Sổ tay vận hành và bảo dưỡng

Mô tả về bộ phát hiện lửa, khí, hệ thống PCCC, nguyên lý an toàn.

1) Bộ phát hiện lửa và khí:

Bộ phát hiện lửa và khí (F&GS) có những chức năng sau:

- Thực hiện tất cả chức năng dò tìm lửa, khí, nhiệt, khói.

- Thông báo, báo động qua thiết bị nghe nhìn trên bảng F&GS hoặc kích hoạt

các tác động tương ứng của hệ thống ngừng nhà máy SSD (ESD - ngừng

toàn bộ nhà máy; PSD - ngừng từng hệ thống; USD - ngừng từng (cụm) thiết

bị.

- Kích hoạt các bớm cứu hỏa, hệ thống bọt và hệ thống phun nước

2) Hệ thống chống cháy:

a. Một bơm chạy điện P-51A và 1 bơm động cơ diesel P-51B sẽ cung cấp

nước cho hệ thống PCCC khi có sự cố cháy xảy ra, hoặc khi có yêu cầu

(do thử, tụt áp). Bơm cứu hỏa hút nước từ bồn V-51 và bơm nước vào hệ

thống nước cứu hỏa 12" (30cm), hệ thống này trải rộng toàn nhà máy gồm

khu công nghệ, khu phụ trợ, khu bồn bể, khu xuất/nhập,

b. Áp suất trong hệ thống nước cứu hỏa được duy trì ở một giải đặt sẵn. Bơm

duy trì áp P-52A/B sẽ bơm bù áp suất cho phần bị rò rỉ gây tụt áp.

c. Bơm cứu hỏa cũng có thể khởi động bằng tay bằng các nút bấm tại tủ điều

khiển tại chỗ của mỗi bơm.

d. Trạng thái hoạt động của bơm sẽ được hiển thị trên tủ điều khiển tại chỗ

và chuyển tới phòng điều khiển (CCR) để các vận hành viên ở CCR theo

dõi, giám sát.

 

pdf 60 trang kimcuc 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay vận hành và bảo dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay vận hành và bảo dưỡng

Sổ tay vận hành và bảo dưỡng
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 1 
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN 
CONDENSATE 
CPP 
SỔ TAY 
VẬN HÀNH 
& 
BẢO DƯỠNG 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 2 
Mục lục 
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................4 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................................... 4 
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................ 4 
CHƯƠNG 3: AN TOÀN ............................................................................................................ 5 
PHẦN II: CƠ SỞ THIẾT KẾ ...............................................................................7 
PHẦN III: MÔ TẢ CÔNG NGHỆ ..........................................................................8 
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ CHÍNH ........................................................................ 8 
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN.............................................................................................. 10 
CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN .............................................................. 18 
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG NƯỚC CHỮA CHÁY ......................................................................... 24 
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG PHỤ TRỢ........................................................................................ 25 
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG XẢ ÁP AN TOÀN. ........................................................................... 26 
PHẦN IV: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ MÁY ...................................................... 28 
CHƯƠNG I: MÔ TẢ ĐIỀU KHIỂN .......................................................................................... 28 
CHƯƠNG 2: ĐIỂM BÁO ĐỘNG - ĐIỂM NGẮT - DANH SÁCH ĐIỂM ĐẶT (SETPOINT) .......... 34 
CHƯƠNG 3: DANH MỤC THIẾT BỊ ....................................................................................... 34 
PHẦN V: CHUẨN BỊ KHỞI ĐỘNG ...................................................................... 35 
CHƯƠNG I: NHÌN CHUNG .................................................................................................... 35 
CHƯƠNG 2: PHUN NƯỚC, LÀM SẠCH ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÁC THIẾT BỊ CẦN THIẾT .............. 35 
CHƯƠNG 3: LÀM SẠCH, KHÔ BẰNG KHÍ ............................................................................. 36 
CHƯƠNG 4: THỔI SẠCH BẰNG KHÍ NI TƠ ............................................................................ 36 
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH BẢO VỆ THIẾT BỊ VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN ......................... 37 
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN. ............................................. 37 
CHƯƠNG 7: CÁC CÔNG VIỆC VỀ ĐIỆN ............................................................................... 37 
CHƯƠNG 8: THIẾT BỊ CƠ KHÍ .............................................................................................. 37 
CHƯƠNG 9: THIẾT BỊ AN TOÀN ........................................................................................... 38 
CHƯƠNG 10: THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT ............................................................................ 38 
CHƯƠNG 11: THÔNG TIN LIÊN LẠC .................................................................................... 38 
PHẦN VI: KHỞI ĐỘNG VÀ VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG ............................................. 39 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 3 
CHƯƠNG 1: CHUẨN BỊ KHỞI ĐỘNG NHÀ MÁY .................................................................... 39 
CHƯƠNG 2: KHỞI ĐỘNG LẦN ĐẦU ...................................................................................... 41 
CHƯƠNG 3: KHỞI ĐỘNG Ở CHẾ ĐỘ BÌNH THƯỜNG ............................................................. 45 
PHẦN VII DỪNG NHÀ MÁY ............................................................................ 56 
CHƯƠNG 1: DỪNG BÌNH THƯỜNG ....................................................................................... 56 
CHƯƠNG 2: DỪNG KHẨN CẤP ............................................................................................. 57 
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN XỬ LÝ ĐỐI VỚI VẬN HÀNH VIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG GIỮA 
MỘT BÁO ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ..................................................... 58 
CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ ........................................................................... 58 
CHƯƠNG 5: BIỂU ĐỒ AN TOÀN, BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ .............................. 59 
PHẦN VIII: AN TOÀN VÀ NGĂN NGỪA THẤT THOÁT. ............................................. 60 
PHẦN IX: BẢO DƯỠNG .................................................................................. 61 
PHẦN X: PHỤ LỤC ...................................................................................... 65 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 4 
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 
1. Tên dự án: Nhà máy Chế biến Condensate (CPP) 
Mục đích của nhà máy chế biến condensate (CPP) là chế biến condensate 
thành sản phẩm xăng RON-83. Nguồn nguyên liệu Condensate nhẹ (từ mỏ 
Bạch Hổ) được cung cấp đến CPP qua hệ thống đường ống từ Nhà máy xử lý 
khí ở Dinh Cố (GPP) tới Kho cảng Thị Vải (TVT). 
2. Chủ đầu tư: 
Công Ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu Mỏ - PDC 
3. Địa điểm: 
Nhà máy CPP được xây dựng cạnh kho cảng TVT, cách 6 km về phía Tây xã 
Phước Hoà, huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu. 
4. Vị trí địa lý, môi trường: 
Nhà máy CPP cách TP Hồ Chí Minh khoảng 2 giờ đi xe theo quốc lộ 51, nằm 
giữa TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Cao độ xấp xỉ mực nước biển, nằm trên 
khu vực đầm lầy. 
 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG 
Minh họa chi tiết: xem thêm phần Sơ đồ quy trình công nghệ PFD. 
Tại nhà máy CPP, condensate thô được chế biến bằng cách chưng cất trong tháp 
chưng để loại những thành phần không mong muốn. Thành phần condensate ổn định 
(xăng thô) sau khi chưng cất được trộn với thành phần Octane cao như Reformate và 
các chất phụ gia để tạo ra xăng. 
Nhà máy CPP gồm những khu vực hoạt động, hệ thống chính sau đây: 
1. Hệ thống chưng cất condensate 
2. Hệ thống trộn 
3. Khu bồn bể 
4. Hệ thống phân phối sản phẩm 
5. Hệ thống phụ trợ 
Nhà máy CPP có sử dụng một số thiết bị hiện có của Kho cảng Thị Vải (TVT) như: 
đường cáp điện nguồn trung thế, nguồn nước thành phố, cảng số 1 cùng với một số 
tuyến ống dành cho việc nhập nguyên liệu. Ngoài ra hệ thống điều khiển (DCS) 
giữa CPP và TVT được kết nối để trao đổi, giám sát những dữ liệu cần thiết. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 5 
CHƯƠNG 3: AN TOÀN 
3.1 Phân vùng nguy hiểm. 
3.1.1 Tất cả các khu đều được phân loại theo khu vực, theo đặc tính thiết kế và các 
thiết bị điện được lắp đặt theo yêu cầu. Bê tông hóa các khu vực được dựa theo 
tính nguy hiểm của từng vùng dựa theo IP part 15. Được chia ra các vùng sau: 
vùng 0, vùng 1, vùng 2 và vùng không phân loại (vùng an toàn). 
3.1.2 Phân Vùng: 
Các khu vực trong nhà máy có khuynh hướng gây cháy nổ được chia thành các 
vùng sau: 
Vùng 0: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ luôn hiện diện hoặc trong một thời 
gian dài. 
Vùng 1: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ thường xuất hiện khi hoạt động 
bình thường 
Vùng 2: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ không xuất hiện trong điều kiện 
hoạt động bình thường, nếu nó xuất hiện thì đó chỉ là ngẫu nhiên, và 
không tồn tại trong thời gian dài. 
Và các vùng không thuộc các vùng trên gọi là vùng không nguy hiểm. 
3.1.3 Bản vẽ phân vùng nguy hiểm. 
Xem bản vẽ XB41A-0000-01 ~ 03 
3.2 Mô tả về bộ phát hiện lửa, khí, hệ thống PCCC, nguyên lý an toàn. 
1) Bộ phát hiện lửa và khí: 
 Bộ phát hiện lửa và khí (F&GS) có những chức năng sau: 
- Thực hiện tất cả chức năng dò tìm lửa, khí, nhiệt, khói. 
- Thông báo, báo động qua thiết bị nghe nhìn trên bảng F&GS hoặc kích hoạt 
các tác động tương ứng của hệ thống ngừng nhà máy SSD (ESD - ngừng 
toàn bộ nhà máy; PSD - ngừng từng hệ thống; USD - ngừng từng (cụm) thiết 
bị. 
- Kích hoạt các bớm cứu hỏa, hệ thống bọt và hệ thống phun nước 
2) Hệ thống chống cháy: 
a. Một bơm chạy điện P-51A và 1 bơm động cơ diesel P-51B sẽ cung cấp 
nước cho hệ thống PCCC khi có sự cố cháy xảy ra, hoặc khi có yêu cầu 
(do thử, tụt áp). Bơm cứu hỏa hút nước từ bồn V-51 và bơm nước vào hệ 
thống nước cứu hỏa 12" (30cm), hệ thống này trải rộng toàn nhà máy gồm 
khu công nghệ, khu phụ trợ, khu bồn bể, khu xuất/nhập,  
b. Áp suất trong hệ thống nước cứu hỏa được duy trì ở một giải đặt sẵn. Bơm 
duy trì áp P-52A/B sẽ bơm bù áp suất cho phần bị rò rỉ gây tụt áp. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 6 
c. Bơm cứu hỏa cũng có thể khởi động bằng tay bằng các nút bấm tại tủ điều 
khiển tại chỗ của mỗi bơm. 
d. Trạng thái hoạt động của bơm sẽ được hiển thị trên tủ điều khiển tại chỗ 
và chuyển tới phòng điều khiển (CCR) để các vận hành viên ở CCR theo 
dõi, giám sát. 
e. Bảng sau liệt kê hệ thống PCCC được áp dụng cho các khu vực của nhà 
máy: 
Khu vực 
Hệ thống nước Chất dập lửa Hệ thống bọt 
Nước 
Hệ thống 
phun nước CO2 
Hóa chất 
khô 
Khoang 
bọt 
Đầu 
bọt 
Đầu phun 
bọt di động 
Hệ thống 
CO2 
Phòng MCC và 
phòng máy phát 
ü ü ü ü 
Phòng điều khiển ü ü ü 
Nhà hành chính ü ü 
Nhà kho ü ü 
Trạm xuất xe bồn ü ü ü 
Khu bốn bể ü ü ü ü ü 
Khu chưng cất ü ü ü ü 
3) Nguyên lý an toàn: 
Các thiết bị, hệ thống được thiết kế để ngăn ngừa, đề phòng các tình huống 
nguy hiểm 
- Giảm thiều sự rò rỉ của các chất khí và chất lỏng dễ cháy nổ. 
- Ngăn ngừa sự gây nổ trong hộp lửa của lò gia nhiệt 
- Cách ly sự rò rỉ của khí và lửa. 
- Lắp đặt các van an toàn để xả khi quá áp. 
4) Nguyên lý vận hành của cầu chì tự rơi (FCO) 
- FCO là cầu chị tự rơi 
- cầu chì tự rơi sẽ bảo vệ quá dòng cho các thiết bị có nguy cơ hư hỏng do 
hệ thống bị quá tải hay sự cố. 
- FCO là loại cấu dao cắt không tải, FCO phải được tác động, vận hành ở 
chế độ không tải. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 7 
PHẦN II: CƠ SỞ THIẾT KẾ 
(THAM KHẢO) 
1. DỮ LIỆU ĐỊA CHẤT HIỆN TRƯỜNG (SITE DATA) 
2. DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG HIỆN TRƯỜNG (METEOROLOGOCAL DATA) 
3. THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ, HỆ THỐNG PHỤ TRỢ 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 8 
PHẦN III: MÔ TẢ CÔNG NGHỆ 
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ CHÍNH 
1.1 Thiết bị chưng cất condensate (XB 11A-001~005) 
- Nguồn condensate Bạch Hổ (Condensate nhẹ) từ nhà máy Chế biến khí Dinh 
Cố (GPP) được dẫn bằng đường ống tới Kho cảng Thị Vải (KCTV), nguồn 
condensate nặng sẽ được nhập từ cảng số 1 hay lấy từ dự án Nam Côn Sơn 
(NCS), hai nguồn này được trữ tại hai bồn 6500m3 thuộc KCTV (TK 101 A/B) 
- Condensate Bạch Hổ được bơm P-01 A/B bơm trực tiếp tới bộ trộn (L-11). 
- Condensate nặng (NCS) được bơm P-02 A/B bơm qua bộ trao đổi nhiệt (E-
01) và (E-02) tới tháp chưng cất (C-01). 
- Tháp chưng cất (C-01) đóng vai trò rất quan trọng trong nhà máy CPP. Tại 
đây nguồn condensate nặng sẽ được xử lý để cắt đi các thành phần nhẹ có 
nhiệt độ sôi dưới 400C và các thành phần nặng có nhiệt độ sôi trên 2100C. 
Tháp được thiết kế để chế biến condensate ổn định với đặc tính phù hợp để 
có thể trộn với Reformate tạo ra xăng có chỉ số RON 83 theo TCVN 5690-98. 
- Tháp C-01 bao gồm 35 khay kiểu van (khay đỉnh là khay số 1, khay đáy là 
khay số 35), nguồn condensate thô được đưa vào khay 18, 21 hoặc 24 của 
tháp. Condensate ổn định (xăng thô) được lấy ra từ khay số 12. 
- Lượng xăng thô tách ra được chuyển tới bồn chứa xăng thô (TK-11A/B) sau 
khi qua bình trung gian V-02; bộ trao đổi nhiệt (với nguyên liệu condensate 
nặng đầu vào) E-01 và bộ làm mát bằng quạt E-04. 
- Dòng đáy gồm những thành phần nặng không mong muốn sau khi qua bộ trao 
đổi nhiệt (với nguyên liệu condensate nặng đầu vào) E-02 và bộ làm mát 
bằng quạt E-05 được chuyển tới bồn chứa dầu nặng FO (TK-15) để làm nhiên 
liệu đốt cho lò gia nhiệt H-01 và xuất ra xe bồn. 
- Một dòng của thành phần đáy được bơm P-04 A/B bơm qua lò gia nhiệt H-01 
để gia nhiệt và quay về tháp C-01 để cung cấp nhiệt cho quá trình chưng cất. 
- Thành phần khí đỉnh tháp sau khi qua bộ làm mát bằng quạt E-03 tạo ra 2 
thành phần: khí không ngưng tụ – tức là khí thải, và khí ngưng tụ. Phần khí 
không ngưng tụ (khí thải) chủ yếu dùng để đốt tại lò gia nhiệt H-01, phần khí 
thải còn lại để điều khiển áp suất của bình hồi lưu V-01 và được đốt tại đuốc 
của KCTV. Phần khí ngưng tụ tại bình V-01 được bơm P-03 A/B bơm hồi lưu 
lại tháp C-01 ở khay đỉnh với một lưu lượng được kiểm soát chặt chẽ nhằm 
duy trì trạng thái hoạt động ổn định và thu được lượng condensate ổn định 
cao nhất. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 9 
- Chi tiết về chế độ vận hành được chỉ rõ trong bản vẽ sơ đồ công nghệ PFD. 
1.2 Hệ thống trộn (Bộ trộn) (XB 11A-001/006/007/010) 
- Hệ thống trộn bao gồm bộ trộn tĩnh trên đường ống, thiết bị điều khiển, thiết 
bị kiểm soát tỷ lệ trộn bằng DCS và bộ mô phỏng trộn gián tiếp. 
- Hệ thống trộn sẽ thực hiện các chức năng chính sau: 
1) Điều khiển một cách liên tục tỷ lệ giữa các thành phần đầu v ... a chữa và luôn luôn sẵn sàng để sử dụng. 
3.9 Chuyển bơm 
Vận hành theo chỉ dẫn của nhà sản xuất 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 54 
Nếu 1 bơm thay thế chức năng của 1 bơm khác, cả hai bơm phải chạy song song 
trong 1 khoảng thời gian và chú ý những điểm sau: 
1) Xả khí của bơm dự phòng cẩn thận. Bơm phải được điền đầy lưu chất và 
van đầu ra mở, nếu có van một chiều sẽ tránh không để áp suất dội lại hệ 
thống bơm. 
2) Khởi động mô tơ và vận hành bơm khoảng 10 giây khi van còn đóng. Đọc 
áp suất ở đồng hồ, nếu thấy bơm không đạt áp suất định mức thì tắt bơm 
trong vòng 20 giây. 
3) Sau khi bơm này (dự phòng) vận hành ổn định, có thể tắt bơm kia. 
4) Nếu cả hai bơm cùng hoạt động, mỗi bơm sẽ chỉ cung cấp 50% công suất. 
3.10 Chuyển bồn 
1) Nếu bồn A ở mức cao và có ý định chuyển sang bồn B có mức thấp 
2) Trước tiên xác nhận mức của hai bồn A, B. 
3) Ấn nút chuyển bồn A sang bồn B. 
4) Kiểm tra việc chuyển bồn A,B và trạng thái van vào/ra bồn. 
3.11 Lấy mẫu và lịch thực hiện lấy mẫu 
1) Loại mẫu: 
a) Báo cáo thí nghiệm đối với condensate nhẹ và Reformate (Xăng 
RON92) do nhà cung cấp thực hiện. 
b) Báo cáo thí nghiệm đối với xăng thô (condensate ổn định) và xăng 
RON 83 nhận từ phòng thí nghiệm CPP. 
2) Các chỉ số thí nghiệm 
a) Kiểm tra các chỉ số như: áp suất hơi bão hòa RVP, đường cong chưng 
cất, tỷ trọng và RON. 
b) Áp suất hơi bão hòa, đường cong chưng cất, tỷ trọng được kiểm tra 
ngay tại phòng thí nghiệm của nhà máy CPP 
c) Chỉ số RON được gửi tới Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường 
chất lượng 3 (Quatest 3) để phân tích. 
3) Tần suất thí nghiệm 
a) Trong thời gian mới khởi động nhà máy lần đầu, vì hệ thống chưa ổn 
định, cần phải tăng số lần thí nghiệm. 
b) Sau khi khởi động và hệ thống hoạt động ổn định thì việc kiểm tra 
xăng thô cần thực hiện hàng ngày còn chỉ số của xăng RON 83 thì 1 
lô một lần. 
c) Khi nguồn Condesate NCS có thông số ổn định, mô hình mô phỏng 
cung cấp đủ dữ liệu và nhà máy thẩm định rằng các chức năng hoạt 
động tốt thì giảm số lần thí nghiệm. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 55 
3.12 Kiểm soát chất lượng sản phẩm 
a) Đối với xăng thô (condesate ổn định) 
Khi thành phần condesate NCS có thông số ổn định, duy trì chế độ vận 
hành tháp C-01. Khi thông số condesate NCS có sự khác biệt nhiều so với 
thông số vận hành bình thường, thay đổi lưu lượng dòng xuất sản phẩm 
xăng thô, lấy mẫu xăng thô để thí nghiệm cho đến khi đạt chất lượng. 
b) Đối với xăng RON 83 
Dùng thông số phân tích trong phòng thí nghiệm hay trên mô hình mô 
phỏng để lập công thức trộn và lấy mẫu sản phẩm về phòng thí nghiệm 
kiểm tra RVP, đường cong chưng cất. Gửi mẫu sản phẩm đến Quatest 3 để 
kiểm tra RON. 
Thông thường thì mức bồn TK-13 giữ ở dưới 80%, khi thấy sản phẩm trong 
TK-13 có chỉ số RON không đạt thì tùy theo tính toán trong phòng thí 
nghiệm hoặc trên mô hình mô phỏng để thêm vào một lượng cần thiết 
Reformate (xăng RON 92). Khởi động P-12, P-14 để tuần hoàn thông qua 
đường hồi lưu FO-0803 để trộn trong TK-13A. Sau đó lấy mẫu kiểm tra 
cho đến khi đạt tiêu chuẩn chất lượng. 
3.13 Các chế độ vận hành liên quan tới cảng Thị Vải (TVT) 
1) Nhà máy CPP sẽ sử dụng chung một số hệ thống phụ trợ với kho cảng Thị 
Vải, như đường điện cao thế, cầu cảng số 1 cùng các thiết bị xuất nhập, 
hai bồn condensate, hệ thống đuốc, nitơ, ... Ngoài ra hệ thống DCS sẽ 
được kết nối CPP-TVT để kiểm soát các thông số cần thiết. 
2) Vì CPP và TVT rất gần nhau nên việc tăng cường thông tin liên lạc giữa 
hai bên là rất cần thiết. Thường thì TVT và CPP cần thiết phải liên lạc với 
nhau bằng điện thoại, nếu cần thì có thể họp bàn những vấn đề liên quan. 
3) Nitơ lấy từ TVT và lượng tiêu thụ được theo dõi trên FIC-6001. 
4) Sau khi việc làm sạch tuyến ống nối với đuốc, thông báo cho TVT để đưa 
hệ thống ống đuốc vào hoạt động, nối với cột đuốc của TVT. 
5) Nhập reformate hay xăng RON cao (xem chi tiết ở phần 1.9) 
6) Xuất xăng RON 83 ra cảng (xem phần xuất xăng cho tàu phần 3.6) 
7) Nhận condensate từ TVT 
a) Condensate nhẹ từ mỏ Bạch Hổ chuyển tới nhà máy chế biến khí 
Dinh Cố - GPP à tới TK-101A tại cảng TVT. Condensate nhẹ tiêu 
thụ sẽ được tính theo mức của TK-101A và lưu lượng kế FIQC-0703. 
b) Condensate nặng từ dự án Nam Côn Sơn (BP) về Trạm Dinh Cố 
(Dinh Cố Terminal) à TVT và được chứa trong TK-101B 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 56 
PHẦN VII DỪNG NHÀ MÁY 
CHƯƠNG 1: DỪNG BÌNH THƯỜNG 
1.1 Dừng thiết bị chưng cất 
1) Giảm từ từ nguyên liệu Condensate nặng NCS bằng FIC-0201 xuống đến 
50% mức bình thường 
2) Giảm nhiệt độ dòng ra của lò gia nhiệt: 300C/giờ. 
3) Khi khí nhiên liệu từ tháp C-01 giảm xuống thấp hơn dòng hồi lưu (mini 
flow) của dầu đốt thì chuyển sang đốt hoàn toàn băng nhiên liệu dầu FO. 
4) Khi nhiệt độ dòng ra của gia lò nhiệt giảm xuống dưới 700C thì ngừng đốt, 
ngừng cung cấp condensate NCS và dừng bơm P-04. 
5) Xả chất lỏng của bình V-01, tắt bơm hồi lưu P-03. 
6) Chuyển dòng FO phế phẩm (off-spec) về TK-101B, xả hết phần lỏng ở 
đáy tháp C-01, sau đó đóng van sản phẩm đáy FV-0203 và HV-0207 
7) Chuyển dòng xăng thô phế phẩm (off-spec) về TK-101B, xả hết phần 
lỏng trong V-02 sau đó đóng van HV-0206 và FV-0202. 
8) Đặt PIC-0401 ở chế độ điều khiển bằng tay, điều chỉnh PIC-0404 để đóng 
van PV-0401A/B 
9) Dừng quạt của E-03, E-04, E-05 
10) Thổi N2 với áp suất từ 5-10 psig vào C-01, V-01, H-01. 
1.2 Dừng lò gia nhiệt 
1) Giảm nhiệt độ dòng ra của lò gia nhiệt xuống dưới 700C (giảm 300C/h) 
2) Tắt các đầu đốt chính, đầu mồi, đóng đường thổi khí. 
3) Mở hoàn van ống khói và bộ điều chế khí, làm mát buồng đốt. 
1.3 Dừng hệ thống xử lý nước nhiễm dầu 
Trong điều kiện dừng khẩn cấp nhà máy CPP, lượng nước nhiễm nhiều dầu sẽ 
đổ về V-41. Trong trường hợp này, V-44 không thể hoạt động vì vậy P-41 sẽ 
dừng để không bơm lượng nước có dầu này vào V-44. Tất cả lượng nước này sẽ 
chảy vào V-43 và bơm P-42 sẽ chuyển ra chỗ khác (thùng phuy, xe bồn). 
Nếu P-41 không làm việc, mức trong bể V-41 sẽ tăng lên và chảy vào V-43. 
Mức cao sẽ báo động và P-42 sẽ hoạt động. 
Nếu P-42 không làm việc, mức nước trong V-43 sẽ tăng lên, sau đó mức bể V-
41 cũng tăng lên. Mức cao sẽ báo động và P-41 sẽ làm việc liên tục cho đến 
khi mức bể giảm xuống báo động thấp. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 57 
CHƯƠNG 2: DỪNG KHẨN CẤP 
1.1 Dừng khẩn cấp (ESD) 
Hệ thống dừng khẩn cấp sẽ được kích hoạt tự động hoặc bằng tay để dừng nhà 
máy theo tín hiệu nhận được tại hệ thống SSD. Mức kích hoạt có thể thực hiện 
bởi các trường hợp sau: 
1) Nút ấn ESD (màn hình SSD). 
2) Xác nhận tín hiệu cháy. 
3) Áp suất điều khiển ở mức quá thấp (Low-Low). 
4) Mất nguồn điện. 
5) Tín hiệu dừng khẩn cấp ESD của TVT 
6) Xác nhận có khí rò rỉ ở phòng điều khiển - CCR và MCC. 
Việc dừng khẩn cấp toàn bộ thiết bị khi có sự cố sẽ được quyết định bởi người 
vận hành hay hệ thống tự động trong các trường hợp trên. Sau khi dừng khẩn 
cấp, việc xả áp được thực hiện bằng tay theo nhận định của người vận hành, 
bằng cách mở các van điều khiển áp suất để xả khi ra đuốc. 
Trong trường hợp dừng khẩn cấp ở TVT thì hệ thống SSD ở CPP sẽ kích hoạt 
việc dừng khẩn cấp tại CPP. Hệ thống ESD có thể tự động dừng bơm P-
14A/B/C và đồng thời đóng các van liên quan để ngăn cách, cô lập CPP và 
TVT. 
1.1 Dừng khẩn cấp lò gia nhiệt 
Những quy trình hướng dẫn sau đây chỉ là nguyên tắc chung khi dừng khẩn cấp 
lò gia nhiệt. 
Phải lập một qui trình chi tiết, chính xác riêng dựa trên các bước sau đây và 
quan tâm đến các điều kiện về công nghệ và các thiết bị, tuyến ống có liên 
quan. 
1) Trong trường hợp cháy, nổ trong lò gia nhiệt, nứt ống: 
a) Dừng hệ thống cấp nhiên liệu đốt (bằng tay tại công tắc dừng). 
b) Dừng dòng nguyên liệu vào. 
c) Đóng van khói và bộ điều chế khí, nếu có thể 
d) Làm sạch buồng đốt bằng khí N2 
e) Xả chất lỏng trong các ống trao đổi nhiệt trong buồng đốt bằng N2. 
f) Khi đảm bảo chắc chắn không có hơi dễ cháy nổ trong buồng đốt, mở 
van khói và bộ điều chế khí để làm mát buồng đốt. 
2) Trong trường hợp có sự cố trong dòng nguyên liệu: 
a) Dừng hệ thống cấp nhiên liệu đốt (bằng tay tại công tắc dừng). 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 58 
Chú ý: Hệ thống khóa liên động sẽ tự động dập lửa, nhưng người vận 
hành cần kiểm tra hệ thống này có hoạt động đúng chức năng hay không. 
b) Làm sạch buồng đốt bằng khí nén. 
c) Mở hoàn toàn van khói để làm mát lò. 
3) Trong trường hợp khẩn cấp khác: 
Nếu thấy việc dừng lò gia nhiệt là điều cần thiết khi có sự cố (không phải ở 
lò gia nhiệt). Thao tác theo những quy trình sau đây (nếu chưa được trình 
bày ở hướng dẫn vận hành công nghệ): 
a) Dừng hệ thống cấp nhiên liệu đốt (bằng tay tại công tắc dừng). 
b) Dừng dòng nguyên liệu vào. 
c) Làm sạch buồng đốt bằng khí nén. 
d) Mở hoàn toàn van khói để làm mát lò. 
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN XỬ LÝ ĐỐI VỚI VẬN HÀNH VIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH 
TÌNH TRẠNG GIỮA MỘT BÁO ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG 
1) Trường hợp 1: Mức bình V-02 quá thấp (LSLL-0303) 
 Thời gian xử lý: 30 giây 
2) Trường hợp 2: Mức chất lỏng trong tháp C-01 quá thấp (LSLL-0304) 
 Thời gian xử lý: 10 phút 
3) Trường hợp 3: Mức bình V-01 quá thấp (LSLL-0403) 
 Thời gian xử lý: 2 phút 
4) Trường hợp 4: Áp suất bình nhận khí điều khiển V-23 quá thấp (PSLL-2004) 
 Thời gian xử lý: 10 phút 
5) Trường hợp 5: Mức bình V-61 quá cao (LSHH-6002) 
Nói chung, phần khí đưa ra đuốc từ PV-0401A/B và PV-0701 là 
thành phần hơi nhẹ, do đó hầu như không có chất lỏng ngưng tụ 
tại bình V-61, vì thế có dư thời gian để xử lý khi có báo động 
mức cao. 
CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 
4.1 Trường hợp A: Áp suất bình nhận khí điều khiển V-23 
1) Mục đích: Mất khí điều khiển dẫn đến mất khả năng điều khiển. 
2) Nguyên nhân: Áp suất của khí điều khiển ở mức quá thấp (Low-Low) 
3) Hậu quả: Dừng khẩn cấp nhà máy. 
4) Những thao tác xử lý: 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 59 
a) Bình thường, luôn có một máy nén khí hoạt động, một máy khác ở 
chế độ chờ (standby), khi áp suất do một máy tạo ra không đủ (giảm 
đến một ngưỡng cài đặt trước) thì máy ở chế độ standby sẽ tự động 
khởi động để duy trì điểm áp suất yêu cầu đã cài đặt. 
b) Kiểm tra lượng khí tiêu thụ tại các cụm thiết bị. 
c) Khi có báo động áp suất thấp, vận hành viên phải tới bảng điều 
khiển máy nén khí tại chỗ để tìm hiểu nguyên nhân sự cố xảy ra. 
4.2 Trường hợp B: Mức trong bình V-61 quá cao: 
1) Mục đích: Khi mức trong bình V-61 cao, chất lỏng được chuyển ra 
đuốc và do đó sẽ mất an toàn. 
2) Nguyên nhân: Mức trong V-61 cao 
3) Hậu quả: Dừng cụm thiết bị chưng cất 
4) Hành động xử lý: 
a) Nói chung, phần khí đưa ra đuốc từ PV-0401A/B và PV-0701 là 
thành phần hơi nhẹ, do đó hầu như không có chất lỏng ngưng tụ tại 
V-61 
b) Khi mức V-61 đạt đến báo động cao, vận hành viên mở van xả 
xuống hệ thống xử lý nước nhiễm dầu khép kín. 
CHƯƠNG 5: BIỂU ĐỒ AN TOÀN, BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 
(Xem Phụ lục D) 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Nhà máy Chế biến Condensate - CPP 
Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng Prepared by !@+@! Trang 60 
PHẦN VIII: AN TOÀN VÀ NGĂN NGỪA THẤT THOÁT. 
Độ an toàn và ngăn ngừa thất thoát trong các cụm thiết bị có được thông qua việc 
thiết kế các hệ thống sau: 
1) Hệ thống dừng an toàn: 
Hệ thống dừng an toàn này sẽ cung cấp các phương tiện cho quá trình vận hành 
an toàn các thiết bị bằng việc kết hợp những sự báo động tin cậy, các chức 
năng dừng gồm cả sự liên động, phần lựa chọn sơ đồ logic để bảo vệ con người, 
thiết bị và hệ thống công nghệ theo thứ tự ưu tiên sau: 
 - Ưu tiên 1: Bảo vệ người vận hành. 
 - Ưu tiên 2: Bảo vệ khu vực xung quanh. 
 - Ưu tiên 3: Bảo vệ thiết bị. 
 - Ưu tiên 4: Duy trì hoạt động sản xuất. 
 - Ưu tiên 5: Giảm thiểu mức thất thoát khi dừng nhà máy. 
2) Hệ thống xả áp: 
Sau khi dừng khẩn cấp, việc xả áp được thực hiện bởi điều khiển bằng tay từ 
phòng điều khiển - CCR, dựa theo sự đánh giá của người vận hành. Công việc 
thực hiện là mở van điều khiển áp suất - xả khí ra đuốc. 
Việc xả áp có thể sẽ bị dừng lại khi DCS hay hệ thống khí điều khiển không 
hoạt động được. Khi đó, việc giảm áp sẽ được thực hiện bằng cách mở các van 
áp suất có liên quan hoặc các van bypass tại hiện trường bởi vận hành viên. 
3) Hệ thống F&GS 
Hệ thống đầu dò khí và lửa - F&GS dùng để phát hiện các nguy hiểm do các 
loại lửa, khí và thực hiện hoạt động phòng chống cháy nổ tại nhà máy. Các loại 
dầu dò như: dò lửa, dò khí, dò khói,  được nối tới các cổng vào/ra (I/O 
module) trong rủ F&GS. Các tín hiệu báo động về lửa, khí nguy hiểm sẽ được 
hiển thị trên bảng điều khiển F&GS trong phòng điều khiển - CCR. Hệ thống 
F&GS sẽ kích hoạt bơm chữa cháy và hệ thống dừng an toàn SSD. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_van_hanh_va_bao_duong.pdf