cảnh đàm phán). 
2. Về các đề xuất liên quan đến hàng rào kỹ thuật liên quan tới hóa chất 
2.1. Về tổng thể một đề xuất như vậy có thúc đẩy thương mại trong các 
lĩnh vực liên quan đến hóa chất ở Việt Nam hay không? 
Không có câu trả lời vì: 
- Có ít nhất 02 dự thảo với nhiều đề xuất nhỏ, theo các hướng khác nhau nên 
không thể có trả lời đối với tổng thể chung; 
- Việc xem xét chấp nhận hay không chấp nhận một đề xuất phải căn cứ vào 
thương mại về hóa chất trong quan hệ với Việt Nam và các đối tác trong WTO 
chứ không chỉ xem xét riêng “ở Việt Nam”. 
2.2. Để thực hiện Điều 2.2 và 5.6 của Hiệp định TBT về quy chuẩn kỹ 
thuật và quy trình đánh giá hợp quy trong lĩnh vực thử nghiệm, chấp nhận dữ 
liệu và quy chế thực hành phòng thử nghiệm tốt (testing, data acceptance and 
good laboratory practice), dự thảo của EU cho rằng Tổ chức Hợp tác và Phát 
triển Kinh tế (OECD) là tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc tế chính thuộc 
16 
phạm vi điều chỉnh của văn bản này; còn trong lĩnh vực phân loại và ghi nhãn 
hoá chất, là Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (UNSCE GHS); đối 
với các lĩnh vực khác, là Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO). (Đề xuất EU: 
Điều 2 Điểm 2.1) 
Vấn đề cần bình luận: Đứng từ góc độ lợi ích doanh nghiệp, Việt Nam có ủng 
hộ đề xuất của EU coi OECD là tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc tế chính 
trong lĩnh vực thử nghiệm, chấp nhận dữ liệu và quy chế thực hành phòng thử 
nghiệm tốt không? Việt Nam có ủng hộ đề xuất của EU coi UNSCE GHS và 
ISO là tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực phân loại, ghi nhãn hóa chất và lĩnh 
vực khác liên quan không ? 
Về OECD: 
Đây là tổ chức có mục tiêu hợp tác vì sự phát triển kinh tế với 33 nước thành 
viên mà chủ yếu là các nước phát triển (chỉ có một vài nước đang phát triển) và 
không có chức năng chuyên biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy việc tổ chức 
này được xem là tổ chức tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế trong lĩnh vực hóa chất có 
lẽ là không phù hợp từ góc độ của nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy 
có lẽ Việt Nam không nên ủng hộ đề xuất này của EU 
2.3. Đề xuất của EU và đề xuất của nhóm Argentina, Ấn Độ và Brazil liên 
quan đến việc Đăng ký dữ liệu 
Đề xuất này một mặt góp phần kiểm soát và hạn chế quyền tự do của các quốc 
gia trong việc đặt ra các quy định mới về bắt buộc đăng ký dữ liệu. Mặt khác, 
quy định này có thể “vô tình” thừa nhận quyền của các nước trong việc đặt ra 
các quy định về bắt buộc đăng ký dữ liệu và do đó có thể tạo ra những nghĩa vụ 
mới, đôi khi là rất nặng nề, đối với các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp 
từ các nước xuất khẩu). 
Là một nước mà chuẩn nội địa còn thấp và việc đáp ứng các yêu cầu của thị 
trường xuất khẩu còn khó khăn như Việt Nam, có lẽ chúng ta không nên ủng 
hộ đề xuất này. Nếu buộc phải chấp nhận thì nên chấp nhận đề xuất với nhiều 
17 
yêu cầu mang tính ràng buộc các nước thành viên muốn đưa ra quy định kiểu 
này hơn (trong trường hợp này là Đề xuất của nhóm Argentina, Ấn Độ và 
Brazil). 
3. Về các đề xuất liên quan đến hàng rào kỹ thuật liên quan tới ô tô 
3.1. Đánh giá tổng thể các đề xuất 
Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu ô tô, sản xuất trong nước vẫn mang tính lắp ráp 
là chủ yếu. Vì vậy những đề xuất cụ thể hóa các nghĩa vụ của các nước thành 
viên liên quan đến việc ban hành, thực thi và hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ 
thuật liên quan đến ô tô này dường như không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của 
doanh nghiệp Việt Nam nói chung. 
3.2. Việt Nam ủng hộ đề xuất chỉ định cụ thể các tổ chức quốc tế có thể 
ban hành các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thương mại ô tô hay chỉ căn cứ 
vào các tiêu chí để xác định một tổ chức như vậy? 
Về cơ bản, những quy định về tiêu chuẩn ô tô dường như ít ảnh hưởng đến 
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy đề xuất nào cũng có thể chấp thuận. 
3.3. Khả năng đảm bảo giữ các quy định pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật 
đối với ô tô phù hợp với Văn bản của UN ECE ít nhất 10 năm 
Ở Việt Nam, trong hoàn cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, nhận thức 
của người tiêu dùng thay đổi theo từng thời kỳ và các văn bản pháp luật chưa 
có tính dự báo lâu dài, việc đảm bảo duy trì một quy định trong vòng 10 năm là 
rất khó khăn. Đề xuất này nếu được chấp thuận sẽ gây ra áp lực cho các cơ 
quan Nhà nước quản lý về lĩnh vực liên quan cũng như có thể không đáp ứng 
được nhu cầu của thực tiễn từng thời kỳ. 
Vì vậy có lẽ không nên ủng hộ Đề xuất này. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cac_du_thao_dam_phan_nama_ve_ntbs_doi_voi_ghi_nhan.pdf