So sánh kế toán doanh nghiệp và kế toán ngân hàng

KHÁI NIỆM:

Kế toán doanh nghiệp Kế toán ngân hàng

Là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp Là một công cụ để tính toán, ghi chép bằng con số phản ánh và giám đốc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ thuộc ngành ngân hàng.

Về bản chất kế toán ngân hàng và kế toán doanh ngiệp đều hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kì kế toán. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nhưng kinh doanh mặt hàng đặt biệt là tiền. Cả hai đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều có mục đích là phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua 3 thước đo : tiền tệ, hiện vật và thời gian lao động, trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu.

 

doc 14 trang kimcuc 4700
Bạn đang xem tài liệu "So sánh kế toán doanh nghiệp và kế toán ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh kế toán doanh nghiệp và kế toán ngân hàng

So sánh kế toán doanh nghiệp và kế toán ngân hàng
So sánh kế toán doanh nghiệp và kế toán ngân hàng
CHỦ ĐỀ : 
SO SÁNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
I/ KHÁI NIỆM:
Kế toán doanh nghiệp 
Kế toán ngân hàng
Là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp
Là một công cụ để tính toán, ghi chép bằng con số phản ánh và giám đốc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ thuộc ngành ngân hàng.
Về bản chất kế toán ngân hàng và kế toán doanh ngiệp đều hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kì kế toán. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nhưng kinh doanh mặt hàng đặt biệt là tiền. Cả hai đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều có mục đích là phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua 3 thước đo : tiền tệ, hiện vật và thời gian lao động, trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu.
II/ ĐỐI TƯỢNG:
Đối tượng của kế toán là sử dụng thước đo bằng tiền phản ánh nguồn vốn, cơ cấu hình thành các nguồn vốn và việc sử dụng vốn (tài sản) trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Tài sản và nguồn vốn
Doanh nghiệp
Ngân hàng
Tài sản
Kết cấu TS
- Tài sản lưu động : tiềm mặt, TGNH, NVL, sản phẩm, nợ phải thu
- TSCĐ : nhà xưởng, máy móc thiết bị.. 
- Tài sản lưu động : tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tín phiếu, trái phiếu, chứng khoán đầu tư
- TSCĐ : nhà cửa, vất kiến trúc, máy móc 
Nguồn hình thành
- Vốn vay : vay NH, vay DH..
- Nguồn vốn CSH : vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối
- Từ các giao dịch hoặc sự kiện đã qua như : góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng..
Nguồn vốn
Nợ phải trả
- Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Gồm : vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, phải trả khác..
- Đây là nghĩa vụ hiện tại của ngân hàng phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà ngân hàng phải thanh toán từ nguồn lực của mình.
- Gồm : tiền gửi của KBNN, của các TCTD, của khách hàng, tiền vay NHNN
Vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn ban đầu do CSH DN bỏ ra để tạo nên các loại tài sản nhằm thực hiện các hoạt động SXKD, VCSH còn được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động của DN
Là giá trị vốn của NH được tính bằng số chênh lệch giữa TS của ngân hàng trừ nợ phải trả.
Gồm : vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung VĐL, cổ phiếu quỹ
2. Thu nhập và chi phí
Doanh nghiệp
Ngân hàng
Doanh thu
-Thu từ hoạt động SXKD thông thường : bán sản phẩm, HH, cung cấp dịch vụ cho KH
-Doanh thu tài chính : tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia.
-Thu nhập khác : thu từ thanh lí và nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt KH vi phạm hoạt động 
-Thu từ hoạt động SXKD : thu từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi, thu dịch vụ, thu từ HĐKD ngoại hối và vàng, thu lãi góp vốn, mua cổ phần, thu về chênh lệch tỷ giá
-Thu khác gồm : thu từ việc nhượng bán và thanh lí TSCĐ, thu về các khoản vốn đã được xử lí bằng dự phòng rủi ro, thu kinh phí quản lí đối với các Cty thành viên độc lập
Chi phí
-Chi phí hoạt động SXKD : GVHB, chí phí BH, chi phí QLDN
-Chi phí tài chính :các khoản chi phí từ hoạt động tài chính : cho vay, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính
-Chi phí hoạt động KD : chí phí trả lãi tiền gửi, CP phải trả lãi tiền vay, chi HĐKD ngoại hối và vàng, chi mua bán cổ phiếu trái phiếu
-Chi phí khác : Chi nhượng bán, thanh lí TSCĐ, CP thu hồi nợ quá hạn khó đòi
III/ ĐẶC ĐIỂM :
KTDN và KTNH đều tuân thủ các nguyên tắc, nội dung và phương pháp hạch toán theo các chuẩn mực kế toán và Luật kế toán đã ban hành.
Những nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm : cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu.
Doanh nghiệp
Ngân hàng
- Cở sở ghi sổ sách kế toán là những chứng từ gốc hợp lệ,đảm bảo thông tin chính xác và cơ sơ hợp lý.
- Sử dụng cả 3 loại thước đo: giá trị,hiện vật,thời gian, nhưng chủ yếu là giá trị.
- Thông tin số liệu : bằng hệ thống biểu mẫu báo cáo theo quy định của NN (thông tin bên ngoài) và theo các biểu mẫu báo cáo do giám đốc quy định (thông tin nội bộ)
-Là tổ chức trung gian tài chính nên phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư, đồng thời sử dụng số tiền đó để cho vay.
- Có tính giao dịch và xử lí nghiệp vụ NH
- Có tính cập nhật và chính xác cao độ.
- Có số lượng chứng từ lớn và phức tạp
- Có tính tập trung và thống nhất cao
IV/ MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ:
1/ MỤC TIÊU:
 KTDN và KTNH đều cung cấp nguồn thông tin về tình hình HĐKD của đơn vị để phục vụ cho các đối tượng sử dụng như :
Các nhà quản trị
 Các nhà đầu tư
 Khách hàng
 Cơ quan thuế
 Các cơ quan quản lí khác
 2/ NHIỆM VỤ :
Kế toán ngân hàng 
Kế toán doanh nghiệp 
Có 4 nhiệm vụ chính sau :
- Ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ tài chính phát sinh của đơn vị mình
- Giám sát chặt chẽ các khoản tài chính thu chi , quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng và của xã hội thông qua các khâu kiểm soát của kế toán
- Cung cấp thông tin cho NHTW và các cơ quan quản lý nhà nước khác.
- Tổ chức tốt công việc giao dịch với khách hàng
 - Tính toán, phản ánh chính xác số liệu thực tế phát sinh trên các tài khoản hạch toán liên quan.
- Phản ánh tình hình chi phí, thu nhập, xác định tình hình lãi lỗ trong kì kế toán của DN để qua đó củng cố và tăng cường trách nhiệm quyền hạn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông qua kết quả kế toán, đặt ra những biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
V/ CHỨNG TỪ :
Chứng từ kế toán là các bằng chứng để chứng minh các nghiệp vụ phát sinh trong kì của đơn vị và là cơ sở để hạch toán vào tài khoản kế toán.
Hai hệ thống kế toán đều tuân thủ theo hai hình thức chứng từ :
- Chứng từ bắt buộc
- Chứng từ hướng dẫn
Luôn tuân theo các bước : lập chứng từ, xử lý, kiểm tra chứng từ, ghi sổ và lưu trữ chứng từ.
	Phân loại chứng từ :
Doanh nghiệp
Ngân hàng
*Chứng từ bắt buộc : chứng từ liên quan đến thu tiền, chi tiền ( phiếu thu, phiếu chi) và chứng từ lên quan đến việc tính thuế (hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng)
* Còn lại thuộc chứng từ hướng dẫn : hợp đồng lao động, thư chào hàng
*Theo chế độ Kế toán : CT bắt buộc, CT hướng dẫn.
*Theo địa điểm lập : CT nội bộ và CT bên ngoài.
*Theo mức độ tổng hợp : CT đơn nhất và CT tổng hợp.
*Theo nội dung và mục đích sử dụng :CT tiền mặt và CT chuyển khoản.
*Theo trình độ chuyên môn kĩ thuât : CT giấy và CT điện tử.
*Theo công dụng và trình tự ghi sổ : CT gốc, Ct ghi sổ, CT liên hợp.
VI/ HÌNH THỨC KẾ TOÁN:
 Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều sử dụng các hình thức kế toán như : hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán nhật kí chung, hình thức kế toán nhật kí sổ cái.
HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ :
Đặc trưng : căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là ‘chứng từ ghi sổ’. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm :
Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ
Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp Chứng từ kế toán cùng loại, có nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong Sổ Đăng kí CTGS) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Bao gồm các loại sổ kế toán sau:
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÍ CHUNG :
Đặc trưng : Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào Nhật kí, mà trọng tâm là sổ Nhật kí chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật kí để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
	Bao gồm các loại sổ kế toán sau:
Sổ Nhật kí chung, Sổ nhật kí đặc biệt
Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÍ SỔ CÁI :
Đặc trưng : các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật kí_Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật kí_Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
	Bao gồm các loại sổ kế toán sau:
Nhật kí_ Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
VII/ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN : 
Hệ thống tài khoản của Kế toán DN và Kế toán NH khác nhau hoàn toàn :
Chỉ tiêu
Kế toán doanh nghiệp
Kế toán ngân hàng
Sự ra đời
Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam chính thức ra đời từ năm 1954 và được hoàn thiện.
hệ thống kế toán ngân hàng được hình thành năm1951
Nội dung
*TK trong bảng : từ loại 1 đến loại 9 gồm 86 TK cấp I và 120 TK cấp II
*TK ngoại bảng: loại 0 gồm 6 TK.
Hệ thống Tk kế toán liên quan đến việc tạo lập các chỉ tiêu của bảng CĐKT, 4 loại TK đầu được phân loại thành loại TK phản ánh tài sản (Loại I ; Loại II) và phản ánh nguồn vốn (Loại III, Loại IV), đồng thời có sự bổ sung một số TK phản ánh các nội dung kinh tế liên quan đến các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh mới
*Chủ yếu dùng để phản ánh các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, bán hàng, đầu tư, cho thuê, vay
*TK trong bảng : từ loại 1 đến loại 8.
*TK ngoại bảng : loại 9.
*Chủ yếu để phản ánh các nghiệp cho vay, đầu tư, huy động vốn, và theo dõi TK tiền gửi khách hàng..
Sự khác biệt về số hiệu trong hệ thống tài khoản giữa kế toán ngân hàng và kế toán tài chính doanh nghiệp dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh của kế toán ngân hàng và kế toán tài chính cũng khác nhau.
VIII/ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN :
Giống nhau:
Hai hệ thống kế toán đều sử dụng phương pháp ghi Nợ - Có để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Sử dụng kết cấu tài khoản chữ T; nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau, Nợ - Có cân bằng nhau.
Xác định tính số dư trên các TK tài sản và nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nguyên tắc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn. 
Hạch toán trên các tài khoản trong bảng :
Được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (là pp kế toán được dùng để phản ánh số tiền của 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các loại Tài sản và nguồn vốn)
 	- Nguyên tắc hạch toán nhóm tài khoản tài sản:
 	Số dư đầu kỳ ghi bên Nợ.
Số tăng lên của nguồn vốn do nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm tăng số dư đầu kỳ sẽ được ghi bên Nợ. 
Số giảm xuống của nguồn vốn do nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm giảm số dư đầu kỳ sẽ được ghi bên Có.
Số dư cuối kỳ chính là số nguồn vốn hiện có vào thời điểm cuối kỳ sẽ được ghi bên Nợ
 	- Nguyên tắc hạch toán nhóm tài khoản nguồn vốn:
Số dư đầu kỳ ghi bên Có. 
Số tăng lên của nguồn vốn do nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm tăng số dư đầu kỳ sẽ được ghi bên Có. 
Số giảm xuống của nguồn vốn do nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm giảm số dư đầu kỳ sẽ được ghi bên Nợ.
Số dư cuối kỳ chính là số nguồn vốn hiện có vào thời điểm cuối kỳ sẽ được ghi bên Có.
Hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng 
Được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn.
Ví dụ:
 +kế toán ngân hàng:Ngày 9/1/N đến kỳ trả lãi của khách hàng A,nhưng Khách hàng A không đến trả lãi và trên tài khoản tiền gửi của A cũng không còn số dư,ngân hàng sẽ ghi nhận: 
 Nhập 941:lãi vay qua hạn chưa thu được bằng VNĐ
 + kế toán doanh nghiệp:Mua NVL số lượng 100 kg,đơn giá 10.000đ/kg VAT 10% .Khi nhập về phát hiện thừa 10kg, DN nhập kho giư hộ
a. Nợ 152: 100*10.000=1.000.000
 Nợ 1331: 100.000
 Có 331: 1.100.000
b. Nợ 002: 10*10.000=100.000
IX/ QUY TRÌNH KẾ TOÁN :
Quy trình kế toán là sự kết hợp các phương pháp kế toán để tạo ra sản phẩm kế toán nhằm cung cấp thông tin chi tiết và tổng quát về tình hình tài chính của đơn vị.
Quy trình kế toán ở ngân hàng và doanh nghiệp đều bao gồm :
Quy trình kế toán chi tiết : 
Dùng để cung cấp thông tin chi tiết về một đối tượng kế toán cụ thể.tùy theo từng đối tượng theo dõi mà phản ánh vào các sổ chi tiết khác nhau.
Cụ thể:
Trong kế toán doanh nghiệp : gồm sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết thanh toán người mua(người bán) ; sổ chi tiết bán hàng ; sổ chi tiết tiền vay, thẻ tính giá thành sản phẩm.
Trong kế toán ngân hàng : gôm sổ chi tiết tiền gửi tiết kiệm, sổ theo dõi hình thức cho vay, sổ quản lí TSCĐ
Quy trình kế toán tổng hợp : 
Tổng hợp từ các sổ chi tiết kế toán dùng để cung cấp thông tin tổng quát về đối tượng kế toán theo dõi nhằm phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh tại đơn vị và việc quản lí tài chính nói chung. Được thể hiện thông qua : Nhật kí chứng từ hoặc Nhật kí chung ; Sổ cái (Sổ tổng hợp) ; và các báo cáo tài chính
X/ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH :
1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
* Giống nhau:
-Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo một trình tự logic, khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc ngân hàng.
	-Đều được lập dựa trên số liệu của bảng cân đối tài khoản.
	-Đều phản ánh sự hình thành nguồn vốn và sử dụng vốn.
	-Kết cấu luôn có 2 phần chính.
* Khác nhau:
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Ngân hàng
Khoản mục tài sản:
Tài sản gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.
Ngân quỹ (tiền mặt trong két, tiền gửi tại ngân hàng khác).
Chứng khoán (gồm chứng khoán Chính phủ, chứng khoán của ngân hàng khác, các công ty tài chính, chứng khoán của các công ty khác).
Tín dụng (hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng
thương mại)
Số hiệu tài khoản sử dụng khác nhau
Tiền mặt: 111
Tiền mặt: 1011
Khoản mục trong bảng cân đối kế toán
Chia ra 4 khoản mục lớn: TS dài hạn, TS ngắn hạn, Nợ phải trả, VCSH.
Nhiều khoản mục đa dạng, phong phú
Tài khoản sử dụng chủ yếu
Các hoạt động chủ yếu phản ánh quá trình sản xuất, hoạt động, tiêu thụ sản phẩm
Chủ yếu sử dụng các tài khoản phản ánh hoạt động liên quan đến tiền và các khoản tương đương tiền
2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
* Giống nhau: 
 -Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo một trình tự logic, khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp.
	- Đều được lập dựa trên số liệu của BCKTHĐKD kỳ trước, sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
- Đều phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, và tình hình thực hiện hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản khác.
* Khác nhau:	
- Do khác nhau về đặc điểm của loại hàng hóa kinh doanh giữa ngân hàng và doanh nghiệp nên BCKQHĐKD giữa 2 bên cũng có sự khác nhau.
Chỉ tiêu
Ngân hàng
Doanh nghiệp
Đặc thù hàng hóa
Hình thức trình bày
Các dịch vụ tài chính (kinh doanh ngoại hối, tín dụng, chứng khoán,)
Trình bày cụ thể các loại DV và tổng kết lãi/lỗ theo các mục riêng, (kể cả lãi/lỗ từ hoạt động khác) rồi mới trừ chi phí quản lý 
 chủ yếu Hàng hóa và dịch vụ.
3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:
Giống nhau: 
Thể hiện sự ra vào của dòng tiền trong kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở hai báo cáo tài chính quan trọng khác là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Nội dung: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp và ngân hàng đều có 3 phần chính :
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
tiền trong hoạt động đầu tư bắt nguồn từ việc thay đổi trong Tài sản cố định: mua TSCĐ, bán tài sản cố định
Khác nhau:
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Ngân hàng
Về lưu chuyển tiền trong hoạt động kinh doanh
Các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản m à ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Tăng giảm các khoản phải thu, HTK, phải trả, tiền lãi vay,
Các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế ( chi phí Kh và khấu trừ; dự phòng rủi ro tín dụng; lãi lỗ từ thanh lý TSCĐ; liên doanh đàu tư góp vốn liên kết, liên doanh cổ phần) và tăng giảm các khoản tiền gửi, tiền vay, cho vay, chứng khoán đầu tư và kinh doanh góp vốn liên kết liên doanh mua cổ phần, tăng giảm về công nợ hoạt động, tăng giảm các khoản nợ chính phủ NHNN, 
Về lưu chuyển tiền trong hoạt động đầu tư
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư gồm: tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản tài sản dài hạn khác; tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại
Về lưu chuyển tiền trong hoạt động tài chính
 Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính gồm: tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; tiền thu từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính DN đã phát hành; tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về tăng, giảm vốn cổ phần từ góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu; Tiền thu, chi từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn có đủ điều kiện tính vào vốn tực có và các khoản vốn vay dài hạn khác; Cổ tức trả cho cổ đông, lợi nhuận đã chia; Tiền chi ra mua cổ phiếu ngân quỹ; Tiền thu được do bán cổ phiếu ngân quỹ...
4. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu
Ngân hàng
Doanh nghiệp
Đặc điệm hoạt động của doanh nghiệp:
Có những điểm khác biệt:
Giấy phép thành lập và hoạt động
Hình thức sỡ hữu vốn
Thành phần hội đồng quản trị
Thành phần ban giám đốc
Trụ sở chính
Công ty con
Tổng số lượng CNV.
Có đầy đủ 4 đặc điểm của thuyết minh bctc:
Hình thức sở hữu vốn
Lĩnh vực hoạt động
Ngành nghề kinh doanh
Đặc điểm hoạt động trong kỳ ảnh hưởng đến
báo cáo tài chính
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Ngân hàng áp dụng chuẩn mực kế
toán phù hợp cho ngân hàng.
- Ngân hàng áp dụng chế độ kế toán do
ngân hàng nhà nước Việt Nam ban
hành.
- Doanh nghiệp tùy vào ngành nghề kinh
doanh để áp dụng chuẩn mực kế toán
phù hợp.
- Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán
chung dành cho doanh nghiệp do Nhà
nước ban hành quyết định số 15/2006
QĐ-BTC.
Các chính sách kế toán áp dụng
Có những nguyên tắc khác:
Chuyển đổi tiền tệ
Nguyên tắc thực hiện hợp nhất BCTC
Nguyên tắc thu nhập lãi, chi phí lãi và ngưng dự
thu lãi
Các khoản thu từ phí và hoa hồng
Kế toán cho vay khách hàng
Tuân thủ đúng 15 nguyên tắc

File đính kèm:

  • docso_sanh_ke_toan_doanh_nghiep_va_ke_toan_ngan_hang.doc