Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non công lập trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi

người, là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách. Những kết quả đạt được

ở lứa tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời

của đứa trẻ, điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng chăm sóc - giáo dục của nhà trường, gia đình

và xã hội. Bài báo nghiên cứu đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng chăm

sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và ở trường mầm non công lập trên địa bàn quận Hai Bà

Trưng, Hà Nội nói riêng.

pdf 8 trang thom 09/01/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non công lập trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non công lập trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non công lập trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 78-85
This paper is available online at 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG
MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
Phan Thị Hương Loan1
Tóm tắt. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi
người, là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách. Những kết quả đạt được
ở lứa tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời
của đứa trẻ, điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng chăm sóc - giáo dục của nhà trường, gia đình
và xã hội. Bài báo nghiên cứu đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và ở trường mầm non công lập trên địa bàn quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội nói riêng.
Từ khóa: Chăm sóc, giáo dục trẻ, quản lý giáo dục, trường mầm non công lập.
1. Mở đầu
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người,
là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách. Những kết quả đạt được ở lứa
tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời của
đứa trẻ, điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng chăm sóc - giáo dục của nhà trường, gia đình và
xã hội.
Vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn. Từ hoạt động
vui chơi là chủ đạo, trẻ chuyển sang hoạt động học tập với môi trường mới, thầy cô, bạn mới làm
trẻ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nếu không được chuẩn bị tốt về mọi mặt.
Ngày nay, trước sự phát triển không ngừng của cuộc sống, đòi hỏi chúng ta cũng phải trở nên
hoàn thiện về mọi mặt. Đối với giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc hình thành
những nét cơ bản của nhân cách, thể chất của con người. Tuy nhiên, trong xã hội cũng còn có
nhiều người chưa nhận thức được đầy đủ về vị trí và vai trò của giáo dục mầm non.
Như chúng ta biết trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non trẻ với mục tiêu giúp
trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách,
chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào các bậc học phổ thông. Do đó, phát triển giáo
dục mầm non một cách vững chắc là tạo nên một nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con người.
Ngày nhận bài: 25/10/2017. Ngày nhận đăng: 10/12/2017.
1Trường Mầm non Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
e-mail: hoatrangnguyen379@gmail.com.
78
THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12.
Để phối hợp tốt giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, giữa các khâu với nhau, đòi hỏi
phải có những biện pháp thích hợp nhằm quản lý nuôi dưỡng đạt kết quả cao hơn.
Trẻ em ở tuổi mầm non chưa có khả năng tự lập, nhiệm vụ của cán bộ giáo viên, công nhân
viên chức mầm non và hiệu trưởng mầm non rất nặng nề. Hiệu trưởng có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của nhà trường. Vai trò của hiệu trưởng như đầu tầu lôi kéo đội ngũ giáo viên, cô
nuôi chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục, đồng thời thúc đẩy vai trò các Ban, Ngành, Đoàn thể, các hội
phụ huynh học sinh cùng chăm lo cho các cháu mầm non. Vì vậy, cán bộ quản lý cần có biện pháp
quản lý cụ thể trong giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các cháu mầm non.
2. Thực trạng thực trạng quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non công lập
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
2.1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp khảo sát
Chúng tôi tiến hành hoạt động khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết để có cơ sở đánh giá
thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.
Khảo sát dưới dạng phiếu hỏi về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các
trường mầm non công lập quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Những thông tin thu được sẽ được đưa về
tỷ lệ phần trăm để đưa làm số liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng.
Lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia có kinh nghiệm về quản lý hoạt động chăm
sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập để xây dựng phiếu hỏi cho sát với tình hình
thực tiễn.
Phạm vi và đối tượng điều tra thực trạng:
Khảo sát được tiến hành đối với cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non công lập
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non công lập quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội. Trong đó, 05 Hiệu trưởng và 15 Phó Hiệu trưởng; 180 giáo viên.
Phương pháp khảo sát: Khảo sát dưới dạng phiếu hỏi có nhiều phương án trả lời, bên cạnh đó
cũng có nhiều câu hỏi mở để tìm hiểu thêm thông tin nghiên cứu. Phỏng vấn sâu các nhà quản lý
các giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường mầm non công lập quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để tìm
hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu.
Cách thức xử lý kết quả khảo sát: Sau khi thu thập phiếu hỏi từ các đối tượng khảo sát, tiến
hành kiểm tra mức tính hợp lệ, không hợp lệ của các phiếu hỏi. Tiếp theo, sử dụng các phương
pháp toán học và thống kê để xử lý số liệu dưới dạng tỉ lệ phần trăm, điểm số trung bình để đánh
giá nhận định thực trạng.
2.2. Thực trạng quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non công lập tại quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội
Xem xét tình hình cán bộ quản lý giáo dục mầm non quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức, trình độ đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 696 cán bộ (100%
đạt chuẩn; trên chuẩn 94,6%; tỉ lệ đảng viên là 39,8%); 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình
độ tin học A; 80% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học B.
Các hoạt động bồi dưỡng, nâng các chất lượng đội ngũ: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm
79
Phan Thị Hương Loan JEM., Vol. 9 (2017), No. 12.
chất đạo đức; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức các hoạt
động sinh hoạt chuyên môn lên lớp chuyên đề (tổng số chuyên đề cấp trường: 447 chuyên đề; cấp
thành phố: 08 chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học..., được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh
giá xuất sắc); tổ chức tốt các cuộc giao lưu thi tay nghề giáo viên; kết quả các cuộc giao lưu, thi
tay nghề giáo viên dẫn đầu toàn Thành phố; đặc biệt có giáo viên đạt giải Quốc gia cuộc thi “Đổi
mới phương pháp dạy học về An toàn giao thông”; đạt giải Nhất cấp Quốc gia về thiết kế bài giảng
điện tử E-learning...
Kết quả khảo sát tại Bảng 1 cho thấy, đa số giáo viên cũng như cán bộ quản lý các nhà trường
đều đánh giá giáo viên đã đáp ứng tốt được yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ở trường
mầm non quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thể hiện ở tỉ lệ 65,0% cán bộ quản lý và 44,9% giáo viên
cho rằng kết quả đạt tốt. Về kết quả, một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý (35%) và giáo viên
(38,5%) đánh giá giáo viên mới chỉ đạt kết quả khá, khoảng 16,6% giáo viên đánh giá ở mức độ
trung bình. Không có giáo viên nào bị đánh giá là yếu, không đáp ứng được yên cầu.
Bảng 1. Thực trạng đánh giá giáo viên mầm non đã đáp ứng được yêu cầu chăm sóc
và giáo dục trẻ mầm non ở trường mầm non quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nhóm Số lượng Tổng %
Kết quả thực hiện (%)
Tốt Khá Trung bình Yếu
Cán bộ
quản lý
20 100 65,0 35,0 0 0
Giáo viên 180 100 44,9 38,5 16,6 0
Công tác tổ chức triển khai thực hiện quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường
mầm non công lập quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được nhìn nhận rõ nét hơn thông qua bảng khảo
sát đánh giá và phân tích ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý tại Bảng 2.
Bảng 2.Thực trạng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
ở trường mầm non công lập quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tổ chức cho giáo viên nắm bắt, tiếp thu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
12 32 49 7
Chuẩn bị về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 14 36 42 8
Xác định các hình thức chăm sóc và giáo dục trẻ. 10 30 47 13
Tổ chức thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ. 27 36 30 7
Công tác kiểm tra, đánh giḠviệc thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ của
nhà trường.
12 38 47 3
Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo thực hiện. 14 36 40 10
Xây dựng các nội dung, tiêu chí chăm sóc và giáo dục trẻ. 10 40 40 10
Thời gian thực hiện kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. 35 35 26 4
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra. 18 32 47 3
Kết quả thực hiện. 22 40 34 4
Bảng 2 cho thấy kết quả điều tra và khảo sát lấy ý kiến một số cán bộ quản lý, giáo viên về
mức độ tổ chức triển khai thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ tại các trường trường mầm non tại
quận Hai Bà Trưng, hầu hết giáo viên các trường nhìn nhận và đánh giá tốt công tác tổ chức thực
80
THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12.
hiện chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong đó, nội dung 1 chiếm 12% là đánh giá tốt, 32% đánh giá khá,
nhưng đánh giá mức độ đạt trung bình lại chiếm đến 49%, còn lại 7% đánh giá công tác này vẫn
còn yếu. Như vậy, có thể thấy công tác tổ chức cho giáo viên nắm bắt các văn bản chỉ đạo, các văn
bản quy định về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ hiện tại cũng chưa thực sự tốt.
Đánh giá việc chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ ở mức trung bình chiếm 42%, thấp hơn một chút
với 36% đánh giá khá, 14% đánh giá tốt và 8% đánh giá còn yếu.
Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chăm sóc và giáo dục trẻ
được đánh giá không cao, 14% đánh giá tốt, 36% đánh giá mức độ khá, có đến 40% đánh giá chỉ
đạt ở mức độ trung bình và 10% đánh giá ở mức độ yếu. Qua kết quả điều tra, qua phân tích kế
hoạch và phỏng vấn cán bộ quản lý chúng tôi thấy công tác này chưa được xây dựng một cách bài
bản và chưa có kế hoạch cụ thể.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
Bảng 3. Nguyên nhân của thực trạng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
ở trường mầm non tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nội dung ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (%)
Tốt Khá Trung bình Yếu
Nhận thức của các cấp quản lý nhà nước. 40,0 46,7 13,3 0
Vai trò của giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường. 40,0 43,3 16,7 0
Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính. 43,4 53,3 3,3 0
Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh. 36,7 60,0 3,3 0
Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên. 36,7 43,4 19,9 0
Bảng 3 cho thấy, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em ở trường
mầm non là: Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, cùng
nhận được trên trên 90% ý kiến đánh giá tốt và khá. Điều này là phản ánh rất đúng thực tiễn là
nhận thức của xã hội và cha mẹ học sinh rất quan trọng, vì phụ huynh học sinh là những người có
ảnh hưởng lớn tới chăm sóc và giáo dục trẻ em ở trường mầm non, tâm lý của phụ huynh và nhận
thức xã hội vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý.
Ngoài ra, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cũng được đánh giá cao: Nhận
thức của các cấp quản lý nhà nước; Vai trò của giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường; Vấn đề chỉ
đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên, đều nhận được trên 80% ý kiến đánh giá tốt và khá.
Vì đây chính là những tổ chức ban hành, chỉ đạo và cũng là nơi thực thi các hoạt động chăm sóc
và giáo dục trẻ em ở trường mầm non, do đó, họ có vai trò rất quan trọng, được đánh giá cao trong
thực tiễn.
- Kết quả khảo sát quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non tại
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo kết quả điều tra cho thấy, nội dung cũng được đánh giá cao: Xây dựng kế hoạch chăm sóc
và giáo dục trẻ thực hiện trong năm học được 75% cho là tốt, trong khi đó nội dung xây dựng kế
hoạch triển khai chăm sóc và giáo dục trẻ nhận được đánh giá tốt là 65%, các kế hoạch trên đã có
sự khái quát, cụ thể và đưa ra các yêu cầu, hình thức đánh giá phù hợp. Qua kết quả, phân tích kế
hoạch và phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên chúng tôi thấy, kế hoạch triển khai chăm
sóc và giáo dục trẻ đã thể hiện được các yêu cầu về nội dung, thời gian đánh giá.
Nội dung kết quả thực hiện kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ đã đề ra chỉ nhận được 55% ý
81
Phan Thị Hương Loan JEM., Vol. 9 (2017), No. 12.
kiến đánh giá tốt, 30% khá và 15% cho là trung bình. Vì kết quả thực hiện vẫn còn có sự thay đổi
do nhà trường chưa thể hiện được trong kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ khi thực hiện mới dựa
vào các nguyên tắc chung để áp dụng.
3. Một số biện pháp quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm
non công lập tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên về chăm sóc- giáo dục
trẻ mầm non trong bối cảnh mới
Nâng cao nhận thức giáo viên, nhân viên về sự cần thiết của việc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm
non để trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc giáo viên sẽ chủ động tìm tòi những phương
pháp phù hợp với yêu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. Góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội
dung, phương pháp, phương tiện dạy học.
Thực hiện đổi mới tư duy trong giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục và đổi mới nội dung,
phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động chăm sóc và giáo
dục trẻ mầm non. Giúp giáo viên phát triển năng lực và phẩm chất, chủ động chiếm lĩnh tri thức,
khắc phục triệt để phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều và thụ động của giáo viên. Xây
dựng hệ thống sư phạm đổi mới không chỉ căn bản và toàn diện, mà còn phải theo tinh thần triệt
để. Giáo viên được hiểu là người lao động làm ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của mục tiêu giáo
dục. Sản phẩm của giáo dục do giáo viên làm ra là những nhân cách mà tổng thể những nhân cách
đó sẽ là nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước.
Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên về thời gian, động lực để đội ngũ này tự bồi dưỡng, tự học
tập hoặc tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, từng bước nâng
cao trình độ về chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, cập nhật phương pháp giáo dục có ứng dụng
phương tiện dạy học hiện đại, từ đó, tạo được phong trào, thái độ tự tin và niềm say mê nghiên
cứu khoa học, công nghệ để có thể làm chủ ứng dụng trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
mầm non.
Hạn chế những tồn tại trong tư duy của đội ngũ giáo viên trong hoạt động chăm sóc và nuôi
dưỡng trẻ mầm non, khắc phục những tư tưởng ngại thay đổi (đổi mới) hoặc đổi mới một cách hình
thức, không đồng bộ, không đầy đủ.
Tuyên truyền và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tạo sự đồng thuận và ủng hộ từ phía
phụ huynh học sinh trong công tác phối hợp với các nhà trường tham gia một phần trong hoạt động
chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ mầm non. Hiểu đúng về vai trò và cùng với các nhà trường định
hướng cho phụ huynh học sinh một cách có chủ đích để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng của con em mình nói riêng.
3.2. Tiếp tục hoàn thiện khâu chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường nâng cao chất lượng
chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể
chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới và
chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Hiệu trưởng và cán bộ
quản lý nhà trường cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, kiên trì chỉ đạo các lực lượng trong nhà nâng
cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trước yêu cầu đổi mới.
82
THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12.
Trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng
ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện và về chuyên
môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu,
kế hoạch của Ngành học giao cho.
Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có thể nói
nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường
mầm non.
Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn
diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động với nhiệm vụ là cán bộ quản lý của nhà trường, chỉ đạo
hoạt động chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực
hiện kiểm tra, đánh giá sự phát triển về giáo dục của trẻ, phương pháp dạy của giáo viên, đánh giá,
khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự
học, tự bồi dưỡng.
Nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Đối với trẻ mầm non, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, chăm sóc,
nuôi dạy trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bởi vậy, trường tổ chức phối
kết hợp với phụ huynh qua các cuộc họp phụ huynh toàn trường qua hai lần trong năm; toàn trường
xây dựng góc tuyên truyền qua các góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết nhằm giúp cho
phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh
trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn. Có thói quen nề nếp trong
học tập, trong các hoạt động, từ đó, chất lượng giáo dục được tăng lên, trẻ năm vững các kiến thức,
kỹ năng, trả lời hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin trong bối cảnh phát triển.
3.3. Tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh
Giúp cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh thay đổi nhận thức qua đó tiến hành hoạt
động chăm sóc - giáo dục trẻ theo đúng chủ trương chính sách mới của nhà nước.
Xây dựng được ý thức, trách nhiệm, tạo động lực tự thân, tinh thần tự giác cho đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên.
Cần tăng cường ý thức học tập, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà trường về chủ
trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành giáo dục
nói chung và đối với hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non nói riêng.
Cán bộ quản lý các trường mầm non cần có thái độ nghiêm túc cho trong việc xây dựng kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ.
Tăng cường phát huy tính chủ động, sáng tạo của tập thể giáo viên, học sinh đối với công
tác này. Thống nhất quan niệm về chăm sóc, giáo dục trẻ trong các môi trường gia đình và học
đường, trong đó là sự thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức và cách thức chăm sóc, giáo
dục trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong phối kết hợp với cha mẹ học sinh
về việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong việc tổ chức dạy học và giáo dục các em học sinh. Nâng cao
83
Phan Thị Hương Loan JEM., Vol. 9 (2017), No. 12.
năng lực tiến hành hoạt động này theo quy định đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng
thời quán triệt đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới chăm sóc, giáo dục trẻ phải đồng bộ với đổi
mới mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học trong giáo dục.
3.4. Thực hiện phối hợp liên ngành giữa: Chính quyền - Y tế - Phụ nữ
Tiếp tục sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển
của trẻ.
Tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh và
cộng đồng.
Giúp phụ huynh hiểu được công việc của người giáo viên mầm non, và giáo viên mầm non
hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của từng trẻ ở gia đình.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; thu
hút tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo lớn vào tiểu học.
Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến
kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học.
Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Y tế, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan
trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích, bảo đảm an toàn cho
trẻ em.
3.5. Tăng cường thanh tra kiểm tra quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Việc thanh tra kiểm tra hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là một khâu quan hoạt động trọng
không thể thiếu được trong quản lý giáo dục. Có thể nói việc kiểm tra, đánh giá việc chăm sóc,
giáo dục trẻ là một phần quyết định của việc chăm sóc, giáo dục trẻ có thành công ở trường mầm
non hay không.
Cùng với việc kiểm tra, việc đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu được trong quá
trình kiểm tra chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra
quyết định điều chỉnh cần thiết.
Phát hiện những sai sót, sai lệnh trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Chủ động phòng ngừa, phát hiện
và kiến nghị xử lý các sai sót đồng thời giúp cho các nhà quản lý, chỉ đạo thu thập thông tin chính
xác, kịp thời để đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó mọi tình huống bất
thường xảy ra.
Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường,
kế hoạch các công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn, thanh tra chuyên đề.
Kiểm tra và đánh giá kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng lớp cụ thể; Khảo
sát giáo viên, khảo sát trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
84
THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12.
4. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: việc quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở
trường mầm non tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế hội
nhập, sự phát triển của khoa học, công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công
cuộc đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay.
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phân tích thực trạng của hoạt
động quản lý này ở trường mầm non tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tác giả đã làm rõ được thực
trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như sau: Công tác lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo
và kiểm tra tại các trường mầm non, nhìn chung được tiến hành một cách khá thường xuyên và đạt
kết quả tương đối tốt. Đa số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường mầm non đã nhận
thức đúng, đánh giá cao vai trò của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Tuy nhiên, trong tổng thể các hoạt động đó vẫn còn một số tồn tại và hạn chế ở một số nội
dung đó là: Công tác lập kế hoạch kiểm tra cụ thể còn sơ sài, chưa thể hiện được tính khoa học và
rõ ràng cụ thể. Công tác tổ chức phổ biến các quy định mới về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
còn chưa được tổ chức thường xuyên và chưa đem lại kết quả tốt. Công tác chỉ đạo các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của đa số các trường chưa có sự chủ động và ứng biến kịp thời.
Những hạn chế, thiếu sót này cần phải kịp thời khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh bằng những biện
pháp có tính chất đồng bộ và khả thi trên cơ sở phân tích khoa học thực tiễn công tác quản lý trong
nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Khắc Chương (2009), Đại cương về khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[2] Trần Thị Minh Hằng (2011), Giáo trình Tâm lý học Quản lý, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh thị Kim Thoa, Phan Thị Thảo Hương (2010), Giáo dục giá trị
sống và kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
[4] Trần Kiểm (2010), Những vấn đề về khoa học giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
[5] Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2010), Hướng dẫn tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam.
ABSTRACT
Management of childcare and education in public kindergartens
in Hai Ba Trung district, Hanoi
Nursery education is the first educational level of continuing education process for all people
which build and shape personal characteristics. Achievements gained in this period significantly
determines the shaping and holistic development for the whole life of the child. Therefore, it
depends on the quality of childcare and education from both the school, parents and the society.
The article studies and proposes effective measures with a view to improving the quality of
childcare and education in general and in public nursery schools in Hai Ba Trung District, Hanoi
in particular.
Keywords: Nursery education, childcare..
85

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_hoat_dong_cham_soc_va_giao_duc_tre_o_truong_mam_non.pdf