Sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng Thanh Hóa

Trong những năm gần đây, phƣơng pháp dạy học ở nƣớc ta đã có nhiều đổi mới,

chuyển từ phƣơng pháp dạy học truyền thống, mang tính thụ động theo kiểu “thầy đọc,

trò ghi”, “thầy giảng, trò nghe”, sang phƣơng pháp dạy học tích cực hoạt động hóa

ngƣời học, nhằm phát huy tính tích cực độc lập và tiềm năng sáng tạo của sinh viên. Vì

vậy, việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình giảng dạy rất cần thiết. Đồ dùng dạy

học gồm những phƣơng tiện, thiết bị vật chất đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học nhƣ

tƣ liệu, tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bản thống kê, số liệu, phim tình huống, phim

tƣ liệu, trò chơi

Việc sử dụng đồ dùng trực quan tạo nên sự hứng thú trong giờ học, giúp ngƣời học

hiểu nội dung bài giảng sâu sắc và ghi nhớ tốt hơn, đồng thời giúp giáo viên có khả năng

đánh giá quá trình nhận thức của sinh viên nhanh chóng. Trong các đồ dùng dạy học, tranh

ảnh là một trong những đồ dùng mang lại nhiều hiệu quả cao và đƣợc nhiều giáo viên sử

dụng trong công tác dạy học nói chung và dạy học môn học GDQP- AN nói riêng.

pdf 10 trang kimcuc 3620
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng Thanh Hóa

Sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
102 
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRỰC QUAN 
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG - AN NINH 
Ở TRUNG TÂM GDQP THANH HÓA 
Ngọ Văn Tuấn1 
TÓM TẮT 
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học không chỉ tạo nên sự hứng thú, 
giúp người học hiểu nội dung bài giảng sâu sắc và ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp giáo 
viên có khả năng đánh giá quá trình nhận thức của sinh viên nhanh chóng. Việc sử 
dụng tranh ảnh trong dạy học là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, 
được nhiều giáo viên sử dụng trong dạy học nói chung và dạy học môn học Giáo dục 
quốc phòng – an ninh (GDQP-AN) nói riêng. 
Từ khoá: Hình ảnh trực quan, phương pháp, dạy học, bài giảng 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây, phƣơng pháp dạy học ở nƣớc ta đã có nhiều đổi mới, 
chuyển từ phƣơng pháp dạy học truyền thống, mang tính thụ động theo kiểu “thầy đọc, 
trò ghi”, “thầy giảng, trò nghe”, sang phƣơng pháp dạy học tích cực hoạt động hóa 
ngƣời học, nhằm phát huy tính tích cực độc lập và tiềm năng sáng tạo của sinh viên. Vì 
vậy, việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình giảng dạy rất cần thiết. Đồ dùng dạy 
học gồm những phƣơng tiện, thiết bị vật chất đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học nhƣ 
tƣ liệu, tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bản thống kê, số liệu, phim tình huống, phim 
tƣ liệu, trò chơi 
Việc sử dụng đồ dùng trực quan tạo nên sự hứng thú trong giờ học, giúp ngƣời học 
hiểu nội dung bài giảng sâu sắc và ghi nhớ tốt hơn, đồng thời giúp giáo viên có khả năng 
đánh giá quá trình nhận thức của sinh viên nhanh chóng. Trong các đồ dùng dạy học, tranh 
ảnh là một trong những đồ dùng mang lại nhiều hiệu quả cao và đƣợc nhiều giáo viên sử 
dụng trong công tác dạy học nói chung và dạy học môn học GDQP- AN nói riêng. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Hình ảnh trực quan là gì? 
Hình ảnh trực quan là hệ thống hình ảnh hỗ trợ, minh họa cho nội dung bài học. 
Đây là một dạng kênh hình đặc biệt. 
Hình ảnh tồn tại ở nhiều dạng: cố định (trong giáo trình) và di động (ngoài giáo 
trình). Giữa tranh ảnh (tức kênh hình) với các kiến thức về nội dung (tức kênh chữ) có 
mối quan hệ biện chứng tác động hỗ trợ qua lại và bổ sung cho nhau. 
1
 CN. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
103 
2.2. Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan 
2.2.1. Vị trí 
Nhà giáo dục học Séc J.A. Komensky là ngƣời đầu tiên nêu lên những nguyên tắc 
dạy học một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học, trong số những nguyên tắc mà ông đƣa 
tính trực quan (nguyên tắc vàng ngọc) đƣợc xếp lên hàng đầu Séc J.A. Komensky nói: “Để 
có tri thức vững chắc, nhất định phải dùng phƣơng pháp trực quan”. Luận điểm quan 
trọng của V.Lênin “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ đó trở thành thực 
tiễn đó là con đƣờng biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”. 
Trong dạy học lịch sử phƣơng pháp trực quan lại càng có vị trí quan trọng, việc 
nhận thức học môn học GDQP-AN của sinh viên cũng bắt đầu từ trực quan sinh động 
đến tƣ duy trừu tƣợng và tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Việc trực quan sinh động 
trong nhận thức của sinh viên không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp về hiện tƣợng mà 
phải từ những biểu tƣợng đƣợc tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể, vì thế trong dạy 
học GDQP- AN cần phải sử dụng đồ dùng trực quan bên cạnh các phƣơng pháp, 
phƣơng tiện dạy học để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất. 
2.2.2. Ý nghĩa của hình ảnh trực quan 
- Sử dụng hình ảnh trực quan sẽ phát huy tính tích cực của sinh viên từ đó dễ 
dàng thực hiện ba nhiệm vụ giáo dục: Giáo dục, giáo dƣỡng và phát triển sinh viên 
thông qua những hình ảnh “trực quan sinh động” kết hợp với lời giảng của giáo viên sẽ 
có những khái niệm, biểu tƣợng chính xác về nội dung môn học. 
- Trong dạy học việc sử dụng hình ảnh trực quan sẽ giúp nâng cao chất lƣợng 
hiệu quả giảng dạy môn học, gây hứng thú cho ngƣời học, giúp ngƣời học dễ hiểu, gợi 
trí tò mò và óc tƣởng tƣợng cần thiết cho môn học. 
2.3. Nguyên tắc khi sử dụng hình ảnh trực quan 
 Khi sử dụng hình ảnh trực quan cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 
 - Phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài học để lựa chọn hình ảnh trực quan 
thích hợp. 
- Có phƣơng pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại hình trực quan. 
- Phát huy tính tích cực của ngƣời học khi sử dụng hình ảnh trực quan. 
- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các hình ảnh trực quan, đồng thời 
rèn luyện khả năng tiếp nhận của ngƣời học khi sử dụng hình ảnh trực quan. Tuỳ theo 
yêu cầu của bài học và loại tranh ảnh trực quan mà có cách sử dụng khác nhau 
2.4. Sử dụng tranh ảnh trong dạy học bài 5: “Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn” 
Bài 5: “Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn” là 1 trong 10 bài trong chƣơng trình 
học phần III: “Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK”. Đây là 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
104 
bài có nội dung dài, khoảng 32 trang với khối lƣợng kiến thức rất nhiều (vũ khí hạt 
nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí lửa). Nội dung dài, nhƣng theo phân 
phối chƣơng trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thời gian toàn bài là 8 tiết, trong 
đó lý thuyết 6 tiết và thảo luận, thực hành 2 tiết. Do nội dung bài dài và thời gian ít, cho 
nên việc sử dụng tranh ảnh, minh họa là rất cần thiết. 
Căn cứ vào nguồn khai thác, có chia hệ thống tranh ảnh hiện nay thành hai loại: 
Trong và ngoài giáo trình. Mỗi loại đều có những ƣu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể là: 
2.4.1. Tranh ảnh trong giáo trình 
- Khi sử dụng hệ thống tranh ảnh này, với những bài học, thậm chí tiết học quan 
trọng (có đồng nghiệp, cấp trên dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi,...), ngƣời dạy thƣờng ít sử 
dụng trực tiếp từ nguồn giáo trình do: số lƣợng tranh ảnh trong giáo trình quá ít (Ví dụ: 
Trong bài 5: Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn có 4 nội dung lớn nhƣng số lƣợng tranh 
minh họa thì ít, chỉ có 5 hình minh họa cho 1 nội dung); hình ảnh trong giáo trình kích 
thƣớc không đủ lớn, tính trực quan chƣa cao. Vì thế, nếu không có bộ tranh ảnh do Bộ 
Giáo dục và Đào tạo cung cấp, đa phần chúng ta thƣờng "tái chế" chúng theo hai cách: 
+ Photo phóng to, rồi căn cứ vào tranh gốc để vẽ màu lại 
+ Scan (quét) vào máy tính rồi phóng to, in màu. Trƣờng hợp này dễ dàng, nhanh 
gọn hơn nhƣng cũng tốn kém hơn. 
- Tranh không làm nổi bật đƣợc nội dung cần truyền đạt (ở kênh chữ); ý nghĩa 
khá mơ hồ, đôi khi phải đọc nội dung mới biết đƣợc thông điệp đề cập trong tranh. 
Nghĩa là ở đây, tác dụng định hƣớng cho kênh chữ - một trong những yêu cầu tối quan 
trọng của chức năng kênh hình - đã không thực hiện đầy đủ. Do thiếu những tính chất 
này, khi dạy học, giáo viên phải giảng giải, phân tích làm rõ nội dung hơn để sinh 
viên hiểu rõ hơn. 
Ví dụ: Trong nội dung I. Vũ khí hạt nhân phần 3. Phƣơng thức nổ của vũ khí hạt nhân. 
a. Nổ vũ trụ 
Cảnh tƣợng nổ: Ở điều kiện khí tƣợng tốt, nổ ở độ cao 80- 100 km vẫn quan sát 
đƣợc cảnh tƣợng nổ: Cầu lửa sáng chói, lan rộng và bốc lên cao, bao quanh quả cầu lửa 
là lớp khí phát sáng đỏ hồng. 
Hình 5.1. Nổ vũ trụ (Trang 118) 
Do hình ảnh trong giáo trình bị thu nhỏ, photo lại chỉ có 2 màu đen và trắng cho nên 
khi ngƣời học quan sát rất khó hình dung đƣợc cảnh tƣợng của phƣơng thức nổ vũ trụ. 
2.4.2. Tranh ảnh ngoài giáo trình 
Đây là loại đồ dùng dạy học đƣợc giáo viên sử dụng để lên lớp hiện nay bởi vì: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
105 
- Thông qua tranh ảnh sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện đổi mới phƣơng 
pháp dạy học, loại trừ khuynh hƣớng dạy chay làm cho giờ học khô khan, mang tính 
chất lý thuyết. 
- Tranh ảnh làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập 
ở sinh viên. 
- Tranh ảnh làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. 
- Tranh ảnh có thể tìm kiếm một cách dễ dàng từ nhiều nguồn: internet... 
- Gọn nhẹ, linh hoạt, kích thích hứng thú học tập của học sinh, đáp ứng tốt một số 
yêu cầu của đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng hiện đại. 
Ví dụ 1: Nội dung về phƣơng thức nổ của vũ khí hạt nhân nếu sử dụng hình ảnh 
minh họa trong giáo trình (hình 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5) sinh viên rất khó hình dung đƣợc 
về cảnh tƣợng nổ của các phƣơng thức nổ của vũ khí hạt nhân vì hình ảnh trong giáo 
trình nhỏ, màu đen trắng. Nếu giáo viên sử dụng bộ tranh đƣợc phong to và thể hiện rõ 
đƣợc màu sắc của từng phƣơng thức nổ thì sinh viên sẽ dễ dàng hình dung đƣợc cảnh 
tƣợng nổ của các phƣơng thức nổ của vũ khí hạt nhân. 
Các phƣơng thức nổ hạt nhân
Nổ trong vũ trụ Nổ trên không Nổ mặt đất
Nổ dƣới đất Nổ dƣới nƣớcNổ mặt nƣớc
Hình 1. Các phƣơng thức nổ của VKHN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
106 
Hiroshima tháng 8/1945
Nagasaki tháng 8/1945
Một vụ nổ hạt nhân
Một vụ nổ hạt nhân
Hình 2: Vụ nổ hạt nhân ở 2 thành phố lớn Nhật Bản ( Hiroshima và Nagasaki) 
Ví dụ 2: Trong nội dung II. Vũ khí hóa học 
Sau khi giới thiệu về khái niệm, phân loại, đặc điểm và một số loại chất độc chủ 
yếu và cách phòng chống. Ở nội dung cách phòng chống đối với các loại chất độc yêu cầu 
chung là phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp. sử dụng khí tài đề phòng nhƣ 
mặt nạ, áo choàng, găng tay, ủng Do trong giáo trình không có hình ảnh minh họa nào 
và hiện nay Trung tâm cũng chƣa đƣợc cấp bộ trang phục khí tài, nên trong quá trình 
giảng dạy GV cần phải sử dụng hình ảnh khí tài đề phòng (Hình 3) cho sinh viên quan sát. 
Hình 3: Khí tài đề phòng chất độc hóa học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
107 
Ví dụ 3: Chất độc diệt cây 
Trong giáo trình chỉ giới thiệu sơ qua về tính chất của chất độc diệt cây, chƣa cho 
sinh viên hiểu rõ tác hại của chất độc đối với cây cối và con ngƣời nhƣ thế nào, nên trong 
quá trình giới thiệu nội dung này, GV cần cho SV quan sát hình ảnh cảnh tƣợng Mỹ rải 
chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam để triệt phá các khu rừng lớn (Hình 4) 
M¸y bay trùc th¨ng phun r¶i chÊt 
®éc ho¸ häc cña qu©n ®éi Mü
Hình 4: Máy bay của Mĩ rải chất độc da cam xuống Việt Nam 
§ång b»ng s«ng Cöu Long, Nam ViÖt Nam: Mét m¸y bay trùc th¨ng UH-1D cña 
®¹i ®éi kh«ng qu©n 336, Kh«ng lùc Hoa Kú r¶i chÊt diÖt cá lªn mét khu vùc rõng 
rËm, ngµy 26-7-1969.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
108 
- Khi giới thiệu về tính chất của chất độc da cam, GV cần cho SV biết ngoài tác 
hại đối với cây cối, chất độc còn gây tác hại rất lớn đối với con ngƣời, thông qua hình 
ảnh các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam. 
Nh÷ng n¹n nh©n chÊt ®éc mµu da cam viÖt nam
Hình 5: Hậu quả chất độc da cam đối với con ngƣời 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
109 
Hình 6: Các thùng chứa chất độc hóa học ở Biên Hòa 
Bom sinh häc
dÞch h¹ch KhuÈn t¶
Hình 7: Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch và dịch tả 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
110 
5. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh trong dạy học môn 
học GDQP-AN. 
- Giáo trình là phƣơng tiện học tập quan trọng nhất không thể thiếu đối với ngƣời 
học, là cụ thể hóa chƣơng trình học tập của môn học. Hệ thống tranh ảnh trong giáo 
trình vì thế phải đạt chuẩn về mọi mặt. Muốn vậy, việc thiết kế hệ thống tranh ảnh phải 
chú trọng tiêu chuẩn rõ ràng, đơn giản, không rƣờm rà, đặc biệt phải gắn liền với nội 
dung kiến thức cần truyền đạt cho ngƣời học. Tranh ảnh từng bài phải làm nổi bật yếu 
tố trung tâm, đồng thời cũng nên in màu, không nên sử dụng tranh đen trắng. Tất cả các 
hình ảnh trong giáo trình đều có bộ tranh ảnh xuất bản kèm theo để giáo viên tiện sử 
dụng khi cần. 
- Giáo viên cần chủ động tìm kiếm, lựa chọn, thiết kế, sử dụng tranh ảnh cho phù 
hợp với đặc điểm của đối tƣợng và nội dung, yêu cầu bài học... chứ không nên rập 
khuôn, máy móc. Muốn vậy, trƣớc hết ngƣời dạy phải nắm đƣợc mục đích, đặc trƣng 
của từng kiểu bài, thậm chí từng phần trong mỗi bài học. 
3. KẾT LUẬN 
Trên đây là một số tranh ảnh minh họa và cách sử dụng tranh ảnh để phục vụ 
trong quá trình dạy bài 5: Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn theo tôi là rất hiệu quả để 
cho ngƣời học hiểu rõ hơn về nội dung, từ việc nắm vững nội dung bài học sẽ giúp cho 
sinh viên đạt kết quả cao hơn. 
Chúng ta không thể phủ nhận vị trí, vai trò, hiệu quả của phƣơng pháp dạy học 
truyền thống, trong điều kiện hiện nay vẫn là cơ bản không thể thay thế. Đổi mới phƣơng 
pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên không có nghĩa là 
gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phƣơng pháp dạy học truyền thống vào quá trình 
dạy học mà cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phƣơng pháp dạy học hiện có, 
đồng thời vận dụng một số phƣơng pháp dạy học mới một cách linh hoạt. 
Với yêu cầu đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, chúng ta không chỉ sử dụng tranh 
minh hoạ mà còn có thể sử dụng thêm một số phƣơng tiện khác nhƣ: máy chiếu, bảng 
phụ, Video. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo, (2010), Giáo trình GDQP-AN dùng cho SV các trường 
ĐH, CĐ tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục. 
2. Nguyễn Ngọc Bảo, (1995), phát triển tích cực, tính lực của học sinh, sinh viên 
trong quá trình dạy học, chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên THPT, giai đoạn 
1993 – 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
111 
3. Lê Văn Giang, (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục, NXB 
Chính trị Quốc gia Hà Nội. 
4. Nguyễn Kỳ, (1997), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, 
NXB Giáo dục Hà Nội. 
TO USE VISUAL IMAGES IN TEACHING NATIONAL DEFENCE 
AND SECURITY COURSES AT NATINAL DEFENCE CENTER OF 
THANH HOA 
Ngo Van Tuan 
ABSTRACT 
Using visual devices in teaching only creates interests that help learners 
understand their lesson comprehousi vely, but also help teachers evaluate quickly their 
learners
 process of awareness. The use of pictures in teaching is one of the effective 
methods applied by many teachers in teaching in qeneral and in teaching the courses of 
national defence – security in particular. 
Key words: visualization, methodology, teaching, lesson. 
Ngƣời phản biện: PGS. TS. Hoàng Thanh Hải; Ngày nhận bài: 05/11/2013; Ngày 
thông qua phản biện: 29/11/2013; Ngày duyệt đăng: 26/12/2013 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_hinh_anh_truc_quan_trong_day_hoc_mon_giao_duc_quoc_p.pdf