Quản lý chất lượng đào tạo tại trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh, Đại học quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
Thực trạng về tổ chức và nhân lực quản lý đào tạo
Tổ chức và nhân lực quản lý đào tạo tại Trung tâm tuân thủ nghiêm về mô hình
cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm được Nhà nước và ĐHQGHN quy định, trongđó đối tượng quản lý chuyên trách đào tạo là: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, phó
Phòng đào tạo, Chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm bộ môn, giúp việc quản lý có các chuyên
viên đào tạo.Bên cạnh đối tượng quản lý chuyên trách hiện nay, Trung tâm đang tồn
tại thực tế một người đảm nhiệm nhiều công việc, trong đó có lực lượng quản lý kiêm
nhiệm. Lực lượng quản lý kiêm nhiệm là các cán bộ khung đại đội, tham gia công tác
quản lý đào tạo kiêm nhiệm từng khóa học theo quyết định của Giám đốc Trung tâm,
đóng vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện công tác quản lý đào tạo.
Mặc dù nhân lực quản lý đào tạo còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, việc ưu
tiên cho công tác quản lý có lúc còn bị chi phối, song công tác quản lý chất lượng đào
tạo tại Trung tâm luôn được chú trọng, phát huy và đưa chất lượng đào tạo ngày càng
nâng cao, đáp ứng tốt mục tiêu yêu cầu môn học.
Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được cũng cần nghiêm túc nhìn nhận
những nội dung hạn chế cần điều chỉnh để quản lý đào tạo ngày càng tốt hơn, đó là:
Thời gian qua không ít người còn cho rằng quản lý chất lượng đào tạo là do Phòng đào
tạo chịu trách nhiệm, việc chất lượng đào tạo có mặt còn hạn chế. Trách nhiệm chính là ở
phòng Đào tạo, do đó cần thống nhất về nhận thức, phân biệt rõ đối tượng quản lý đào tạo và
đối tượng được quản lý đào tạo, xác định rõ hơn về vị trí công việc cá nhân trong quản lý đào
tạo, ưu tiên hợp lý thời gian, trí lực cho công tác quản lý, đặc biệt là đội ngũ quản lý chuyên
trách.
Xác định tốt hơn đối tượng tác động trong quản lý đào tạo để ở từng cương vị chức
trách tác động một cách hợp lý vào các yếu tố trong quản lý đào tạo, làm cho hoạt động
quản lý đào tạo ngày càng hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý chất lượng đào tạo tại trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh, Đại học quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Trung tá Nguyễn Đình Thắng Trưởng phòng Đào tạo và quản lý người học 1. Quản lý chất lượng đào tạo Quản lý chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục nói chung và quản lý chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh nói riêng là cách thức tổ chức, biện pháp tác động đến các khâu, các bước trong quá trình đào tạo, đảm bảo cho các yếu tố trong quá trình đào tạo luôn hoạt động nhịp nhàng, trôi chảy và hỗ trợ bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả tốt nhất mục tiêu đào tạo.Phát huy vai trò, trách nhiệm và khả năng của các đối tượng tham gia vào công tác đào tạo, làm chuyển biến nâng cao chất lượng, thực hiện tốt các yếu tố quản lý đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Đối tượng để quản lý đào tạo bao gồm: Mục tiêu đào tạo; Kế hoạch đào tạo; Nội dung đào tạo; Hình thức đào tạo; Phương pháp đào tạo; Phương tiện dạy học; Cơ sở vật chất; Kiểm tra đánh giá. 2.Thực trạng công tác quản lý đào tạo tại Trung tâm thời gian qua 2.1. Đánh giá chung Sau 12 năm thành lập, trưởng thành và phát triển của Trung tâm nói chung và sau IX khóa GDQPAN đào tạo tập trung tại Trung tâm nói riêng, có thể khẳng định chất lượng đào tạo tại Trung tâm luôn được giữ vững và ngày càng tiến bộ, đáp ứng mục tiêu yêu cầu, mục tiêu của môn học GDQPAN. Cơ bản trên các mặt hoạt động của Trung tâm đều được sinh viên đánh giá rất cao và đặc biệt được thể hiện thông qua tổng hợp kết quả lấy ý kiến phản hồi của người học hằng năm cho thấy về chất lượng đào tạo môn học (theo kết quả điều tra xã hội học năm học 2014-2015) có: - Tổng số phiếu phát ra và thu về: 1973 phiếu (trong đó có 379 phiếu có đóng góp ý kiến cho phần câu hỏi mở). Kết quả tổng hợp phiếu điều tra * Về tổ chức thực hiện môn học Đơn vị Kết quả (%) Hoàn toàn đồng ý Cơ bản đồng ý Phân vân Cơ bản không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Khoa Chính trị 37.1 45.4 9.9 5.8 1.8 Khoa Quân sự 35 43 14.9 5.3 1.8 Trung bình 36.1 44.1 12.4 5.6 1.8 * Về chương trình môn học Đơn vị Kết quả (%) Hoàn toàn đồng ý Cơ bản đồng ý Phân vân Cơ bản không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Khoa Chính trị 47.7 40 8.6 2.8 0.9 Khoa Quân sự 42.8 39.6 13.7 3 0.9 Trung bình 45.3 39.8 11.1 2.9 0.9 * Về hoạt động giảng dạy của giảng viên Đơn vị Kết quả (%) Hoàn toàn đồng ý Cơ bản đồng ý Phân vân Cơ bản không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Khoa Chính trị 60.9 32 4.8 1.2 1.1 Khoa Quân sự 48.1 37.4 11.4 2.7 0.4 Trung bình 54.5 34.7 8.1 1.95 0.75 * Về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập Đơn vị Kết quả (%) Hoàn toàn đồng ý Cơ bản đồng ý Phân vân Cơ bản không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Khoa Chính trị 42.8 45.5 8.9 1.7 1.1 Khoa Quân sự 41.8 40.3 14.9 2.7 0.3 Trung bình 42.3 42.9 11.9 2.2 0.7 2.2. Thực trạng về tổ chức và nhân lực quản lý đào tạo Tổ chức và nhân lực quản lý đào tạo tại Trung tâm tuân thủ nghiêm về mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm được Nhà nước và ĐHQGHN quy định, trong đó đối tượng quản lý chuyên trách đào tạo là: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, phó Phòng đào tạo, Chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm bộ môn, giúp việc quản lý có các chuyên viên đào tạo.Bên cạnh đối tượng quản lý chuyên trách hiện nay, Trung tâm đang tồn tại thực tế một người đảm nhiệm nhiều công việc, trong đó có lực lượng quản lý kiêm nhiệm. Lực lượng quản lý kiêm nhiệm là các cán bộ khung đại đội, tham gia công tác quản lý đào tạo kiêm nhiệm từng khóa học theo quyết định của Giám đốc Trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện công tác quản lý đào tạo. Mặc dù nhân lực quản lý đào tạo còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, việc ưu tiên cho công tác quản lý có lúc còn bị chi phối, song công tác quản lý chất lượng đào tạo tại Trung tâm luôn được chú trọng, phát huy và đưa chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt mục tiêu yêu cầu môn học. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được cũng cần nghiêm túc nhìn nhận những nội dung hạn chế cần điều chỉnh để quản lý đào tạo ngày càng tốt hơn, đó là: Thời gian qua không ít người còn cho rằng quản lý chất lượng đào tạo là do Phòng đào tạo chịu trách nhiệm, việc chất lượng đào tạo có mặt còn hạn chế. Trách nhiệm chính là ở phòng Đào tạo, do đó cần thống nhất về nhận thức, phân biệt rõ đối tượng quản lý đào tạo và đối tượng được quản lý đào tạo, xác định rõ hơn về vị trí công việc cá nhân trong quản lý đào tạo, ưu tiên hợp lý thời gian, trí lực cho công tác quản lý, đặc biệt là đội ngũ quản lý chuyên trách. Xác định tốt hơn đối tượng tác động trong quản lý đào tạo để ở từng cương vị chức trách tác động một cách hợp lý vào các yếu tố trong quản lý đào tạo, làm cho hoạt động quản lý đào tạo ngày càng hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo. 2.3. Thực trạng về hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo - Công tác lãnh đạo chỉ đạo Ngay từ khi thành lập Trung tâm và suốt quá trình phát triển, Cấp ủy, Ban Giám đốc luôn xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo là vấn đề then chốt, các hoạt động khác của Trung tâm nhằm bảo đảm cho hoạt động đào tạo, điều đó được thể hiện trong chiến lược phát triển Trung tâm, Nghị quyết đại hội chi bộ lần thứ 3 nhiệm kỳ 2010-2020và thực tế hoạt động của Trung tâm, thể hiện qua việc lựa chọn, bố trí nhân lực quản lý, xác định mục tiêu nội dung chương trình đào tạo, ưu tiên các điều kiện hoạt động . Song để công tác Quản lý đào tạo được chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn, Cấp ủy, ban Giám đốc cần có biện pháp tác động phù hợp hơn đến đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở từng cương vị chức trách và từng thời điểm, từng nhiệm vụ để phát huy đồng bộ sức mạnh tập thể nâng cao chất lượng quản lý đào tạo tại Trung tâm. - Công tác kế hoạch Công tác kế hoạch đã bám sát mục tiêu môn học và điều kiện thực tiễn bảo đảm cho môn học, từ đó xác định nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp, đồng thời hàng năm, từng đợt học, khóa học có kế hoạch cụ thể chi tiết để thực hiện mục tiêu đề ra, cho nên chất lượng đào tạo tại Trung tâm luôn luôn được giữ vững và phát huy, cụ thể: Mục tiêu đào tạo: Trung tâm luôn tuân thủ đúng theo thông tư 31/2012/BGD ĐT đã quy định. Nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo môn học đã được ĐHQGHN phê duyệt và được Trung tâm triển khai thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kế hoạch đào tạo còn phải chịu sự chi phối nhiều từ các yếu tố bên ngoài như (đối tượng, số lượng, thời gian đào tạo), và các yếu tố bên trong như (nhân lực, tài lực, vật lực..) cho nên thời gian qua có lúc, có thời điểm kế hoạch còn manh mún chưa tổng quát, chưa khoa học nên còn bị động trong giải quyết tình thế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Đòi hỏi đối tượng chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch đào tạo phải giải quyết hài hòa giữa các yếu tố, xây dựng kế hoạch khoa học phù hợp với điều kiện, khả năng bảo đảm của Trung tâm góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo. - Tổ chức thực hiện Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo thời gian qua. Trung tâm luôn quán triệt và triển khai tốt kế hoạch đào tạo, đã triển khai thực hiện đồng bộ từ kế hoạch đào tạo, hoạt động giảng dạy, hoạt động kiểm tra, hoạt động đánh giá kết quả và hoàn thành kết quả bàn giao cho đối tác đào tạo. Trong đó từng khâu, từng bước đều chấp hành nghiêm kế hoạch, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, kịp thời xử lý những tình huống phát sinh đảm bảo chất lượng đào tạo. Song vẫn còn những vấn đề cần giải quyết như: Trình độ năng lực của giảng viên chưa đồng đều, một số giảng viên chưa đảm nhiệm được hết các bài giảng trong bộ môn nên khó khăn trong việc bố trí giảng viên. Chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng bài giảng, giờ giảng tốt (trừ bài giảng, giờ giảng tham gia thi giảng viên dạy giỏi). Hoạt động kiểm tra giảng dạy hiệu quả chưa cao, chưa phản ánh đến đối tượng quản lý về chất lượng giờ giảng của giảng viên được kiểm tra, để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời. 2.4. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan Mục tiêu môn học do Đảng, Nhà nước xác định cho các Trung tâm làm căn cứ để tổ chức thực hiện, mục tiêu, kế hoạch đưa ra còn chung chung chưa có mục tiêu cụ thể, sát đúng cho từng đối tượng người học để phù hợp với trình độ, khả năng và đặc điểm của người học. Đánh giá chất lượng đào tạo môn học GDQPAN mới chỉ dựa trên kết quả hoàn thành môn học, tỉ lệ khá giỏi trong kết quả giảng dạy và ý kiến đánh giá phản hồi của người học. Chưa có tiêu chí chung của môn học GDQPAN để đánh giá so sánh giữa các Trung tâm/Khoa GDQPAN, trong đó lượng hóa các nội dung để tự đánh giá và kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo nên không khỏi có cảm tính trong đánh giá. - Nguyên nhân chủ quan Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chuyên trách và kiêm nhiệm phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều nhiệm vụ nên việc tập trung ưu tiên cho công tác quản lý đào tạo đôi lúc chưa hợp lý. Đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu về số lượng, có giảng viên kinh nghiệm giảng dạy ít, đây là nguyên nhân chủ yếu có ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chất lượng đào tạo. Đánh giá chất lượng đào tạo mới chỉ tập trung nhiều vào kế hoạch đào tạo, triển khai giảng dạy, kết quả hoàn thành của người học, chưa tập trung đánh giá các yếu tố bảo đảm khác ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như tư tưởng tổ chức, bảo đảm nhân lực, bảo đảm vật chất phương tiện . Tác động ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. 3. Giải pháp Từ kết quả đạt được và những tồn tại thiếu khuyết của từng khâu, từng yếu tố trong quá trình đào tạo, để nâng cao chất lượng đào tạo môn học, đề nghị Trung tâm cần thực hiện tốt các giải pháp sau: 1. Tiếp tục xác định và ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng đào tạo để có sự chỉ đạo kịp thời, có tác động thường xuyên liên tục đến đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo, làm cho hoạt động đào tạo thực hiện trôi chảy và hiệu quả. 2. Có tiêu chí cụ thể về đánh giá chất lượng bài giảng, giờ giảng, chất lượng phục vụ bảo đảm, để từng cán bộ, giảng viên, viên chức người lao động tự kiểm định đánh giá và cán bộ làm công tác kiểm tra làm thước đo đánh giá, tránh chủ quan, cảm tính trong đánh giá chất lượng giảng dạy và phục vụ giảng dạy một khâu quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Tăng cường hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo và có biện pháp kịp thời sau kiểm định để điều chỉnh thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo. 4. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để động viên khuyến khích cán bộ viên chức trong Trung tâm phát huy trách nhiệm, làm việc nhiệt tình hăng say và hiệu quả trong điều kiện thiếu nhân lực như hiện nay. Quản lý tốt chất lượng đào tạo, tổ chức thực hiện tốt các yếu tố trong quá trình đào tạo là việc làm quan trọng và thường xuyên để góp phần quan trọng đưa Trung tâm phát triển bền vững, hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra đòi hỏi sự phát huy sức mạnh tập thể của tấ cả các tổ chức, cá nhân trong Trung tâm cùng góp sức thực hiện ./.
File đính kèm:
- quan_ly_chat_luong_dao_tao_tai_trung_tam_giao_duc_quoc_phong.pdf