So sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm

Nghiên cứu này được thực hiện để so sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin trong

vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm bằng phương pháp thực nghiệm. Ở cả hai phương

pháp này, thời gian (0 - 110 giây đối với vi sóng; 0 - 25 phút đối với siêu âm) và công suất

(200 W; 400 W; 600 W đối với vi sóng; 150 W, 187,5 W, 225 W đối với siêu âm) được khảo

sát. Với trích ly bằng vi sóng, hiệu quả trích ly betacyanin cao nhất (0,456 ± 0,004 mg/100g)

được xác định ở thời gian 30 giây và mức năng lượng 600 W. Đối với trích ly bằng siêu âm,

điều kiện trích ly betacyanin tốt nhất (0,409 ± 0,003 mg/100g) là 10 phút với mức năng

lượng 25% (187,5 W). Kết quả của nghiên cứu cho thấy trích ly bằng vi sóng đã làm giảm

đến 95% thời gian trích ly so với trích ly bằng siêu âm.

pdf 8 trang kimcuc 6640
Bạn đang xem tài liệu "So sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm

So sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm
Nguyễn Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Trúc Quỳnh 
58 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. L. Shaoqin and Z. Sumin - Study on Mesona chinensis Benth polysaccharide: 
isolation, purification and identification [J], Natural Product Research and 
Development 3 (1992) 8. 
2. Z. Yuanping - Determination of total flavonoids in Mesona chinensis by 
spectrophotometry, Academic Periodical of Farm Products Processing 6 (2009) 33. 
3. T. Feng, Z. Gu, and Z. Jin - The research advances of the Mesona blume gum, China 
Food Additives 6, 2005. 
4. Z.-g. Zhao, Y.-p. Shi, N.-z. Huang, C.-m. Fu, F.-l. Tang, and Q.-y. Jiang - The 
research advances on Mesona chinensis Benth in China [J], Journal of Southern 
Agriculture 6 (2011) 27. 
5. Nguyễn Năng Nhượng - Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ cấy 
thạch đen tỉnh Cao Bằng thành hàng hóa, 2014. 
6. Fernanda M. Carbinattoa, Ana Dórisde Castroa, Beatriz S.F.Curya, Alviclér 
Magalhãesb, Raul C.Evangelista - Physical properties of pectin–high amylose starch 
mixtures cross-linked with sodium trimetaphosphate, International Journal of 
Pharmaceutics 423 (2) (2012) 281-288. 
7. Lê Mỹ Hồng - Giáo trình Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp, Trường Đại học 
Cần Thơ, 2005. 
8. Đàm Sao Mai (Chủ biên), Bùi Đặng Khuê - Phụ gia thực phẩm, Nhà xuất bản Đại 
học Quốc gia TP. HCM, 2012. 
9. Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ chế biến thực phẩm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia 
TP. HCM, 2011. 
10. Đỗ Vĩnh Long, Phan Thị Hồng Liên, Nguyễn Thị Phượng - Giáo trình Công nghệ 
sản xuất nước giải khát, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM, 2013. 
11. Lê Ngọc Tú (Chủ biên), Đặng Thị Thu - Hóa sinh công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa 
học và Kỹ thuật, 2005. 
ABSTRACT 
RESEARCH ON PROCESSING OF GRASS JELLY DRINK 
Nguyen Thi Dieu Hien, Hoang Thi Truc Quynh* 
Ho Chi Minh City University of Food Industry 
*Email: quynhhtt@cntp.edu.vn 
Grass jelly (Mesona chinensis Benth) is an ideal, natural, safe and healthy food material 
with abundant nutrients and special health functions. Therefore, many researches on grass 
jelly products have been conducted in recent years. This paper considers some effects of 
technological parameters on the quality of canned grass jelly drink. The result of this study 
showed that the ratio of water to grass gelly 20:1, additional starch content 5% (w/v) of the 
liquid extract, and sterilization at 120 °C in 10 minutes provide suitable grass jelly drink 
product. The studied product has good organoleptic properties and sterilization standards, 
ensuring food safety for consumers. 
Key words: Grass jelly drink, processing, starch, sterilization. 
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) 59-66 
SO SÁNH HIỆU QUẢ TRÍCH LY CHẤT MÀU BETACYANIN
TỪ VỎ QUẢ THANH LONG BẰNG VI SÓNG VÀ SIÊU ÂM
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh*
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
*Email: hanhnguyen300995@gmail.com
Ngày nhận bài: 15/6/2017; Ngày chấp nhận đăng: 25/9/2017
TÓM TẮT
 Nghiên cứu này được thực hiện để so sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin trong 
vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm bằng phương pháp thực nghiệm. Ở cả hai phương
pháp này, thời gian (0 - 110 giây đối với vi sóng; 0 - 25 phút đối với siêu âm) và công suất
(200 W; 400 W; 600 W đối với vi sóng; 150 W, 187,5 W, 225 W đối với siêu âm) được khảo 
sát. Với trích ly bằng vi sóng, hiệu quả trích ly betacyanin cao nhất (0,456 ± 0,004 mg/100g)
được xác định ở thời gian 30 giây và mức năng lượng 600 W. Đối với trích ly bằng siêu âm,
điều kiện trích ly betacyanin tốt nhất (0,409 ± 0,003 mg/100g) là 10 phút với mức năng 
lượng 25% (187,5 W). Kết quả của nghiên cứu cho thấy trích ly bằng vi sóng đã làm giảm
đến 95% thời gian trích ly so với trích ly bằng siêu âm.
Từ khóa: Betacyanin, trích ly bằng siêu âm, trích ly bằng vi sóng, vỏ thanh long.
1. GIỚI THIỆU
 Thanh long là loại trái thuộc họ Cactacae, bộ Caryophyllales. Nhiều nghiên cứu chỉ ra 
rằng trái thanh long chín chứa nhiều chất rắn hòa tan, các acid hữu cơ, protein và các chất
khoáng khác như: K, Mg, Ca[1-3]. Ngoài các thành phần kể trên, vỏ thanh long còn chứa 
nhiều betacyanin, là một chất màu tự nhiên và việc thu nhận betacyanin từ vỏ quả thanh long 
ngày càng được quan tâm nghiên cứu [4, 5]. Betacyanin đóng vai trò tạo màu đỏ-tím cho các 
loại hoa quả. Chúng có tác dụng thay thế các chất màu nhân tạo, tạo màu sắc đa dạng cho 
các loại thực phẩm cũng như đóng vai trò là một chất chống oxy hóa. Ngoài ra, theo một số
nghiên cứu trước đây, betacyanin có nhiều trong củ dền, thanh long ruột đỏ và cả vỏ quả
thanh long [2, 3].
 Chất màu đóng vai trò quan trọng đối với mức độ chấp nhận của khách hàng. Trên thị 
trường hiện nay, việc sử dụng các chất màu nhân tạo ngày càng giảm mạnh do bản chất độc hại 
của nó. Vì vậy, ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm có nguồn 
gốc thiên nhiên. Đây là các sản phẩm đã được khoa học chứng minh là an toàn hơn đối với sức 
khỏe người tiêu dùng. Với các lý do nêu trên, xu hướng thay thế các chất màu nhân tạo thành 
các chất màu tự nhiên đã được các nhà sản xuất hướng đến mặc dù giá thành của chúng có đắt
hơn [2]. Để thu nhận chất màu tự nhiên từ thực vật, phương pháp trích ly bằng dung môi được 
sử dụng. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quá trình trích ly, người ta còn sử dụng một số 
phương pháp khác để nâng cao hiệu quả quá trình như vi sóng, sóng siêu âm,
Phương pháp trích ly bằng vi sóng giúp nâng cao hiệu quả trích ly so với phương pháp
trích ly thông thường vì vi sóng tác động đến phân tử bên trong môi trường trích ly, làm 
chúng quay cực và dịch trích sẽ từ từ nóng lên, đồng thời áp suất bên trong của phần tử chất
rắn cũng sẽ tăng lên. Phương pháp này đã được một số tác giả sử dụng để trích ly hợp chất
59
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
phenolic ở một số loại cây trồng [6, 7]. Gallo et al (2010) đã chiết xuất hợp chất phenolic
từ 4 loài có tên Cinnamomum zeylanicum, Coriandrumsativum, Cuminumcyminum và
Crocus sativus. Họ đã chứng minh được rằng phương pháp này làm giảm thời gian trích ly
đáng kể [8]. Theo một nghiên cứu khác của Tsubaki et al (2010) cũng chỉ ra điều tương tự
với nguyên liệu là bã trà xanh, bã trà oolong và bã trà đen [4, 9].
 Phương pháp trích ly bằng siêu âm dùng năng lượng của sóng siêu âm hỗ trợ phá vỡ tế 
bào để tăng hiệu quả trích ly. Năng lượng siêu âm làm tăng dao động ở bề mặt, điều này có 
thể làm ảnh hưởng đến lớp ranh giới khuếch tán và tạo ra sự co dãn ở bề mặt vật liệu và từ
đó ảnh hưởng đến quá trình truyền khối. Nhiều tác giả đã cho rằng, phương pháp siêu âm là
một trong những phương pháp đầy triển vọng của quá trình trích ly [10]. Trên thực tế, đã có
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp này cho việc trích ly các hợp chất phenolic trên 
các vật liệu khác nhau: hạt nho, lá olive [4, 11, 12].
 Cho tới nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để so sánh hiệu quả hỗ trợ trích ly 
betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng hai phương pháp trên. Vì vậy, nghiên cứu này được 
tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của các thông số đầu vào và so sánh hiệu quả thu hồi 
betacyanin của hai phương pháp trích ly có vi sóng và trích ly có siêu âm.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
2.1.1. Nguyên liệu
 Nguyên liệu dùng để trích ly betacyanin là vỏ thanh long ruột trắng (Hylocereus 
undatus) có xuất xứ tỉnh Long An, trái chín hoàn toàn, vỏ không bị sâu hay dập nát và có 
khối lượng trung bình 500 g/quả. Thanh long mua về được rửa dưới vòi nước để làm sạch và 
tách vỏ quả. Vỏ quả thanh long được cắt nhỏ bằng dao, xay khô đồng đều bằng máy xay 
Philips (600 W). Mẫu được bảo quản lạnh ở -18 ºC, khi sử dụng mẫu được rã đông qua đêm 
ở nhiệt độ phòng.
2.1.2. Thiết bị
Thiết bị vi sóng được sử dụng trong nghiên cứu là lò vi sóng Sharp, Nhật Bản, công
suất tối đa 800 W.
Thiết bị siêu âm được sử dụng trong nghiên cứu là máy siêu âm Sonics, tần số 20 kHz,
công suất cực đại 300 W.
2.2. Phương pháp
 Mẫu sau khi rã đông được chứa trong becher 100 mL và bổ sung nước cất theo tỷ lệ
nguyên liệu:nước cất là 1:19 (w/w) [13]. Tiếp theo, mẫu được đem trích ly bằng 2 phương
pháp: vi sóng và siêu âm.
2.2.1. Trích ly betacyanin bằng phương pháp vi sóng
 Quá trình trích ly được khảo sát ở 7 mốc thời gian (0 giây, 10 giây, 30 giây, 50 giây, 70 
giây, 90 giây, 110 giây) và ba mức công suất là thấp (200 W), trung bình (400 W) và cao
(600 W) (Bảng 1). Mẫu sau vi sóng được làm nguội đến nhiệt độ phòng bằng nước đá, định 
mức đến 50 mL và đem lọc qua giấy lọc Whatman số 4. Hiệu quả của quá trình trích ly sẽ 
được xác định thông qua hàm lượng betacyanin có trong dịch lọc. Ngoài ra, nhiệt độ cuối
của mẫu cũng được ghi nhận ở mỗi mẫu trích ly bằng nhiệt kế thủy tinh 0 – 100 oC.
60
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh 
60 
phenolic ở một số loại cây trồng [6, 7]. Gallo và ctv (2010) đã chiết xuất hợp chất phenolic 
từ 4 loài có tên Cinnamomum zeylanicum, Coriandrumsativum, Cuminumcyminum và 
Crocus sativus. Họ đã chứng minh được rằng phương pháp này làm giảm thời gian trích ly 
đáng kể [8]. Theo một nghiên cứu khác của Tsubaki và ctv (2010) cũng chỉ ra điều tương tự 
với nguyên liệu là bã trà xanh, bã trà o-long và bã trà đen [4, 9]. 
Phương pháp trích ly bằng siêu âm dùng năng lượng của sóng siêu âm hỗ trợ phá vỡ tế 
bào để tăng hiệu quả trích ly. Năng lượng siêu âm làm tăng dao động ở bề mặt, điều này có 
thể làm ảnh hưởng đến lớp ranh giới khuếch tán và tạo ra sự co dãn ở bề mặt vật liệu và từ 
đó ảnh hưởng đến quá trình truyền khối. Nhiều tác giả đã cho rằng, phương pháp siêu âm là 
một trong những phương pháp đầy triển vọng của quá trình trích ly [10]. Trên thực tế, đã có 
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp này cho việc trích ly các hợp chất phenolic trên 
các vật liệu khác nhau: hạt nho, lá olive [4, 11, 12]. 
Cho tới nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để so sánh hiệu quả hỗ trợ trích ly 
betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng hai phương pháp trên. Vì vậy, nghiên cứu này được 
tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của các thông số đầu vào và so sánh hiệu quả thu hồi 
betacyanin của hai phương pháp trích ly có vi sóng và trích ly có siêu âm. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Vật liệu 
2.1.1. Nguyên liệu 
Nguyên liệu dùng để trích ly betacyanin là vỏ thanh long ruột trắng (Hylocereus 
undatus) có xuất xứ tỉnh Long An, trái chín hoàn toàn, vỏ không bị sâu hay dập nát và có 
khối lượng trung bình 500 g/quả. Thanh long mua về được rửa dưới vòi nước để làm sạch và 
tách vỏ quả. Vỏ quả thanh long được cắt nhỏ bằng dao, xay khô đồng đều bằng máy xay 
Philips (600 W). Mẫu được bảo quản lạnh ở -18 ºC, khi sử dụng mẫu được rã đông qua đêm 
ở nhiệt độ phòng. 
2.1.2. Thiết bị 
Thiết bị vi sóng được sử dụng trong nghiên cứu là lò vi sóng Sharp, Nhật Bản, công 
suất tối đa 800 W. 
Thiết bị siêu âm được sử dụng trong nghiên cứu là máy siêu âm Sonics, tần số 20 kHz, 
công suất cực đại 300 W. 
2.2. Phương pháp 
Mẫu sau khi rã đông được chứa trong becher 100 ml và bổ sung nước cất theo tỷ lệ 
nguyên liệu:nước cất là 1:19 (w/w) [13]. Tiếp theo, mẫu được đem trích ly bằng 2 phương 
pháp: vi sóng và siêu âm. 
2.2.1. Trích ly betacyanin bằng phương pháp vi sóng 
Quá trình trích ly được khảo sát ở 7 mốc thời gian (0 giây, 10 giây, 30 giây, 50 giây, 70 
giây, 90 giây, 110 giây) và ba mức công suất là thấp (200 W), trung bình (400 W) và cao 
(600 W) (Bảng 1). Mẫu sau vi sóng được làm nguội đến nhiệt độ phòng bằng nước đá, định 
mức đến 50 mL và đem lọc qua giấy lọc Whatman số 4. Hiệu quả của quá trình trích ly sẽ 
được xác định thông qua hàm lượng betacyanin có trong dịch lọc. Ngoài ra, nhiệt độ cuối 
của mẫu cũng được ghi nhận ở mỗi mẫu trích ly bằng nhiệt kế thủy tinh 0 – 100 oC. 
So sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm 
61 
 Bảng 1. Hàm lượng betacyanin (mg/100 g) ở các điều kiện xử lý vi sóng khác nhau 
Công suất (W) 
Thời gian vi sóng (giây) 
0 10 30 50 70 90 110 
200 0,294 (0,007) 
0,314 
(0,003) 
0,361 
(0,007) 
0,388 
(0,002) 
0,445 
(0,007) 
0,318 
(0,006) 
0,271 
(0,019) 
400 0,294 (0,007) 
0,348 
(0,001) 
0,387 
(0,004) 
0,456 
(0,010) 
0,287 
(0,007) 
0,255 
(0,007) 0 
600 0,286 (0,001) 
0,373 
(0,001) 
0,456 
(0,003) 
0,356 
(0,005) 0 0 0 
 Hàm lượng betacyanin (mg/100 g) được trình bày dưới dạng trung bình (độ lệch chuẩn). 
2.2.2. Trích ly betacyanin bằng phương pháp có siêu âm
Mẫu sau phối trộn nước cất (tỷ lệ 1:19 g/mL [13]) được cho ngay vào máy siêu âm, trích
ly ở 6 mốc thời gian (0 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút) với ba mức công 
suất thấp (150 W), trung bình (187,5 W) và cao (225 W) (Bảng 2). Mẫu sau khi trích ly sẽ
được làm nguội bằng nước đá đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50 ml và lọc qua giấy lọc 
Whatman số 4. Hiệu quả của quá trình trích ly sẽ được xác định thông qua hàm lượng 
betacyanin có trong dịch lọc. Ngoài ra, nhiệt độ cuối của mẫu cũng được ghi nhận ở mỗi mẫu
trích ly bằng nhiệt kế thủy tinh 0 - 100 oC. 
 Bảng 2. Hàm lượng betacyanin (mg/100 g) ở các điều kiện xử lý siêu âm khác nhau 
Công suất (W) 
Thời gian siêu âm (phút) 
0 5 10 15 20 25 
150 
0,289 
(0,004) 
0,305 
(0,003) 
0,328 
(0,003) 
0,350 
(0,002) 
0,378 
(0,003) 
0,302 
(0,012) 
187,5 
0,289 
(0,001) 
0,327 
(0,002) 
0,409 
(0,004) 
0,304 
(0,006) 
0,293 
(0,003) 
0,280 
(0,002) 
225 
0,287 
(0,003) 
0,388 
(0,003) 
0,275 
(0,005) 
0,262 
(0,003) 
0,249 
(0,001) 
0,237 
(0,002) 
 Hàm lượng betacyanin (mg/100 g) được trình bày dưới dạng trung bình (độ lệch chuẩn). 
2.2.3. Phương pháp phân tích hàm lượng betacyanin trong dịch trích ly sau lọc
Dịch lọc trong bình tam giác sẽ được đem cân 2 g cho vào bình định mức 10 mL. Độ
hấp thu được xác định ở bước sóng 538 nm bằng máy quang phổ PhotoLab 6100-VIS (320 - 
1100 nm) để xác định hàm lượng betacyanin, từ đó xác định hiệu quả quá trình trích ly. 
Hàm lượng betacyanin (mg/100 g) sẽ được tính thông qua [2]:
𝐴𝐴 𝑉𝑉 𝐹𝐹 𝑀𝑀 100Betacyanin (mg/100g) = . 
𝜀𝜀
. 
.𝐿𝐿
. 
.𝑊𝑊
.
Trong đó:
A: Độ hấp thu
V: Thể tích bình định mức (10 mL) 
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh 
F: Hệ số pha loãng
M: Phân tử lượng của betacyanin (550 g/mol)
𝜀𝜀 = 60000 L/mol.cm 
L: Chiều dày cuvet (1 cm) 
W: Khối lượng (g) 
2.2.4. Phương pháp xử lý thống kê 
Số liệu được xử lý bằng phần mềm JMP 10.0. Phương pháp phân tích phương sai 2 chiều 
(ANOVA, α = 0,05) được thực hiện để xác định có sự khác biệt hay không giữa các điều kiện 
trích ly bằng vi sóng và siêu âm đến hàm lượng betacyanin. Để tìm ra sự khác biệt có nghĩa 
giữa mức năng lượng và thời gian trích ly, ANOVA 2 biến được sử dụng với p ≤ 0,05. 
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Ảnh hưởng của vi sóng lên hiệu quả trích ly betacyanin từ vỏ quả thanh long 
Kết quả thực nghiệm cho thấy cả thời gian và công suất vi sóng đều ảnh hưởng ý nghĩa 
lên hiệu quả trích ly betacyanin (p < 0,05). Theo đó, điều kiện trích ly có vi sóng giải thích 
được 99,88% sự thay đổi của hàm lượng betacyanin trong dịch trích ly (R2 = 0,9988). Hình 1 
cho thấy ở cả 3 mức công suất; hiệu quả trích ly (hàm lượng betacyanin) tăng dần và đạt cực 
đại trong một khoảng thời gian nhất định; khi thời gian tăng qua một mức tới hạn thì hiệu 
quả lại giảm. Cụ thể, thời điểm hiệu quả trích ly đạt cao nhất ở công suất 600 W, 400 W và 
200 W lần lượt bằng 30 s; 50 s và 70 s. Như vậy, công suất vi sóng càng cao thì tốc độ trích 
ly càng nhanh. 
Hình 1. Hàm lượng betacyanin biến đổi theo thời gian ở các mức công suất vi sóng
Ngoài ra, nhiệt độ cuối của mẫu cũng ảnh hưởng bởi điều kiện vi sóng (p < 0,05). Tốc
độ tăng nhiệt độ của mẫu phụ thuộc vào công suất; công suất càng cao thì tốc độ tăng càng
nhanh (Hình 2). Tuy nhiên, không có sự khác biệt ở nhiệt độ tối đa ở các mức công suất;
không có mẫu nào có nhiệt độ trung bình tăng quá 90 ºC sau vi sóng.
Có mối quan hệ giữa nhiệt độ cuối của mẫu và hàm lượng betacyanin. Theo đó, nhiệt
độ tăng dần (trong khoảng 0 – 50 s) thì hàm lượng betacyanin tăng; nhưng khi nhiệt độ tăng 
đến cực đại (90 ºC) thì cũng là thời điểm hiệu quả trích ly giảm (trung bình sau 50 s). Kết 
quả này phù hợp với công bố của Lim S. et al (2011) [14]; theo đó, tác giả cho rằng 
betacyanin là chất màu rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và 90 ºC là nhiệt độ betacyanin bị phân
hủy mạnh nhất.
62
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh 
62 
F: Hệ số pha loãng 
M: Phân tử lượng của betacyanin (550 g/mol) 
𝜀𝜀 = 60000 l/mol.cm 
L: Chiều dày cuvet (1 cm) 
W: Khối lượng (g) 
2.2.4. Phương pháp xử lý thống kê 
Số liệu được xử lý bằng phần mềm JMP 10.0. Phương pháp phân tích phương sai 2 chiều 
(ANOVA, α = 0,05) được thực hiện để xác định có sự khác biệt hay không giữa các điều kiện 
trích ly bằng vi sóng và siêu âm đến hàm lượng betacyanin. Để tìm ra sự khác biệt có nghĩa 
giữa mức năng lượng và thời gian trích ly, ANOVA 2 biến được sử dụng với p ≤ 0,05. 
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Ảnh hưởng của vi sóng lên hiệu quả trích ly betacyanin từ vỏ quả thanh long 
Kết quả thực nghiệm cho thấy cả thời gian và công suất vi sóng đều ảnh hưởng ý nghĩa 
lên hiệu quả trích ly betacyanin (p < 0,05). Theo đó, điều kiện trích ly có vi sóng giải thích 
được 99,88% sự thay đổi của hàm lượng betacyanin trong dịch trích ly (R2 = 0,9988). Hình 1 
cho thấy ở cả 3 mức công suất; hiệu quả trích ly (hàm lượng betacyanin) tăng dần và đạt cực 
đại trong một khoảng thời gian nhất định; khi thời gian tăng qua một mức tới hạn thì hiệu 
quả lại giảm. Cụ thể, thời điểm hiệu quả trích ly đạt cao nhất ở công suất 600 W, 400 W và 
200 W lần lượt bằng 30 s; 50 s và 70 s. Như vậy, công suất vi sóng càng cao thì tốc độ trích 
ly càng nhanh. 
Hình 1. Hàm lượng betacyanin biến đổi theo thời gian ở các mức công suất vi sóng 
Ngoài ra, nhiệt độ cuối của mẫu cũng ảnh hưởng bởi điều kiện vi sóng (p < 0,05). Tốc 
độ tăng nhiệt độ của mẫu phụ thuộc vào công suất; công suất càng cao thì tốc độ tăng càng 
nhanh (Hình 2). Tuy nhiên, không có sự khác biệt ở nhiệt độ tối đa ở các mức công suất; 
không có mẫu nào có nhiệt độ trung bình tăng quá 90 ºC sau vi sóng. 
Có mối quan hệ giữa nhiệt độ cuối của mẫu và hàm lượng betacyanin. Theo đó, nhiệt 
độ tăng dần (trong khoảng 0 – 50 s) thì hàm lượng betacyanin tăng; nhưng khi nhiệt độ tăng 
đến cực đại (90 ºC) thì cũng là thời điểm hiệu quả trích ly giảm (trung bình sau 50 s). Kết 
quả này phù họp với công bố của Lim S. D. và ctv (2011) [14]; theo đó tác giả cho rằng 
betacyanin là chất màu rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và 90 ºC là nhiệt độ betacyanin bị phân 
hủy mạnh nhất. 
So sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm 
63 
Hình 2. Sự thay đổi nhiệt độ đo được theo thời gian ở các mức công suất vi sóng 
Như vậy khi trích ly bằng vi sóng, hàm lượng betacyanin cao nhất bằng 0,456 mg/100 g
ở công suất 600 W trong 30 giây.
3.2. Ảnh hưởng của siêu âm lên hiệu quả trích ly betacyanin từ vỏ quả thanh long
 Kết quả thực nghiệm cho thấy cả thời gian và công suất đều ảnh hưởng có nghĩa đến 
hiệu quả trích ly (p < 0,05). Hai yếu tố này giải thích được 99,46% sự thay đổi của hàm
lượng betacyanin trong dịch trích ly (R2 = 0,9946). Công suất siêu âm càng cao thì tốc độ
trích ly càng nhanh. Cụ thể, thời gian để hàm lượng betacyanin đạt đến điểm cao nhất ở
150 W; 187,5 W và 225 W giảm dần và lần lượt bằng 20 phút; 10 phút và 5 phút. 
 Hình 3. Hàm lượng betacyanin (mg/100 g) biến đổi theo thời gian ở các mức công suất 
siêu âm 
Nhiệt độ cuối của mẫu cũng chịu ảnh hưởng của công suất và thời gian siêu âm
(p < 0,05). Theo đó, nhiệt độ cuối của mẫu càng cao khi công suất càng cao và thời gian 
càng dài (Hình 3). Nhiệt độ cao nhất bằng 60 ºC ở mẫu trích ly tại 225 W trong 25 phút và
nhiệt độ thấp nhất bằng 35 ºC ở mẫu tại 150 W trong 5 phút. Tương tự với trích ly có vi
sóng; có mối liên quan giữa nhiệt độ cuối của mẫu và hiệu quả trích ly ở trích ly có siêu âm.
Theo đó, ở cả 3 mức công suất hiệu quả trích ly đều giảm sau khi nhiệt độ mẫu tăng quá mức
trung bình 45 ºC (sau 5 phút ở 225 W, sau 10 phút ở 187,5 W và sau 20 phút ở 150 W). Kết 
quả này phù hợp với công bố trước đây của Lê Thị Hồng Ánh và ctv [15], các tác giả đã
khẳng định betacyanin bắt đầu bị phân hủy khi nhiệt độ tăng trên 40 ºC; để bảo vệ chất màu 
betacyanin, trích ly bằng siêu âm chỉ nên thực hiện ở 30 – 40 ºC. Kết hợp với yếu tố nhiệt
độ, phản ứng oxi hóa do lượng oxi được trộn vào khi siêu âm cũng là nguyên nhân làm giảm
hàm lượng betacyanin khi kéo dài thời gian trích ly [16]. 
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh 
Hình 4. Sự thay đổi nhiệt độ đo được theo thời gian ở các mức công suất siêu âm
 Như vậy khi trích ly bằng siêu âm, hàm lượng betacyanin đạt cao nhất bằng 
0,409 mg/100 g ở công suất 187,5 W trong 10 phút.
3.3. Sự khác biệt về hiệu quả thu nhận betacyanin của trích ly bằng vi sóng và trích ly
bằng siêu âm
 Hàm lượng betacyanin ở điều kiện trích ly tốt nhất của hai phương pháp được so sánh. 
Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt nghĩa về hiệu quả trích ly giữa hai
phương pháp (p < 0,05). 
Hình 5. Hàm lượng betacyanin (mg/100 g) thu được trong điều kiện tốt nhất của trích ly
bằng vi sóng và trích ly bằng siêu âm
 Cụ thể, phương pháp vi sóng cho hiệu quả trích ly cao hơn so với siêu âm (Hình 5). 
Ngoài ra, với thời gian trích ly tốt nhất bằng 30 giây thì trích ly có vi sóng giúp làm giảm đến
95% thời gian trích ly so với siêu âm (cần đến 10 phút để đạt hiệu quả trích ly cao nhất).
4. KẾT LUẬN
 Cả vi sóng và siêu âm đều ảnh hưởng ý nghĩa lên hiệu quả trích ly chất màu 
betacyanin. Trích ly bằng vi sóng đạt hiệu quả thu nhận betacyanin cao nhất bằng 
0,456 ± 0,004 mg/100 g ở thời gian 30 giây và công suất 600 W. Trong khi đó, trích ly bằng 
siêu âm cho hiệu quả thu nhận betacyanin cao nhất bằng 0,409 ± 0,003 mg/100 g tại thời 
gian 10 phút và công suất 187,5 W. Hai phương pháp này có triển vọng trong ứng dụng trích
ly betacyanin và chất màu tự nhiên nói chung để ứng dụng làm phụ gia sản thực phẩm.
64
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh 
64 
Hình 4. Sự thay đổi nhiệt độ đo được theo thời gian ở các mức công suất siêu âm 
Như vậy khi trích ly bằng siêu âm, hàm lượng betacyanin đạt cao nhất bằng 
0,409 mg/100g ở công suất 187,5 W trong 10 phút. 
3.3. Sự khác biệt về hiệu quả thu nhận betacyanin của trích ly bằng vi sóng và trích ly 
bằng siêu âm 
Hàm lượng betacyanin ở điều kiện trích ly tốt nhất của hai phương pháp được so sánh. 
Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt nghĩa về hiệu quả trích ly giữa hai 
phương pháp (p < 0,05). 
Hình 5. Hàm lượng betacyanin (mg/100g) thu được trong điều kiện tốt nhất của trích ly 
bằng vi sóng và trích ly bằng siêu âm 
Cụ thể, phương pháp vi sóng cho hiệu quả trích ly cao hơn so với siêu âm (Hình 5). 
Ngoài ra, với thời gian trích ly tốt nhất bằng 30 giây thì trích ly có vi sóng giúp làm giảm đến 
95% thời gian trích ly so với siêu âm (cần đến 10 phút để đạt hiệu quả trích ly cao nhất). 
4. KẾT LUẬN 
Cả vi sóng và siêu âm đều ảnh hưởng ý nghĩa lên hiệu quả trích ly chất màu 
betacyanin. Trích ly bằng vi sóng đạt hiệu quả thu nhận betacyanin cao nhất bằng 
0,456 ± 0,004 mg/100 g ở thời gian 30 giây và công suất 600 W. Trong khi đó, trích ly bằng 
siêu âm cho hiệu quả thu nhận betacyanin cao nhất bằng 0,409 ± 0,003 mg/100 g tại thời 
gian 10 phút và công suất 187,5 W. Hai phương pháp này có triển vọng trong ứng dụng trích 
ly betacyanin và chất màu tự nhiên nói chung để ứng dụng làm phụ gia sản thực phẩm. 
So sánh hiệu quả trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và siêu âm 
65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Yin M. C., Hsu P. C., and Chang H. H. - In vitro antioxidant and antibacterial 
activities of shallot and scallion, Journal of Food Science 68 (2003) 281-284. 
2. Thirugnanasambandham K. and Sivakumar V. - Microwave assisted extraction 
process of betalain from dragon fruit and its antioxidant activities, Journal of the 
Saudi Society of Agricultural Sciences 16 (1) (2015) 41-48. 
3. Priatni S. and Pradita A. - Stability study of betacyanin extract from red dragon fruit 
(Hylocereus polyrhizus) peels, Procedia Chemistry 16 (2015) 438-444. 
4. Ince A. E., Sahin S., and Sumnu G. - Comparison of microwave and ultrasound-
assisted extraction techniques for leaching of phenolic compounds from nettle, 
Journal of Food Science and Technology 51 (2014) 2776-2782. 
5. Chandrasekara A., Naczk M., and Shahidi F. - Effect of processing on the 
antioxidant activity of millet grains, Food Chemistry 133 (2012) 1-9. 
6. Beejmohun V., Fliniaux O., Grand É., Lamblin F., Bensaddek L., Christen P., et al.- 
Microwave‐assisted extraction of the main phenolic compounds in flaxseed, 
Phytochemical Analysis 18 (2007) 275-282. 
7. Proestos C. and Komaitis M. - Application of microwave-assisted extraction to the 
fast extraction of plant phenolic compounds, LWT-Food Science and Technology 41 
(2008) 652-659. 
8. Gallo M., Ferracane R., Graziani G., Ritieni A., and Fogliano V. - Microwave 
assisted extraction of phenolic compounds from four different spices, Molecules 15 
(2010) 6365-6374. 
9. Tsubaki S., Sakamoto M., and Azuma J.-i. - Microwave-assisted extraction of 
phenolic compounds from tea residues under autohydrolytic conditions, Food 
Chemistry 123 (2010) 1255-1258.
10. Esclapez M., García-Pérez J., Mulet A., and Cárcel J. - Ultrasound-assisted
extraction of natural products, Food Engineering Reviews 3 (2011) pp. 108.
11. Ghafoor K., Choi Y. H., Jeon J. Y., and Jo I. H. - Optimization of ultrasound-
assisted extraction of phenolic compounds, antioxidants, and anthocyanins from
grape (Vitis vinifera) seeds, Journal of Agricultural and Food Chemistry 57 (2009)
4988-4994.
12. Japón-Luján R., Luque-Rodríguez J., and De Castro M. L. - Dynamic ultrasound-
assisted extraction of oleuropein and related biophenols from olive leaves, Journal of 
Chromatography A 1108 (2006) 76-82.
13. Cejudo-Bastante M. J., Hurtado N., Delgado A., and Heredia F. J. - Impact of pH
and temperature on the colour and betalain content of Colombian yellow pitaya peel
(Selenicereus megalanthus), Journal of Food Science and Technology 53 (2016) 
2405-2413.
14. Lim S., Yusof Y., Chin N., Talib R., Endan J., and Aziz M. - Effect of extraction
parameters on the yield of betacyanins from pitaya fruit (Hylocereus polyrhizus)
pulps, Journal of Food, Agriculture & Environment 9 (2011) 158-162.
15. Lê Thị Hồng Ánh và ctv. - Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong sản xuất
chất mầu tự nhiên từ trái thanh long, Đề tài NCKH cấp Bộ Công thương 2016. 
Mạc Xuân Hòa, Nguyễn Lâm Nhu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh 
66 
16. Wong Y.-M. and Siow L.-F. - Effects of heat, pH, antioxidant, agitation and light on 
betacyanin stability using red-fleshed dragon fruit (Hylocereus polyrhizus) juice and 
concentrate as models, Journal of Food Science and Technology 52 (2015) 3086-3092. 
ABSTRACT 
 COMPARISON OF MICROWAVE AND ULTRASOUND-ASSISTED EXTRACTION 
FOR LEACHING BETACYANIN FROM DRAGON FRUIT PEELS 
Mac Xuan Hoa, Nguyen Lam Nhu, Nguyen Thi Hong Hanh* 
Ho Chi Minh City University of Food Industry 
*Email: hanhnguyen300995@gmail.com 
Extraction of betacyanin from dragon fruit peels by microwave and ultrasound was 
studied by experimental method. In both microwave and ultrasound-assisted extractions, 
effects of extraction time (10-110 sec for microwave; 5-25 min for ultrasound) and different 
powers (200 W, 400 W, 600 W for microwave; 150 W, 187.5 W, 225 W for ultrasound) were 
investigated. In microwave-assisted extraction, the highest betacyanin (0.456 mg/100 g) was 
obtained in 30 sec and 600 W powers. For ultrasound-assisted extraction, the condition 
which acquired the highest betacyanin (0.409 mg/100 g) was 10 min and 187.5 W powers. 
Microwave reduced extraction time by 95% and betacyanin obtained in this method was 
higher (0.456 mg/100 g) compaired with (0.409 mg/100 g). 
Key words: Microwave, ultrasound, betacyanin, dragon fruit peels. 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_trich_ly_chat_mau_betacyanin_tu_vo_qua_than.pdf