Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai"

 Do vậy, tôi luôn mong muốn có được những giải pháp để giúp giáo viên tăng thêm hiệu quả dạy học, cụ thể là công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo quê hương. Nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách tích cực, phù hợp hoạt động của trẻ. Đồng thời thông qua lời của những bài hát, hay những câu chuyện có thể sẽ giúp trẻ nhận biết về biển đảo quê hương mình.

doc 33 trang thom 09/01/2024 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai"

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai"
I: Mở đầu:
1. Lý do chon đề tài:
	Biển đảo quê hương hiện nay đã và đang trở thành vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm cũng như toàn thể người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đi kèm với những vấn đề liên quan về chủ quyền biển đảo dân tộc ta thì việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cũng quan trọng không kém. Vì thế cho trẻ tiếp cận với vấn đề tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là rất cần thiết. Điều này giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường, tài nguyên biển đảo. Từ đó, khơi dậy nhận thức bảo vệ tài nguyên – môi trường biển đảo và niềm tự hào, tinh thần dân tộc của trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trong tương lai không xa.
Thực tế hiện nay vấn đề môi trường và tài nguyên đang trở nên vô cùng bức thiết. Đây là mối lo ngại của toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra với những hệ lụy không lường. Con người đang phải đối diện với rất nhiều nguy cơ. Bằng chứng là môi trường tài nguyên đang dần cạn kiệt và không ngừng suy thoái. Chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà suy giảm bởi yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. ​Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên Nhưng việc phát triển kinh tế biển cũng đang làm suy giảm mạnh nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Môi trường vùng biển Việt Nam với diện tích rộng hơn 1 triệu km2, sẽ là không gian phát triển và sinh tồn tương lai, cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Có thể nói, con người giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường. Vì lẽ đó, việc giáo dục nâng cao ý thức cho con người cần được quan tâm sâu sát. Ở lứa tuổi mầm non, trong chương trình học trẻ cũng đã sớm làm quen với môi trường xung quanh và phần nào được giáo dục về bảo vệ môi trường. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng dần dần từ đó được hình thành trong trẻ. Những điều này rất quan trọng để hình thành thế hệ con người biết yêu thiên nhiên và luôn hành động vì môi trường. Đặc biệt hơn, trẻ cũng cần nhận thức về giá trị của tài nguyên biển, hải đảo để bảo vệ môi trường biển đảo cũng như vấn đề nhạy cảm chủ quyền quốc gia trên biển.Thêm vào đó, mặc dù trẻ có tiếp xúc làm quen với môi trường xung quanh song điều đó vẫn là chưa đủ. Thực tế địa phương cũng còn hạn chế để trẻ tiếp xúc làm quen với tài nguyên và môi trường biển đảo. Biển, hải đảo không chỉ xa về mặt khoảng cách địa lý mà còn xa trong nhận thức đối với trẻ. Đa số các bậc phụ huynh đều ít có điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường biển, hải đảo. Ở trường, việc cung cấp cho trẻ kiến thức về môi trường, tài nguyên biển đảo vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Bản thân là một giáo viên mầm non, với vốn kiến thức nhỏ nhoi tôi biết 
mình không thể làm được điều đó với tất cả mọi người và tôi quyết định đem vốn kiến thức ít ỏi của mình để dạy lại cho thế hệ tương lai. Tôi nghĩ sớm vun đắp cho các bé tình yêu quê hương đất nước yêu biển đảo, là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết
Chính vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ em 5 - 6 tuổi là một vấn đề hết sức cần thiết trong các trường Mầm non. Để giúp giáo viên có được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Thực hiện tốt nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo là giáo dục trẻ tình yêu, lòng tự hào ý thức bảo vệ, gữi gìn biển đảo quê hương, góp phần xây dựng biển đảo quê hương, đất nước Việt Nam càng thêm xanh, sạch đẹp, phát triển bền vững.
          Do vậy, tôi luôn mong muốn có được những giải pháp để giúp giáo viên tăng thêm hiệu quả dạy học, cụ thể là công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo quê hương. Nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách tích cực, phù hợp hoạt động của trẻ. Đồng thời thông qua lời của những bài hát, hay những câu chuyện có thể sẽ giúp trẻ nhận biết về biển đảo quê hương mình.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thiết nghĩ rằng cần phải hướng đến giáo dục cho trẻ có được ý thức sống hòa đồng với môi trường, từ đó có cách bảo vệ môi trường. Vì thế, tôi xin đề xuất “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non sao mai” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
a. Mục tiêu của đề tài:
Đã từ lâu biển là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân. Biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc và ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy chúng ta phải làm gi? Và làm như thế nào để biển luôn là nguồn phát triển kinh tế lớn nhất. Đó là những câu hỏi mà tôi thường xuyên đặt ra. 
Vì thực tế cho thấy trong những năm gần đây thật đáng buồn khi con người đã khai thác và làm suy kiệt nguồn tài nguyên. Môi trường ngày càng đang bị hủy hoại một cách nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến nước ta đã phải đón nhận những trận bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụtkhông chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để có thể giúp cho tất cả mọi người ai ai cũng nhìn thấy những đều ấy. 
Bản thân là một giáo viên mầm non, với vốn kiến thức nhỏ nhoi tôi biết mình không thể làm được điều đó với tất cả mọi người nhưng với lòng yêu quê hương yêu biển, hải đảo vô tận, tôi quyết định đem vốn kiến thức ít ỏi của mình để dạy lại cho thế hệ tương lai. Đối với trẻ mầm non, giáo dục để trẻ hiểu về quê hương đất nước, yêu biển đảo là một việc làm quan trọng nhưng giáo dục như thế nào để đem lại hiệu quả cao là một việc làm càng quan trọng hơn và tôi nghĩ bằng cách thông qua các môn học là cách truyền đạt và chuyển tải nội dụng gần gũi và thiết thực nhất.
Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã thử lồng ghép một số bài hát, bài thơ có nội dung về biển đảo vào các chủ điểm. Tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt hứng thú và nhớ rất rất lâu. Đó chính là mục đích tôi muốn nghiên cứu đề tài này, tôi mong rằng với vốn kinh nghiệm có được của mình tôi sẽ giúp trẻ hiểu một phần nào về biển đảo của mình và cũng từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn nữa. 
b. Nhiệm vụ của đề tài:
Trẻ em như “Tờ giấy trắng”, do đó muốn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, vững chắc thì trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên phải chú ý đến phát triển đồng bộ về: Đức – Trí – Văn – Thể - Mỹ. Vì vậy để thực hiện tốt nhiêm vụ của mình thì người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng phải tích cực chủ động, sáng tạo, tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp để dìu dắt học sinh thực hiện có hiệu quả. Tạo nền tảng tốt cho các em sau này. Và từ đó tôi đã rút ra những nhiệm vụ cơ bản của đề tài như sau:
- Hình thành khả năng nhận thức tích cực về môi trường biển và hải đảo.
- Giúp trẻ có điều kiện, cơ hội thể hiện nhận thức của mình thông qua các hoạt động về biển và hải đảo trong trường mầm non. 
- Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực, sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề trong hoạt động lồng ghép biển, hải đảo một cách độc lập tích cực.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Từ những lí do trên tôi đã tìm ra đối tượng nghiên cứu của tôi là: “Một số biện pháp tích hợp lồng ghép giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi trong trường mầm non Sao mai" Thuộc vùng nông thôn miền núi. 
4. Giới hạn Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trong khuôn khổ: Học sinh: 5 – 6 tuổi đang học tại Trường mầm non Sao Mai – Xã Bình hòa – Huyện krông ana – Tỉnh Đăk Lăk.
- Đối tượng khảo sát: 42 học sinh lớp lá 1 Trường mầm non Sao Mai. 
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích bản thân tôi đưa ra những nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
+ Phương pháp quan sát: Quan sát tự nhiên để xác định thực trạng về việc tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi.
+ Phương pháp điều tra: xử lý thông tin về nội dung này.
+ Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với học sinh, giáo viên, phụ huynh để bổ xung các biện pháp phù hợp.
+ Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào chương trình giảng dạy thực tế của lớp mình từ đó rút ra kinh nghiệm.
+ Phương pháp tổng hợp phân tích: Tổng hợp và phân tích kết quả đã đạt được.
- Phương pháp thống kê toán học.
II. Nội dung:
1.Cơ sở lí luận:
	Mỗi người dân Việt Nam đều biết đến câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”. Đó là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có, trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên. Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của chúng ta đối với của cải, giang sơn gấm vóc của đân tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào rằng nước ta có đường bờ biển dài 3260km, phần biển có diện tích hơn 1.000.000km vuông, có khoảng hơn 4.000 hòn đảo, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, có nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt đới gió mùatạo nên nhiều hệ sinh thái khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên biển. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý thì tài nguyên không bị cạn kiệt và trở thành vàng bạc thực sự.
Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến bà mẹ thiên nhiên nổi giận, năm 2012 nước ta đã phải đón nhận 11 trận bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụtkhông chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
Mỗi học sinh Việt Nam cần phải hiểu biết về đất nước gồm cả đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời . Đặc biệt là hiện nay môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề . Việc bảo vệ môi trường biển, đảo là vấn đề cấp thiếc hiện nay , không phải một cá nhân mà làm được, cần có cộng đồng xã hội cùng góp sức để bảo vệ. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường. Qua đó giúp trẻ hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường góp phần hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, tôi tin rằng tương lai môi trường biển sẽ không còn bị ô nhiễm.
2. Thực trạng (Cơ sở thực tiễn):
Việc chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cho trẻ em 5 tuổi hiện nay có rất nhiều giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện, mỗi người một phương pháp, biện pháp khác nhau và hiệu quả đạt được tùy thuộc của mỗi người, song mục đích chung là góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
Trường mầm non Sao Mai là một trong những trường nông thôn thuộc huyện Krông ana, trường có 3 địa điểm khang trang sạch sẽ với khu trung tâm thôn 2 và 2 cụm lẻ Quảng đà và E chai. 
- Hiện nay ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao. Trẻ sống ở vùng cao nguyên, đồi núi nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ. Tôi mong muốn trẻ biết về đất nước Việt Nam ta có đất liền nơi trẻ sống và có cả hải đảo, vùng biển, vùng trời bao la, tươi đẹp. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nơi trẻ sống và góp phần nhỏ bé bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Là một người giáo viên mầm non hàng ngày đang trực tiếp giáo dục, đặt những viên gạch đầu tiên cho những thế hệ tương lai của đất nước. Tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, đó là nền móng cho sự hiểu biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. 
- Nhận thức rõ trách nhiệm của một cô giáo mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lời và khó khăn sau: 
 Thuận lợi:
* Cơ sở vật chất:
- Môi trường lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
* Giáo viên:
- Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu trẻ.
- Bản thân tôi nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức qua sách báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự giờ kiến tập do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Luôn có sự sát sao chỉ đạo của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trình khi thực hiện chương trình.
* Phụ huynh học sinh:
- Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
Khó khăn:
- Trẻ sống ở vùng tây nguyên đồi núi nên hầu hết trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường tài nguyên biển, hải đảo nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ.
- Đa số học sinh là con em nông dân, nên nhận thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo chưa cao, chất lượng học sinh không đồng đều nên khi chia nhóm để thực hiện thì nhiều trẻ chưa thực hiện được, cô chưa nắm bắt được tâm sinh lí của trẻ, chưa cho trẻ thể hiện hết được tâm tư, nguyện vọng của mình.
- Hầu hết trẻ trong lớp đều được cha mẹ cưng chiều. Một số cháu còn hay nghỉ học như: Hải Anh, Minh Khang, Yến Nhi, Thanh Ngânnên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức.
- Có một số trẻ còn nhút nhát; chưa mạnh dạn tự tin thể hiện mình trong môi trường hợp tác, giao lưu giữa cô với trẻ, giữa trẻ với cô, và giữa trẻ với trẻ.
- Trẻ thụ động khi tiếp thu bài. Phương pháp nghe - nói chưa phát huy hiệu quả.
- Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế.
-  ... ồ dùng vệ sinh được dùng và để ngăn nắp. Giữ môi trường lớp gọn, sạch.
 	 a.6. Hoạt động ở các góc:
- Nhắc nhở trẻ chơi và giao tiếp với nhau nhưng không ồn ào; không vứt, ném đồ chơi để nhiều bạn được chơi và chơi được lâu.
- Quan sát và nhắc nhở trẻ chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. 
VD: Ở góc sách:
Chú ý dạy trẻ cách cầm sách xem không làm hỏng sách (không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xoá trong sách, giở sách nhẹ nhàng từng trang một.
Cho trẻ xem sách tranh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường (đi xe ôtô, xe máy...) và những hành vi bảo vệ môi trường: đi xe đạp, đi bộ, vứt rác vào nơi quy định...
- Chơi với cát, nước, tạo sóng biển, thả thuyền, làm tàu thủy...
 	a.7. Giờ ăn cơm:
 	- Biết giúp cô chuẩn bị bữa ăn, giáo dục trẻ biết ăn hết suất và khi ăn không vơi rãi là một hành vi tiết kiệm - bảo vệ môi trường.
VD: Chuẩn bị ghế, trang trí bàn ăn (mang bình hoa, dĩa khăn). Ăn xong dọn dẹp ghế, bình hoa, dĩa khăn giúp cô.
- Nhắc nhở trẻ tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, thức ăn thừa gom vào 1 chỗ để nhà bếp nuôi lợn...
- Ăn xong biết xếp bát thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng.
- Ăn xong trẻ đánh răng, uống nước: nhắc trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng. Lấy nước uống vừa đủ.
a.8. Hoạt động chiều:
- Cô và trẻ trang trí phòng nhóm (những vật liệu phế thải thu gom được).
- Trò chuyện về ích lợi của việc sử dụng các vật liệu phế thải để làm đồ dùng học tập lại bảo vệ môi trường. 
- Sắp xếp gọn gàng các dụng cụ và nguyên vật liệu sau khi làm. 
a.9. Lao động:
- Cho trẻ nhặt lá cây hoặc rác có trong sân trường.
- Tưới cây, chăm sóc cây xới đất, bón cho cây, cho cá ăn...
- Sản phẩm của lao động (trồng rau, nuôi con vật) trong bữa ăn của trẻ.
Đây chính là những việc làm tốt cho môi trường; ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường, xanh, sạch đẹp.
a.10. Hoạt động nêu gương và trả trẻ: 
- Giáo viên và trẻ phát hiện và khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường như: Tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân và tiết kiệm khi giờ ăn, nhóm trực nhật thu dọn đồ dựng gọn, cất đồ chơi nhẹ nhàng... (Nêu gương người bạn của sách, người bạn đồ chơi, người bạn của môi trường, người bạn tiết kiệm điện...)
- Phát hiện và nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường (VD: để đồ dùng, đồ chơi chưa gọn, rửa tay còn vẩy nước ra ngoài mắng nước, nói to ...).
*Kết luận: Để giúp trẻ có những kiến thức và hành vi thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, giáo viên cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp phải phù hợp và gắn với cuộc sống thực của trẻ với trẻ, để qua đó hình thành cho trẻ những hành vi, thái độ bảo vệ môi trường. Để làm tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường  trong trường mầm non giáo viên không những phải nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt và thực hiện nghiêm túc, phải giáo dục trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Điều quan trọng, giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường .
 	Giáo dục môi trường có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Giáo viên nên lồng ghép vào các hoạt động bằng các biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường sống hàng ngày, và đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy, phân loại rác thải thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Trẻ đã có kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường thì việc lồng ghép giáo dục tài nguyên,môi trường biển và hải đảo sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 	Bên cạnh đó cô nên khuyến khích trẻ tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân nhỏ, những người chủ tương lai của đất nước.
 	Biện pháp 6: Giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo thông qua ngày hội, ngày lễ:
- Trong những ngày hội ngày lễ chúng tôi thường cho trẻ đóng kịch, hát múa có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Trẻ rất hứng thú khi được hòa mình vào những nhân vật.
- Đầu năm học nhà trường đã trển khai nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo đến từng giáo viên 5 tuổi. Hơn nữa nhà trường đã vẽ tranh, các lớp trang trí khung cảnh sư phạm mang nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo, điều đó giúp trẻ dẽ dàng tiếp cận hơn. - Trong Hội chợ mùa xuân, trường MN Sao Mai chúng tôi đã mang tới hội chợ gian hàng với chủ đề “Mùa xuân trên biển đảo” với rất nhiều sản phẩm của cô và trò về biển, hải đảo. Đó là một hoạt động thiết thực để giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ.
Hình ảnh gian hàng của trường ở Hội chợ mùa xuân
Sản phẩm trong gian hàng của cô và trẻ cùng làm
Biện pháp 7: Tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ:
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ học bằng phương pháp soi gương nên người lớn luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.Tuyên truyền, vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường , việc bảo vệ Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong cuộc sống hàng ngày; nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện bằng khẩu hiệu “Hãy phủ xanh ngôi nhà của chúng ta”. Bằng biện pháp trao đổi trực tiếp, trao đổi qua bảng tuyên truyền của lớp. Kết quả trường tôi đã trồng được rất nhiều cây xanh, cây hoa, các giá trồng rau xanhtạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp. Trong Hội chợ mùa xuân các phụ huynh cũng nhiệt tình tham gia ủng hộ cho hội chợ thành công tốt đẹp.
Tôi cũng phát động phong trào thu gom phế liệu sau dịp tết nguyên đán để làm đồ dùng đồ chơi. Phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ, cô và trò cùng làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi bổ xung vào các góc. Tôi nghĩ đó là con đường ngắn nhất để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
- Các giải pháp, biện pháp này nó có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể thiếu trong quá trình truyền thụ và hình thành các kĩ năng trong hoạt động tích cực ở trẻ, biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia thúc đẩy nhau tạo nên kết quả của trẻ.
4.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Kết quả khảo nghiệm:
STT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Biết tên 1 số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta
42
100
0
0
2
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
42
100
0
0
3
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp.
41
97.6
1
2,4
4
Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi đúng nơi quy định
42
100
0
0
5
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác
42
100
0
0
6
Không la hét to
41
97.6
1
2,4
7
Phân biệt được những hành động đúng- sai đối với môi trường biển và hải đảo
40
95
2
5
8
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
41
97.6
1
2,4
9
Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện
40
95
2
5
Về bản thân giáo viên: Cũng đã có những kiến thức sâu hơn trong công tác tích hợp các nội dung giảng dạy và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.Lồng ghép các bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi học tập để giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng chủ đề, hoạt động phù hợp, lô gich.
Về phía trẻ: Khích lệ được trí tưởng tượng, sự tò mò của trẻ, trẻ có hứng thú học, tiếp thu kiến thức nhanh. Trẻ rất thích tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu, yêu lao động, thích tạo ra cái đẹp. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Và trẻ bước đầu có khái niệm về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của nước ta.
*Giá trị khoa học:	
Qua một học kì tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động và tôi nhận thấy đa số cháu trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động khi nhận thức về biển, tỉ lệ trẻ nhận thức về môi trường và tài nguyên biển được tăng lên một cách rõ riệt. Trẻ tiếp thu nhẹ nhàng nhờ vào khả năng tổ chức sáng tạo của cô. Phát triển nhận thức tư duy và trí tưởng về môi trường biển và hải đảo một cách có định hướng. Đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với trẻ 5 – 6 tuổi, và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
* Kết quả thu được qua quá trình thực hiện đề tài:
 	Qua một năm học nghiên cứu và thực hiện đề tài Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi với 42 cháu ở lớp 1 Trường mầm non Sao mai thu được kết quả sau:
STT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Thời gian
Đạt
Chưa đạt
Tỉ lệ khảo sát tăng, giảm so với đầu năm
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Biết tên 1 số bãi biển, đảo nổi tiếng của nước ta
Đầu năm
28
66.7
14
33,3
Tăng 14
33,3
Cuối năm
42
100
0
0
2
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
Đầu năm
32
76
10
24
Tăng 10
24
Cuối năm
42
100
0
0
3
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp.
Đầu năm
25
59,5
17
40,5
Tăng 16
38
Cuối năm
41
97.6
1
2,4
4
Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi đúng nơi quy định
Đầu năm
28
66.7
14
33,3
Tăng 14
33,3
Cuối năm
42
100
0
0
5
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác
Đầu năm
30
71,4
12
28,6
Tăng 12
28,6
Cuối năm
42
100
0
0
6
Không la hét to
Đầu năm
25
59,5
17
40,5
Tăng 16
38
Cuối năm
41
97.6
1
2,4
7
Phân biệt được những hành động đúng- sai đối với môi trường biển và hải đảo
Đầu năm
20
47,6
22
52,4
Tăng 20
47,6
Cuối năm
40
95
2
5
8
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
Đầu năm
28
66.7
14
33,3
Tăng 13
31
Cuối năm
41
97.6
1
2,4
9
Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện
Đầu năm
25
59,5
17
40,5
Tăng 15
35,7
Cuối năm
40
95
2
5
Như vậy, qua bảng đối chứng cho thấy kết quả của học sinh cuối năm so với đầu năm chuyển biến rõ rệt. Nhìn vào kết quả đạt được cho chúng ta thấy kết quả được tăng lên vượt bậc. So sánh kết quả khảo nghiệm với kết quả kháo sát ban đầu cho chúng ta thấy có sự khác biệt. Điều đó chứng minh rằng : Áp dụng các biện pháp phù hợp, đúng lúc sẽ cho ta kết quả như mình mong muốn. 
IV. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận: 
Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đã đạt được tôi thấy rằng để làm tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường  trong trường mầm non giáo viên không những phải nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt và thực hiện nghiêm túc, phải giáo dục trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Điều quan trọng, giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Là một người giáo viên mầm non tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, đó là nền móng cho sự hiểu biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
2. Kiến nghị: 
- Nhà trường cần xây dựng kho tài liệu về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho tất cả các giáo viên trong trường được tham khảo, trao đổi kinh nghiệm.
- Đề nghị nhà trường bổ sung máy tính cho các nhóm lớp để giáo viên được áp dụng công nghệ thông tin thường xuyên vào các hoạt động. Đặc biệt là việc sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được dễ dàng. Việc cho trẻ tiếp cận thông tin giáo dục bằng hình ảnh được dễ dàng hơn.
* Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Bên cạnh những việc làm được còn một số việc chưa làm được. Kính đề nghị Ban giám hiệu Trường Mầm non Sao Mai giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Bình Hòa, ngày 25 tháng 12 năm 2016
 Người viết
 Trần Thị Tỷ
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 HIỆU TRƯỞNG
 (Đã ký)
 Nguyễn Văn Nhẫn
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu
Tác giả
Nhà xuất bản
1
Tạp chí khoa học giáo dục số 10 năm 2013
Sưu tầm
Nhà xuất bản Giáo dục
2
Tạp chí giáo dục mầm non chuyên đề số 15 năm 2015.
Sưu tầm
Nhà xuất bản Giáo dục
2
Những bài SKKN hay bậc học Mầm non
Sưu tầm
Nhà xuất bản Giáo dục
3
Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giao 5 tuổi. 
Phan Lan Anh Trần Thị Thu Hòa
Nhà xuất bản Giáo dục
4
Giáo dục học Mầm non
Phan Thị Châu Nguyễn Thị Hoa Trần Thị Sinh
Đại học Quốc gia Hà Nội
PHỤ LỤC
I: Mở đầu:
1. Lý do chon đề tài: 	1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 	2
a. Mục tiêu của đề tài: 	2
b. Nhiệm vụ của đề tài: 	3
3. Đối tượng nghiên cứu: 	3
4. Phạm vi nghiên cứu: 	3
5. Phương pháp nghiên cứu: 	4
II. Nội dung:
1.Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài: 	4
2. Thực trạng vấn đề: 	5
3. Các biện pháp giải pháp:	7
3.1. Mục tiêu các giải pháp:	7
3.2. Nội dung Các giải pháp, biện pháp: 	8
Biện pháp 1: Khảo sát ban đầu:	8
Biện pháp 2: Tìm hiểu, sưu tập tài liệu về tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay:	 10
Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ 5 tuổi: 	15
Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng chủ đề, hoạt động cụ thể: 	17
Biện pháp 5: Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 1 ngày ở trường mầm non: 	23
Biện pháp 6: Giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo thông qua ngày hội, ngày lễ: 	26
Biện pháp 7: Tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ: 	27
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 	27
4.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: ..	28
III: Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận: 	30
2. Kiến nghị : 	30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_mo.doc