Quản trị thông tin và đào tạo chuyên gia thông tin trong thế kỷ 21

Trong thế kỷ 21, chúng ta chứng kiến

sự phát triển nhanh chóng của một mô

hình kinh tế mới đó là nền kinh tế tri thức

(knowledge economy). Trong nền kinh

tế này thông tin đã trở thành nguồn lực

quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của

mỗi một quốc gia và quản trị thông tin là

nhu cầu không thể thiếu của mỗi tổ chức,

doanh nghiệp và quốc gia. Vậy tại sao ngày

nay quản trị thông tin lại đóng vai trò quan

trọng quản trị doanh nghiệp và điều hành

và phát triển quốc gia? Yêu cầu về nhân lực

quản trị thông tin và đào tạo chuyên gia

thông tin như thế nào? Trong mỗi một tổ

chức hay một doanh nghiệp, việc thu thập

và nắm bắt thông tin là vấn đề quan trọng

và yêu cầu bắt buộc hiện nay. Thông tin là

một trong những yếu tố quan trọng đóng

góp vào sự thành công của mỗi cá nhân, tổ

chức khi họ biết cách sử dụng và khai thác

thông tin mà mình đang sở hữu cũng như

những nguồn thông tin bên ngoài [9].

pdf 12 trang kimcuc 9240
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị thông tin và đào tạo chuyên gia thông tin trong thế kỷ 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị thông tin và đào tạo chuyên gia thông tin trong thế kỷ 21

Quản trị thông tin và đào tạo chuyên gia thông tin trong thế kỷ 21
18 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tóm tắt: Th ảo luận vai trò của thông tin và quản trị thông tin trong nền kinh tế tri 
thức. Phân tích nội hàm của quản trị thông tin và nhận dạng nhu cầu về nhân lực quản 
trị thông tin. Định vị chuyên gia thông tin và vai trò của họ trong các tổ chức, doanh 
nghiệp. Qua đó xây dựng các nhóm kiến thức và kỹ năng cơ bản cho chuyên gia thông 
tin trong thế kỷ 21.
Từ khóa: Quản trị thông tin; chuyên gia thông tin; kinh tế tri thức.
Information management and information specialist training in the 21st century
Abstract: Th e paper analyses the role of information and information management 
in the knowledge economy; the content of information management; the demand for 
information management human resource. It also identifi es information specialists and 
their role at organizations, enterprises in order to build the fundamental knowledge and 
skills for information specialists in the 21st century.
Keywords: Information management; information specialists; knowledge economy.
QUẢN TRỊ THÔNG TIN VÀ ĐÀO TẠO CHUYÊN GIA 
THÔNG TIN TRONG THẾ KỶ 21
TS Đỗ Văn Hùng
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
Đặt vấn đề
Trong thế kỷ 21, chúng ta chứng kiến 
sự phát triển nhanh chóng của một mô 
hình kinh tế mới đó là nền kinh tế tri thức 
(knowledge economy). Trong nền kinh 
tế này thông tin đã trở thành nguồn lực 
quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của 
mỗi một quốc gia và quản trị thông tin là 
nhu cầu không thể thiếu của mỗi tổ chức, 
doanh nghiệp và quốc gia. Vậy tại sao ngày 
nay quản trị thông tin lại đóng vai trò quan 
trọng quản trị doanh nghiệp và điều hành 
và phát triển quốc gia? Yêu cầu về nhân lực 
quản trị thông tin và đào tạo chuyên gia 
thông tin như thế nào? Trong mỗi một tổ 
chức hay một doanh nghiệp, việc thu thập 
và nắm bắt thông tin là vấn đề quan trọng 
và yêu cầu bắt buộc hiện nay. Th ông tin là 
một trong những yếu tố quan trọng đóng 
góp vào sự thành công của mỗi cá nhân, tổ 
chức khi họ biết cách sử dụng và khai thác 
thông tin mà mình đang sở hữu cũng như 
những nguồn thông tin bên ngoài [9].
Có thể thấy rằng, thông tin đóng vai 
trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức 
(KTTT). Làm chủ thông tin là nhu cầu cấp 
thiết của các cá nhân và tổ chức trong nền 
KTTT. Do vậy, quản trị thông tin là vấn đề 
cốt yếu của nền KTTT [2]. Đi cùng với đó, 
việc phát triển xây dựng đội ngũ nhân lực 
ngành quản trị thông tin là một nhiệm vụ 
quan trọng.
Hiện tại, ngay cả các nền kinh tế phát 
triển, yếu tố kinh tế tri thức đã thể hiện rõ, 
thì vấn đề quản trị tri thức, quản trị thông 
tin vẫn chưa thực sự tốt. Hoạt động thu 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 19
thập, tổ chức, xử lý, đánh giá, lưu trữ, kết 
xuất, phổ biến và sử dụng thông tin chưa 
thực sự hiệu quả: thông tin chưa được thu 
thập đầy đủ, chưa được xử lý và lưu trữ 
khoa học và thiếu các công cụ đánh giá 
cũng như cách thức khai thác hiệu quả. 
Quản trị thông tin hướng tới khắc phục 
những hạn chế này.
1. Tổng quan về quản trị thông tin
1.1. Khái niệm về quản trị thông tin
Có nhiều cách tiếp cận về quản trị thông 
tin (QTTT), trong đó coi thông tin là tri 
thức và việc định nghĩa được tập trung vào 
chu trình của việc tổ chức thông tin. Th ông 
tin, như chúng ta đã biết tồn tại dưới hai 
dạng thức, đó là điện tử và vật lý. Một cơ 
cấu tổ chức tốt phải có khả năng quản lý các 
thông tin này trong suốt vòng đời thông tin 
bất kể từ nguồn nào hay định dạng nào (dữ 
liệu, tài liệu giấy, tài liệu điện tử, âm thanh, 
video,) và chuyển giao thông tin đó qua 
nhiều kênh khác nhau như: điện thoại di 
động và các giao diện web. Như vậy, QTTT 
là sự thu thập và quản lý thông tin từ một 
hoặc nhiều nguồn khác nhau và phân phối 
thông tin đó đến một hoặc nhiều đối tượng 
thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Nó bao gồm cả vấn đề sở hữu và bản 
quyền thông tin. QTTT là việc áp dụng các 
công cụ và phương thức để thu thập, tạo lập, 
xử lý, loại bỏ, tổ chức, kiểm soát, phân phối 
và sử dụng thông tin. Các thông tin này có 
thể ở dạng số hoặc vật lý, đã được cấu trúc 
hoặc chưa được cấu trúc [1].
Trong nền kinh tế tri thức, nếu các tổ 
chức không thể sử dụng hiệu quả thông 
tin mà họ có thì sẽ mất đi lợi thế cạnh 
tranh và việc đối mặt nguy cơ thất bại là 
rất lớn. Chính vì thế, lĩnh vực QTTT đang 
được quan tâm. Các nội dung cơ bản của 
QTTT bao gồm: (1) cơ sở hạ tầng dùng 
để thu thập, quản lý, bảo quản, lưu trữ và 
cung cấp thông tin (Hình 1); (2) những bộ 
quy tắc, hướng dẫn giúp cho thông tin đến 
được đúng người cần và đúng thời điểm; 
(3) thông tin, ở dạng số hay vật lý, là một 
tài sản quan trọng đòi hỏi phải có sự quản 
trị thích hợp; và (4) nghiên cứu bối cảnh xã 
hội và tổ chức mà ở đó thông tin được sản 
sinh và tồn tại. 
LƯU TRỮ
QUẢN LÝ
PHÂN PHỐITHU THẬP
BẢO 
QUẢN
Hình 1. Quy trình và nội dung quản trị thông tin trong doanh nghiệp [6]
20 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
QTTT là việc tổ chức và quản lý thông 
tin một cách có hệ thống trong một tổ 
chức. Trong đó, đánh giá, xử lý và tổ chức 
thông tin dựa trên những tiêu chuẩn của 
các chuyên gia thông tin, thông qua đó 
giúp người dùng có thể tiếp cận thông tin 
dễ dàng. Việc tạo lập, tổ chức và sử dụng 
thông tin sẽ đóng góp vào mục tiêu chung 
của tổ chức, ở đó một cá nhân hay một 
nhóm sẽ phải truy cập và khai thác thông 
tin họ cần để giải quyết những công việc 
hay nhiệm vụ được giao. QTTT sẽ hỗ trợ 
nhu cầu này. QTTT cũng được định nghĩa 
như hoạt động quản lý các quy trình tổ 
chức và các hệ thống. Ở đó bao gồm một 
loạt các hoạt động như: bổ sung, tạo lập, 
tổ chức, phân phối và sử dụng thông tin. 
QTTT thường được nhìn nhận như một 
chu trình của sáu hoạt động sau:
- Nhận dạng nhu cầu thông tin.
- Bổ sung và tạo lập thông tin.
- Phân tích và diễn giải thông tin.
- Tổ chức và lưu trữ thông tin.
- Truy cập và phổ biến thông tin.
- Sử dụng thông tin.
 1.2. Hệ thống quản trị thông tin
 Để QTTT cần có một hệ thống 
QTTT - Information Management System 
(IMS). Với mỗi một lĩnh vực cụ thể thì cần 
có những hệ thống thông tin chuyên biệt. 
Có nhiều cách tiếp cận hệ thống thông tin, 
trong đó có quan điểm tiếp cận như vòng 
đời sản sinh ra thông tin, hoặc tiếp cận ở 
khía cạnh công nghệ của việc lưu trữ và tổ 
chức thông tin, hay tiếp cận từ chức năng 
của tổ chức. Trong bài viết này, chúng tôi 
tiếp cận QTTT là hoạt động kết hợp giữa 
thông tin, con người và công nghệ trong 
một tổ chức. Do vậy, QTTT là một hoạt 
động sử dụng công nghệ, kết hợp với các kỹ 
thuật quản lý để tạo lập và quản trị thông 
tin phục vụ nhu cầu thông tin của cá nhân 
hay tổ chức.
Hình 2. Hệ thống quản trị thông tin (Zihan, 2015)
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 21
Nhiệm vụ của một hệ thống QTTT ngày 
càng phức tạp bởi một số yếu tố sau: yêu 
cầu về thời gian thực của việc chuyển tải 
thông tin, sự giao tiếp và kết nối hai chiều, 
và tính sẵn sàng của thông tin. Hệ thống 
QTTT bao gồm những chức năng cơ bản 
sau: thu thập và xử lý, phân tích, tích hợp, 
giao diện trình bày, và an ninh thông tin 
(Hình 2). Hệ thống này cần phải có khả 
năng quản trị dữ liệu thời gian thực, xây 
dựng các dịch vụ cung cấp thông tin, chia 
sẻ nguồn thông tin đa dạng, khả năng 
lưu trữ lớn và tốc độ truy xuất cao của hệ 
thống, sử dụng tối đa các thiết bị điện tử 
trong tổ chức. Hệ thống thông tin sẽ làm 
giảm thiểu đi độ phức tạp, do đó người 
quản lý có được công cụ để điều hành hiệu 
quả, qua đó làm tăng sự thích ứng đa dạng 
và khả năng cạnh tranh của tổ chức, doanh 
nghiệp của mình.
1.3. Mục tiêu và lợi ích của quản trị 
thông tin
Mục tiêu của QTTT là giúp các tổ chức 
làm chủ về thông tin để quản lý và điều 
hành tổ chức. QTTT là: (1) thiết kế, phát 
triển, quản lý và sử thông tin một cách 
sáng tạo và hiệu quả; và (2) hỗ trợ việc ra 
quyết định và tạo ra giá trị cho cá nhân, tổ 
chức, cộng đồng và xã hội. Từ mục tiêu cơ 
bản này có thể thấy yêu cầu đối với chuyên 
gia QTTT, đó là người có sự hiểu biết sâu 
sắc về người sử dụng thông tin cũng như 
về mục tiêu của tổ chức mà người đó đang 
phục vụ. Do vậy, yêu cầu đối với họ là sử 
dụng thông tin như một công cụ cạnh 
tranh và là một phương tiện để tạo ra sự 
thay đổi tích cực trong tổ chức.
Vậy lợi ích của QTTT là gì? Th ông tin đã 
được chứng minh là một loại tài sản quan 
trọng nhất đối với bất kỳ một tổ chức nào. 
Đối với các hoạt động hành chính công, 
ngân sách chi ra để xử lý thông tin là rất 
lớn. Các cơ quan chính phủ ở tất cả các cấp 
đều phải cần đến thông tin để điều hành 
công việc, cũng như để thực hiện tốt các 
mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của mình. 
Có thể thấy, công tác điều hành của chính 
phủ chính là hoạt động trao đổi thông tin. 
Do vậy, việc đảm bảo thông tin thông suốt, 
nhanh, kịp thời và chính xác sẽ giúp cho 
công việc điều hành diễn ra thuận lợi và 
hiệu quả. Một trong những dấu hiệu cho 
thấy tầm quan trọng của QTTT trong hoạt 
động điều hành của chính phủ đó chính 
là chính phủ điện tử (e-government). 
Mục tiêu của chính phủ điện tử là đảm 
bảo thông tin thông suốt giữa chính phủ 
và người dân, cũng như giữa các cơ quan 
trong chính phủ. 
Trong hoạt động kinh doanh, QTTT giúp 
tổ chức, doanh nghiệp quản lý một cách tự 
động và có mục đích các nguồn lực của họ 
như: nhân lực, tài chính, tài sản cũng như 
hỗ trợ việc lập những kế hoạch mang tính 
chiến lược như: xác định mục tiêu cơ bản 
của doanh nghiệp, xây dựng chính sách phát 
triển trung và dài hạn, phân bổ nguồn lực, 
đào tạo nhân viên và thiết lập các chương 
trình nghị sự cho tương lai. Các nguồn lực 
trong doanh nghiệp cần được quản trị và 
liên thông với nhau, qua đó tạo ra một sức 
mạnh tổng hợp trong việc điều phối và hỗ 
trợ ra quyết định của người quản lý ở mọi 
cấp trong tổ chức đó. Ngoài ra, QTTT còn 
giúp doanh nghiệp giảm chi phí không cần 
thiết liên quan đến việc «không tìm thấy 
thông tin», giúp các doanh nghiệp tiếp cận 
thông tin một cách kịp thời khi cần; giảm 
sự bất ổn hoặc những rủi ro phát sinh từ 
việc ra quyết định trong trường hợp thông 
tin không chính xác, không đáng tin cậy. 
QTTT giúp doanh nghiệp tăng thêm giá trị 
22 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cho các dịch vụ mà họ cung cấp, từ đó tạo 
ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp và 
khách hàng.
1.4. Quản trị thông tin trong môi trường 
công nghệ số
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự 
bùng nổ về thông tin trong mọi lĩnh vực 
của đời sống xã hội. Th ông tin luôn tăng 
theo cấp số nhân và được định dạng dưới 
dạng số và lưu trữ trực tuyến ngày càng 
nhiều. Có thể thấy, các công cụ và cách 
thức để quản lý dữ liệu đang thay đổi. 
Chính vì vậy, thế kỷ 21 được coi là thế kỷ 
của công nghệ số và điện toán đám mây 
(cloud computing). QTTT sẽ phải thích 
ứng với sự phát triển này. 
Hình 3. Năng lực lưu trữ thông tin toàn cầu giai đoạn 1986-2007 [5]
Có thể thấy, thông tin đang được chuyển 
từ định dạng lưu trữ tương tự (analog) sang 
dạng số (digital) một cách nhanh chóng. 
Giai đoạn 1986 có 99% (2.6 tỷ gigabytes) 
thông tin được lưu trữ dưới dạng tương tự 
và chỉ có 1% (0.02 tỉ gigabytes) được lưu 
trữ dưới dạng số. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 
20 năm, đã có 94% (280 tỷ gigabytes) thông 
tin được lưu trữ dưới dạng số [5]. Đến nay, 
phần lớn các thông tin đều được lưu dạng 
số. Bài toán QTTT, đặc biệt là thông tin số 
được đặt ra cho tất cả các cơ quan, tổ chức 
hay doanh nghiệp.
Những công ty, tập đoàn có tiềm lực tài 
chính, họ có thể tự xây dựng cho mình 
các giải pháp lưu trữ riêng của mình. Tuy 
nhiên, các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức 
phi lợi nhuận, các trường đại học, sẽ gặp 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 23
Hình 4. Quản trị thông tin trong một tổ chức
khó khăn khi quản trị hệ thống của mình 
dưới dạng số hóa và thông tin không ngừng 
gia tăng. Nhu cầu này nảy sinh những nhà 
cung cấp giải pháp lưu trữ, giúp các tổ chức 
thoát khỏi bài toán lưu trữ thông tin, tập 
trung phát triển chuyên môn của mình. 
Điện toán đám mây là một trong những 
giải pháp đó. Đây là hướng đi mới trong 
QTTT của kỷ nguyên số và Internet. Mục 
tiêu của hệ thống này là lưu trữ và quản 
trị tập trung thông tin, đảm bảo thông tin 
trực tuyến để có thể cập nhập và khai thác 
mọi lúc mọi nơi. QTTT chính là vấn đề 
cốt lõi của công nghệ số và điện toán đám 
mây: tổ chức và khai thác thông tin một 
cách nhanh chóng và hiệu quả theo một 
phương thức hoàn toàn mới.
Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên của xã 
hội thông tin, kỷ nguyên của Internet và 
thông tin số. Ở đó có mối liên hệ chặt chẽ 
giữa con người, thông tin/tri thức và công 
nghệ quản lý trong một tổ chức (Hình 4). 
QTTT tập trung vào sự giao kết giữa con 
người, thông tin và công nghệ nhằm phát 
triển, triển khai và quản trị hệ thống và 
mạng lưới thông tin của bất kỳ tổ chức 
nào. Internet đã và sẽ đóng vai trò quan 
trọng trong đời sống, kết nối mọi người với 
nhau. Hãng Intel đang phát triển thế hệ bộ 
vi xử lý mới với tên gọi - Internet of Th ings 
(IOT). Hãng này cho rằng trong tương 
lại, mọi thứ đều có khả năng kết nối vào 
mạng Internet để tương tác với nhau, tạo 
điều kiện cho cuộc sống con người trở nên 
dễ dàng hơn. Triết lý của IOT là thông tin 
về mọi thứ được kiểm soát và điều khiển 
thông qua Internet bằng máy tính và con 
người. Cụ thể là các đồ vật, động vật và con 
người đều được gán định danh. Dữ liệu 
của họ được lưu trữ trực tuyến và việc điều 
khiển, kiểm soát sẽ thông qua sự tương tác 
giữa con người với con người, hoặc con 
người với máy tính [7].
24 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
2. Chuyên gia thông tin - họ là ai?
Chuyên gia thông tin (information 
professional) là người thu thập, tổ chức, lưu 
trữ, bảo quản, khai thác và phổ biến thông 
tin. Th eo cách tiếp cận này, thì chuyên gia 
thư viện cũng được coi là một chuyên gia 
thông tin khi mà các thư viện ngày nay 
cũng đã thay đổi nhiều để tiếp cận đến 
việc QTTT theo công nghệ số. Th uật ngữ 
chuyên gia thông tin cũng được sử dụng 
để mô tả những công việc tương tự như: 
chuyên gia lưu trữ, chuyên gia quản lý 
thông tin, chuyên gia hệ thống thông tin, 
chuyên gia quản lý hồ sơ. Chuyên gia thông 
tin làm việc trong các môi trường đa dạng 
khác nhau, từ lĩnh vực tư nhân, công cộng 
đến các tổ chức học thuật. Th eo Nicholson, 
đối với một chuyên gia thông tin, họ phải 
là bậc thầy về việc làm sạch và giải nén dữ 
liệu, đồng thời phải tuyệt đối tin tưởng vào 
dữ liệu trước khi làm bất cứ điều gì với nó. 
Nói cách khác, phải biết đánh giá tính xác 
thực và độ chính xác của dữ liệu trước khi 
sử dụng chúng [13].
QTTT là một nghề mang tính đa ngành, 
nhân lực QTTT có thể làm ở bất cứ tổ 
chức, doanh nghiệp nào có nhu cầu quản 
trị nguồn thông tin. Do vậy, chuyên gia 
thông tin có công việc rất đa dạng, họ có 
thể là: chiến lược gia về nội dung thông 
tin (content strategist), chuyên gia phân 
tích dữ liệu (data analyst), chuyên gia 
phát triển và quản trị CSDL (database 
developer/database administrators), kiến 
trúc sư thông tin (information architect), 
chuyên gia phân tích bảo mật thông tin 
(information security analyst), chuyên 
gia quản trị dự án công nghệ thông tin 
(IT project manager), chuyên gia thư viện 
(librarian), chuyên gia phân loại thông tin 
(taxonomy lead), chuyên gia nghiên cứu 
khách hàng và thiết kế sản phẩm và dịch 
vụ theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng 
(user experience designer), chuyên gia 
Hình 5. Vai trò mới nổi của chuyên gia thông tin trong nền kinh tế số [10]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 25
quản trị hệ thống Web, Th ương mại điện 
tử (Web Admin), chuyên gia phân tích hệ 
thống (System Analyst) và giám đốc công 
nghệ thông tin (CIO). Có thể thấy, nhân 
lực cho QTTT mang tính chất đa ngành và 
liên ngành, chú trọng đến sự hiểu biết về 
CNTT, am hiểu quản trị và xử lý thông tin.
Trong báo cáo về vai trò mới nổi của 
chuyên gia thông tin trong nền kinh tế số 
của Cộng đồng chuyên gia thông tin toàn 
cầu thì vai trò của chuyên gia thông tin 
được tập trung vào bốn khía cạnh sau: rủi 
ro và trách nhiệm pháp lý, giá trị, quản trị 
và xã hội. Với mỗi một khía cạnh, chuyên 
gia thông tin sẽ đảm trách những vai trò cụ 
thể (Hình 5). 
Một trong những nghề mới xuất hiện 
trong vài thập niên gần đây đó là Giám 
đốc thông tin - Chief Information Offi cer 
(CIO). Giám đốc thông tin sẽ triển khai 
những công việc sau: (1) đánh giá xu hướng 
phát triển của công nghệ để xác định giá 
trị tiềm năng cho doanh nghiệp, trên cơ sở 
đó tư vấn chuyển đổi chiến lược và chính 
sách kinh doanh đáp ứng xu hướng phát 
triển của công nghệ thông tin và xã hội 
thông tin; (2) xây dựng và triển khai các dự 
án CNTT và cập nhật các xu hướng phát 
triển mới của CNTT cho doanh nghiệp, 
đồng thời xét duyệt các thiết bị và dịch 
vụ CNTT sẽ được ứng dụng vào doanh 
nghiệp; (3) Quản trị CSDL thông tin của 
doanh nghiệp, cung cấp CSDL cho công 
tác quản lý và điều hành; và (4) đảm bảo 
bảo mật và an toàn thông tin trong doanh 
nghiệp (Lê, 2015). 
Vậy, chuyên gia thông tin cần những kiến 
thức và kỹ năng gì? Chuyên gia thông tin 
là một thuật ngữ rộng, do vậy những kiến 
thức và kỹ năng của họ khá đa dạng. Một 
chuyên gia thông tin sẽ có những nhóm 
kiến thức thuộc nhiều ngành khác nhau. 
Điều đó giúp cho họ có những nhóm kỹ 
năng khác nhau để áp dụng vào lĩnh vực cụ 
thể mà họ làm việc. Một số kiến thức và kỹ 
năng liên ngành cần có của một chuyên gia 
thông tin, đó là: 
- Năng lực thông tin: Tìm kiếm, thu thập, 
đánh giá, lưu trữ, bảo mật thông tin, đồng 
thời cung cấp thông tin bất cứ khi nào có 
yêu cầu về thông tin.
- Công nghệ thông tin: thành thạo trong 
việc sử dụng các ứng dụng tin học văn 
phòng, kỹ năng số hóa, tìm kiếm thông tin 
trên Internet, phát triển và quản trị CSDL, 
quản trị nội dung, thiết kế chương trình và 
đóng gói sản phẩm.
- Dịch vụ khách hàng: chuyên gia 
thông tin cần phải có khả năng đáp ứng 
và làm thỏa mãn nhu cầu thông tin của 
khách hàng.
- Th ành thạo ngôn ngữ: điều này đặc biệt 
quan trọng cho một chuyên gia thông tin, 
họ phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ 
ở mức chuyên gia để chăm sóc cũng như 
đàm phán với khách hàng.
- Kỹ năng mềm: bao gồm kỹ năng 
thương thuyết, giải quyết xung đột, quản 
lý thời gian. Đây là những kỹ năng hữu 
ích để tương tác trong môi trường làm 
việc hiện đại.
- Đào tạo quản lý: một chuyên gia thông 
tin cần phải có những kiến thức như: 
hoạnh định chiến lược, quản trị dự án và 
kỹ năng lập kế hoạch.
Đối với một chuyên gia thông tin, yêu 
cầu cơ bản và nền tảng đó là phải hiểu 
được nhu cầu thông tin của người dùng, 
nhu cầu thông tin của tổ chức mà mình 
làm việc. Trả lời câu hỏi ai là người dùng 
và họ cần thông tin gì? Tiếp theo đó sẽ 
26 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hình 6. Năng lực cốt lõi trong quản trị thông tin [4]
xây dựng kế hoạch và tiến hành thu thập 
và tổ chức thông tin, xây dựng các CSDL 
phục vụ các mục đích chuyên biệt. Xây 
dựng các kênh và công cụ để phân phối 
và chuyển giao thông tin đến người dùng. 
Cuối cùng là tổ chức và quản lý các thông 
tin một cách khoa học để khai thác hiệu 
quả. Gorman và Corbitt đã đưa ra sơ đồ 
hình tháp bốn bậc về năng lực cốt lõi của 
chuyên gia QTTT (Hình 6). 
3. Đào tạo nhân lực quản trị thông tin
Nhu cầu của xã hội về chuyên gia thông 
tin, hay nhân lực cho ngành QTTT đang 
tăng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đối 
với các nền kinh tế đang phát triển. Nhân 
lực QTTT mang tính đa ngành, do vậy, 
việc đào tạo ngành QTTT phải dựa trên 
những kiến thức liên ngành, trong đó có 
chú trọng đến sự hiểu biết về CNTT và các 
kiến thức và kỹ năng liên quan đến xử lý 
thông tin. Một trong những yêu cầu quan 
trọng của việc xây dựng các chương trình 
đào tạo đó là xác định được nhóm các năng 
lực cơ bản (core competencies) cần phải 
trang bị cho người học để làm được công 
việc của một chuyên gia thông tin. Trong 
quy trình QTTT có năm hoạt động chính, 
đó là: thu thập và xử lý, quản lý, lưu trữ, 
bảo quản và phân phối (Hình 1). Do vậy, 
chuyên gia thông tin cần phải được trang 
bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến 
các hoạt động này.
Cộng đồng chuyên gia thông tin toàn 
cầu đề xuất sáu nhóm lĩnh vực cần có của 
chuyên gia thông tin, bao gồm: truy cập/
sử dụng, thu thập/quản trị, cộng tác/phân 
phối, an toàn/bảo quản, kiến trúc/hệ thống 
và lập kế hoạch/triển khai. Các nhóm này 
được chia nhỏ thành các khối kiến thức 
chuyên biệt (Bảng 1).
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 27
Bảng 1. Các khối kiến thức cần có của chuyên gia thông tin [10]
Nhóm lĩnh vực tri thức Các kiến thức chuyên sâu
Truy cập/sử dụng
Hệ tìm kiếm chuyên gia
Hệ trí tuệ thông minh trong kinh doanh
Quản trị dữ liệu chuyên gia
Th u thập/Quản trị
Th u thập thông tin
Quản lý quá trình kinh doanh
Quản trị tri thức
Quản lý thư điện tử
Quản trị nội dung
Cộng tác/phân phối
Cộng tác (các hệ thống hỗ trợ, phần mềm nhóm)
Truyền thông xã hội
Môi trường thông tin
Tin nhắn/chat
Hỗ trợ từ xa
Hội thảo trực tuyến
An toàn/Bảo quản
An ninh thông tin
Quản lý biểu ghi
Bảo mật dữ liệu
Quản lý bản quyền số
Lưu trữ
Khám phá thông tin số
Kiến trúc/Hệ thống
Kiến trúc thông tin
Kiến trúc kỹ thuật
Điện toán đám mây
Ứng dụng di động
Website và cổng thông tin
Lập kế hoạch/Triển khai
Lập kế hoạch chiến lược
Giả lập các tình huống kinh doanh
Lập kế hoạch thực hiện
Xác định các yêu cầu căn bản của dự án/tổ chức
Th iết kế giải pháp
Quản lý thay đổi
28 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trong nghiên cứu của mình về năng lực 
của chuyên gia thông tin, Siddike và Islam 
chỉ ra một số kỹ năng bổ trợ cho chuyên 
gia thông tin, đó là: kỹ năng giao tiếp, kỹ 
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc 
qua mạng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng 
xây dựng sự đồng thuận, kỹ năng làm việc 
nhóm, kỹ năng huấn luyện, kỹ năng dẫn dắt 
và tư vấn [14]. Đây chính là những kỹ năng 
bổ trợ quan trọng cho chuyên gia thông tin 
trong thế kỷ 21.
Để làm việc trong phạm vi một doanh 
nghiệp, chuyên gia thông tin cũng cần phải 
trang bị cho mình những kiến thức cốt lõi 
của QTTT doanh nghiệp đó là: 
- Nắm được các hệ thống thông tin chuyên 
gia như: Hệ thống quản trị nội dung doanh 
nghiệp (Enterprise Content Management), 
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision 
Support System), Hệ thống quản trị quan 
hệ khách hàng (Customer Relationship 
Management) và Hệ thống thông tin quản 
lý (Management Information System).
- Xây dựng kế hoạch cho cơ sở hạ tầng 
thông tin của một tổ chức và cấu trúc thông 
tin cho tổ chức đó.
- Tổ chức và quản lý thông tin không 
ngừng gia tăng trong doanh nghiệp, giúp 
doanh nghiệp sẵn sàng đối diện với tình 
trạng ngập lụt trong thông tin.
- Kết xuất thông tin hữu ích từ nguồn 
thông tin hỗn độn và khổng lồ đó để 
phục vụ cho các mục đích cụ thể của 
doanh nghiệp.
- Tạo lập hệ thống thông tin chuyên nghiệp 
nhằm phục vụ tốt hơn cho con người và tổ chức.
 - Đảm bảo về an ninh và an toàn thông tin 
của tổ chức - thông tin là tài sản của tổ chức.
- Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp, 
đảm bảo quản trị được các nguồn thông tin 
khác nhau.
- Tư vấn về chính sách cho hệ thống thông tin.
Tại Việt Nam, việc đặt vấn đề đào tạo 
nhân lực QTTT đã được triển khai từ 
hơn 10 năm nay [12]. Trong đó đã có một 
trường đại học triển khai đào tạo nhân lực 
ngành QTTT. Tuy nhiên, do những yếu tố 
khách quan và chủ quan mà ngành này đã 
tạm dừng đào tạo. Đối với các khoa đào tạo 
ngành thông tin và thư viện trong cả nước, 
chưa có đơn vị nào đào tạo nguồn nhân lực 
này một cách chuyên biệt. Khởi điểm là đào 
tạo về khoa học thư viện, do vậy, tuy đã có 
chương trình đào tạo về Th ông tin học và 
chuyên ngành Quản trị thông tin, nhưng 
nội dung đào tạo của các đơn vị này vẫn 
mang nặng các nghiệp vụ của Khoa học thư 
viện, chưa hướng tới tổ chức thông tin trong 
các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo cần có 
sự đột phá trong đổi mới chương trình đào 
tạo hướng tới đào tạo nhân lực về QTTT. 
Một số các trường kinh tế đã đào tạo chuyên 
ngành liên quan đến QTTT như Hệ thống 
thông tin quản lý [11]. Một số công ty và 
tổ chức có chức năng đào tạo đã đưa ra các 
khóa đào tạo ngắn hạn về QTTT và quản 
trị tri thức. Đặc biệt là đào tạo về CIO [8]. 
Nhìn chung, đào tạo nhân lực QTTT tại 
Việt Nam còn manh mún và đang ở giai 
đoạn đầu. Cần có một chiến lược phát triển 
đồng bộ và đầu tư để phát triển các chương 
trình đào tạo các cấp về QTTT.
Việc đào tạo nguồn nhân lực QTTT cần có 
sự kết hợp của các cơ sở đào tạo về QTTT, 
công nghệ thông tin và kinh tế. Trong đó 
các cơ sở đào tạo chuyên về QTTT sẽ làm 
đầu mối để phối hợp xây dựng và triển khai 
các chương trình đào tạo về QTTT. 
Tóm lại, xã hội thông tin đang hình thành 
và phát triển nhanh chóng trong thế kỷ 21, 
trong đó thông tin là một nguồn lực quan 
trọng để phát triển kinh tế, xã hội và QTTT 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 29
là công cụ để nắm bắt và sử dụng hiệu quả 
nguồn lực này. Để QTTT hiệu quả thì yêu 
cầu phải có nhân lực mới cho lĩnh vực này, 
đó chính là chuyên gia thông tin. Như vậy, 
yêu cầu đặt ra trong thời gian tới đối với các 
cơ sở đào tạo đó là xây dựng và triển khai các 
chương trình đào tạo về quản trị thông tin.
-----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AIIM, (2015). What is information 
management? Truy cập từ http://
www.aiim.org/What-is-Information-
Management#sthash.xSlpQkfC.dpuf
2. Beniger, James R.  (1986).  Th e control 
revolution: technological and economic 
origins of the information society. 
Cambridge, Mass.: Harvard University Press.
3. Chakraborty, G. (2015). Data Quotes. 
Th e Data Governace Institute. Truy cập từ 
data-quotes/
4. G.E. Gorman, B.J. Corbitt. (2002). Core 
competencies in information management 
education. New Library World. 103 (11/12), 
pp. 436 – 445
5. Hilbert, M., López, P. (2011). Th e 
World’s technological capacity to store, 
communicate, and compute information. 
Science, 332(6025), 60-65.
6. Hoàng Th u Hà (2015). Vai trò của nhà 
quản trị thông tin trong doanh nghiệp. 
Truy cập từ 
php/fet-r-d/science-news/95-fet/research-
development/s-news/175-cio.
7. International Telecommunication Union 
(2013). Overview of the Internet of things. 
Truy cập từ 
recommendations/rec.aspx?rec=y.2060
8. ISE (2013). Chương trình đào tạo CIO – 
Giám đốc công nghệ thông tin. Truy cập từ 
giam-doc-cong-nghe-thong-tin
9. Lê, Q. (2015). Lãnh đạo doanh nghiệp 
Việt Nam. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội. 
10. Mancini, J.F. (2012). Th e rise of the 
information professional: a career path for 
the digital economy. Truy cập từ http://
www.aiim.org/pdfdocuments/Rise-of-the-
Information-Professional-White-Paper.
pdf.
11. MIS (2015). Cơ hội việc làm với ngành 
Hệ thống thông tin quản lý. Truy cập từ 
dung/co-hoi-viec-lam-voi-nganh-he-
thong-thong-tin-quan-ly.html
12. Nguyễn Hữu Hùng (2005). Quản trị 
thông tin và công nghệ thông tin: hai mảng 
không thể thiếu của nền kinh tế thông tin. 
Tạp chí Th ông tin và Tư liệu. Số 2, tr. 1-3.
13. Nicholson, S. (2015). Scott Nicholson 
Quotes, truy cập từ 
com/quote/671152.
14. Siddike, A. K., Islam, S. (2011). 
Exploring the competencies of information 
professionals for knowledge management in 
the information institutions of Bangladesh. 
Th e International Information & Library 
Review. 43, pp. 130-136.
15. Worldbank (2012). Knowledge 
Economy Index (KEI) 2012 Rankings1. 
Truy cập từ 
org/INTUNIKAM/Resources/2012.pdf.
16. Zihan, X. (2015). Smart grid: trends in 
power market. Truy cập từ 
wustl.edu/~jain/cse574-10/ft p/grid2/index.
html
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 04-12-2015; 
Ngày phản biện đánh giá: 18-01-2016; Ngày 
chấp nhận đăng: 09-3-2016).

File đính kèm:

  • pdfquan_tri_thong_tin_va_dao_tao_chuyen_gia_thong_tin_trong_the.pdf