Quan niệm của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về học sinh có năng khiếu trí tuệ

Năng khiếu – đó là một phẩm chất tâm lý có

tính hệ thống được phát triển trong suốt cuộc

đời, nó xác định khả năng đạt được thành tích

cao, những kết quả xuất chúng bởi con người

ở một hoặc một vài loại hình hoạt động trong

sự so sánh với những người khác. Đứa trẻ có

năng khiếu là đứa trẻ nổi bật lên bởi những

thành tích rực rỡ, rõ rệt và đôi khi là xuất

chúng (hoặc có những tiền đề bên trong dành

cho những thành tích như thế) trong một hoặc

một vài lĩnh vực hoạt động [1]. *

Năng khiếu trí tuệ - đó là một hệ thống phức

tạp, nhiều chiều của những phẩm chất tâm lý.

Nó không chỉ bao gồm những phẩm chất nhận

thức vượt trội mà cả động cơ, nhân cách, giá

trị và cả những phẩm chất tâm lý cá nhân

khác của con người [3].

pdf 5 trang kimcuc 8840
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về học sinh có năng khiếu trí tuệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về học sinh có năng khiếu trí tuệ

Quan niệm của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về học sinh có năng khiếu trí tuệ
Phí Thị Hiếu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 57 - 61 
57 
QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
VỀ HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU TRÍ TUỆ 
 Phí Thị Hiếu*, Nguyễn Thị Thanh, 
Bàn Thị My, Nhâm Thị Phương Thảo 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trong bài báo, các tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu quan niệm của sinh viên khoa Tâm lý – 
Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về học sinh có năng khiếu trí tuệ. Kết 
luận được rút ra từ nghiên cứu là: Biểu tượng về học sinh có năng khiếu trí tuệ trong quan niệm 
của SV là hết sức mờ nhạt. Các phẩm chất được miêu tả mang tính chất tản mạn. Nhiều phẩm chất 
đặc trưng của học sinh có năng khiếu trí tuệ đã không được chỉ ra và ngược lại. Có thể nói, sự 
thiếu vắng những tài liệu khoa học về năng khiếu, về trẻ em có năng khiếu trí tuệ là nguyên nhân 
của thực trạng trên. 
Từ khoá: quan niệm, năng khiếu, năng khiếu trí tuệ, sinh viên, phẩm chất 
Năng khiếu – đó là một phẩm chất tâm lý có 
tính hệ thống được phát triển trong suốt cuộc 
đời, nó xác định khả năng đạt được thành tích 
cao, những kết quả xuất chúng bởi con người 
ở một hoặc một vài loại hình hoạt động trong 
sự so sánh với những người khác. Đứa trẻ có 
năng khiếu là đứa trẻ nổi bật lên bởi những 
thành tích rực rỡ, rõ rệt và đôi khi là xuất 
chúng (hoặc có những tiền đề bên trong dành 
cho những thành tích như thế) trong một hoặc 
một vài lĩnh vực hoạt động [1]. * 
Năng khiếu trí tuệ - đó là một hệ thống phức 
tạp, nhiều chiều của những phẩm chất tâm lý. 
Nó không chỉ bao gồm những phẩm chất nhận 
thức vượt trội mà cả động cơ, nhân cách, giá 
trị và cả những phẩm chất tâm lý cá nhân 
khác của con người [3]. 
Sự hình thành và phát triển năng khiếu chịu 
ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm cả 
những yếu tố di truyền và những yếu tố xã 
hội. Ngoài những lý thuyết khoa học về năng 
khiếu được xây dựng trên những số liệu khoa 
học thực nghiệm được các nhà nghiên cứu sử 
dụng, trong cuộc sống đời thường còn tồn tại 
những quan niệm khác nhau về năng khiếu và 
người có năng khiếu. Những quan niệm này 
có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát hiện 
*
 Tel: 01656634388; Email: hieusptn@gmail.com 
và hiện thực hóa năng khiếu của con người. 
Đặc biệt, quan niệm của những người làm 
công tác giáo dục về người có năng khiếu ảnh 
hưởng tới việc phát hiện, giáo dục và bồi 
dưỡng học sinh có năng khiếu. Tuy nhiên, 
hiện nay vấn đề năng khiếu ở nước ta còn ít 
được quan tâm nghiên cứu và rất hiếm những 
tài liệu khoa học về lĩnh vực này. Điều đó làm 
hạn chế hiểu biết của con người về năng 
khiếu, về những đặc điểm tâm lý của người có 
năng khiếu. Xuất phát từ những lý do trên, 
tháng 9 năm 2012 chúng tôi đã tiến hành 
nghiên cứu quan niệm của sinh viên (SV) 
khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư 
phạm - Đại học Thái Nguyên (ĐHSP – 
ĐHTN) - những nhà giáo dục trong tương lai 
- về năng khiếu và học sinh có năng khiếu trí 
tuệ. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề ra 
các biện pháp nâng cao hiểu biết cho sinh 
viên về vấn đề này. Với mục đích nghiên cứu 
phát hiện và so sánh, chúng tôi đã lựa chọn 
SV năm thứ nhất (K47) và năm thứ ba (K45) 
làm khách thể điều tra. Các phương pháp cơ 
bản được sử dụng để nghiên cứu là: miêu tả 
tự do, điều tra bằng Anket, đàm thoại và sử 
dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên 
cứu. Số lượng khách thể của phương pháp 
miêu tả tự do: 58 SV năm thứ 3, 38 SV năm 
thứ nhất. Số lượng SV tương ứng của phương 
pháp điều tra bằng Anket là 56 và 41 SV. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phí Thị Hiếu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 57 - 61 
58 
Phân tích nội dung các phiếu miêu tả tự do, 
chúng tôi thống kê được 13 phẩm chất tâm lý 
của học sinh có năng khiếu. Trong số đó có 6 
phẩm chất thuộc về nhận thức, 2 phẩm chất 
thuộc về xúc cảm-tình cảm, 3 phẩm chất 
thuộc về động cơ, ý chí. Kết quả thu được từ 
phương pháp này được so sánh với kết quả 
của phương pháp điều tra bằng Anket để thấy 
được rõ ràng hơn quan niệm của SV về học 
sinh có năng khiếu trí tuệ. 
QUAN NIỆM VỀ CÁC PHẨM CHẤT 
THUỘC LĨNH VỰC NHẬN THỨC CỦA 
HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU TRÍ TUỆ 
Thống kê những phẩm chất thuộc về nhận 
thức của người có năng khiếu trí tuệ được SV 
mô tả, chúng tôi thu được kết quả sau: 
Kết quả bảng 1 cho thấy: 
- Số lượng những phẩm chất thuộc lĩnh vực 
nhận thức của học sinh có năng khiếu trí tuệ 
được chỉ ra rất nghèo nàn. Những đặc điểm 
nổi bật như nhu cầu nhận thức cao; tính độc 
lập, tính phê phán của tư duy; khả năng sáng 
tạo; năng lực ngôn ngữ; hứng thú với cái 
mới đã không được SV nhận thấy. Chúng 
tôi cho rằng, sự thiếu vắng kinh nghiệm trong 
quan hệ với những người có năng khiếu, thiếu 
những tri thức về tâm lý học năng khiếu ở SV 
là nguyên nhân của thực trạng này. 
- Những phẩm chất được nhắc đến nhiều 
hơn cả là năng lực nhận thức nhanh (86,7%), 
trí nhớ tốt (60,6%), tốc độ tư duy, tưởng 
tượng cao (58,5%). Đây là những phẩm chất 
bộc lộ rõ trong hoạt động học tập của học sinh 
có năng khiếu trí tuệ nên được SV nhận diện 
một cách dễ dàng. Các đặc điểm khác như: 
khả năng quan sát tốt, khả năng tiếp nhận và 
xử lý thông tin nhanh đều chiếm tỷ lệ thấp 
(15,9% và 12,8%). 
- So sánh quan niệm của SV K45 và K47 về 
lĩnh vực này chúng tôi nhận thấy: Ba phẩm 
chất rất quan trọng của người có năng khiếu 
trí tuệ được nhiều SV K45 chỉ ra hơn so với 
SV K47 là: năng lực nhận thức nhanh; tốc độ 
tư duy, tưởng tượng tương đối cao; khả năng 
tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh (tỷ lệ 
tương ứng ở 2 nhóm khách thể là 89,2%, 
66,1%; 47,4% và 84,2%; 21,4%; 0%). Theo 
chúng tôi, tuổi đời cùng với kiến thức các 
môn Tâm lý học, Giáo dục học của sinh viên 
là nguyên nhân của thực trạng trên. Nghiên 
cứu của chúng tôi được tiến hành từ cuối 
tháng 9 năm 2012, khi SV K47 vừa mới 
nhập học. Các em hoàn toàn chưa có những 
kiến thức về lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục 
học - những môn học có thể giúp các em biết 
được những thuật ngữ chuyên ngành để gọi 
tên và nhận diện các đặc điểm của người có 
năng khiếu mà các em quan sát thấy. 
Bảng 1. Quan niệm về các phẩm chất thuộc lĩnh vực nhận thức của học sinh có năng khiếu trí tuệ 
(kết quả của phương pháp miêu tả tự do) 
STT Các phẩm chất SVK45 (N=56) 
SVK47 
(N=38) 
Tổng 
(N=94) 
1 Năng lực nhận thức nhanh 50 89,2% 
32 
84,2% 
47 
86,7% 
2 Cảm giác nhạy bén 7 12,5% 
9 
23,7% 
16 
17,0% 
3 Năng lực quan sát tốt 6 10,7% 
9 
23,7% 
15 
15,9% 
4 Trí nhớ tốt 29 51,8% 
28 
73,7% 
57 
60,6% 
5 Tốc độ tư duy, tưởng tượng tương đối cao 37 66,1% 
18 
47.4% 
55 
58,5% 
6 Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh 12 21,4% 0 
12 
12,8% 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phí Thị Hiếu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 57 - 61 
59 
Sử dụng các câu hỏi trong bảng Anket với tính chất bổ trợ, chúng tôi đề nghị SV lựa chọn 1 trong 
5 phương án trả lời: hoàn toàn đồng ý (HTĐY); đồng ý (ĐY); khó trả lời (KTL); không đồng ý 
(KĐY); hoàn toàn không đồng ý (HTKĐY) và thu được kết quả như sau: 
Bảng 2. Quan niệm về năng lực nhận thức của trẻ em có năng khiếu trí tuệ và ảnh hưởng của nó 
tới hoạt động của trẻ (kết quả của phương pháp điều tra bằng Anket) 
STT CÁC KHẲNG ĐỊNH ĐY &HTĐY KTL KĐY & HTKĐY 
1 
Mặc dù những trẻ em có năng khiếu trí tuệ có 
thể hứng thú với nhiều lĩnh vực nhưng chúng 
không phải là người có năng khiếu trong tất cả 
các lĩnh vực, ở tất cả các môn học 
74 
76,3% 
8 
8,2% 
15 
15,5% 
2 
Mặc dù năng lực tổ chức và sáng tạo thường 
hiện diện ở trẻ em có năng khiếu nhưng không 
phải tất cả những đứa trẻ này đều sở hữu các 
năng lực đó 
67 
69,1% 
25 
25,8% 
5 
5,1% 
3 
Do trẻ em có năng khiếu trí tuệ có hứng thú rộng 
rãi, có lòng ham hiểu biết và nhanh chóng chiếm 
lĩnh bản chất của vấn đề nên chúng thường gặp 
phải những khó khăn trong công việc cùng nhau 
với những đứa trẻ khác 
37 
38,1% 
25 
25,8% 
35 
36,1% 
4 
Từ khi còn nhỏ trẻ em có năng khiếu trí tuệ 
thường nổi bật hơn bạn cùng tuổi bởi tính sáng 
tạo và trí tưởng tượng “bay bổng” 
72 
74,2% 
17 
17,5% 
8 
8,2% 
5 Trẻ em có năng khiếu trí tuệ không gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong học tập, trong cuộc sống 
11 
11,3% 
8 
8,2% 
78 
80,4% 
Kết quả bảng trên cho thấy: tỷ lệ phần trăm 
các câu trả lời đúng ở các khẳng định khác 
nhau phân bố không đồng đều. Cụ thể, 76,3% 
SV đồng tình với ý kiến “Mặc dù những trẻ 
em có năng khiếu trí tuệ hứng thú với nhiều 
lĩnh vực nhưng chúng không phải là người có 
năng khiếu trong tất cả các lĩnh vực, ở tất cả 
các môn học”; 69,1% quan niệm “Mặc dù 
năng lực tổ chức và sáng tạo thường hiện 
diện ở trẻ em có năng khiếu nhưng không 
phải tất cả những đứa trẻ này đều sở hữu các 
năng lực đó”. Điều này phản ánh quan niệm 
tương đối khách quan của phần lớn SV về 
những đặc điểm chung của trẻ em có năng 
khiếu và việc xác định đúng đắn những giới 
hạn có thể của sự phát triển các năng khiếu, 
nó phù hợp với những quan niệm về trẻ em có 
năng khiếu được miêu tả bởi các nhà tâm lý 
học [2;3;4]. Nếu như khi miêu tả tự do, SV 
chưa chỉ ra được phẩm chất tính sáng tạo của 
người có năng khiếu trí tuệ thì trước câu hỏi: 
“Từ khi còn nhỏ trẻ em có năng khiếu trí tuệ 
thường nổi bật hơn bạn cùng tuổi bởi tính 
sáng tạo và trí tưởng tượng “bay bổng” đã có 
74,2% SV có câu trả lời phù hợp. 
Tuy nhiên, tính chất mâu thuẫn trong quan 
niệm của SV một lần nữa lại bộc lộ khi mà 
một mặt chỉ có 38,1% SV nhận thấy: “Do trẻ 
em có năng khiếu trí tuệ có hứng thú rộng rãi, 
có lòng ham hiểu biết và nhanh chóng chiếm 
lĩnh bản chất của vấn đề nên chúng thường 
gặp phải những khó khăn trong công việc 
cùng nhau với những đứa trẻ khác”, mặt khác 
có đến 80,4% người được hỏi không đồng ý 
với khẳng định: “Trẻ em có năng khiếu trí tuệ 
không gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong 
học tập, trong cuộc sống”. Mức độ chênh 
lệch ở khẳng định này của SV K45 và K47 là 
không đáng kể (78,6% và 82,9%) 
QUAN NIỆM VỀ CÁC PHẨM CHẤT 
THUỘC LĨNH VỰC XÚC CẢM, TÌNH 
CẢM CỦA HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU 
TRÍ TUỆ 
Chỉ có 2 đặc điểm thuộc về xúc cảm-tình cảm 
của người có năng khiếu trí tuệ được SV nhận 
diện với số ý kiến không cao, đó là: Cởi mở 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phí Thị Hiếu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 57 - 61 
60 
trong giao tiếp với mọi người (52,1%); nhiệt 
tình giúp đỡ những bạn học kém hơn mình 
(11,7%). Hơn nữa, đây không phải là những 
phẩm chất cơ bản thuộc về xúc cảm- tình cảm 
của người có năng khiếu trí tuệ. Các phẩm 
chất đặc trưng của người có năng khiếu trí tuệ 
như lòng khao khát hoạt động sáng tạo; say 
mê các vấn đề thuộc lĩnh vực mình có năng 
khiếu; tự tin; nhạy cảm cao với những tác 
động về mặt cảm xúc; dễ bị tổn thương; có 
năng lực điều chỉnh cảm xúc tiêu cực hoàn 
toàn không được chỉ ra. Tuy nhiên, với khẳng 
định: “Trẻ em thường thể hiện niềm đam mê 
đặc biệt của mình trong lĩnh vực mà nó có 
năng khiếu” chúng tôi đã nhận được 85 ý 
kiến (87,6%) đồng tình, trong đó có 39,3% 
SV K45 và 48,8% K47 hoàn toàn đồng ý với 
điều này. Như vậy, biểu tượng về người có 
năng khiếu trí tuệ với những đặc điểm nổi bật 
chưa được hình thành rõ nét trong quan niệm 
của SV thuộc nghiên cứu của chúng tôi. Do 
đó, khi yêu cầu nhận diện những đặc điểm 
này, họ có thể chỉ ra đúng nhưng lại gặp khó 
khăn khi được đề nghị tự gọi tên chúng. 
QUAN NIỆM VỀ CÁC PHẨM CHẤT 
THUỘC LĨNH VỰC ĐỘNG CƠ, Ý CHÍ VÀ 
NHỮNG NÉT NHÂN CÁCH KHÁC CỦA 
HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU TRÍ TUỆ 
Rất ít các phẩm chất nhân cách khác của học 
sinh có năng khiếu được SV nhận thấy. Ba 
đặc điểm với tần số xuất hiện thấp được chỉ ra 
trong các phiếu miêu tả tự do là: có nghị lực 
(7,4%), lạc quan yêu đời (27,6%), chăm chỉ, 
cần mẫn (8,5%). Hơn nữa, những đặc điểm 
này có thể được bắt gặp phổ biến ở nhiều 
người không phải là người có năng khiếu. 
Những phẩm chất quan trọng thuộc về động 
cơ, ý chí và một số nét nhân cách khác của 
người có năng khiếu như: kiên trì; thường 
xuyên hướng đến địa vị thủ lĩnh; theo đuổi 
đến cùng mục đích đặt ra; tinh thần vượt khó 
và tinh thần tự chủ cao; tính cầu toàn đã 
không được đề cập tới. 
Khi tiến hành đàm thoại, một SV đã bộc 
bạch: “Thú thực, chưa bao giờ em hình 
dung thế nào là người có năng khiếu. Khi 
được hỏi em mới nghĩ tới điều này”. Việc 
thiếu quan tâm tới lĩnh vực năng khiếu như 
vậy có thể lý giải tại sao rất ít các đặc điểm 
tâm lý của người có năng khiếu trí tuệ được 
chỉ ra khi SV miêu tả tự do. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết quả thu được từ các phương pháp nghiên 
cứu của chúng tôi cho thấy: Biểu tượng về 
học sinh có năng khiếu trí tuệ ở SV khoa Tâm 
lý - Giáo dục, trường ĐHSP – ĐHTN rất mờ 
nhạt. Những phẩm chất được chỉ ra mang tính 
tản mạn. Nhiều đặc điểm được miêu tả không 
mang tính đặc thù và không chỉ thuộc về 
những học sinh có năng khiếu trí tuệ mà có 
phổ biến ở nhiều bình thường người khác. 
Ngược lại, nhiều phẩm chất quan trọng, đặc 
trưng cho người có năng khiếu trí tuệ đã 
không được nhận thấy. Có thể nói, sự thiếu 
vắng những tài liệu khoa học về năng khiếu, 
việc ít quan tâm tới người có năng khiếu là 
nguyên nhân của thực trạng trên. Do đó, cần 
tiến hành nhiều hơn những nghiên cứu về 
năng khiếu, trẻ em có năng khiếu để làm 
phong phú những vấn đề lý luận và thực tiễn 
thuộc lĩnh vực này; cần trang bị kiến thức tâm 
lý học năng khiếu cho SV Sư phạm bằng 
nhiều hình thức khác nhau như báo cáo 
chuyên đề, tổ chức các Hội thảo chuyên đề về 
năng khiếu để trao đổi và phổ biến rộng rãi 
những thông tin thu được từ những nghiên 
cứu khoa học, kích thích sự quan tâm đặc biệt 
tới lĩnh vực này 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phùng Thị Hằng, Phí Thị Hiếu (2010), “Vấn 
đề năng khiếu trong Tâm lý học”, Tạp chí giáo 
dục, số 248. 
 2. Попова Л.В (2006). Психология 
одаренности. Москва. 
3. Психология одаренности детей и подростков 
(1996). Под ред. Лейтеса Н.С. М.: изд-во 
«Академия» 
4. Щебланова Е.И. (2004). Психологическая 
диагностика одаренности школьников: 
проблемы, методы, результаты исследований и 
практики: проблемы, методы, результаты 
исследований и практики. Москва – Воронеж. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phí Thị Hiếu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 57 - 61 
61 
SUMMARY 
THE CONCEPTS OF INTELLECTUALLY GIFTED CHILDREN 
IN STUDENTS OF PEDAGOGY AND PSYCHOLOGY FACULTY 
OF COLLEGE OF EDUCATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY 
 Phi Thi Hieu*, Nguyen Thi Thanh, 
Ban Thi My, Nham Thi Phuong Thao 
College of Education – TNU 
In the paper, the authors present the results of research concepts in students – College of 
Education – Thai Nguyen University of gifted children. Conclusions drawn from the study: 
Icon of gifted students in the intellectual conception of students is very faint. These qualities 
are described in anecdotal nature. Many quality characteristics of gifted students were not 
only intellectual and vice versa. 
Key words: concepts, gifted, intellectual gifted, student, quality 
Ngày nhận bài: 03/5/2013; Ngày phản biện: 14/5/2013; Ngày duyệt đăng: 02/10/2013 
Phản biện khoa học: TS. Phùng Thị Hằng – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
*
 Tel: 01656634388; Email: hieusptn@gmail.com 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_cua_sinh_vien_khoa_tam_ly_giao_duc_truong_dai_hoc.pdf