Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Kỹ năng sử dụng sơ đồ (KNSDSĐ) là năng lực nhận thức các thuộc tính, các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng thông qua việc “xây dựng” và “đọc hiểu” sơ đồ. Đây là những năng lực quan trọng để xác định mức độ tư duy trực quan - sơ đồ (TDTQ-SĐ), giai đoạn phát triển cao của tư duy trực quan - hình tượng (TDTQ-HT), được hình thành và phát triển ở giai đoạn 5 - 7 tuổi. KNSDSĐ của trẻ 5 - 6 tuổi sẽ phát triển tốt nếu giáo viên (GV) mầm non quan tâm, sử dụng các biện pháp phù hợp để rèn luyện cho trẻ. Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực trạng mức độ KNSDSĐ của trẻ mẫu giáo (MG) 5 - 6 tuổi, bài báo trình bày một số biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học (KPKH) cho trẻ ở trường mầm non.

pdf 10 trang thom 09/01/2024 3360
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 03(47)/2018: tr. 135-144 
Ngày nhận bài: 13/12/2017; Hoàn thành phản biện: 07/01/2018; Ngày nhận đăng: 08/01/2018 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ 
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 
QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 
TRẦN VIẾT NHI 
Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Email: vietnhi110@gmail.com 
Tóm tắt: Kỹ năng sử dụng sơ đồ (KNSDSĐ) là năng lực nhận thức các 
thuộc tính, các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng thông qua việc “xây 
dựng” và “đọc hiểu” sơ đồ. Đây là những năng lực quan trọng để xác định 
mức độ tư duy trực quan - sơ đồ (TDTQ-SĐ), giai đoạn phát triển cao của tư 
duy trực quan - hình tượng (TDTQ-HT), được hình thành và phát triển ở giai 
đoạn 5 - 7 tuổi. KNSDSĐ của trẻ 5 - 6 tuổi sẽ phát triển tốt nếu giáo viên 
(GV) mầm non quan tâm, sử dụng các biện pháp phù hợp để rèn luyện cho 
trẻ. Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực trạng mức độ KNSDSĐ 
của trẻ mẫu giáo (MG) 5 - 6 tuổi, bài báo trình bày một số biện pháp rèn 
luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua tổ chức hoạt động khám phá khoa 
học (KPKH) cho trẻ ở trường mầm non. 
Từ khóa: Kỹ năng sử dụng sơ đồ, trẻ mẫu giáo, hoạt động khám phá khoa 
học. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
KNSDSĐ là năng lực nhận thức các thuộc tính, các mối liên hệ hệ bản chất của các sự 
vật hiện tượng thông qua sơ đồ. Kỹ năng này được đánh giá bằng các năng lực “xây 
dựng đồ” và “đọc hiểu sơ đồ”. Đây là những năng lực quan trọng để xác định mức độ 
TDTQ-SĐ, giai đoạn phát triển cao của TDTQ-HT, được hình thành và phát triển ở giai 
đoạn 5 – 7 tuổi (Trương Thị Khánh Hà, 2002) [1]. Trong giai đoạn này, biểu tượng của 
trẻ không còn là hình ảnh thực của sự vật mà đã giản lược đi những chi tiết cụ thể, chỉ 
giữ lại những nét chủ yếu mang tính khái quát. Trẻ bắt đầu hiểu rằng, có thể biểu thị 
một sự vật, hiện tượng nào đó bằng từ ngữ hay ký hiệu khác để giải các bài toán tư duy 
độc lập (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2009) [9]. 
Các tác giả L.A.Venger, O.M. Diachenko, A.R. Luria, A.V. Zaporozhets, D.B. Elkonin, 
K.E. Grukova, V.V. Davydov, N.I. Nheponhiasaja, N.P. Linkova đã chứng minh rằng 
trẻ MG 5 - 6 tuổi có thể phản ánh thực tế thông qua hình ảnh biểu đồ hóa và xem việc 
sử dụng sơ đồ trong tổ chức dạy học cho trẻ là cách thức phát triển trí tuệ tối ưu cho trẻ. 
[2] [4] [8] Các nghiên khác của Maria Birbili [5], Jeffiey Loewenstein và Dedre Gentner 
[4], Janice Hunter và các đồng nghệp [3] cho thấy tính khả thi của việc sử dụng bản 
đồ khái niệm, sơ đồ tư duy nhằm phát triển ngôn ngữ khoa học, hình thành khái niệm 
đơn giản cho trẻ trong các hoạt động đa dạng ở trường mầm non. 
136 TRẦN VIẾT NHI 
KPKH là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên 
và vật chất nhân tạo. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, 
suy luận, giải quyết vấn đề, đưa ra kết luận Nội dung KPKH của trẻ mầm non xoay 
quanh các vấn đề về môi trường tự nhiên và thế giới đồ vật xung gần gũi như: thế giới 
động vật, thế giới thực vật, các bộ phân trên cơ thể con người, đồ dùng – đồ chơi, 
phương tiện giao thông, tự nhiên vô sinh và các hiện tượng tự nhiên. Với mỗi nội dung, 
trẻ được trải nghiệm để tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, tính chất, lợi ích, công dụng, cách sử 
dụng (bảo quản), quá trình phát triển hay quy trình sản xuất, cách chăm sóc (bảo vệ) 
Những nội dung này cho GV nhiều cơ hổi để giúp trẻ tiếp xúc, hoạt động với sơ đồ. 
Hoạt động KPKH được tổ chức dưới các hình thức đa dạng (trong lớp – ngoài trời, cá 
nhân – nhóm – tập thể, hoạt động có chủ đích – hoạt động theo ý thích), môi trường 
hoạt động có tính mở tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm trong những không gian khác 
nhau, điều này giúp hình thành ở trẻ khả năng định hướng cũng như nắm bắt các thuộc 
tính trong không gian như vị trí của vật so với những vật khác, hướng đi, một trong 
những yếu tố quan trọng để hình thành các thao tác của KNSDSĐ. Mặt khác, hoạt động 
KPKH cho phép GV lồng ghép các phương pháp, biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ 
dưới hình thức vui chơi một cách hiệu quả mà không gây nhàm chán. Với những lí do 
đó, hoạt động KPKH ở trường mầm non tạo ra nhiều cơ hội để GV áp dụng các biện 
pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ mầm non. 
Vì vậy, nghiên cứu KNSDSĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi để đề xuất các biện pháp nâng cao 
hiệu quả rèn luyện các khả năng này cho trẻ là thiết thực trên cả phương diện lý luận 
cũng như thực tiễn. 
2. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 
QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 
2.1. Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
KNSDSĐ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cụ thể là: 
Thứ nhất, giúp trẻ giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống [6] 
KNSDSĐ mở ra cho trẻ khả năng hoạt động với sơ đồ, bằng việc sử dụng các ký hiệu 
để thay thế cho các đối tượng, các mối quan hệ của sự vật hiện tượng (SVHT) cũng như 
các công việc trẻ cần phải làm, trẻ có thể xây dựng các sơ đồ đơn giản, thể hiện hiểu 
biết của mình về thế giới và thậm chí là lập kế hoạch cho các hoạt động của bản thân. 
Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp trẻ phát huy tính tự lập, không chỉ trong trường học, ở 
gia đình mà cả ngoài xã hội. 
Thứ hai, là tiền đề cho sự hình thành tư duy logic [2] [6] [7] [9] 
Ở trẻ MG 5 - 6 tuổi đã hình thành các yếu tố của tư duy logic như các thao tác tư duy như 
phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa quá trình hình thành các thao tác sơ đồ hóa và 
đọc hiểu sơ đồ giúp các thao tác tư duy nói trên không những diễn ra với vật thật, hình ảnh, sơ 
đồ mà còn diễn ra trên cả bình diện ngôn ngữ. Sự giàu có và mức độ khái quát về các biểu 
tượng của trẻ ở giai đoạn này đã giúp trẻ hình thành một hệ thống quan điểm về SVHT, sự 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 137 
kiện, con người, dẫn đến tính chủ quan của tư duy mất dần. Vì thế, trẻ thiết lập được nhiều 
mối quan hệ với thế giới khách quan hơn, một số khái niệm trừu tượng đã được trẻ lĩnh hội ở 
mức độ “tiền khái niệm” dưới dạng lời nói. Đây sẽ là tiền đề cho sự hình thành tư duy khái 
niệm (tư duy logic) ở giai đoạn tiếp sau đó. 
Thứ ba, là cơ sở để phát triển sự sáng tạo của trẻ 
Sau phát hiện của L.A. Venger về sự xuất hiện kiểu TDTQ-SĐ ở trẻ MG 5 - 6 tuổi, 
trong các nghiên cứu của mình, O.M. Diachenko đã cho trẻ hoạt động với các mô hình, 
sơ đồ trực quan để phát triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Có thể thấy, 
KNSDSĐ “cần cho mọi sự sáng tạo, nó là một phần của trực giác mà thiếu nó thì sẽ 
không thể đạt tới một phát minh khoa học nào hết. Vì lí do đó, buộc chúng ta phải quan 
tâm đặc biệt đến sự phát triển kiểu tư duy này, ngay cả ở độ tuổi MG lớn” [2]. Điều này 
cho thấy, các nhà giáo dục cần chú ý những biểu hiện sáng tạo của trẻ trong quá trình trẻ 
thực hiện các thao tác sơ đồ hóa và đọc hiểu sơ đồ để khuyến khích trẻ kịp thời, tạo điều 
kiện thuận lợi cho trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo của mình. 
2.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
Trẻ MG 5 - 6 tuổi có khả năng: (1) Hiểu được các đặc điểm cơ bản, đặc trưng và sự cần 
thiết của các SVHT, sự đa dạng, phong phú của các SVHT xung quanh; biết sự thay đổi, 
sự phát triển và các liên hệ - quan hệ đơn giản giữa các SVHT; (2) Quan sát nhiều đối 
tượng cùng một lúc; phối hợp các giác quan một cách thuần thục để tìm hiểu các đối 
tượng; so sánh được sự khác và giống nhau của 2 hoặc nhiều đối tượng; phân hạng, 
phân nhóm các đối tượng xung quanh theo một vài dấu hiệu tiêu biểu; bắt đầu biết phân 
tích ngầm, suy luận và sắp xếp theo trình tự logic. (3) Sử dụng ngôn một cách ngữ mạch 
lạc để trao đổi, giải thích, thể hiện hiểu biết. (4) Có khả năng vận dụng điều đã biết vào 
cuộc sống xung quanh sâu và rộng hơn lứa tuổi trước. Điều này giúp có thể hiểu các sơ 
đồ và sử dụng kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu SVHT. Trên cơ sở những hiểu biết về 
thế giới xung quanh, trẻ có thể hoàn thành được các trò chơi tái hiện cấu trúc đối tượng 
như xếp hình, lắp; xây dựng các sơ đồ quy trình, vòng đời 4-5 giai đoạn, xây dựng các 
sơ đồ tư duy dựa trên kí hiệu và hình ảnh cho sẵn theo hình thức cá nhân hay hợp tác 
theo nhóm. Bên cạnh đó, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để giải thích ý nghĩa sơ đồ, sử 
dụng sơ đồ để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức như tìm đối tượng khuyết thiếu trong 
sơ đồ, tìm đối tượng dựa vào sơ đồ cho trước 
Tuy vậy, trẻ MG 5 - 6 tuổi vẫn nhận thức thế giới chủ yếu thông qua các giác quan, biểu 
tượng của trẻ vẫn còn mang tính hỗn đồng, rời rạc nên vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất 
định khi tiếp nhận các tri thức được khái quát, hệ thống hóa dưới dạng khái niệm đơn giản. 
Điều này đã gây ra những khó khăn khi trẻ giải quyết các nhiệm vụ nhận thức mới, cản trở 
đến quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh. Vì vậy, GV cần phải có những biện pháp phù hợp 
nhằm giúp trẻ khắc phục những hạn chế này. 
KNSDSĐ được cấu thành từ hai thao tác sơ đồ hóa và đọc hiểu sơ đồ. Các thao tác này xuất 
hiện dần dần ở trẻ 3 tuổi và hoàn thiện hơn vào các độ tuổi sau đó nhưng đến 5 tuổi trẻ mới có 
thể sử dụng các hình ảnh sơ đồ hóa để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Thực chất, đây là 
138 TRẦN VIẾT NHI 
Hình 1. Cấu trúc KNSDSĐ của trẻ MG 5-6 tuổi 
hai thao tác vật chất vận hành trong mối tương quan thuận, nhưng ở mức độ cao hơn vì nó 
không thực hiện trên vật thật mà trên sơ đồ và mô hình; do đó, nó gần giống với thao tác trí 
tuệ. Tính chất xuôi - ngược của hai thao tác này trong quá trình thao tác với hình ảnh sơ đồ 
hóa thúc đẩy sự phân tích, so sánh, khái quát hóa trong sơ đồ nhận thức sẽ tạo điều kiện, tiền 
đề để trẻ lĩnh hội các biểu tượng trực quan khác. Hình ảnh sơ đồ hóa là sản phẩm của thao tác 
vật chất bên ngoài di chuyển vào thao tác trí tuệ bên trong, mở ra một khả năng chiếm lĩnh 
các quy luật chung, quan trọng cho sự đi sâu vào các thuộc tính bên trong của sự vật. [1] [2] 
[7] [9] 
Căn cứ vào thuyết Gestal, lý thuyết về TDTQ-SĐ của trẻ MG [2] [7] , chúng tôi mô tả 
cấu trúc của KNSDSĐ bằng sơ đồ như hình 1: 
 Xây dựng sơ đồ là quá trình sử dụng các ký hiệu tượng trưng để sắp xếp, biểu 
diễn các mối quan hệ của các SVHT trong không gian 3 chiều thành không gian 2 chiều 
theo một chuẩn trong một hệ quy chiếu nhất định. Quá trình này gồm 2 giai đoạn: (1) 
Tri giác các đối tượng (vật thật hoặc mô hình), tìm mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái 
tổng thể; (2) Tái tạo các hình ảnh về sự vật hiện tượng dưới dạng sơ đồ vật chất khái 
quát trong mặt phẳng, gồm 3 bước: (i): Xác định các dấu hiệu, các thuộc tính cần sơ đồ 
hóa; (ii) Sử dụng các hình ảnh, ký hiệu để thay thế các dấu hiệu, thuộc tính đó; (iii) Sắp xếp, 
hệ thống các hình ảnh, ký hiệu trên mặt phẳng để tạo thành sơ đồ. 
 Đọc hiểu sơ đồ là khả năng diễn dịch các ký hiệu thay thế trong sơ đồ thành một 
sự vật cụ thể hay giải thích sơ đồ bằng ngôn ngữ (chuyển dịch từ không gian 2 chiều 
sang không gian 3 chiều). Quá trình này gồm 2 giai đoạn: (1) Tri giác sơ đồ vật chất và 
tái hiện lại các ký hiệu; (2) Mô tả, giải thích sơ đồ bằng lời nói hoặc thể hiện dưới dạng 
mô hình vật chất, gồm 3 bước: (i) Phân tích mối quan hệ giữa sơ đồ với sự vật hiện tượng 
trên thực tế; (ii) Đọc hiểu, giải thích các ký hiệu trong tổng thể chung; (iii) Cụ thể hóa 
các mối quan hệ giữa các ký hiệu 
bằng cách giải thích hoặc biểu 
diễn dưới dạng mô hình (chuyển 
dịch không gian). 
Có thể thấy, vốn biểu tượng về 
thế giới xung quanh của trẻ càng 
đầy đủ, chính xác và khái quát thì 
các thao tác “xây dựng sơ đồ” và 
“đọc hiểu sơ đồ” được tiến hành 
càng thuận lợi [2] [7]. Vì vậy, quá 
trình rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ 
phải bắt đầu từ việc cung cấp, 
chính xác hóa các biểu tượng về 
thế giới xung quanh cho trẻ, tiếp 
đến là rèn luyện các thao tác “xây 
dựng sơ đồ” và “đọc hiểu sơ đồ”. 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 139 
2.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động 
khám phá khoa học 
Căn cứ vào: (1) Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ MG 5 - 6 tuổi theo chương trình 
GDMN hiện hành; (2) Bản chất quá trình rèn luyện KNSDSĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi; (3) 
Đặc điểm hoạt động KPKH của trẻ mầm non. Dựa trên các nguyên tắc: (1) Đảm bảo 
tính khoa học; (2) Đảm bảo tính thực tiễn; (3) Đảm bảo tính khả thi, chúng tôi đề xuất 
các biện pháp nhằm rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động KPKH 
như sau: 
2.3.1. Cung cấp, chính xác hóa các biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ 
Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ được tích lũy thông qua nhiều con đường 
khác nhau (vui chơi, học tập, sinh hoạt), một số lượng không nhỏ các biểu tượng 
trong đó được trẻ học tập một cách tự nhiên nên chúng chưa đầy đủ và chính xác, dẫn 
đến việc vận dụng các biểu tượng này trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức 
của trẻ chưa hiệu quả. Cung cấp, chính xác hóa các biểu tượng về thế giới xung quanh 
cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. 
Các bước tiến hành: 
Bước 1: Xác định đối tượng cho trẻ khám phá 
GV cần quan tâm đến những vấn đề mà trẻ hứng thú, muốn khám phá, đối chiếu với 
chương trình GDMN, điều kiện của từng địa phương và khả năng nhận thức của trẻ để 
lựa chọn đối tượng cho trẻ khám phá. 
Bước 2: Xác định hệ thống tri thức về đối tượng 
GV cần xác định một cách đầy đủ, chính xác và hệ thống tri thức cần cho trẻ khám phá 
về đối tượng, đặc biệt là những tri thức có thể giúp trẻ sơ đồ hóa. Ví dụ: Hệ thống kiến 
thức về động vật: Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo ngoài và chức năng từng bộ phận, môi 
trường sống, nguồn thức ăn, cách di chuyển, hình thức sinh sản, quá trình phát triển, lợi 
ích – tác hại, cách chăm sóc – bảo vệ; sự đa dạng Các kiến thức có thể sơ đồ hóa là: 
cấu tạo, lợi ích, phân loại (theo môi trường sống, theo đặc điểm), quá trình phát 
triển 
Bước 3: Chuẩn bị môi trường hoạt động 
Đối tượng cho trẻ tiếp xúc cần đảm bảo tính phổ biến, đặc trưng, chân thực, phù hợp với 
nội dung bài học và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc bố trí đối tượng phải đảm bảo an toàn 
cho trẻ và cho đối tượng, đối tượng phải bộc lộ rõ tính chất, đặc điểm trẻ cần quan sát; 
trẻ có thể nhìn rõ và dễ tiếp xúc với đối tượng. 
GV cần mở rộng môi trường hoạt động của trẻ ra khỏi phạm vi lớp học, tạo điều kiện để 
trẻ được trải nghiệm trong thực tế nhiều hơn. 
140 TRẦN VIẾT NHI 
Bước 4: Sử dụng các phương pháp phù hợp với khả năng của trẻ và đặc điểm đối 
tượng 
Để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức về đối tượng phong phú, đa dạng, chi tiết, GV cần lựa 
chọn các phương pháp phù hợp với nhu cầu nhận thức, với đối tượng khám phá và với 
đặc điểm nhận thức của trẻ. Với các nội dung khám phá khoa học, các phương pháp trực 
quan chỉ đạo phương pháp dùng lời, các phương pháp thực hành – trải nghiệm cần được 
tăng cường để giúp trẻ được hoạt động tích cực với đối tượng. 
2.3.2. Sử dụng sơ đồ trong quá trình cung cấp, hệ thống hóa kiến thức 
Sử dụng sơ đồ kết hợp với các biện pháp dùng lời trong quá trình cho trẻ KPKH, GV có 
thể cung cấp, mở rộng và khái quát, hệ thống những tri thức phức tạp, trừu tượng về 
SVHT một cách dễ dàng. Việc khuyến khích trẻ sử dụng các hình ảnh, ký hiệu để tạo ra 
sơ đồ theo cách nghĩ của mình và trình bày, giải thích các sơ đồ bằng lời nói sẽ giúp trẻ 
khắc sâu những biểu tượng về thế giới xung quanh theo hướng khái quát, góp phần nâng 
cao KNSDSĐ cho trẻ. 
Các bước tiến hành: 
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức để tạo sơ đồ 
Hầu hết các nội dung KPKH đều có thể biểu diễn một cách trực quan dưới dạng sơ đồ, 
mô hình như đặc điểm, tính chất, sự hình thành và phát triển. Những nội dung trừu 
tượng, biểu hiện các mối quan hệ nhân quả, quan hệ thời gian, không gian thì việc sử 
dụng các sơ đồ sẽ giúp trẻ tiếp thu tri thức về các SVHT. 
Bước 2: Lựa chọn loại sơ đồ 
GV có thể sử dụng các loại sơ đồ như sau: 
- Sơ đồ vòng đời (life cycle). Ví dụ: Sơ đồ sự phát triển của cây, sự rèn luyện của nước, 
sự chuyển tiếp các mùa trong năm 
- Sơ đồ quy trình. Ví dụ: Quy trình làm ra một sản phẩm may mặc, quy trình khám chữa 
bệnh, quy trình trồng cây 
- Sơ đồ tư duy (mindmap). Ví dụ: Sơ đồ mô tả lợi ích, đặc điểm của các đối tượng 
- Sơ đồ không gian (spacial diagram): Sơ đồ mô tả các góc chơi của trẻ trong lớp học, 
sơ đồ sân trường, sơ đồ nhà ga, sơ đồ các con đường giao thông 
Bước 3: Chọn ký hiệu biểu trưng 
- Ký hiệu cụ thể. Ví dụ: Các hình ảnh về hạt - mầm - cây non - cây trưởng thành (sơ đồ 
sự phát triển của cây xanh) 
- Ký hiệu khái quát. Ví dụ: Sử dụng các hình khối khác nhau để tượng trưng cho vị trí 
các góc hoạt động của trẻ trong lớp học, sử dụng các dấu mũi tên để thể hiện mối quan 
hệ giữa các SVHT hay các tấm bìa màu khác nhau biểu thị cho các mùa trong năm, các 
buổi trong ngày 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 141 
Bước 4: Sử dụng sơ đồ trong tổ chức hoạt động KPKH 
- Cho trẻ trải nghiệm bằng cách xây dựng sơ đồ, mô hình đơn giản: GV cung cấp các 
hình ảnh, ký hiệu cho trẻ; thống nhất các ký hiệu quy ước và khuyến khích trẻ thể hiện 
hiểu biết về các đối tượng bằng cách xây dựng sơ đồ. Sau khi trẻ “xây dựng sơ đồ” 
xong, GV đàm thoại, khuyến khích trẻ trình bày ý tưởng của cá nhân hay nhóm. 
- Sử dụng sơ đồ, mô hình trong quá trình cung cấp, khái quát hóa và hệ thống hóa tri 
thức cho trẻ: GV vừa xây dựng sơ đồ, vừa cung cấp kiến thức cho trẻ. Sau khi cung cấp 
kiến thức cho trẻ bằng sơ đồ, GV cho trẻ trình bày lại sơ đồ để giúp trẻ khắc sâu và mở 
rộng cũng như khái quát, hệ thống lại các kiến thức, giúp trẻ biết cách phát hiện, mô tả 
và giải thích nội dung, những mối liên hệ ẩn chứa đằng sau những hình ảnh, ký hiệu 
trong sơ đồ. GV cần khích lệ những biểu hiện sáng tạo của trẻ, khuyến khích trẻ trình 
bày sơ đồ, mô hình theo cách riêng của mình. 
2.3.3. Tăng cường cho trẻ chơi với sơ đồ 
Việc trực tiếp tham gia các trò chơi có các yếu tố sơ đồ không những giúp trẻ khắc sâu 
và tái tạo các biểu tượng có được, mà còn rèn luyện và phát triển các quá trình nhận 
thức như tri giác, tưởng tượng, chú ý, các thao tác tư duy và ngôn ngữ; phát triển đồng 
đều các mặt của trí tuệ cho trẻ. Từ đó, góp phần phát triển KNSDSĐ cho trẻ. 
Các bước tiến hành: 
Bước 1: Lựa chọn, thiết kế trò chơi 
- Yêu cầu đối với các trò chơi rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ: (1) Phù hợp với mức độ kiến 
thức, kỹ năng của trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với nội dung hoạt động KPKH và phải có yếu tố 
mới mẻ; (2) Hướng đến việc rèn luyện các thao tác xây dựng sơ đồ và đọc hiểu sơ đồ; 
tạo cơ hội cho trẻ vận dụng sơ đồ vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức trong 
những hoàn cảnh khác nhau; (3) Hấp dẫn, kích thích hứng thú, tính tích cực, linh hoạt 
và sáng tạo của trẻ khi chơi; (4) Phù hợp với mục đích, nội dung, thời điểm, địa điểm tổ 
chức hoạt động KPKH. 
- Xây dựng, lựa chọn các trò chơi: 
(1) Xác định nhiệm vụ, hành động chơi và dạng trò chơi: Mục đích sử dụng trò chơi để 
rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ nên nhiệm chơi của trẻ hướng tới việc sơ đồ hóa và giải mã 
các sơ đồ. Nhiệm vụ và hành động chơi thể hiện rõ qua các dạng trò chơi: (i) Trò chơi rèn 
luyện khả năng xây dựng sơ đồ; (ii) Trò chơi rèn luyện khả năng đọc hiểu sơ đồ; (iii) 
Trò chơi phối hợp 2 thao tác “xây dựng sơ đồ” và “đọc hiểu sơ đồ”. (Xem hình 2) 
(2) Xác định luật chơi: Luật chơi là các quy tắc mà trẻ cần phải chấp hành trong quá 
trình tham gia chơi. Ví dụ: Trong trò chơi “Mưa hình thành như thế nào?”, trẻ phải đi 
đúng đường theo sơ đồ, chọn đúng ký hiệu để xây dựng được sơ đồ chính xác về nội 
dung. 
142 TRẦN VIẾT NHI 
Bước 2: Lập kế hoạch sử dụng trò chơi 
- Xác định hình thức chơi: Tùy thuộc vào mục đích, nội dung, đồ chơi, hành động chơi, 
kỹ năng chơi, địa điểm chơi, số lượng trẻ để xác định hình thức chơi. Chơi theo cá nhân 
khi GV muốn kiểm tra mức độ rèn luyện KNSDSĐ của từng trẻ, khi trẻ thích chơi một 
mình hay không gian chơi hẹp. Ngược lại, khi biểu tượng của trẻ đã phong phú, chính 
xác, khái quát, KNSDSĐ của trẻ đã tương đối phát triển, trẻ biết thỏa thuận với bạn bè 
về nội dung chơi, vai chơi; không gian chơi rộng và số trẻ đông thì nên tổ chức theo 
nhóm. 
- Xây dựng môi trường chơi: Để tạo dựng môi trường chơi tốt, GV cần (1) Bố trí và tạo 
không gian chơi rộng rãi, thoải mái, án toàn đối với trẻ; (2) Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi 
an toàn, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ và đủ về số lượng; (3) Tạo cho trẻ tâm thế sẵn 
sàng, hào hứng trước và trong khi tham gia trò chơi. 
Bước 3: Tổ chức cho trẻ chơi 
Quá trình tổ chức cho trẻ chơi nên được tổ chức theo các bước: (1) Giới thiệu tên trò 
chơi, các đồ dùng, đồ chơi đã chuẩn bị; (2) Giao nhiệm vụ chơi: giải thích luật chơi, 
cách chơi; (3) Tổ chức cho trẻ chơi – GV bao quát, theo dõi; (4) Đánh giá kết quả chơi. 
Tùy thuộc vào khả năng của trẻ và dạng trò chơi, GV có thể tổ chức trò chơi ở các mức 
độ khác nhau. Cụ thể như sơ đồ dưới đây: 
Hình 2. Các mức độ tổ chức trò chơi rèn luyện KNSDSĐ 
Trò chơi 
 “Xây dựng sơ đồ” 
Trò chơi 
 “Đọc hiểu sơ đồ” 
Trò chơi phối hợp 
2 thao tác 
TRÒ CHƠI 
RÈN 
LUYỆN 
KNSDSĐ 
Hoàn thiện sơ đồ 
khuyết thiếu 
Xây dựng sơ đồ 
hoàn chỉnh 
Sử dụng sơ đồ để giải 
quyết nhiệm vụ 
Giải thích sơ đồ 
bằng lời nói 
Xây dựng và trình bày 
lại sơ đồ bằng lời nói 
Đọc hiểu sơ đồ A và 
xây dựng sơ đồ B 
1 
2 
1 
2 
1 
2 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 143 
GV có thể linh hoạt tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như trên trong hoạt động KPKH có 
chủ định, hoạt động vui chơi ở các góc, chơi ngoài trời hay lồng ghép trong chế độ sinh 
hoạt của trẻ. Để phát huy hiệu quả sử dụng trò chơi, GV nên cho trẻ chơi với nhiều dạng 
sơ đồ, biểu đồ như sơ đồ vật thể (ghép tranh, ghép bộ phận đồ vật), quy trình, vòng 
đời, sơ đồ tư duy, mê đạo,biểu đồ (thời tiết, thời gian, sự thay đổi của các SVHT); đa 
dạng hóa các vật liệu, đồ dùng đồ chơi (lô tô, lá cây, cát, sỏi, các loại hạt) và đa dạng 
hóa nội dung chơi. 
3. KẾT LUẬN 
KNSDSĐ giúp trẻ tiếp thu tri thức ở dạng khái quát, nhận thức được các mối liên hệ bản 
chất của sự vật hiện tượng xung quanh; từ đó giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống, là 
bước chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển tư duy logic sau này của trẻ. Bản chất của 
quá trình hình thành KNSDSĐ ở trẻ MG là quá trình biến đổi những biểu tượng mang 
tính hỗn đồng thành những biểu tượng ở dạng sơ đồ khái quát qua việc hình thành các 
thao tác “xây dựng sơ đồ” và đọc hiểu sơ đồ. 
Hoạt động KPKH ở trường mầm non có lợi thế và ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn 
luyện và phát triển trí tuệ, đặc biệt là KNSDSĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi. Vì vậy, các nhà 
giáo dục cần có biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện kỹ năng SDSĐ cho trẻ thông qua các 
hình thức đa dạng của hoạt động này. 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm phân tích những hạn chế trong quá trình 
xây dựng và đọc hiểu sơ đồ của 96 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chúng tôi đã đưa ra 3 biện pháp 
rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ: (1) Cung cấp, chính xác hóa các biểu tượng về thế giới 
xung quanh cho trẻ; (2) Sử dụng sơ đồ trong quá trình cung cấp, hệ thống hóa kiến thức; 
(3) Tăng cường cho trẻ chơi với sơ đồ. Các biện pháp trên cần được thực hiện theo khả 
năng của từng trẻ, nhóm trẻ; bắt đầu từ việc cung cấp, chính xác hóa kiến thức một cách 
có hệ thống; sau đó là sử dụng sơ đồ trong các hoạt động khám phá của trẻ dưới dạng 
trò chơi hấp dẫn. GV cần dựa vào tình hình của trẻ trong lớp học để xác định biện pháp 
trọng tâm cho mỗi giai đoạn. Nếu trẻ đã có biểu tượng đầy đủ, chính xác về vốn biểu 
tượng cũng như khả năng định hướng không gian tốt thì GV có thể đẩy mạnh trọng tâm 
vào biện pháp 2 và 3. Ngược lại, nếu vốn biểu tượng của trẻ còn nghèo nàn, thiếu chính 
xác thì GV cần thực hiện tuần tự các biện pháp, tránh đốt cháy giai đoạn, gây khó khăn 
cho trẻ trong quá trình nhận thức. 
Để áp dụng có hiệu quả các biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, GV và 
phụ huynh cần nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng này đối với sự phát triển của 
trẻ để cùng phối hợp thực hiện. Ngoài việc sử dụng các biện pháp trên, GV và phụ 
huynh cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm trong nhiều không gian khác nhau như 
vườn trường, công viên Trong quá trình tổ chức hoạt động, GV cần linh hoạt phối 
hợp sử dụng âm nhạc, tạo hình, kể chuyện để tránh nhàm chán, tạo hứng thú cho trẻ. 
144 TRẦN VIẾT NHI 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trương Thị Khánh Hà (2002). Một quan điểm nghiên cứu sự phát triển tư duy trẻ em 
lứa tuổi mẫu giáo lớn, Tạp chí Tâm lý học, (số 9). 
[2] Trần Xuân Hương (1994). Sự hình thành tư duy trực quan-sơ đồ ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 
tuổi, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. 
[3] Janice Hunter, Heather Monroe-Ossi, Cheryl Fountain (2010). Young florida 
naturalist: Concept mapping and science learning of preschool children, Florida 
institude of education at the University of north Florida, Jacksonville, Florida, USA. 
[4] Jeffiey Loewenstein, Dedre Gentner (2001). “Spatial Mapping in Preschoolers: Close 
Comparisons Facilitate Far Mappings”, Journal Of Cognition And Development, 2(2), 
189-219. 
[5] Maria Birbili, “Mapping Knowledge: Concept Maps in Early Childhood Education”, 
 truy cập ngày 10/12/2017. 
[6] N.N. Podiacôp (Lê Thị Ninh dịch) (1987). Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ 
cho trẻ mẫu giáo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 
[7] Trần Viết Nhi (2016). Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, Đề tài nghên cứu khoa học 
cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Huế. 
[8] Trần Thị Ngọc Trâm – Nguyễn Thị Nga (2010). Các hoạt động Khám phá khoa học 
của trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
[9] Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Như Mai - Đinh Kim Thoa (1995). Tâm lý học trẻ em 
lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[10] A.V. Zaporozhets (Nguyễn Ánh Tuyết dịch) (1987). Những cơ sở giáo dục học mẫu 
giáo (tập 1, 2), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Title: TRAINING THE SKILL OF USING SCHEME FOR PRE-SCHOOLER AGED 5 TO 6 
THROUGH THE DISCOVERING SCIENCE ACTIVITY 
Abstract: The skill of using scheme is the ability encode and decryption to understand 
attributes and the relationships of phenomena, which is important capacities for determining the 
level of visual-scheme thinking, the high stage of visual-image thinking, formed and developed 
in the 5 to 7 year period. If pre-school teachers are interested in taking measures to train the skill 
for kids, their skill of using scheme will be stood at high level. Based on theoretical issues and 
the current status of the skill level of the 5 - 6 years old preschoolers, this paper presents some 
of measures to training the skill of using scheme for pre-school children from 5 to 6 years old in 
organization the discovery science activities in preschool. 
Keywords: The skill of using scheme, pre-schoolers, discovery science activities 

File đính kèm:

  • pdfren_luyen_ky_nang_su_dung_so_do_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_qu.pdf