Sự cần thiết áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho kế toán phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh và nếu có thì các rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản, nợ phải trả hoặc dòng tiền của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến kết quả lãi, lỗ. Kế toán phòng ngừa rủi ro là sự ghi nhận bù trừ kết quả kinh doanh (lãi hay lỗ) về các thay đổi giá trị hợp lý (GTHL) của công cụ phòng
ngừa và khoản mục được phòng ngừa. Trong ngân hàng thương mại (NHTM), nghiệp vụ kế toán phòng
ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS) là một nội dung kế toán phức tạp vì bản thân sự
phức tạp của nghiệp vụ này và khó khăn trong xác định GTHL của công cụ phòng ngừa cũng như khoản
mục được phòng ngừa. Bên cạnh đó, tính đa dạng và phức tạp của các CCTCPS gia tăng nên đòi hỏi các
chuẩn mực kế toán cần phải được thiết lập phù hợp để giúp kế toán phản ánh nó đầy đủ và chính xác nhất.
Thực tiễn hiện nay đã có những NHTM áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro bằng CCTCPS, tuy nhiên
chưa có văn bản pháp luật nào của Việt Nam hướng dẫn nội dung này. Vì vậy, bài viết sẽ đề xuất việc áp
dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính đối với nguyên tắc kế toán phòng ngừa rủi ro bằng
CCTCPS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự cần thiết áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho kế toán phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN24 Số 112 - tháng 2/2017 sÖÏ CAàN THIEáT AÙP DUÏNG CHUAÅN MÖÏC KEá TOAÙN qUOáC TEá CHO KEá TOAÙN PHOØNG NGÖØA RUÛI RO BAÈNG COâNG CUÏ TAØI CHíNH PHAÙI sINH TAÏI CAÙC NGAâN HAØNG THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM *Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên ThS. Vũ THị KHáNH MINH* Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh và nếu có thì các rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản, nợ phải trả hoặc dòng tiền của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến kết quả lãi, lỗ. Kế toán phòng ngừa rủi ro là sự ghi nhận bù trừ kết quả kinh doanh (lãi hay lỗ) về các thay đổi giá trị hợp lý (GTHL) của công cụ phòng ngừa và khoản mục được phòng ngừa. Trong ngân hàng thương mại (NHTM), nghiệp vụ kế toán phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS) là một nội dung kế toán phức tạp vì bản thân sự phức tạp của nghiệp vụ này và khó khăn trong xác định GTHL của công cụ phòng ngừa cũng như khoản mục được phòng ngừa. Bên cạnh đó, tính đa dạng và phức tạp của các CCTCPS gia tăng nên đòi hỏi các chuẩn mực kế toán cần phải được thiết lập phù hợp để giúp kế toán phản ánh nó đầy đủ và chính xác nhất. Thực tiễn hiện nay đã có những NHTM áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro bằng CCTCPS, tuy nhiên chưa có văn bản pháp luật nào của Việt Nam hướng dẫn nội dung này. Vì vậy, bài viết sẽ đề xuất việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính đối với nguyên tắc kế toán phòng ngừa rủi ro bằng CCTCPS. Từ khóa: IFRS 9, kế toán phòng ngừa rủi ro, công cụ phòng ngừa rủi ro, công cụ tài chính phái sinh, kế toán phái sinh The need to apply international accounting standards for hedge accounting with derivative financial instruments in the Vietnam commercial banks Entities are exposed to business risks from their operations. Those risks have an impact on the value of assets, liabilities or the cash flows, and therefore, affect profit or loss. Hedging accounting is the offset recognition of the gains or losses of the change in fair value of hedging instrument and hedging item. In commercial bankings, hedging accounting by using derivative instrument is so complicated because it is difficult to define fair value of hedging instrument and hedging item. Besides that, the diversify and complication of derivative financial instruments are increasing and it is necessary to have a accounting standard which guiding most completely and exactly. In recent years, with the rapid development of the financial sector, derivative financial instruments have been widely used in commercial banking. But there are not have hedging accounting standard in Viet Nam. In this paper, the authors want to propose to the Ministry of Finance how to create the theory of hedging accounting by derivative financial instruments base on the application of IFRS 9. Keywords: IFRS 9, Hedging accounting, Hedging instrument, Derivative financial instrument, Accounting for derivative TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 112 - tháng 2/2017 Hiện nay, các NHTM sử dụng công cụ tài chính phái sinh với mục đích chính là phòng ngừa rủi ro cho chính bản thân ngân hàng (hedging), tuy nhiên khi nó được sử dụng để kinh doanh gồm cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng (dealing) và hoạt động đầu cơ (speculating) thì có thể gây rủi ro rất lớn cho chính bản thân ngân hàng. Vì vậy các thông tin về công cụ tài chính phái sinh và các rủi ro gắn với công cụ tài chính phái sinh phải được công bố đầy đủ trên BCTC. Để làm được chuyện này, các NHTM cần áp dụng các văn bản pháp lý quy định về kế toán phòng ngừa rủi ro để phản ánh thông tin đầy đủ và chính xác nhất. Vậy hiện nay các văn bản pháp lý của Việt Nam quy định gồm những văn bản nào và nó đã đáp ứng cho nhu cầu thực hiện kế toán phòng ngừa rủi ro bằng CCTCPS hay chưa? 1. Tìm hiểu các văn bản pháp lý quy định về kế toán phòng ngừa rủi ro a. Về chuẩn mực kế toán quốc tế gồm có: - Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39: Công cụ tài chính - Ghi nhận và Đo lường (International Accounting Standards 39: Financial Instruments - Regconition and Measurement) - Chuẩn mực báo cáo tài chính số 7: Công cụ tài chính - Công bố (International Financial Reporting Standard 7: Financial Instruments - Disclosure) - Chuẩn mực báo cáo tài chính số 9: Công cụ tài chính (International Financial Reporting Standard 9: Financial Instruments). Chuẩn mực này hội tụ và sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc kế toán được quy định từ các chuẩn mực trên; khi IFRS 9 hoàn thành sẽ thay thế các nội dung tương ứng của IAS 39. Nó gồm ba giai đoạn: (1) Phân loại và Đo lường công cụ tài chính, (2) Tổn thất tài sản tài chính và (3) Kế toán phòng ngừa rủi ro. Về cơ bản, các nội dung hoàn thành vào 24/7/2014. Các doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng nhưng thời hạn bắt buộc áp dụng IFRS 9 đến thời điểm hiện nay chưa được quyết định (dự kiến là 1/1/2018). b. Về văn bản pháp lý của Việt Nam gồm có: - Quyết định 16/2007/QĐ–NHNN, phần 8, mục 23 quy định thuyết minh chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính: TCTD thuyết minh về chính sách, hạn mức rủi ro, công cụ sử dụng để quản lý rủi ro. Điều này cho thấy đã có sự quy định về việc sử dụng kế toán phòng ngừa rủi ro phù hợp với yêu cầu về nội dung này trong IAS 39 và dự thảo của IFRS 9, đáp ứng được yêu cầu của Basel II. - Thông tư 210/2009/TT - BTC ngày 6/11/2009: “Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính” được ban hành cũng hướng dẫn thuyết TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 112 - tháng 2/2017 minh về nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro theo IFRS 7, dù chỉ là các yêu cầu về thuyết minh nhưng cũng phản ánh được một số nội dung của kế toán phòng ngừa rủi ro, đó là phải xác định được: loại phòng ngừa (phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, phòng ngừa rủi ro luồng tiền hay phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần vào các hoạt động ở nước ngoài), công cụ phòng ngừa, khoản mục được phòng ngừa. Tuy nhiên, cả 2 văn bản pháp lý này đều chưa định nghĩa các khái niệm trong kế toán phòng ngừa rủi ro và các nguyên tắc kế toán phòng ngừa rủi ro và hướng dẫn định khoản các nghiệp vụ. Nên tại Việt Nam, các NHTM khi thực hiện nghiệp vụ này sẽ tự tham khảo nội dung này trong IFRS 9 để thực hiện. 2. Đề xuất giải pháp xử lý nguyên tắc kế toán phòng ngừa rủi ro Dựa vào kết quả phân tích thực trạng này, kiến nghị Bộ Tài chính cần ban hành ngay Quyết định về kế toán công cụ tài chính trong đó có nội dung nguyên tắc kế toán phòng ngừa rủi ro liên quan đến CCTCPS trên cơ sở áp dụng IFRS 9 để các NHTM có cơ sở thực hiện, các kiến nghị gồm: a. Kế toán phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý Rủi ro được phòng ngừa trong phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý: là sự thay đổi giá trị hợp lý của một tài sản hay một khoản nợ phải trả sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận trên BCKQHĐKD, cụ thể: • Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi GTHL như: sự thay đổi lãi suất liên quan đến khoản thế chấp có một phần tính theo lãi suất cố định, sự thay đổi lãi tín dụng đối với khoản cho vay theo lãi suất cố định, sự thay đổi về giá của công cụ vốn được đo lường theo giá trị hợp lý, • Tác động đến kết quả lợi nhuận trên BCKQHĐKD xảy ra ngay sau đó hoặc trong một thời điếm trong tương lai. Rủi ro này được phòng ngừa bằng cách: (i) sử dụng CCTCPS phòng ngừa được đo lường theo GTHL với mọi sự thay đổi GTHL được ghi nhận vào BCKQHĐKD, (ii) giá trị của tài sản hoặc nợ phải trả được phòng ngừa sẽ được điều chỉnh theo sự thay đổi GTHL, còn sự thay đổi GTHL này được ghi nhận vào BCKQHĐKD. Kết quả muốn đạt được là: mức độ thay đổi trong GTHL của đối tượng được phòng ngừa bù trừ với mức độ thay đổi trong GTHL của CCTCPS được phòng ngừa, sự biến động đến lợi nhuận từ tác động của hai sự thay đổi này cũng bù trừ nhau nên giảm hoặc không ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận trên BCKQHĐKD. Nguyên tắc kế toán áp dụng: Khi thỏa mãn các điều kiện quy định đối với kế toán phòng ngừa, kế toán xử lý theo nguyên tắc sau: (1) Lãi hay lỗ phát sinh từ việc đo lường lại công cụ phòng ngừa theo GTHL sẽ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh; và (2) Lãi hay lỗ phát sinh khoản mục được phòng ngừa liên quan đến rủi ro được phòng ngừa sẽ được điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản mục đó và được ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Sơ đồ 1- Kế toán phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý b. Phòng ngừa rủi ro dòng tiền Rủi ro được phòng ngừa trong phòng ngừa rủi ro dòng tiền: là khả năng xảy ra biến đổi dòng tiền trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận trên BCKQHĐKD. • Sự biến đổi dòng tiền trong tương lai liên quan đến TSTC, NPTTC hiện hành như thanh toán tiền lãi trong tương lai của khoản nợ phải trả theo lãi suất thả nổi, khoản thu trước thời hạn từ cho vay theo lãi suất thả nổi...; liên quan đến giao dịch dự kiến chắc chắn trong tương lai như phòng ngừa mua bán có thế chấp đồng tiền nước ngoài... TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 112 - tháng 2/2017 • Sự biến động dòng tiền là do sự biến đổi của lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa. Rủi ro này được phòng ngừa bằng cách: (i) sử dụng CCTCPS phòng ngừa được đo lường theo GTHL, phần thay đổi GTHL đạt hiệu quả phòng ngừa được hoãn lại vào thu nhập tổng hợp khác (OCI) và trình bày trong vốn chủ sở hữu, phần còn lại không đạt hiệu quả được ghi nhận ngay vào lãi/lỗ trên BCKQHĐKD; (ii) sự thay đổi GTHL của CCTCPS dùng đểphòng ngừa được treo trên OCI sẽ phân loại lại là lãi/lỗ trên BCKQHĐKD trong tương lai tại cùng thời điểm khi khoản mục được phòng ngừa tác động đến lãi/lỗ. Nguyên tắc kế toán áp dụng Khi thỏa mãn các điều kiện quy định đối với kế toán phòng ngừa, kế toán xử lý theo nguyên tắc sau: (1) Phần lãi hay lỗ của công cụ phòng ngừa mà được xác định là phòng ngừa hiệu quả được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác thuộc vốn chủ sở hữu; và (2) Phần lãi hay lỗ của công cụ phòng ngừa mà được xác định là phòng ngừa không hiệu quả được ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Sơ đồ 2 - Kế toán phòng ngừa rủi ro dòng tiền * Sự thay đổi GTHL của CCTCPS dùng để phòng ngừa được treo trên OCI sẽ phân loại lại là lãi/lỗ trên BCKQHĐKD trong tương lai tại cùng thời điểm khi khoản mục được phòng ngừa tác động đến lãi/lỗ. c. Phòng ngừa rủi ro cho khoản đầu tư thuần trong hoạt động đầu tư ở nước ngoài Rủi ro được phòng ngừa trong phòng ngừa rủi ro cho khoản đầu tư thuần trong hoạt động đầu tư ở nước ngoài: là khả năng xảy ra biến đổi dòng tiền ngoại tệ trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận trên BCKQHĐKD.Vì vậy, phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần này là một dạng đặc biệt của phòng ngừa dòng tiền, đó là phòng ngừa rủi ro dòng tiền ngoại tệ. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ: (i) lãi/lỗ do chuyển đổi BCTC của cơ sở được chuyển đổi trước hết sẽ được ghi nhận vào khoản mục vốn chủ sở hữu của cơ sở đó, (ii) sau đó, bằng phương pháp kế toán vốn chủ sở hữu, công ty mẹ sẽ ghi nhận sự thay đổi vốn chủ sở hữu tại cơ sở ở nước ngoài vào khoản mục đầu tư tại nước ngoài và khoản mục vốn chủ sở hữu trên BCTC của công ty mẹ cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó. Khi thanh lý cơ sở ở nước ngoài, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh lũy kế đã bị hoãn lại và liên quan đến cơ sở ở nước ngoài đó sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí cùng với kỳ mà lãi (hoặc lỗ) về việc thanh lý được ghi nhận (IAS21.37,38). Nên mục đích phòng ngừa khoản đầu tư thuần này nhằm loại trừ hoặc giảm sự biến động vốn chủ sở hữu. Rủi ro này được phòng ngừa bằng cách: (i) sử dụng CCTCPS phòng ngừa được đo lường theo GTHL, phần thay đổi GTHL đạt hiệu quả phòng ngừa được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó, phần còn lại không đạt hiệu quả được ghi nhận ngay vào lãi/ lỗ trên BCKQHĐKD; (ii) sự thay đổi GTHL của CCTCPS phòng ngừa được ghi vào vốn chủ sở hữu TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 112 - tháng 2/2017 sẽ phân loại lại là lãi/lỗ trên BCKQHĐKD cùng thời kỳ với lúc lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi Báo cáo tài chính của các hoạt động nước ngoài được ghi nhận vào thu nhập ròng. Nguyên tắc kế toán áp dụng Phòng ngừa khoản đầu tư thuần trong các hoạt động nước ngoài bao gồm phòng ngừa một khoản mục tiền tệ mà khoản mục này được xem như là một phần khoản đầu tư thuần. Khi thỏa mãn các điều kiện quy định đối với kế toán phòng ngừa, kế toán tương tự như kế toán phòng ngừa rủi ro luồng tiền, xử lý theo nguyên tắc sau: (1) Phần lãi hay lỗ của công cụ phòng ngừa mà được xác định là phòng ngừa hiệu quả được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác thuộc vốn chủ sở hữu; và (2) Phần lãi hay lỗ của công cụ phòng ngừa mà được xác định là phòng ngừa không hiệu quả được ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Sơ đồ 3 - Kế toán phòng ngừa rủi ro cho khoản đầu tư thuần trong hoạt động đầu tư ở nước ngoài. * Sự thay đổi GTHL của CCTCPS phòng ngừa được ghi vào vốn chủ sở hữu sẽ phân loại lại là lãi/lỗ trên BCKQHĐKD cùng thời kỳ với lúc lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi Báo cáo tài chính của các hoạt động nước ngoài được ghi nhận vào thu nhập ròng. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với kế toán CCTCPS: (i) quản trị rủi ro tài chính cần dùng kế toán công cụ phái sinh trong kế toán phòng ngừa rủi ro nhằm điều tiết rủi ro, (ii) và thông tin kế toán phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh sẽ giúp nhà quản trị giám sát rủi ro để từ đó thực hiện lại quy trình quản trị rủi ro trong điều kiện mới. Vì vậy cần phải áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế cho kế toán phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh để đảm bảo hạch toán nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro này đúng thông lệ quốc tế và thông tin kế toán cung cấp hữu ích cho quyết định quản trị ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư 210/2009/TT – BTC ngày 6/11/2009: hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. 2. International Accounting Standards 39: Financial Instruments - Regconition and Measurement (this version includes amendments resulting from IFRSs issued up to 25 September 2014). 3. International Financial Reporting Standard 7: Financial Instruments – Disclosure (this version includes amendments resulting from IFRSs issued up to 27 June 2013). 4. International Financial Reporting Standard 9: Financial Instruments (this version includes amendments resulting from IFRSs issued up to 24 July 2014). 5. The basic of accounting for derivatives and hedge accounting of KPMG, retrieved from the Internet at education/files/fincad-hedge-accounting- kpmg-whitepaper.pdf on 10 November 2011. 6. The European Association of Co-operative Banks (EACB) comments on IASB Exposure Draft on hedge accounting on 9 March 2011, retrieved from the Internet athttp:// www.eurocoopbanks.coop/GetDocument. aspx?id=3094e83a-41e3-4977-b9b1- 65ae39ec8528 on 10 November 2011. 7. iasb-projects/financial-instruments-a-re- placement-of-ias-39-financial-instruments- recognitio/phase-iii-hedge-accounting/ Pages/Phase-III-Hedge-accounting.aspx
File đính kèm:
- su_can_thiet_ap_dung_chuan_muc_ke_toan_quoc_te_cho_ke_toan_p.pdf