Sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học

- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội,.) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác.

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận

động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động.

pdf 7 trang thom 08/01/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học

Sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233 
227 
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ENCARTA 
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 
Đỗ Vũ Sơn - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 
Hoàng Minh Chấn - Học viên cao học khóa 26, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 
Ngày nhận bài: 09/03/2019; ngày sửa chữa: 09/04/2019; ngày duyệt đăng: 16/04/2019. 
Abstract: In the process of teaching Geography, helping students work with maps, images, data,... 
play a particularly important role to enable learners actively exploit and absorb comprehensive, 
practical and more effective knowledge. Microsoft Encarta software is a very effective tool in 
teaching and learning Geography. In the article, we analyze and study the exploitation and use of 
Microsoft Encarta software in teaching Geography in the direction of developing learners’ 
competency to promote the activeness, initiative and creativity of learners, contributing to 
improving efficiency of teaching and studying Geography. 
Keywords: Microsoft Encarta software, Geography in grade 11, competency-oriented teaching. 
1. Mở đầu 
Dạy học Địa lí luôn gắn liền với việc sử dụng tranh 
ảnh, bản đồ, mô hình,... về các đối tượng địa lí cùng với 
các đặc tính của nó giúp cho người học chủ động tiếp thu, 
khai thác kiến thức một cách đầy đủ và toàn diện nhất. 
Khai thác phần mềm Microsoft Encarta trong dạy 
học Địa lí có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học, công nghệ 
vào trong giảng dạy và học tập nhằm phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo, hình thành năng lực của người 
học; góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học Địa 
lí ở trường phổ thông. 
Bài viết phân tích, nghiên cứu việc khai thác, sử dụng 
phần mềm Microsoft Encarta trong dạy và học Địa lí lớp 
11 theo hướng phát triển năng lực người học. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 
người học 
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh 
nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một 
cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa 
dạng của cuộc sống [1; tr 15]. 
Một số đặc điểm của năng lực: 
- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối 
tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội,...) để có một sản 
phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với 
người khác. 
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt 
động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận 
động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng 
lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động. 
- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của 
một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện 
(năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí 
bản thân,...), vì vậy không tồn tại năng lực chung chung. 
Có thể phân loại năng lực thành năng lực chung và 
năng lực đặc thù. 
- Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu 
hoặc cốt lõi... làm nền tảng cho mọi hoạt động của con 
người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Một số 
năng lực cốt lõi của học sinh (HS) trung học phổ thông 
như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn 
đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực đặc thù: Là những năng lực được hình 
thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo 
định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình 
hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc 
thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng 
yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán học, 
thể thao, địa lí,... Một số năng lực đặc thù môn Địa lí như 
năng lực nhận thức khoa học Địa lí (nhận thức thế giới 
theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và 
quá trình địa lí); năng lực tìm hiểu địa lí (sử dụng các 
công cụ địa lí học; tổ chức học tập ở thực địa; khai thác 
Internet phục vụ môn học); năng lực vận dụng kiến thức, 
kĩ năng đã học (cập nhật thông tin và liên hệ thực tế; thực 
hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; vận dụng tri 
thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn). 
Dạy học phát triển năng lực người học là dạy học 
hướng người học phát huy các năng lực của bản thân 
như sáng tạo, trừu tượng, tư duy, phân tích,... Nhằm góp 
phần cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho 
người học [1; tr 16]. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233 
228 
2.2. Khai thác phần mềm Microsoft Encarta sử dụng 
trong dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển 
năng lực người học 
2.2.1. Giới thiệu về Microsoft Encarta 
Microsoft Encarta là bộ bách khoa toàn thư số hóa đa 
phương tiện của hãng phần mềm lớn nhất thế giới - 
Microsoft. Encarta được cập nhật và phát hành đều đặn 
hàng năm, được viết bởi nhiều chuyên gia nổi tiếng về 
chuyên ngành của họ, do vậy các bài viết trong Encarta 
rất có chất lượng. Microsoft Encarta cung cấp nguồn 
thông tin khổng lồ: Hơn 66.000 bài viết; hơn 26.000 hình 
ảnh và minh họa có giá trị cao; hơn 3.000 âm thanh và 
đoạn nhạc; hơn 29.000 liên kết trang web được biên tập 
kĩ lưỡng; hơn 200 bài tập tương tác trong Encarta Kids; 
300 đoạn phim và mô tả minh họa,... 
Một số tính năng của Microsoft Encarta có thể khai 
thác được trong dạy học Địa lí: 
- Khai thác thông tin bản đồ: Khai thác được hệ thống 
bản đồ trong Microsoft Encarta: 
+ Read Article: bài viết về các quốc gia trên thế giới. 
+ Map Leged: xem bản chú giải của từng bản đồ. 
+ Cartographer: thể hiện nội dung của bản đồ chuyên 
đề (ẩn, hiện tên địa danh, đường ranh giới của các quốc 
gia). 
Từ các dữ liệu này, có thể sao chép một bản đồ làm 
tư liệu hỗ trợ dạy học hoặc dùng để thiết kế giáo án trên 
PowerPoint. 
- Khai thác tư liệu hình ảnh: Trong Microsoft Encarta 
có rất nhiều hình ảnh quý về tất cả các quốc gia trên thế 
giới, đây có thể coi là kho tư liệu khổng lồ để giáo viên 
Địa lí có thể khai thác phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. 
Để khai thác được các hình ảnh trong bộ đĩa có rất nhiều 
cách khác nhau, có thể tìm kiếm theo từ khoá (bằng tiếng 
Anh) của hình ảnh đã biết hoặc tìm kiếm theo tên quốc 
gia, cả hai hình thức này giáo viên đều tìm cho mình được 
những hình ảnh hữu ích. Tìm kiếm hình ảnh, thực hiện 
theo các bước sau: Tại cửa sổ chính của chương trình, 
nhập từ khoá vào hộp Search (ví dụ muốn tìm các hình 
ảnh về núi, nhập vào hộp Search từ khoá: Mountain) sau 
đó kích chuột vào biểu tượng Search (hoặc nhấn phím 
Enter trên bàn phím) kết quả chương trình sẽ liệt kê toàn 
bộ các tư liệu về núi trên thế giới. Có thể sao chép hình 
ảnh làm tư liệu cho bài giảng. 
- Khai thác thông tin dạng văn bản (Text): Để tìm 
kiếm được các thông tin cần thiết về đối tượng muốn 
nghiên cứu (dạng văn bản), người sử dụng có thể chuyển 
thành các file định dạng Word và lưu trữ lại, sau đó biên 
tập để tạo các bản báo cáo (lưu ý các văn bản này đều 
được định dạng dùng tiếng Anh, người sử dụng cần 
nghiên cứu dịch chính xác về nội dung). 
- Khai thác Video clip trong Microsoft Encarta 
Encyclopedia: Trong Microsoft Encarta chứa nhiều 
videos clip, những đoạn videos này có thể sử dụng trực 
tiếp hoặc copy và sử dụng các phần mềm khác để biên 
tập, chỉnh sửa, lồng tiếng thành những đoạn videos clip 
có nội dung phù hợp với bài giảng của giáo viên, có thể 
chèn (Insert) vào bài giảng PowerPoint để trình chiếu. 
- Khai thác các bảng số liệu thống kê: Trong chương 
trình có rất nhiều bảng số liệu thống kê theo như các chủ 
đề: Nông nghiệp, thông tin liên lạc, kinh tế, giáo dục, 
năng lượng và khoáng sản, môi trường, địa lí, y tế, dân 
cư, thương mại, giao thông vận tải. Từ những bảng thống 
kê này có thể chuyển dữ liệu sang phần mềm Excel để 
xây dựng các biểu đồ, xử lí để liên kết sang Mapinfo xây 
dựng các bản đồ chuyên đề theo các mục đích khác nhau. 
2.2.2. Khái quát chương trình Địa lí lớp 11 
* Cấu trúc chương trình sách giáo khoa Địa lí 11 
hiện hành (xem hình 1 trang bên) 
* Mục tiêu của chương trình Địa lí 11: 
- Về kiến thức: Hiểu, trình bày và giải thích được: 
+ Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại 
và một số vấn đề đang được nhân loại quan tâm. 
+ Đặc điểm tự nhiên, dân cư, KT-XH của một số khu 
vực, quốc gia trên thế giới. 
- Về kĩ năng: Củng cố và phát triển các kĩ năng: 
+ Nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, 
hiện tượng địa lí, xây dựng biểu đồ, sử dụng và khai thác 
bản đồ, số liệu thống kê liên quan đến địa lí KT-XH thế 
giới, khu vực và một số quốc gia tiêu biểu. 
+ Thu thập, trình bày các thông tin địa lí về một số 
khu vực hay quốc gia tiêu biểu trên thế giới. 
+ Vận dụng kiến thức ở mức độ nhất định để giải 
thích các sự vật, hiện tượng địa lí đang diễn ra trên thế 
giới. 
- Về thái độ, hành vi: 
+ Có ý chí vươn lên để đóng góp vào sự phát triển 
KT-XH của đất nước. 
+ Có thái độ đúng đắn trước hiện tượng KT-XH của 
một số quốc gia, khu vực. 
+ Quan tâm đến những vấn đề liên quan đến Địa lí 
như dân số, môi trường [4]. 
2.2.3. Ví dụ về việc sử dụng Microsoft Encarta trong dạy 
học Địa lí lớp 11 
Địa lí lớp 11 có nội dung về địa lí thế giới. Sử dụng 
Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí 11 nhằm phát 
triển các năng lực của HS rất thuận lợi bởi các tính năng 
đã phân tích ở trên. Encarta tạo điều kiện cho giáo viên 
và HS được tham quan, tìm hiểu mọi khu vực của Trái 
Đất ở các tỉ lệ, góc nhìn khác nhau, tìm hiểu khối lượng 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233 
229 
tri thức khổng lồ trên rất nhiều lĩnh vực chỉ bằng những 
thao tác đơn giản trên máy tính. Microsoft Encarta có thể 
sử dụng để dạy học trong toàn bộ chương trình địa lí lớp 
11 (được thể hiện trong bảng 1). 
Bảng 1. Sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực 
STT Nhóm bài Sử dụng Encarta 
Năng lực 
được hình thành 
Năng lực 
chung 
Năng lực 
đặc thù 
1 
Sự tương 
phản về 
trình độ 
phát triển 
KT-XH 
của các 
nhóm 
nước; 
Cuộc 
cách 
mạng 
khoa học 
và công 
nghệ hiện 
đại 
- Sử dụng Encarta để xác định vị trí tên một số nước thuộc nhóm 
nước phát triển và đang phát triển. 
- Hướng dẫn HS tìm vị trí của các nước: Hoa Kì, Anh, Ấn Độ, Ê-
ti-ô-pi-a,... (Chỉ được vị trí của các nước này trên bản đồ): Home 
/Explorer Encarta by Subject Geography/ World Atlas. 
- Kết quả: Vị trí của Hoa Kì trên bản đồ (các quốc gia khác thực 
hiện tương tự). 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích 
và tổng 
hợp thông 
tin. 
Hình 1. Sơ đồ chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 11 hiện hành 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233 
230 
2 
Xu hướng 
toàn cầu 
hóa, khu 
vực hóa 
kinh tế 
- Bài tập: Sử dụng Encarta để xác định vị trí các nước thuộc các 
tổ chức liên kết kinh tế và khu vực. 
- Hướng dẫn HS tìm vị trí của các nước thuộc Thị trường chung 
Nam Mĩ (MERCOSUR): Home/Continents and Regions/South 
America. 
- Kết quả: 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích 
và tổng 
hợp thông 
tin. 
3 
Một số 
vấn đề 
của châu 
lục và khu 
vực 
- Sử dụng Encarta đề xác định vị trí của các khu vực: Châu Phi, 
Mĩ Latinh, Tây Nam Á , Trung Á, Đông Nam Á trên bản đồ thế 
giới; Tra cứu thông tin về các quốc gia,... 
- Ví dụ: Tra cứu thông tin nước Cộng hòa Iraq: bản đồ, cờ, bài 
hát quốc ca,... 
Home/Countries/ kích vào Iraq - xem bản đồ/ Read Article để 
đọc các thông tin khác về Iraq. 
- Kết quả: 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích 
và tổng 
hợp thông 
tin. 
4 
Địa lí các 
khu vực 
và quốc 
gia 
- Sử dụng Encarta để xác định vị trí trên bản đồ thế giới, tra cứu 
thông tin về các quốc gia: Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, 
Nhật Bản, Ôxtrâylia. 
Ví dụ: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Nhật Bản: Homework 
Tools > Geography Tools > World Atlas, gõ “Japan” trên khung 
“Search” ở góc trên bên phải, chọn bản đồ tự nhiên (Physical 
Features), có thể zoom lớn bản đồ để tiện quan sát, đọc kí hiệu 
bản đồ trong mục “Map Legend”, đọc tất cả thông tin về Nhật 
Bản trong “Read Article”,... 
- Kết quả: 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích 
và tổng 
hợp thông 
tin. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233 
231 
5 
Các Tổ 
chức kinh 
tế: Liên 
minh 
châu Âu 
và Hiệp 
hội các 
quốc gia 
Đông 
Nam Á 
(ASEAN) 
- Sử dụng Encarta để xác định vị trí trên bản đồ thế giới, tra cứu 
thông tin thuộc 2 tổ chức kinh tế lớn là Liên minh châu Âu (EU) 
và Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). 
- Ví dụ: Xác định vị trí các quốc gia thuộc ASEAN Homework 
Tools > Geography Tools > World Atlas, gõ “Asia” trên khung 
“Search” ở góc trên bên phải, chọn bản đồ vùng chính trị 
(Politican), có thể zoom lớn bản đồ để tiện quan sát, đọc kí hiệu 
bản đồ trong mục “Map Legend”,... 
- Kết quả: 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích 
và tổng 
hợp thông 
tin. 
Ví dụ: Bài 9 - Nhật Bản (bảng 2): 
Bảng 2. Gợi ý sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí bài Nhật Bản 
STT Nội dung Sử dụng Encarta 
Năng lực 
được hình thành 
Năng lực 
chung 
Năng lực 
đặc thù 
1 Vị trí địa lí 
- Hướng dẫn HS sử dụng chức năng tìm kiếm vị trí của Nhật Bản 
trên bản đồ châu Á, xác định được vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, 
4 đảo lớn của Nhật Bản. 
- Kết quả: 
+ Vị trí của Nhật Bản trên bản đồ châu Á. 
+ Nằm ở Đông Á, là quốc đảo hình vòng cung; Gồm 4 đảo lớn và 
hàng nghìn đảo nhỏ. 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích và 
tổng hợp 
thông tin. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233 
232 
(Chọn Read Article để tìm hiểu các thông tin khác về Nhật Bản 
như: cờ, quốc ca,...). 
2 
Điều kiện 
tự nhiên 
- Hướng dẫn sử dụng Encarta để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của 
Nhật Bản. 
- Kết quả: Bản đồ tự nhiên của Nhật Bản (Zoom lên để quan sát 
tốt hơn, đọc bảng chú giải trong mục “Map Legend”. 
+ Địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng,... 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích và 
tổng hợp 
thông tin. 
3 
Dân cư và 
xã hội 
- Hướng dẫn sử dụng Encarta để tìm hiểu đặc điểm Dân cư của 
Nhật Bản. 
- Kết quả: Bản đồ Phân bố dân cư Nhật Bản (Zoom lên để quan 
sát tốt hơn, đọc bảng chú giải trong mục “Map Legend”. 
+ Dân số đông, cơ cấu dân số già, tốc độ gia tăng tự nhiên thấp, 
phân bố không đều,... 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
làm việc cá 
nhân. 
- Năng lực 
quan sát, 
đọc và sử 
dụng bản 
đồ. 
- Năng lực 
phân tích và 
tổng hợp 
thông tin. 
4 
Bài tập: 
Tìm hiểu 
một số 
hình ảnh 
đặc trưng 
về tự 
nhiên và 
văn hóa 
của Nhật 
Bản 
Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu HS sử dụng Encarta để tìm một 
số hình ảnh về tự nhiên và văn hóa đặc trưng của Nhật Bản (Yêu 
cầu liên hệ với Việt Nam). 
Nhóm 1 và 2: Tìm hình ảnh về tự nhiên. 
Nhóm 3 và 4: Tìm hình ảnh về văn hóa 
- Kết quả nhóm 1: Về tự nhiên 
Núi Phú Sĩ 
Hoa Anh Đào 
- Kết quả nhóm 2: Về Văn hóa 
- Năng lực 
sử dụng 
công nghệ 
thông tin. 
- Năng lực 
hợp tác. 
- Năng lực 
giao tiếp. 
- Năng lực 
quan sát, sử 
dụng và 
phân tích 
bản đồ. 
- Năng lực 
phân tích và 
xử lí tài 
liệu. 
- Năng lực 
so sánh 
đánh giá. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 227-233 
233 
Trang phục Ki-mô-nô 
truyền thống 
Một trận đấu Su-mo 
3. Kết luận 
Khai thác phần mềm Microsoft Encarta sử dụng vào 
dạy học Địa lí có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đổi mới 
phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông vào trong giảng dạy và học tập của cả giáo viên và 
HS theo định hướng phát triển năng lực người học. 
Thông tin trên Encarta được cập nhật và có tính chính 
xác cao có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học môn 
Địa lí, đặc biệt, kênh hình trong Microsoft Encarta giúp 
cho việc hình thành kiến thức và biểu tượng địa lí cho HS 
một cách sinh động, giúp phát huy tính tích cực, tự giác 
của người học. Microsoft Encarta giúp cho người học 
hình thành một số năng lực chung như: năng lực làm việc 
cá nhân, nhóm, năng lực tự học,... và năng lực đặc thù 
như phân tích biểu đồ, bảng số liệu, năng lực quan sát, sử 
dụng bản đồ, năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại cho 
HS, từ đó góp phần phát triển năng lực người học một 
cách toàn diện hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh 
giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông. 
[2] Lê Thông (tổng chủ biên, 2016). Địa lí 11. NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể ban hành kèm theo 
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. 
[4] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ 
thông - Môn Địa lí (Ban hành kèm theo Thông tư số 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). 
[5] Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2004). Lí luận 
dạy học Địa lí. NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Phạm Thị Sen (chủ biên) - Nguyễn Hải Châu - 
Nguyễn Thị Minh Phương (2009). Hướng dẫn thực 
hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí lớp 11. NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
[7] Đỗ Vũ Sơn (2016). Giáo trình dạy học trực tuyến 
môn Địa lí. NXB Đại học Thái Nguyên. 
[8] Nguyễn Viết Thịnh (2006). Sử dụng phối hợp các 
phần mềm khác nhau để nâng cao hiệu quả khai 
thác thông tin trong Microsoft Encarta World Atlas. 
NXB Đại học Sư phạm. 
PHÁT HIỆN QUAN NIỆM SAI LỆCH... 
(Tiếp theo trang 209) 
thực hiện được dễ dàng, vẫn còn những hạn chế bởi nhiều 
lí do khác nhau như: tài liệu nghiên cứu, quỹ thời gian, 
thiết bị thực nghiệm. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng (1999). 
Tổ chức hoạt động nhân thức của học sinh trong dạy 
học Vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
[2] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm 
Xuân Quế (2003). Phương pháp dạy học Vật lí ở 
trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Nguyễn Văn Đồng (2010). Phương pháp giảng dạy 
Vật lí ở trường trung học phổ thông. NXB Giáo dục 
(tái bản). 
[4] Nguyễn Thế Khôi (2007). Vật lí 10. NXB Giáo dục. 
[5] Nguyễn Xuân Thành (chủ biên, 2011). Nâng cao 
hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ 
trong phương pháp dạy học tích cực. Tài liệu tập 
huấn giáo viên, Dự án Giáo dục trung học cơ sở 
vùng khó khăn nhất, Bộ GD-ĐT. 
[6] Đỗ Hương Trà (2011). Các kiểu tổ chức dạy học 
hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Thái Duy Tuyên (2008). Phương pháp dạy học 
truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phan_mem_microsoft_encarta_trong_day_hoc_dia_li_lop.pdf