Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô

1.1.1. Phạm vi điều chỉnh

+ Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính an toàn được sử dụng làm kính chắn gió, các loại kính cửa của xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ.

+ Quy chuẩn này không áp dụng cho các loại kính sử dụng trên các loại đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu và các bảng đồng hồ, các loại kính chống đạn, kính bảo vệ và vật liệu khác với kính.

+ Quy chuẩn này không áp dụng đối với cửa sổ kép.

1.1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu kính an toàn, sản xuất lắp ráp, nhập khẩu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với kính an toàn.

 

doc 133 trang kimcuc 10800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô
 QCVN 32:2017/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KÍNH AN TOÀN CỦA XE Ô TÔ
National technical regulation on safety glazing equipped on vehicle
Lời nói đầu
QCVN 32:2017/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 31/2017/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2017.
Quy chuẩn QCVN 32:2017/BGTVT thay thế QCVN 32:2011/BGTVT.
QCVN 32:2017/BGTVT được biên soạn trên cơ sở QCVN 32:2011/BGTVT, TCVN 6758:2015 và quy định UNECE 43 Revision 3, cập nhật các bản sửa của UNECE 43 đến năm 2015.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KÍNH AN TOÀN CỦA XE Ô TÔ
National technical regulation on safety glazing equipped on vehicle
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1.1. Phạm vi điều chỉnh
+ Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính an toàn được sử dụng làm kính chắn gió, các loại kính cửa của xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ.
+ Quy chuẩn này không áp dụng cho các loại kính sử dụng trên các loại đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu và các bảng đồng hồ, các loại kính chống đạn, kính bảo vệ và vật liệu khác với kính.
+ Quy chuẩn này không áp dụng đối với cửa sổ kép.
1.1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu kính an toàn, sản xuất lắp ráp, nhập khẩu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với kính an toàn.
1.2. Giải thích từ ngữ
Quy chuẩn này áp dụng các từ ngữ được hiểu như sau:
1.2.1. Kính độ bền cao (Toughened-glass) là loại kính chỉ có một lớp kính đã được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi bị vỡ.
1.2.2. Kính nhiều lớp (Laminated-glass) là loại kính có 2 hoặc nhiều lớp kính được gắn với nhau bằng một hoặc nhiều lớp trung gian bằng vật liệu dẻo. Kính nhiều lớp có hai loại dưới đây:
1.2.2.1. Kính nhiều lớp thông thường (Ordinary laminated glass) là loại kính không có lớp kính nào của nó được xử lý.
1.2.2.2. Kính nhiều lớp được xử lý (Treated laminated glass) là loại kính có ít nhất 1 lớp kính của nó được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và các điều kiện phân mảnh của kính sau khi va đập.
1.2.3. Kính an toàn phủ vật liệu dẻo (Safety-glass faced with plastics material) là loại kính như loại kính nêu tại 1.2.1 hoặc 1.2.2 có phủ một lớp vật liệu dẻo trên bề mặt phía trong xe khi kính được lắp trên xe (sau đây gọi tắt là bề mặt phía trong, ngược lại được gọi là bề mặt phía ngoài).
1.2.4. Kính thủy tinh - vật liệu dẻo (Glass- plastics) là loại kính nhiều lớp, trong đó có một lớp kính và một hoặc nhiều lớp vật liệu dẻo là bề mặt phía trong. Ít nhất một lớp vật liệu dẻo này phải làm việc như lớp trung gian.
1.2.5. Kính vật liệu dẻo (Plastic glazing) là loại kính làm bằng vật liệu mà thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều chất hữu cơ trùng hợp có phân tử lượng lớn, nó ở dạng rắn khi sử dụng và có thể định dạng được tại một số giai đoạn trong quy trình sản xuất.
1.2.5.1. Kính vật liệu dẻo không thể uốn (Rigid plastic glazing) là loại kính làm bằng vật liệu dẻo không bị uốn quá 50 mm theo phương thẳng đứng trong phép thử uốn.
1.2.5.2. Kính vật liệu dẻo có thể uốn (Flexible plastic glazing) là loại kính làm bằng vật liệu dẻo bị uốn quá 50 mm theo phương thẳng đứng trong phép thử uốn.
1.2.6. Cửa sổ kép (Double window) là cửa sổ có lắp 2 kính riêng biệt nhau trên cùng một ô cửa của xe.
1.2.7. Kính kép (Double-glazed unit) là khối gồm 2 tấm kính được lắp ráp cố định với nhau ở nhà máy và cách nhau một khe hở đồng nhất.
1.2.7.1. Kính kép đối xứng (Symmetrical double-glazed unit) là kính kép với 2 tấm kính của nó là cùng loại (ví dụ cùng độ bền cao, cùng là loại nhiều lớp) và có cùng đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ.
1.2.7.2. Kính kép không đối xứng (Asymmetrical double-glazed unit) là kính kép với 2 tấm kính của nó là khác loại (ví dụ không cùng độ bền cao, không cùng là loại nhiều lớp) hoặc có đặc tính chủ yếu và/hoặc đặc tính phụ khác nhau.
1.2.8. Đặc tính chủ yếu (Principal characteristic) là một đặc tính làm thay đổi một cách rõ ràng các đặc tính quang học và/hoặc các đặc tính cơ học của vật liệu kính an toàn, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với chức năng của kính trên xe. Thuật ngữ này cũng bao gồm nhãn hiệu hoặc ký hiệu thương mại do người sở hữu phê duyệt định ra.
1.2.9. Đặc tính phụ (Secondary characteristic) là một đặc tính có khả năng làm thay đổi đặc tính quang học và/hoặc đặc tính cơ học của vật liệu kính an toàn, nó có ý nghĩa quan trọng đối với chức năng của kính trên xe. Phạm vi của thay đổi như vậy được đánh giá liên quan đến chỉ số cản trở.
1.2.10. Chỉ số cản trở (Indices of difficulty) bao gồm hệ thống phân loại hai giai đoạn, áp dụng để quan sát sự biến đổi trong thực tế của mỗi một đặc tính phụ. Sự thay đổi từ chỉ số '1' đến chỉ số '2' chỉ ra mức độ cần thiết cho các phép thử bổ sung.
1.2.11. Bề mặt khai triển của kính chắn gió (Developed area of a windscreen) là bề mặt của tấm kính phẳng hình chữ nhật nhỏ nhất, từ đó có thể chế tạo được kính chắn gió tương ứng.
1.2.12. Góc nghiêng của kính chắn gió (Inclination angle of a windscreen) là góc giữa đường thẳng thẳng đứng và đường đi qua cạnh đỉnh và cạnh đáy của kính chắn gió; hai đường thẳng này cùng nằm trên mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục dọc của xe.
1.2.12.1. Phép đo góc nghiêng phải được thực hiện khi xe đỗ trên mặt nền phẳng nằm ngang. Đối với xe chở khách, phép đo được thực hiện khi xe ở trạng thái sẵn sàng hoạt động, xe phải có đầy đủ nhiên liệu, nước làm mát, dầu bôi trơn, các dụng cụ thiết bị kèm theo xe và bánh xe dự trữ hoặc các bánh xe (nếu chúng được cung cấp như là thiết bị tiêu chuẩn của nhà sản xuất). Khối lượng của lái xe và của một hành khách ngồi trước khi đo (đối với xe chở người) là 75 kg ± 1 kg mỗi người.
1.2.12.2. Các xe có hệ thống treo thủy khí, khí nén hoặc thủy lực hoặc các xe có thiết bị tự động điều chỉnh khoảng sáng gầm xe tương ứng với tải trọng phải được thử ở điều kiện vận hành bình thường do nhà sản xuất quy định.
1.2.13. Nhóm kính chắn gió (Group of windscreens) là một nhóm các kính chắn gió có các kích cỡ và hình dạng khác nhau cùng là đối tượng để thử đặc tính cơ học, độ phân mảnh và độ bền đối với môi trường;
1.2.13.1. Kính chắn gió phẳng (Flat windscreen) là kính chắn gió không có đường cong thông thường với chiều cao của đoạn cong lớn hơn 10 mm/m.
1.2.13.2. Kính chắn gió cong (Curved windscreen) là kính chắn gió có đường cong thông thường với chiều cao của đoạn cong lớn hơn 10 mm/m.
1.2.14. Chiều cao phân đoạn h (Hight of segment h) là khoảng cách lớn nhất giữa bề mặt bên trong của tấm kính với bề mặt đi qua các đầu của tấm kính, được đo tại góc vuông tương đối với tấm kính (xem Hình 1, Phụ lục Q).
1.2.15. Kiểu tấm kính (Type of safety glazing material) là các tấm kính được xác định từ 1.2.1 đến 1.2.7 không có các khác nhau nào về bản chất, đặc biệt đối với đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong các Phụ lục từ Phụ lục B đến Phụ lục L và từ Phụ lục N đến Phụ lục P.
1.2.15.1. Mặc dù sự thay đổi các đặc tính chủ yếu chứng tỏ rằng sản phẩm là loại mới, nó vẫn được chứng nhận rằng trong các trường hợp nào đó sự thay đổi hình dạng và kích thước không cần thiết phải yêu cầu thực hiện toàn bộ các phép thử. Các phép thử yêu cầu được quy định trong từng Phụ lục cụ thể. Các tấm kính được tạo thành nhóm nếu chúng có các đặc tính chủ yếu tương tự nhau.
1.2.15.2. Các tấm kính chỉ khác nhau các đặc tính phụ được coi là cùng loại; phép thử được thực hiện trên các mẫu của các tấm kính như vậy nếu nó được quy định một cách rõ ràng trong các điều kiện thử.
1.2.16. Bán kính cong r (Curvature 'r') là giá trị gần đúng của bán kính cong nhỏ nhất của kính chắn gió được đo ở vùng cong nhất.
1.2.17. Tiêu chí đánh giá chấn thương vùng đầu “HIC” (Head Injury Criteria) là giá trị đặc trưng cho mức độ chấn thương vùng đầu xảy ra do lực quán tính, khi đầu va đập trực diện vuông góc với kính.
1.2.18. Vật liệu kính an toàn cần thiết đối với tầm nhìn của người lái (Safety glazing material requisite for driver visibility)
1.2.18.1. Vật liệu kính an toàn cần thiết đối với tầm nhìn phía trước của người lái (Safety glazing material requisite for driver’s forward field of vision) là vật liệu của tất cả các kính đặt trước mặt phẳng đi qua điểm R của người lái và vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe; người lái phải nhìn qua kính này khi lái hoặc chuyển hướng xe.
1.2.18.2. Vật liệu kính an toàn cần thiết đối với tầm nhìn phía sau của người lái (Safety glazing material requisite for driver’s rearward field of vision) là vật liệu của tất cả các kính đặt sau mặt phẳng đi qua điểm R của người lái và vuông góc với mặt 	phẳng trung tuyến dọc xe; người lái phải nhìn qua kính này khi lái hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe.
1.2.19. Vùng chắn sáng (Opaque obscuration) là các vùng trên kính không cho ánh sáng đi qua.
1.2.20. Vùng giảm sáng (Shade band) là các vùng trên kính chỉ cho một phần ánh sáng đi qua (ánh sáng bị cản lại một phần khi đi qua kính).
1.2.21. Vùng truyền sáng (Transparent area) là toàn bộ các vùng của kính trừ vùng chắn sáng và giảm sáng.
1.2.22. Vùng cho ánh sáng đi qua (Daylight opening) là toàn bộ các vùng của kính trừ vùng chắn sáng nhưng bao gồm cả vùng giảm sáng.
1.2.23. Lớp trung gian (Interlayer) là vật liệu được dùng để gắn kết các lớp kính khác nhau của kính nhiều lớp.
1.2.24. Kính chống đạn (Bullet resistant glazing) là kính có kết cấu chống được các loại súng cầm tay (súng trường, súng lục) bắn vào.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Tất cả các loại kính an toàn phải giảm đến mức tối đa nguy cơ gây thương tích cho người khi kính bị vỡ. Kính phải có đủ độ bền đối với các va chạm xảy ra trong giao thông thông thường, đối với các điều kiện nhiệt độ và khí quyển, các tác dụng hóa học, cháy và mài mòn.
2.1.2. Kính an toàn phải đủ trong suốt, không gây ra lẫn lộn giữa các màu được sử dụng trong các bảng hiệu giao thông và đèn tín hiệu. Trường hợp là kính chắn gió, các hình ảnh không bị méo mó khi nhìn qua nó; khi bị vỡ, người lái xe vẫn còn khả năng quan sát đường rõ ràng để phanh và dừng xe an toàn.
2.2. Yêu cầu riêng
Tất cả các loại kính an toàn, phải thỏa mãn các yêu cầu riêng sau đây:
2.2.1. Đối với kính chắn gió có độ bền cao, các yêu cầu trong Phụ lục B;
2.2.2. Đối với kính độ bền cao đồng nhất, các yêu cầu trong Phụ lục C;
2.2.3. Đối với kính chắn gió nhiều lớp thông thường, các yêu cầu trong Phụ lục D;
2.2.4. Đối với kính nhiều lớp thông thường không phải kính chắn gió, các yêu cầu trong Phụ lục E;
2.2.5. Đối với kính chắn gió nhiều lớp được xử lý, các yêu cầu trong Phụ lục G;
2.2.6. Đối với kính an toàn phủ vật liệu dẻo, ngoài các yêu cầu thích hợp được liệt kê ở trên còn có các yêu cầu trong Phụ lục H;
2.2.7. Đối với kính chắn gió loại thủy tinh - vật liệu dẻo, các yêu cầu trong Phụ lục I;
2.2.8. Đối với kính loại thủy tinh - vật liệu dẻo không phải kính chắn gió, các yêu cầu trong Phụ lục K;
2.2.9. Đối với các kính kép, các yêu cầu trong Phụ lục L;
2.2.10. Đối với kính vật liệu dẻo không thể uốn, các yêu cầu trong Phụ lục N;
2.2.11. Đối với kính vật liệu dẻo có thể uốn, các yêu cầu trong Phụ lục O;
2.2.12. Đối với kính kép hoàn chỉnh vật liệu dẻo không thể uốn, các yêu cầu trong Phụ lục P.
3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Kính an toàn phải được kiểm tra thử nghiệm theo các quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp xe cơ giới và Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
3.2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
3.2.1. Tài liệu kỹ thuật
Với mỗi loại kính an toàn, tài liệu kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:
3.2.1.1. Mô tả đặc tính kỹ thuật bao gồm tất cả các đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ
3.2.1.2. Các yêu cầu sau đây:
3.2.1.2.1. Đối với kính không phải kính chắn gió, các bản vẽ phải chỉ ra:
+ Vùng cực đại;
+ Góc nhỏ nhất giữa hai cạnh kề nhau của tấm kính;
+ Chiều cao phân đoạn lớn nhất.
3.2.1.2.2. Đối với kính chắn gió (xem mô tả cụ thể các thông số trong Phụ lục R)
a) Danh mục của các mẫu kính chắn gió đang đề nghị chứng nhận, ghi rõ tên của nhà sản xuất xe, kiểu và loại của xe.
b) Các bản vẽ phải theo tỷ lệ phù hợp cho tất cả các loại xe. Trên bản vẽ, sơ đồ của kính chắn gió và vị trí của nó trên xe phải chỉ rõ được:
+ Vị trí của kính liên quan đến điểm R của chỗ ngồi lái xe;
+ Góc nghiêng của kính;
+ Góc nghiêng của lưng ghế ngồi;
+ Vị trí và kích thước của vùng đạt chất lượng quang học, nếu có thể chỉ ra độ cứng khác nhau;
+ Bề mặt khai triển;
+ Chiều cao phân đoạn;
+ Độ cong "r".
3.2.1.2.3. Đối với kính kép, sơ đồ của kính được trình bày trong khổ giấy A4 hoặc được gấp lại theo khổ A4, trên đó chỉ rõ (ngoài các thông tin trong mục 3.2.1.1 trên):
+ Loại của mỗi một tấm kính thành phần tạo thành kính kép (hữu cơ, thủy tinh với thủy tinh hoặc thủy tinh với kim loại);
+ Chiều rộng danh nghĩa của khe hở giữa hai tấm kính.
3.2.2. Mẫu thử
Phải có đủ số lượng theo quy định các mẫu thử và các mẫu thành phẩm của các kiểu kính đã chọn để thực hiện thử.
3.3. Các phép thử
Các phép thử theo quy định được thực hiện cho các loại kính được định nghĩa từ 1.2.1 đến 1.2.5 của quy chuẩn này.
3.3.1. Các phép thử cho các loại kính an toàn được liệt kê trong các bảng sau:
3.3.1.1. Các loại kính an toàn được thử nghiệm theo các phép thử liệt kê trong Bảng 1 dưới đây:
3.3.1.2. Kính an toàn vật liệu dẻo phải được thử nghiệm theo các phép thử được liệt kê trong Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Các phép thử đối với kính an toàn vật liệu dẻo
Phép thử
Kính vật liệu dẻo không phải kính chắn gió
Kính vật liệu dẻo không thể uốn được
Kính kép
Kính vật liệu dẻo có thể uốn được
Xe cơ giới
Rơ moóc, sơ mi rơ moóc và xe không có người ngồi
Xe cơ giới
Rơ moóc, sơ mi rơ moóc và xe không có người ngồi
Uốn
PLA/12
PLA/12
PLA/12
PLA/12
PLA/12
Thử bằng Bi 227 g
PLN/5
PLN/5
PLP/5
PLP/5
PLN/5
Thử bằng chùy thử 1/
PLN/4
-
PLP/4
-
-
Hệ số truyền sáng 2/
PLA/9.1
-
PLA/9.1
-
PLA/9.1
Tính chịu lửa
PLA/10
PLA/10
PLA/10
PLA/10
PLA/10
Độ bền hóa học
PLA/11
PLA/11
PLA/11
PLA/11
PLA/11
Mài mòn
PLN/6.1
-
PLP/6.1
-
-
Thời tiết
PLA/6.4
PLA/6.4
PLA/6.4
PLA/6.4
PLA/6.4
Độ ẩm
PLN/6.4
PLN/6.4
PLN/6.4
PLN/6.4
-
Cắt ngang
PLA/13
-
PLA/13
-
-
Chú thích:
1/ Các yêu cầu thử nghiệm còn phụ thuộc vào vị trí của kính lắp trên xe.
2/ Chỉ áp dụng đối với kính nằm ở vị trí cần thiết cho tầm nhìn của người lái.
3.3.2. Vật liệu kính an toàn sẽ được phê duyệt nếu thỏa mãn tất cả các yêu cầu bắt buộc theo phân loại trong Bảng 1 và Bảng 2 trên.
3.4. Thay đổi hoặc mở rộng chứng nhận một kiểu kính an toàn
3.4.1. Mỗi một thay đổi kiểu kính an  ... đạt yêu cầu nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
7.1.1. Tất cả các mẫu thử đều đạt yêu cầu.
7.1.2. Một mẫu không đạt yêu cầu nhưng bộ mẫu mới cho kết quả thử đạt yêu cầu.
8. Thử tính chịu lửa
8.1. Chỉ số cản trở và phương pháp thử
Áp dụng các quy định tại mục 10, Phụ lục A.
8.2. Đánh giá kết quả
Phép thử được thực hiện độc lập trên cả hai bề mặt của kính kép.
Phép thử tính chịu lửa đạt yêu cầu nếu tốc độ cháy nhỏ hơn 110 mm/phút.
8.2.1. Bộ mẫu thử đạt yêu cầu nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
8.2.1.1. Tất cả các mẫu thử đều đạt yêu cầu
8.2.1.2. Một mẫu không đạt yêu cầu nhưng bộ mẫu mới cho kết quả thử đạt yêu cầu.
9. Thử độ bền hóa học
9.1. Chỉ số cản trở và phương pháp thử
Áp dụng các quy định tại mục 11, Phụ lục A.
Phép thử chỉ áp dụng đối với mẫu thử đại diện cho bề mặt ngoài của kính kép.
9.2. Đánh giá kết quả
Bộ mẫu thử đạt yêu cầu nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
9.2.1. Tất cả các mẫu thử đều đạt yêu cầu
9.2.2. Một mẫu không đạt yêu cầu nhưng bộ mẫu mới cho kết quả thử đạt yêu cầu.
Phụ lục Q
Đo chiều cao phân đoạn và vị trí các điểm va đập
Hình 1. Xác định chiều cao phân đoạn h
Đối với kính an toàn có đường cong đơn giản, chiều cao phân đoạn sẽ là: h1 lớn nhất.
Đối với kính an toàn có đường cong kép, chiều cao phân đoạn sẽ là h1 lớn nhất + h2 lớn nhất.
Hình 2. Các điểm va đập quy định cho kính chắn gió
a) 
1. Chiều rộng không nhỏ hơn 7 cm
2. Vùng F1
3. Vùng F2
4. Vùng F3
5. Chiều rộng không lớn hơn 5 cm
b) 
1. Vùng F1
2. Vùng F2
3. Vùng F3
4. Chiều rộng không lớn hơn 5 cm 
5. Chiều rộng không nhỏ hơn 7 cm
Hình 3a. Kính phẳng
Hình 3b. Kính phẳng
Hình 3c. Kính cong
Điểm 2 cho trong các hình trên là ví dụ về các vị trí của điểm 2 quy định trong mục 2.5, Phụ lục C.
Phụ lục R
Phương pháp xác định vùng thử trên kính chắn gió của loại xe M1 liên quan tới điểm "V"
1. Vị trí của điểm V
1.1. Vị trí của điểm V liên quan đến điểm "R" được xác định bởi 3 tọa độ X, Y và Z theo hệ tọa độ không gian 3 chiều, được chỉ ra trong bảng 15 và 16.
1.2. Bảng 15 cho tọa độ cơ sở với góc thiết kế của lưng ghế là 250. Chiều dương của tọa độ được chỉ ra ở Hình 3 của Phụ lục này.
Bảng 15. Tọa độ cơ sở
Đơn vị tính: mm
Điểm V
X
Y
Z
V1
68
- 5
665
V2
68
- 5
589
1.3. Các điều chỉnh với góc thiết kế của lưng ghế khác 250.
1.3.1. Bảng 16 giới thiệu các điều chỉnh theo tọa độ X và Z của mỗi một điểm "V" khi góc thiết kế của lưng ghế khác 250. Chiều dương của toạ độ được chỉ ra ở Hình 3 dưới của Phụ lục này.
Bảng 16. Điều chỉnh tọa độ X và Z
Góc lưng ghế
(độ)
Tọa độ ngang X
(mm)
Tọa độ đứng Z
(mm)
Góc lưng ghế
(độ)
Tọa độ ngang X
(mm)
Tọa độ đứng Z
(mm)
5
-186
28
23
-17
5
6
-176
27
24
-9
2
7
-167
27
25
0
0
8
-157
26
26
9
- 3
9
-147
26
27
17
- 5
10
-137
25
28
26
- 8
11
-128
24
29
34
-11
12
-118
23
30
43
-14
13
-109
22
31
51
-17
14
- 99
21
32
59
- 21
15
- 90
20
33
67
- 24
16
- 81
18
34
76
- 28
17
- 71
17
35
84
- 31
18
- 62
15
36
92
- 35
19
- 53
13
37
100
- 39
20
- 44
11
38
107
- 43
21
- 35
9
39
115
- 47
22
- 26
7
40
123
- 52
2. Các vùng thử
2.1. Phải xác định hai vùng thử theo các điểm "V" như sau
2.2. Vùng thử "A" là vùng trên bề mặt phía ngoài của kính chắn gió bao quanh bởi giao tuyến của 4 mặt phẳng kéo dài từ các điểm "V" hướng về phía trước với bề mặt phía ngoài của kính chắn gió (xem Hình 1 dưới của Phụ lục này ):
(a) Mặt phẳng song song với trục Y, đi qua điểm V1 và nghiêng về phía trên 30 với trục X (mặt phẳng 1).
(b) Mặt phẳng song song với trục Y, đi qua điểm V2 và nghiêng xuống dưới 10 với trục X (mặt phẳng 2).
(c) Mặt phẳng đứng đi qua điểm V1, V2 và nghiêng 130 về bên trái trục X trong trường hợp xe tay lái thuận (tay lái ở bên trái), nghiêng về bên phải trục X trong trường hợp xe tay lái nghịch (tay lái ở bên phải) (mặt phẳng 3).
(d) Mặt phẳng đứng đi qua điểm V1, V2 và nghiêng 200 về bên phải với trục X trong trường hợp xe tay lái thuận, về bên trái với trục X trong trường hợp xe tay lái nghịch (mặt phẳng 4).
2.3. Vùng thử "B" là vùng mặt ngoài của kính chắn gió, bao quanh bởi giao tuyến của 4 mặt phẳng dưới đây với bề mặt phía ngoài của kính chắn gió (xem Hình 2a dưới):
(a) Mặt phẳng nghiêng 70 về phía trên trục X, đi qua V1 và song song với trục Y (mặt phẳng 5).
(b) Mặt phẳng nghiêng 50 về phía dưới trục X, đi qua V2 và song song với trục Y (mặt phẳng 6).
(c) Mặt phẳng đứng đi qua V1 và V2, nghiêng một góc 170 về bên trái trục X trong trường hợp xe tay lái thuận và về bên phải trục X trong trường hợp xe tay lái nghịch (mặt phẳng 7).
(d) Mặt phẳng đối xứng với mặt phẳng thứ 7 qua mặt phẳng đối xứng dọc xe (mặt phẳng 8).
2.4. "Vùng thử giảm thiểu B" là vùng được loại bỏ bớt một số phần sau đây1) trong vùng B (xem Hình 2 và 3 Phụ lục này)
Chú thích: 1)Căn cứ thực tế để tính toán vùng giảm là các điểm giữ liệu được xác định trong mục 2.5 phải nằm trong khu vực truyền sáng.
2.4.1. Vùng thử A xác định theo mục 2.2, được mở rộng theo mục 9.2.2.1 của Phụ lục A
2.4.2. Tùy thuộc vào nhà sản xuất, có thể áp dụng một trong các nội dung sau:
2.4.2.1. Toàn bộ phần cản sáng được giới hạn dưới từ mặt phẳng 1 và kề sát mặt phẳng 4 và mặt phẳng 4’ đối xứng với mặt phẳng 4 qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
2.4.2.2. Toàn bộ phần cản sáng được giới hạn dưới từ mặt phẳng 1, nằm trong vùng gạch chéo chiều rộng 300 mm, đường tâm nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc xe và phần cản sáng dưới mặt phẳng 5 nằm trong vùng gạch chéo được giới hạn bởi giao tuyến của các mặt phẳng đi qua các giới hạn của đoạn rộng 150 mm1) và song song với giao tuyến của hai mặt phẳng 4 và 4’.
Chú thích: 1)Thực hiện đo trên mặt ngoài của kính chắn gió thuộc giao tuyến của mặt phẳng 1.
2.4.3. Toàn bộ phần cản sáng được giới hạn bởi giao tuyến của bề mặt ngoài của kính chắn gió với các mặt phẳng sau:
(a) Mặt phẳng nghiêng với trục X 40 hướng xuống dưới, đi qua điểm V2 và song song với trục Y (mặt phẳng 9);
(b) Mặt phẳng 6;
(c) Mặt phẳng 7 và 8 hoặc cạnh của mặt ngoài của kính chắn gió nếu giao tuyến của mặt phẳng 6 và 7 (mặt phẳng 6 và 8) không cắt mặt ngoài của kính chắn gió.
2.4.4. Toàn bộ phần cản sáng được giới hạn bởi giao tuyến của bề mặt ngoài của kính chắn gió với các mặt phẳng sau:
(a) Mặt phẳng đứng đi qua điểm V1(mặt phẳng 10);
(b) Mặt phẳng 3(1);
(c) Mặt phẳng 7(2) hoặc cạnh của mặt ngoài của kính chắn gió nếu giao tuyến của mặt phẳng 6 và 7 (mặt phẳng 6 và 8) không cắt mặt ngoài của kính chắn gió.
(d) Mặt phẳng 9;
Chú thích:
(1) Bên kia của kính chắn gió là giao với mặt phẳng đối xứng với mặt phẳng qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.
(2) Bên kia của kính chắn gió là giao với mặt phẳng 8.
2.4.5. Vùng giới hạn bởi cạnh ngoài của bề mặt ngoài của kính chắn gió và đường bao cách cạnh ngoài 25 mm bên trong bề mặt ngoài kính chắn gió hoặc bất cứ phần cản sáng khác. Vùng này không ảnh hưởng đến vùng thử mở rộng A.
2.5. Xác định các điểm tính toán (xem Hình 3 Phụ lục này)
Các điểm tính toán là các điểm nằm trên giao tuyến của mặt ngoài kính chắn gió với các đường thẳng phân tán ra phía trước từ các điểm V.
2.5.1. Điểm tính thẳng đứng phía trên của V1 và trên 70 so với phương nằm ngang (Pr1);
2.5.2. Điểm tính thẳng đứng phía dưới của V2 và dưới 50 so với phương nằm ngang (Pr2);
2.5.3. Điểm tính nằm ngang của V1 và lệch 170 về bên trái (Pr3);
2.5.4. Ba điểm tính khác đối xứng với các điểm tính được xác định theo các mục từ 2.5.1 đến 2.5.3 qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe (lần lượt là P’r1 , P’r2 , P’r3).
CL: Vết mặt phẳng trung tuyến dọc của xe
Pi: Vết của các mặt phẳng liên quan (xem mô tả)
Hình 1. Vùng thử “A” (ví dụ về xe tay lái thuận)
CL: Vết mặt phẳng trung tuyến dọc của xe
Pi: Vết của các mặt phẳng liên quan (xem mô tả)
Hình 2a. Vùng thử cắt giảm “B” (ví dụ về xe tay lái thuận) - vùng mờ phía trên xác định theo mục 2.4.2.2
CL: Vết mặt phẳng trung tuyến dọc của xe
Pi: Vết của các mặt phẳng liên quan (xem mô tả)
Hình 2b. Vùng thử cắt giảm “B” (ví dụ về xe tay lái thuận) - 
vùng mờ phía trên xác định theo mục 2.4.2.1
CL: 	Vết mặt phẳng trung tuyến dọc của xe
Pri: 	Các điểm tính
A, b, c, d: Tọa độ của điểm “V” (xem mô tả)
Hình 3. Xác định các điểm tính toán (ví dụ về xe tay lái thuận)
Phụ lục S
Kiểm tra sự phù hợp của sản xuất
1. Giải thích từ ngữ
Chỉ sử dụng cho Phụ lục này.
1.1. Loại sản phẩm (Type of product) là tất cả các tấm kính có cùng đặc tính chủ yếu.
1.2. Loại chiều dày (Thickness class) là tất cả các tấm kính với các lớp kính thành phần của nó có cùng chiều dày với dung sai cho phép.
2. Các phép thử
Phải thực hiện các phép thử đối với các loại kính theo quy định dưới đây:
2.1. Kính chắn gió độ bền cao
2.1.1. Thử độ phân mảnh theo quy định của mục 2, Phụ lục B.
2.1.2. Thử hệ số truyền sáng ổn định theo quy định của mục 9.1, Phụ lục A.
2.1.3. Thử độ méo quang học theo quy định của mục 9.2, Phụ lục A.
2.1.4. Thử độ tách rời hình ảnh thứ cấp theo quy định mục 9.3, Phụ lục A.
2.2. Kính độ bền cao đồng nhất
2.2.1. Thử độ phân mảnh theo quy định của mục 2, Phụ lục C.
2.2.2. Thử hệ số truyền sáng ổn định theo quy định của mục 9.1, Phụ lục A.
2.2.3. Trong trường hợp các tấm kính sử dụng như kính chắn gió.
2.2.3.1. Thử độ méo quang học theo quy định của mục 9.2, Phụ lục A.
2.2.3.2. Thử độ tách rời hình ảnh thứ cấp theo quy định của mục 9.3, Phụ lục A.
2.3. Kính chắn gió nhiều lớp thông thường và kính chắn gió thủy tinh - vật liệu dẻo
2.3.1. Thử bằng chùy thử theo quy định của mục 3, Phụ lục D.
2.3.2. Thử bằng phép thử bi 2260 g theo quy định của mục 4.2, Phụ lục D và mục 2.2, Phụ lục A.
2.3.3. Thử độ bền chịu nhiệt độ cao theo quy định của mục 5, Phụ lục A.
2.3.4. Đo hệ số truyền sáng ổn định theo quy định của mục 9.1, Phụ lục A.
2.3.5. Thử độ méo quang học theo quy định của mục 9.2, Phụ lục A.
2.3.6. Thử độ tách rời hình ảnh thứ cấp theo quy định của mục 9.3, Phụ lục A.
2.3.7. Chỉ trong trường hợp kính chắn gió là kính vật liệu dẻo:
2.3.7.1. Thử độ bền mài mòn theo quy định của mục 2.1, Phụ lục H.
2.3.7.2. Thử tính chống ẩm theo quy định của mục 3, Phụ lục H.
2.3.7.3. Thử độ bền hóa học theo quy định của mục 1.1, Phụ lục A.
2.4. Kính nhiều lớp thông thường và kính thủy tinh - vật liệu dẻo không phải kính chắn gió
2.4.1. Thử bằng bi 227 g theo quy định của mục 4, Phụ lục E.
2.4.2. Thử độ chịu nhiệt độ cao theo quy định của mục 5, Phụ lục A.
2.4.3. Đo hệ số truyền sáng ổn định theo quy định của mục 9.1, Phụ lục A.
2.4.4. Chỉ trong trường hợp các tấm kính vật liệu dẻo - thủy tinh.
2.4.4.1. Thử độ bền mài mòn theo quy định của mục 2.1, Phụ lục H.
2.4.4.2. Thử độ chịu ẩm theo quy định của mục 3, Phụ lục H.
2.4.4.3. Thử độ bền hóa học theo quy định của mục 11, Phụ lục A.
2.4.5. Các quy định trên được coi như thích hợp với phép thử trên kính chắn gió cùng thành phần vật liệu.
2.5. Kính chắn gió nhiều lớp được xử lý
2.5.1. Bổ sung thêm vào các phép thử được quy định trong mục 2.3, Phụ lục này phép thử độ phân mảnh theo quy định của mục 4, Phụ lục G.
2.6. Kính phủ vật liệu dẻo
Bổ sung thêm vào các phép thử quy định trong các điều khác nhau của các phép thử dưới đây:
2.6.1. Thử độ bền mài mòn theo quy định của mục 2.1, Phụ lục H.
2.6.2. Thử độ chịu ẩm theo quy định của mục 3, Phụ lục H.
2.6.3. Thử độ bền hóa học theo quy định của mục 11, Phụ lục A.
2.7. Kính kép: Phép thử phải được thực hiện theo quy định của Phụ lục này cho mỗi tấm kính cấu thành kính kép.
2.8. Tấm kính vật liệu dẻo không phải kính chắn gió
2.8.1. Thử va đập bằng bi 227 g theo quy định trong mục 5, Phụ lục N,
2.8.2. Đo hệ số truyền sáng theo quy định trong mục 9.1, Phụ lục A,
Phép thử này chỉ áp dụng đối với các tấm kính lắp tại các vị trí cần thiết cho sự quan sát của người lái.
2.8.3. Thử mài mòn theo quy định trong mục 6.1. Phụ lục N,
2.8.4. Thử cắt ngang theo quy định trong mục 6.3., Phụ lục N,
Phép thử này có thể thực hiện trên mẫu của phép thử quy định trong mục 6.2, Phụ lục N.
2.9. Kính vật liệu dẻo có thể uốn được không phải kính chắn gió
2.9.1. Thử va đập bằng bi 227 g theo quy định trong mục 4, Phụ lục O,
2.9.2. Đo hệ số truyền sáng thực hiện theo quy định trong mục 9.1, Phụ lục A,
Phép thử này chỉ áp dụng đối với các tấm kính lắp tại các vị trí cần thiết cho sự quan sát của người lái.
2.10. Kính vật liệu dẻo không thể uốn hoàn chỉnh
2.10.1. Thử va đập bằng bi 227 g theo quy định trong mục 4, Phụ lục P,
2.10.2. Đo hệ số truyền sáng thực hiện theo quy định trong mục 9.1, Phụ lục A,
Phép thử này chỉ áp dụng đối với các tấm kính lắp tại các vị trí cần thiết cho sự quan sát của người lái.
3. Mẫu thử
3.1. Phép thử độ phân mảnh
Phép thử được thực hiện trên các sản phẩm kính an toàn khi kết thúc quá trình sản xuất.
3.2. Thử bằng chùy thử
Lựa chọn các mẫu đại diện cho các loại kính chắn gió khác nhau.
Phép thử này có thể được thay thế bằng phép thử bi 2260 g (xem mục 3.3 dưới của Phụ lục này).
3.3. Thử bằng bi 2260 g
Thực hiện phép thử đối với mỗi loại độ dày khác nhau
3.4. Thử bằng bi 227 g
Các mẫu thử phải được cắt từ các mẫu sản phẩm. Khi cần thiết, cho phép thực hiện phép thử trên các sản phẩm cuối cùng.
3.5. Thử độ bền chịu nhiệt cao
Các mẫu thử phải được cắt ra từ các mẫu sản phẩm. Khi cần thiết, cho phép thực hiện phép thử trên các sản phẩm cuối cùng. Các mẫu này được lựa chọn sao cho tất cả các lớp trung gian được thử phù hợp với công dụng của chúng.
Thực hiện thử ít nhất 3 mẫu cho một mầu của lớp trung gian lấy trong sản phẩm xuất xưởng
3.6. Đo hệ số truyền sáng
Thực hiện phép đo trên các mẫu đại diện của các sản phẩm cuối cùng có mầu.
Miễn thực hiện phép thử này cho các tấm kính có hệ số truyền sáng ổn định đo được trong suốt quá trình chứng nhận kiểu không nhỏ hơn 75% đối với kính chắn gió và các tấm kính có ký hiệu V (xem mục 3.6.3, phần 3 của Quy chuẩn này); hoặc
Đối với các tấm kính độ bền cao, nhà cung cấp kính phải đệ trình chứng nhận đạt các yêu cầu thử ở trên.
3.7. Kiểm tra độ méo quang học và độ tách rời hình ảnh thứ cấp
Thực hiện kiểm tra các lỗi thị giác đối với mỗi một kính chắn gió. Ngoài ra phải sử dụng các phương pháp quy định trong quy chuẩn này hoặc phương pháp khác cho kết quả tương tự, thực hiện đo ở những vùng khác nhau của tầm nhìn. Các mẫu được chọn phải đại diện cho tất cả các sản phẩm.
3.8. Kiểm tra độ bền mài mòn
Chỉ thực hiện thử đối với tấm kính có bề mặt phủ vật liệu dẻo và kính thủy tinh - vật liệu dẻo.
3.9. Thử tính chống ẩm
Chỉ thực hiện phép thử này đối với các tấm kính có bề mặt phủ vật liệu dẻo và kính thủy tinh - vật liệu dẻo.
3.10. Thử độ bền hóa học
Chỉ thực hiện phép thử này đối với các tấm kính có bề mặt phủ vật liệu dẻo và kính thủy tinh - vật liệu dẻo.
3.11. Thử cắt ngang
Phép thử này chỉ sử dụng đối với kính vật liệu dẻo không thể uốn có phủ lớp chống mài mòn. Thực hiện phép thử đối với mỗi loại vật liệu kính và lớp phủ của nó, có thể sử dụng mẫu thử được sử dụng để thử thời tiết mô phỏng hoặc mẫu mới (mục 6.2; Phụ lục N)
Phụ lục T
Nội dung kê khai của kính chắn gió
Đối với mỗi kính chắn gió nằm trong chứng nhận này, ít nhất các hạng mục dưới đây phải được cung cấp:
Nhà sản xuất xe
Dạng xe
Loại xe
Bề mặt khai triển "F"
Chiều cao phân đoạn "h"
Bán kính cong "r"
Góc lắp đặt "a"
Góc lưng ghế "b"
Tọa độ điểm "R" (với các tọa độ tương ứng xB, yA, zC) liên quan đến điểm giữa của mép trên kính chắn gió

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_kinh_an_toan_cua_xe_o_to.doc