Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học

Biểu đạt cảm xúc gián tiếp thông qua các dấu hiệu

ngôn ngữ:

+ Từ vựng chỉ màu sắc: Khi ta thấy “Pierre đỏ mặt”, ta có

thể kết luận rằng [Pierre/xấu hổ] hoặc [Pierre/tức giận].

Lúc này yếu tố ngữ cảnh sẽ giúp ta xác định được cảm

xúc của Pierre là loại cảm xúc nào trong hai loại cảm

xúc đều có thể gắn với màu đỏ của sắc mặt nêu trên.

+ Động từ khơi gợi cảm xúc: Dựa vào nghiên cứu của

Balibar-Mrabti (1995), Plantin đã chỉ ra rằng, cảm xúc

có thể được xác định dựa vào những động từ gợi cho

người đọc liên tưởng về mặt logic ngữ nghĩa của từ

vựng với một số loại cảm xúc nhất định. Ví dụ, động

từ “consumer” (thiêu hủy) cho phép người đọc liên kết

về mặt ngữ nghĩa của từ với những loại cảm xúc “mang

tính tiêu cực” như nỗi buồn, sự tức giận, sự hận thù, sự

ghen tuông Một số các nghiên cứu về ẩn dụ trong

biểu đạt cảm xúc (métaphores émotionnelles) cũng

xuất phát từ việc nghiên cứu loại động từ nêu trên

pdf 8 trang kimcuc 8780
Bạn đang xem tài liệu "Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học

Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học
50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói văn học và cảm xúc là hai phạm trù không 
thể tách rời. Cảm xúc là con đường gần nhất để đưa 
tác phẩm đến với người đọc. Việc nghiên cứu các 
phương tiện ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc trong tác 
phẩm văn học giúp người đọc dễ dàng hơn trong 
việc nhận diện cảm xúc của nhân vật, từ đó khám phá 
ý nghĩa của tác phẩm và tìm hiểu phong cách của 
nhà văn. Hơn nữa, khuynh hướng ngôn ngữ trong 
phân tích văn bản văn học là khuynh hướng hiện đại 
đang được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu văn 
học hiện nay, cả ở Pháp (Maingueneau (2010), Adam 
(1997), Fromilhague & Sancier (1991)) và ở Việt nam 
(Nguyễn Hữu Đạt (2001), Đinh Trọng Lạc (1999)).
Bàn về tính đa dạng và phức tạp của các phương tiện 
biểu cảm, Catherine Kerbrat-Orecchioni (2000, tr. 57) 
nhận định rằng: ngôn ngữ biểu cảm sở hữu hệ thống 
các phương tiện đồ sộ đến nỗi mà người ta có cảm 
giác “cảm xúc trong ngôn ngữ vừa tồn tại ở khắp mọi 
nơi vừa không tồn tại ở đâu cả”. Về vấn đề này, Micheli 
PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT CẢM XÚC
TRONG DIỄN NGÔN VĂN HỌC
LÊ THỊ PHƯƠNG LAN
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội
TÓM TẮT
Vì tính đa dạng và không đồng nhất của các phương tiện biểu cảm nên để xác định được các dấu hiệu 
của cảm xúc trong diễn ngôn, ta cần thiết lập một hệ thống các phương tiện (ngôn ngữ và phi ngôn 
ngữ) mà qua đó cảm xúc được biểu đạt. Trong bài nghiên cứu này, sau khi trình bày ba cách phân loại 
của ba tác giả là Plantin (1998 & 2012), Eggs (2008) và Micheli (2013) theo trình tự thời gian, những 
phương tiện biểu đạt chính (trực tiếp và gián tiếp) sẽ được phân tích, tổng hợp cho phép tìm hiểu và 
khám phá cảm xúc trong dữ liệu diễn ngôn nói chung và diễn ngôn văn học nói riêng.
Từ khóa: biểu đạt gián tiếp, biểu đạt trực tiếp, diễn ngôn, diễn ngôn văn học, phương tiện biểu đạt cảm xúc
(2013, tr.2) đã lý giải: chính sự phong phú của các hiện 
tượng ngôn ngữ có khả năng biểu cảm cho ta cảm 
giác “cảm xúc tồn tại ở khắp mọi nơi”. Tuy nhiên, chính 
sự đa dạng đó đã tạo nên rào cản không nhỏ khi phải 
đưa ra một trật tự sắp xếp cho các hiện tượng ngôn 
ngữ biểu cảm này: “Rất khó để nói cảm xúc tồn tại 
ở một hay những hiện tượng ngôn ngữ cụ thể nào” 
(Micheli, 2013). Chính tính “không đồng nhất” của các 
phương tiện biểu cảm là nguyên nhân chính tạo nên 
rào cản nói trên: chúng có thể tồn tại ở các cấp độ tổ 
chức ngôn ngữ khác nhau (từ, câu, văn bản); có thể 
thuộc phương tiện ngôn ngữ, siêu ngôn ngữ hay phi 
ngôn ngữ. 
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi trình bày ba cách 
phân loại các phương tiện biểu đạt cảm xúc của ba 
tác giả là Plantin (1998, 2011), Eggs (2008) và Micheli 
(2013) theo trình tự thời gian của các nghiên cứu 
nhằm tổng hợp những phương tiện biểu đạt chính 
(biểu đạt trực tiếp và biểu đạt gián tiếp) cho phép tìm 
hiểu và khám phá cảm xúc trong dữ liệu diễn ngôn 
nói chung và diễn ngôn văn học nói riêng.
51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
2. MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG TIỆN 
BIỂU ĐẠT TÌNH CẢM VÀ CẢM XÚC TỪ GÓC NHÌN 
CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN 
2.1. Christian Plantin 
Trong nghiên cứu của ông có tiêu đề: “Những lý lẽ của 
cảm xúc” (“Les raisons des émotions”), Plantin (1998) 
đã nêu bật hai điểm chính: Một là, cách tạo lập phát 
ngôn biểu đạt cảm xúc (énoncés d’émotion), hai là, 
cách đánh giá tình huống khơi gợi cảm xúc (topique 
des émotions).
2.1.1. Phát ngôn biểu đạt cảm xúc 
Đối với các phát ngôn biểu đạt cảm xúc, Plantin quan 
tâm đến hai vấn đề, đó là xác định chủ thể tâm lý (lieu 
psychologique) và xác định loại tình cảm hay cảm xúc 
được biểu đạt. 
Chủ thể tâm lý có thể là người hay con vật. Những chủ 
thể này được xác định dựa vào hệ thống các danh từ 
chung, danh từ riêng, các đại từ thay thế, các đại từ ở 
ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. 
Để xác định cảm xúc của chủ thể tâm lý và thiết lập 
phát ngôn dưới dạng: [ai] [cảm thấy thế nào], Plantin 
đã chia các phương tiện biểu đạt cảm xúc thành hai 
loại: cảm xúc được chỉ ra một cách trực tiếp và gián tiếp.
a) Biểu đạt cảm xúc trực tiếp – gọi tên cảm xúc
Trong loại cảm xúc được chỉ ra trực tiếp, cần thiết phải 
xác định từ vựng chỉ cảm xúc, được hiểu là từ vựng gọi 
tên loại cảm xúc (dénomination émotionnelle) như 
buồn, vui, tức giận. Để làm được điều đó, Plantin đã 
dựa vào các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về 
danh từ chỉ cảm xúc và động từ chỉ cảm xúc.
Anscombre (1995) và Babibar-Mrabti (1995) đã có 
những nghiên cứu chuyên sâu về danh từ chỉ cảm 
xúc. Từ từ loại danh từ, ví dụ như, sự hận thù (haine) ta 
có thể suy ra các từ phái sinh như động từ (haïr) hay 
tính từ (haineux).
Bên cạnh các nghiên cứu về danh từ chỉ cảm xúc, còn 
phải kể đến các nghiên cứu về động từ chỉ cảm xúc. 
Gross (1995) đã chia các động từ chỉ cảm xúc thành hai 
loại mà trong đó tác nhân hay nguyên nhân của cảm 
xúc được đặt ở vị trí chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.
b) Biểu đạt cảm xúc gián tiếp 
Ông nhấn mạnh rằng, khó khăn sẽ tăng lên gấp bội 
khi phải xác định cảm xúc một cách gián tiếp. Trong 
trường hợp này, cảm xúc sẽ không được gọi tên bằng 
từ vựng chỉ cảm xúc mà được suy luận dựa vào các 
loại dấu hiệu khác nhau. Plantin đã thống kê một số 
các dấu hiệu sau:
– Biểu đạt cảm xúc gián tiếp thông qua các dấu hiệu 
ngôn ngữ: 
+ Từ vựng chỉ màu sắc: Khi ta thấy “Pierre đỏ mặt”, ta có 
thể kết luận rằng [Pierre/xấu hổ] hoặc [Pierre/tức giận]. 
Lúc này yếu tố ngữ cảnh sẽ giúp ta xác định được cảm 
xúc của Pierre là loại cảm xúc nào trong hai loại cảm 
xúc đều có thể gắn với màu đỏ của sắc mặt nêu trên.
+ Động từ khơi gợi cảm xúc: Dựa vào nghiên cứu của 
Balibar-Mrabti (1995), Plantin đã chỉ ra rằng, cảm xúc 
có thể được xác định dựa vào những động từ gợi cho 
người đọc liên tưởng về mặt logic ngữ nghĩa của từ 
vựng với một số loại cảm xúc nhất định. Ví dụ, động 
từ “consumer” (thiêu hủy) cho phép người đọc liên kết 
về mặt ngữ nghĩa của từ với những loại cảm xúc “mang 
tính tiêu cực” như nỗi buồn, sự tức giận, sự hận thù, sự 
ghen tuông Một số các nghiên cứu về ẩn dụ trong 
biểu đạt cảm xúc (métaphores émotionnelles) cũng 
xuất phát từ việc nghiên cứu loại động từ nêu trên. 
– Biểu đạt cảm xúc gián tiếp thông qua các dấu hiệu 
về bối cảnh (situations) và thái độ (attitudes): 
Việc xác định cảm xúc dựa trên dấu hiệu bối cảnh hay 
thái độ liên quan nhiều đến yếu tố văn hóa. Khi một 
nhân vật tự hỏi: “Tôi còn mặt mũi nào để nhìn con tôi 
nữa đây? Tôi không dám nhìn mình trong gương nữa” 
(Plantin, 1998, tr. 12). Theo Plantin, trong tình huống 
trên ta có thể nghĩ rằng, người này đang cảm thấy rất 
xấu hổ vì những gì họ đã làm. Cũng tương tự như vậy, 
những phát ngôn biểu đạt thái độ như “Anh ta cúi đầu 
xuống” biểu thị “nỗi buồn” hoặc “sự xấu hổ” hay “trán 
anh ta nhăn lại” biểu thị “sự lo lắng” hoặc “bối rối”. 
Trong trường hợp không thể gọi tên chính xác loại 
cảm xúc, người ta hay quy chúng vào những cảm xúc 
cơ bản (émotions de base) như buồn, vui, tức giận 
2.1.2. Tình huống khơi gợi cảm xúc 
Ngoài phương tiện biểu đạt cảm xúc trực tiếp và gián 
tiếp như đã trình bày ở trên, trong các nghiên cứu của 
52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
mình, Plantin cũng đề cập đến một phương tiện biểu 
đạt cảm xúc khác là tình huống khơi gợi cảm xúc, thực 
chất là các phát ngôn không “biểu đạt” mà “khơi gợi” 
cảm xúc ở người đọc, người nghe. Dựa vào các nghiên 
cứu trong lĩnh vực phân tích diễn ngôn (Ungerer), ngữ 
dụng học (Caffi&Janney), tâm lý học và ngôn ngữ học 
tri nhận về chủ đề cảm xúc (Sherer), Plantin (1998) đã 
xây dựng một khung các tiêu chí nhằm đánh giá tình 
huống khơi gợi cảm xúc bao gồm một tập hợp các 
câu hỏi về sự kiện (Cái gì?), người liên quan (ai?), hình 
ảnh tương đương (giống như?), thời gian (khi nào?), 
địa điểm (ở đâu?), số lượng (bao nhiêu?), nguyên nhân 
(tại sao?), hậu quả (thế nào?), phù hợp hay không với 
các giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội, khả năng kiểm 
soát (có hay không?). Việc xác định các yếu tố trên cho 
phép xác định loại cảm xúc mà văn bản muốn hướng 
tới, muốn khơi gợi ở người đọc, người nghe. Amossy 
(2010) đã dựa vào khung tiêu chí đánh giá tình huống 
mà Plantin đưa ra để phân tích việc khơi gợi sự cảm 
thương qua trích đoạn trong tác phẩm Ngôi sao lang 
thang (Étoile errante) của nhà văn Le Clézio. Bà đã chỉ 
ra rằng, sự cảm thương được khơi gợi thông qua tình 
huống chứa đựng các yếu tố như “người liên quan” 
là ai? (những đứa trẻ vô tội), chúng bị làm sao? (đói 
khát), chúng ở đâu? (trong trại tập trung của người 
tị nạn), chúng được ví như cái gì? (giống như những 
con chó). 
Sau rất nhiều nghiên cứu về cảm xúc trong diễn 
ngôn, áp dụng trên các dữ liệu phân tích khác nhau 
(diễn ngôn chính trị, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn 
văn học), Plantin (2011) đã đi đến một cách phân 
chia các phương tiện biểu cảm mang tính chất tổng 
hợp và khái quát hơn. Ông vẫn chia các dấu hiệu 
nhận biết cảm xúc làm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. 
Tuy nhiên, trong biểu đạt gián tiếp, ông xếp các dấu 
hiệu vào hai loại chính: loại dấu hiệu liên quan đến 
tình huống (situation) và loại dấu hiệu liên quan đến 
đối tượng tâm lý (lieu psychologique). Ông chỉ ra 
rằng, tình huống là hiện thực khách quan chứa đựng 
những yếu tố mang tính quy ước, mặc định cho phép 
ta nhận diện loại cảm xúc đang được thể hiện: ví dụ, 
ta có thể nhận biết được “sự xấu hổ” của bà mẹ khi 
bà nói không dám nhìn mình trong gương và không 
dám nhìn mặt con mình. Liên quan đến đối tượng tâm 
lý, cảm xúc được thể hiện thông qua một loạt các biểu 
hiện về mặt tâm sinh lý mà người khác có thể nhận 
biết được, ví dụ như: cử chỉ, nét mặt, tư thế, hành động.
2.2. Ekkehard Eggs 
Trong bài nghiên cứu: “Cảm xúc trong diễn ngôn - 
cảm thán, phê phán, châm biếm”, Eggs (2008) đã trình 
bày hai hướng chính để nhận biết cảm xúc: một là 
xuất phát từ tình huống (scénarios), hai là xuất phát 
từ những dấu hiệu biểu đạt cảm xúc (sémiotique des 
émotions) bao gồm: dấu hiệu về mặt cơ thể (cử chỉ, 
nét mặt, hành động), dấu hiệu về mặt ngôn ngữ (thán 
từ, câu cảm thán), giọng điệu. Khi cả hai điều kiện về 
tình huống và dấu hiệu đều được thỏa mãn thì ta có 
thể kết luận về tình trạng cảm xúc của một người nào 
đó. Tuy nhiên, các cách nhận biết cảm xúc nêu trên 
không cho phép đánh giá độ phù hợp của cảm xúc 
trong từng tình huống giao tiếp cụ thể mà cần có dấu 
hiệu thứ ba mà theo ông là việc đối chiếu về phương 
diện đạo đức của nhân vật và xã hội (registre éthique). 
2.2.1. Tình huống 
Eggs đã lý giải cách thứ nhất bằng việc trích dẫn định 
nghĩa về sự sợ hãi của Aristote (1967). Ông đã miêu tả 
tình huống của sự sợ hãi là “nếu ai đấy tưởng tượng ra 
những điều tồi tệ đang đến gần với họ, họ sẽ cảm thấy 
sợ hãi”. Vì vậy, khi ta thấy một ai đó xuất hiện trong 
tình huống như vậy, ta có thể kết luận rằng người này 
đang cảm thấy sợ hãi. Trong tác phẩm Dịch hạch (La 
Peste) của nhà văn Albert Camus (1947, tr. 32), người 
kể đã lý giải nỗi sợ hãi của người dân thành phố Oran 
thông qua việc khắc họa tình huống như sau: “Sau cái 
chết của người gác cổng tòa nhà nơi mà bác sĩ Rieux 
làm việc, sự bàng hoàng ban đầu đã được thay thế 
bằng sự sợ hãi khi người ta thấy chuột chết la liệt 
trên mặt đường và rất nhiều người gác cổng bị chết 
vì những căn bệnh lạ. Tiếp đó là rất nhiều người khác 
cũng cùng chung số phận, mà trong số đó không chỉ 
có những người gác cổng và những người nghèo”. 
2.2.2. Dấu hiệu biểu đạt
Ngược lại với cách thứ nhất, cách thứ hai để nhận biết 
một cảm xúc là dựa vào những dấu hiệu biểu đạt của 
cảm xúc đó. Eggs (2008) đã sử dụng trích đoạn trong 
cuốn tiểu thuyết Bà Bovary (Madame Bovary) của nhà 
văn Gustave Flaubert để minh họa cho các dấu hiệu biểu 
đạt cảm xúc mà ông trình bày. Theo ông, các loại dấu 
hiệu cho phép “đoán”  cảm xúc của nhân vật bao gồm:
– Dấu hiệu về mặt cơ thể (cử chỉ, nét mặt, hành động): 
Eggs gọi đó là những dấu hiệu quan sát được (indices 
53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
observables). Ông chia chúng làm hai loại: dấu hiệu 
thiên về miêu tả (indices plutôt descriptifs) ví dụ như 
“đứng bật dậy” (se lever d’un bond), kêu lên (s’écrier), 
khóc (pleurer) và dấu hiệu thiên về bình luận (indices 
plutôt interpretés). Hai loại trên hoàn toàn có thể kết 
hợp trong cùng một phát ngôn, chẳng hạn như “khóc 
như một đứa trẻ” (pleurer comme un enfant).
– Dấu hiệu ngôn ngữ (thán từ hay câu cảm thán) mà 
theo ông chúng tồn tại song song trong cả hai loại 
văn bản nói và viết. Khi phân tích đoạn trích thể hiện 
sự bực tức của Emma đối với mẹ chồng là bà Bovary, 
ông đã chỉ ra rằng, thán từ “Ah!” đứng một mình sẽ 
không có nghĩa mà ý nghĩa của nó chỉ được biểu đạt 
khi được kết hợp với một loại dấu hiệu khác mà ông 
gọi là “dấu hiệu cú pháp” (indices syntaxiques): Thán 
từ “Ah” kết hợp với phát ngôn cảm thán “Đúng là một 
bà già quê mùa!” (Quelle paysanne!) để thể hiện sự 
bực tức, khó chịu của Emma với mẹ chồng. Ông cũng 
nhấn mạnh rằng, ý nghĩa của phát ngôn cảm thán đó 
chỉ hoàn chỉnh khi nó được thể hiện kết hợp với ngữ 
điệu của câu.
Ngoài hai cách nhận biết cảm xúc nêu trên (tình 
huống và dấu hiệu biểu đạt), cách “gọi tên cảm xúc” 
(dénomination émotionnelle) cũng là một trong số 
các phương tiện mà theo Eggs, các nhân vật hay người 
kể có thể sử dụng để gọi tên trạng thái cảm xúc của 
họ hay của các nhân vật trong truyện. Sự tức giận của 
bà Bovary được thể hiện bằng cách gọi tên cảm xúc 
thông qua động từ “tức giận” (s’emporta/s’emporter) 
hay cụm từ cố định “hors des gonds” (tức điên). 
2.2.3. Phạm trù đạo đức
Điểm nhấn trong hệ thống các phương tiện nhận biết 
cảm xúc của Eggs là khi ông khai thác phạm trù đạo 
đức (registre éthique) trong việc khám phá cảm xúc 
của nhân vật đó hay của người đối thoại với họ. Phạm 
trù đạo đức được ông xem xét từ hai mặt: mặt xã hội 
(éthos générique) tức là những chuẩn mực xã hội mà 
dựa vào đó người ta được phép đánh giá, thậm chí thể 
hiện cảm xúc trước những việc vi phạm giá trị, quy tắc 
trong mỗi xã hội; mặt cá nhân (éthos spécifique) tức 
là tính cách, đạo đức, phẩm chất của một người mà 
dựa vào đó ta có hiểu được cảm xúc của họ hay của 
người đối thoại với họ.
Đánh giá yếu tố này trong việc xác định cảm xúc của 
chủ thể hay đối tượng được nhắc đến trong giao tiếp, 
Eggs đã nhấn mạnh yếu tố về giá trị và chuẩn mực xã 
hội cũng như tính cách, đạo đức của con người được 
coi là nền tảng để biểu đạt, nhận diện cũng như đánh 
giá cảm xúc trong giao tiếp.
2.3. Raphaël Micheli 
Trong chuyên đề nghiên cứu “Các phương thức kí 
hiệu và chức năng lập luận của cảm xúc” (Modes 
de sémiotisation et fonctions argumentatives des 
émotions) đăng trên tạp chí Semen (Revue de semio-
linguistique des textes et discours), Micheli. R (2013) 
đã trình bày nghiên cứu tổng quan về các phương 
thức ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc. Cảm xúc được phân 
loại theo ba cách: cảm xúc được nói ra (dite), được chỉ 
ra (montrée) và được minh chứng (étayée).
2.3.1. Cảm xúc được nói ra 
Trong loại này, ông nhấn mạnh vào các phát ngôn nói 
ra cảm xúc. Sau khi trình bày cấu trúc, đặc trưng của 
loại phát ngôn này, ông đề cập đến những hạn ch ... cause) tạo ra. Do đó, dựa vào 
hệ thống các kí hiệu mà ta xác định được cảm xúc 
của chủ thể trong giao tiếp hay của đối tượng được 
nhắc đến.
Vậy hệ thống các kí hiệu đó là gì? Trong khuôn khổ 
bài nghiên cứu của mình, Micheli tập trung trình bày 
đặc trưng của loại kí hiệu chỉ ra cảm xúc mà chưa đưa 
ra một hệ thống hoàn chỉnh các kí hiệu mà theo ông 
vô cùng không đồng nhất: các kí hiệu có thể thuộc 
loại kí hiệu ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Đối với loại kí 
hiệu ngôn ngữ, chúng có thể tồn tại ở mọi cấp độ tổ 
chức ngôn ngữ. Để minh chứng điều đó, ông đã phân 
tích một số kí hiệu xuất hiện trong phát ngôn chỉ ra 
cảm xúc thông qua việc phân tích đoạn văn trích ra 
từ cuốn Ngày cuối cùng của một tử tù (Le dernier jour 
d’un condamné) của tác giả Victor Hugo. Trong đoạn 
trích này, ở cấp độ từ vựng, có sự xuất hiện của các 
thán từ cấp độ một (interjection primaire: “Ah!”) và 
thán từ cấp độ hai (interjections secondaires: “Hélas” 
(Hỡi ơi), “Mon Dieu” (Chúa ơi)); ở cấp độ cú pháp, có 
sự xuất hiện của các phát ngôn cảm thán (énoncés 
exclamatifs); ngoài ra còn phải kể đến sự xuất hiện 
của các biện pháp tu từ trong phát ngôn.
Để khai thác một cách hiệu quả hệ thống các kí hiệu 
trong việc xác định cảm xúc, Micheli đã chỉ ra rằng, 
cảm xúc chỉ có thể được khám phá khi chúng ta biết 
diễn giải các kí hiệu trong mối liên kết của chúng với 
nhau (congruance des indices) và trong ngữ cảnh 
(contexte verbal) hoặc trong tình huống (contexte 
situationnel) mà cảm xúc được tạo ra.
2.3.3. Cảm xúc được minh chứng (émotion étayée)
Cảm xúc có thể được suy ra (inféré) dựa vào các yếu 
tố cấu thành nên tình huống; những yếu tố này được 
quy ước bởi các chuẩn mực văn hóa-xã hội (socio-
culturelle) gắn liền với loại cảm xúc đó. Theo Micheli, 
từ giả thuyết trên, ta có thể thiết lập được mối quan 
hệ tương đối ổn định giữa một bên là loại cảm xúc 
(types d’émotion) với một bên là việc đánh giá tình 
huống biểu cảm (types d’évaluation des situations). 
Ông đã điểm lại những công trình nghiên cứu về vấn 
đề này của Aristote, Eggs và đặc biệt là khung tiêu 
chí đánh giá tình huống của Plantin. Phỏng theo các 
tiêu chí đánh giá đã được thiết lập bởi các nhà tâm 
lý học, Micheli đề xuất các tiêu chí chính để đánh 
giá tình huống biểu cảm bao gồm một loạt các câu 
hỏi nhằm xác định những chủ thể trong tình huống 
(individus), nguyên nhân của sự việc (cause), hệ quả 
mà nó mang lại (conséquenses), khả năng kiểm soát 
tình huống (degré de contrôle), tính tương đồng 
(rapport d’analogie), tính phù hợp với các giá trị và 
chuẩn mực xã hội. Ông đã minh họa hệ thống đánh 
giá tình huống trên qua việc phân tích đoạn trích khơi 
gợi sự cảm thương (pitié) khi người tử tù nhắc đến 
đứa con gái ba tuổi vô tội của ông và những gì cô bé 
phải gánh chịu sau cái chết của cha mình.
Để kết luận cho hình thức diễn giải (type 
d’interprétation) đặc trưng của loại cảm xúc được 
minh chứng hay lập luận này, Micheli đã chỉ rõ loại 
“cảm xúc được minh chứng” và “cảm xúc được chỉ ra” 
đều yêu cầu người đọc, người nghe phải tiến hành 
suy luận (inférence). Tuy nhiên, nếu với loại cảm xúc 
được chỉ ra, người ta diễn giải theo hướng từ dưới 
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
lên trên (d’aval en amont), nghĩa là từ những kí hiệu 
biểu thị hệ quả của cảm xúc tới việc phát hiện cảm 
xúc thì với loại cảm xúc được minh chứng (hay lập 
luận), người ta diễn giải theo hướng từ trên xuống 
dưới (d’amont en aval), nghĩa là từ những tiêu chí 
đánh giá tình huống – những yếu tố tạo nên cảm 
xúc, đã được quy ước bởi các giá trị và chuẩn mực 
trong mỗi xã hội nhất định đến việc xác định loại 
cảm xúc tương ứng.
3. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT CẢM 
XÚC TRONG DIỄN NGÔN VĂN HỌC 
Chúng tôi nhận thấy trong các nghiên cứu nêu trên, 
hầu hết các tác giả đều sử dụng dữ liệu là tác phẩm 
văn học để minh họa cho hệ thống các phương tiện 
biểu đạt cảm xúc mà các ông trình bày (Eggs, Micheli) 
hoặc các phương tiện đó đã được các tác giả khác 
sử dụng để phân tích trên dữ liệu văn bản văn học 
(Amossy đă áp dụng khung đánh giá tình huống của 
Plantin để phân tích việc khơi gợi sự cảm thương 
trong tác phẩm của Le Clézio). Từ đó thấy được rằng, 
để khám phá cảm xúc ẩn sâu trong lớp ngôn từ mà 
mỗi nhà văn sử dụng, cụ thể để nhận diện loại cảm 
xúc và tìm hiểu quá trình phát triển cảm xúc của các 
nhân vật trong truyện, việc nắm vững các phương 
tiện biểu cảm nêu trên là vô cùng cần thiết.
Một loại cảm xúc có thể vừa được nói ra, chỉ ra và 
minh chứng (sự “cảm thương” dành cho đứa con thơ 
của người tử tù trong ví dụ mà Micheli đưa ra). Vì vậy, 
để thuận tiện cho quá trình phân tích cảm xúc của 
các nhân vật, chúng tôi thiết nghĩ việc sử dụng cách 
phân loại của Plantin chia các phương tiện biểu đạt 
thành hai loại chính là biểu đạt trực tiếp và biểu đạt 
gián tiếp sẽ thuận lợi hơn cả. Trong biểu đạt gián 
tiếp, chúng tôi tổng hợp các loại dấu hiệu cần được 
khai thác cũng như những lưu ý khi sử dụng các dấu 
hiệu đó để khám phá cảm xúc của nhân vật trong tác 
phẩm văn học. 
3.1. Biểu đạt trực tiếp bằng từ vựng chỉ cảm xúc 
(terme d’émotion)
Cả ba tác giả đều đề cập đến loại phương tiện này 
trong việc xác định cảm xúc của chủ thể và đối tượng 
được nhắc đến trong giao tiếp. Plantin và Micheli đã 
đưa ra cách tạo lập phát ngôn nói ra cảm xúc một 
cách trực tiếp thông qua việc xác định một bên là đối 
tượng của cảm xúc (mà các ông gọi bằng những cái 
tên khác nhau là chủ thể tâm lý (lieu psychologique) 
(Plantin) hay con người (entité humain) và đối tượng 
được nhân cách hóa (entité humanisable) (Micheli)), 
với một bên là từ vựng chỉ cảm xúc (terme d’émotion). 
Việc xác định loại từ vựng biểu cảm dựa vào các 
nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ như Anscombre, 
Balibar-Mrabti, Gross mà chúng tôi đã giới thiệu ở 
phần trên (phần 2.1.1a).
3.2. Biểu đạt gián tiếp 
3.2.1. Liên quan đến tình huống
Trong ba cách phân loại nêu trên, Plantin, Eggs và 
Micheli đều đề cập đến yếu tố tình huống. Tuy nhiên, 
để hiểu rõ cơ chế biểu đạt cũng như khơi gợi cảm 
xúc trong tình huống, ta cần xác định vai trò của tình 
huống trong việc sản sinh và hiểu ý nghĩa của các phát 
ngôn biểu cảm. Theo Bally (1977, tr. 76), cần phân biệt 
một tình huống mà người mẹ thể hiện sự đau đớn 
trước cái chết của con mình với một tình huống mà 
đứa con bị buộc tội đã gây ra cái chết của mẹ mình. 
Trong tình huống thứ nhất, ông nhấn mạnh vào mối 
quan hệ nhân quả giữa tình huống và cảm xúc: tình 
huống “cái chết của đứa con” là nguyên nhân gây nên 
“sự đau đớn” ở người mẹ; trong khi đó, tình huống mà 
người nói chỉ tay vào giường của người mẹ đã mất và 
nói: “Anh chính là thủ phạm” lại có tính mục đích: tình 
huống biểu cảm được sử dụng nhằm đạt được mục 
đích nhất định của người nói. Dựa vào sự phân biệt 
nêu trên, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa tình 
huống và cảm xúc trên hai phương diện: 
a) Tình huống biểu đạt cảm xúc: mối quan hệ về nhân quả
Plantin và Eggs đã bàn đến dấu hiệu về bối cảnh 
(situations) trong việc xác định cảm xúc khi các ông 
lấy ví dụ về “sự xấu hổ” của bà mẹ khi bà nói không 
dám nhìn mặt con mình hay “sự sợ hãi” khi ai đó tưởng 
tượng ra những điều tồi tệ đang đến gần với họ. Mối 
quan hệ giữa tình huống và cảm xúc trong hai ví dụ 
nêu trên là mối quan hệ nhân quả. Ta có thể gọi đây là 
tình huống biểu đạt cảm xúc mà chúng ta cần phân 
biệt chúng với loại tình huống mà người nói sử dụng 
để khơi gợi cảm xúc ở người nghe.
b) Tình huống khơi gợi cảm xúc: mối quan hệ về mục đích
Mặc dù sử dụng thuật ngữ không giống nhau để chỉ 
những yếu tố tạo cảm xúc trong tình huống hay hoàn 
56 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
cảnh giao tiếp nhất định (Eggs – “topos”, Plantin – 
“pathèmes”, Micheli – “paramètres”), cả ba tác giả đều 
nhấn mạnh vào tính lập luận của các yếu tố trên trong 
việc tạo lập cảm xúc. Đặc biệt, Plantin và Micheli đều 
đưa ra khung tiêu chí đánh giá tình huống mà người 
nói, người viết cần tính đến khi khai thác hay tạo lập 
tình huống, hoàn cảnh nhằm kích thích, khơi gợi cảm 
xúc ở người đọc, người nghe.
3.2.2. Liên quan đến nhân vật 
a) Thông qua các dấu hiệu quan sát được (indices 
observables)
Cả ba tác giả đều thống nhất ở hai cách tiếp cận cảm 
xúc, đó là cách tiếp cận từ trên xuống dưới (d’amont 
en aval) – tức là từ việc đánh giá tình huống tạo cảm 
xúc (évaluation des situations) để nhận biết cảm xúc 
và hướng ngược lại, từ dưới lên trên (d’aval en amont) 
– tức là từ những dấu hiệu biểu thị hệ quả của cảm 
xúc (effets de l’émotion) tới việc nhận biết cảm xúc. 
Loại dấu hiệu có thể quan sát được thuộc nhóm thứ 
hai. Để diễn giải ý nghĩa biểu đạt cảm xúc từ dấu hiệu 
quan sát được (cử chỉ, nét mặt, tư thế, hành động), 
chúng ta cần lưu ý tới yếu tố văn hóa bởi chúng có 
thể được thể hiện (kí hiệu) khác nhau trong các nền 
văn hóa khác nhau. 
b) Thông qua dấu hiệu ngôn ngữ (indices linguistiques)
Một số các dấu hiệu ngôn ngữ thường thấy trong việc 
biểu đạt cảm xúc một cách gián tiếp là việc sử dụng 
thán từ, phát ngôn cảm thán hay các biện pháp tu từ 
trong phát ngôn. Các dấu hiệu ngôn ngữ này được 
xếp vào loại phương tiện biểu đạt cảm xúc gián tiếp 
vì tự bản thân chúng không thể chỉ ra chính xác loại 
cảm xúc được biểu đạt. Việc thống kê trong từng loại 
là vô cùng khó khăn, vì vậy, Micheli đã nói đến việc 
không thể đi sâu vào từng loại mà ông nhấn mạnh 
tới việc phối hợp của các dấu hiệu ngôn ngữ với nhau 
trong việc xác định cảm xúc và phát hiện ý nghĩa biểu 
cảm của các dấu hiệu đó trong bối cảnh, tình huống 
nhất định.
Liên quan đến các dấu hiệu ngôn ngữ nêu trên (thán 
từ, phát ngôn cảm thán, biện pháp tu từ), ta có thể 
kể đến một số các công trình nghiên cứu chuyên sâu 
của Eggs, Bally và Amossy. Eggs (2008) đã nghiên cứu 
các đặc trưng cơ bản của phát ngôn cảm thán trong 
chuyên đề “Cảm xúc trong diễn ngôn – cảm thán, phê 
phán, châm biếm”. Trong nghiên cứu tiên phong của 
Bally (1977) về ngôn ngữ biểu cảm cũng như những 
nghiên cứu sau này của Amossy (2010) về cảm xúc và 
lập luận, các tác giả đều đề cập và nhấn mạnh vào giá 
trị của các biện pháp tu từ (figuralité) trong việc biểu 
đạt cảm xúc.
c) Thông qua đối chiếu trên phạm trù đạo đức
Đây là điểm đặc biệt trong nghiên cứu của Eggs 
(2008) khi ông nhấn mạnh đến vai trò của “hình ảnh” 
cá nhân (éthos spécifique) và chuẩn mực đạo đức xã 
hội (éthos générique) trong việc xác định, đánh giá 
hay thể hiện cảm xúc. Bằng việc đối chiếu phạm trù 
đạo đức – được hiểu là tính cách, đạo đức, lối sống 
với của chủ thể hay đối tượng trong giao tiếp với các 
giá trị và chuẩn mực của xã hội, ta hoàn toàn có cơ sở 
để đánh giá cảm xúc của nhân vật trong tình huống 
có phù hợp hay không với các giá trị và chuẩn mực 
đã quy định hoặc thể hiện cảm xúc trước những việc 
vi phạm giá trị và quy tắc trong xã hội đó. Yếu tố này 
vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu cảm xúc của 
các nhân vật trong truyện bởi mỗi tác phẩm là một 
lăng kính phản ánh các mặt khác nhau của xã hội, 
chịu sự chi phối của các giá trị và chuẩn mực trong 
xã hội đó.
4. KẾT LUẬN 
Đúng như nhận định của các tác giả, đặc biệt là 
Micheli, người đã tiến hành nghiên cứu tổng quan 
các phương tiện biểu đạt cảm xúc: thật khó để đưa ra 
một hệ thống hoàn chỉnh các phương tiện biểu cảm, 
cũng như việc đi sâu vào từng loại phương tiện bởi 
tính đa dạng và không đồng nhất của chúng. Bằng 
việc phân tích, tổng hợp các loại phương tiện đã được 
các nhà ngôn ngữ học đưa ra, chúng tôi đã đề xuất hệ 
thống các phương tiện biểu đạt chính gồm biểu đạt 
trực tiếp thông qua từ vựng chỉ cảm xúc và biểu đạt 
gián tiếp thông qua các dấu hiệu liên quan đến chủ 
thể tâm lý và tình huống cho phép khám phá và tìm 
hiểu cảm xúc trong dữ liệu diễn ngôn nói chung và 
trong tác phẩm văn học nói riêng. Việc áp dụng các 
phương tiện biểu đạt nêu trên giúp ta xác định được 
những phương tiện chủ đạo mà mỗi nhà văn sử dụng 
để biểu đạt cảm xúc của các nhân vật, từ đó làm nổi 
bật được ý nghĩa của tác phẩm cũng như phong cách 
của nhà văn./.
57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
Tài liệu tham khảo :
1. Adam J.-M. (1997), Le style dans la langue. Une 
reconception de la stylistique, Delachaux et Niestlé, 
Lausanne.
2. Amossy R. (2010), L’argumentation dans le discours, 
Armand Colin, Paris.
3. Anscombre J-C. (1995), “Morphologie et 
représentation événementielle: le cas des noms 
de sentiment et d’attitude”, Langue française 105, 
Armand Colin, Paris, p. 40-54.
4. Aristote (1967), Rhétorique Livre II, éd. M. Dufour, Les 
Belles-lettres, Paris.
5. Balibar-Mrabti A., 1995, “Une étude de la 
combinatoire des noms de sentiment dans une 
grammaire locale”, Langue française 105, Armand 
Colin, Paris, p.88-97.
6. Bally Ch. (1977), Le langage et la vie, Droz, Genève.
7. Camus A. (1947), La Peste, coll. “Folio”, Gallimard, Paris.
8. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học văn bản, NXB 
Giáo dục, Hà Nội.
9. Eggs E. (2008), “Le pathos dans le discours - exclamation, 
reproche, ironie” dans Rinn M. (dir): Émotions et discours, 
l’usage des passions dans la langue, Presse universitaire 
de Rennes, Rennes, p. 291-320.
10. Fromilhague C., Sancier A. (1991), Introduction à 
l’analyse Stylistique, Bordas, Paris.
11. Gross M. (1995), “Une grammaire locale de 
l’expression des sentiments”, Langue Française 105, 
Armand Colin, Paris, p.70-87.
12. Kerbrat-Orecchioni C. (2000), “Quelle place pour 
les émotions dans la linguistique du XXème siècle? 
Remarques et aperçus”, dans Plantin C. et al. (éds.), 
Les émotions dans les interactions, PUL, Lyon, p. 33-74.
13. Maingueneau D. (2010), Manuel de linguistiques 
pour le texte littéraire, Armand Colin, Paris.
14. Micheli R. (2013), “Esquisse d’une typologie 
des différents modes de sémiotisation verbale de 
l’émotion”, Semen 35, en ligne: <https://semen.revues.
org/9795>
15. Nguyễn Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt 
hiện đại, Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội.
16. Plantin Ch. (1998), “Les raisons des émotions”, dans 
Bondi, M. (ed.): Forms of argumentative discourse/
Per un’analisi linguistica dell’argomentare, Bologne.
17. Plantin Ch. (2011), Les bonnes raisons des émotions. 
Principes et méthodes pour l’étude du discours 
émotionné, Peter Lang, Bern.
MEANS OF EXPRESSING EMOTIONS IN LITERATURE WORKS OF B2 LEVEL 
LE THI PHUONG LAN
Abstract: Because of the variety and heterogeneity of means of emotional expression and in order to 
identify the signs of emotion in discourse, it is necessary to establish a typology of ways through which 
emotions can be manifested (verbally and non-verbally). In this research, after the introduction of the 
three categorizing means of emotional expression (Plantin, Eggs, Micheli) in chronological order, the 
main ways (direct and indirect) have been synthesized. They allow to detect and discover the emotions 
in discourse generally and in literary discourse particularly.
Keywords: indirect expression, direct expression, discourse, literary discourse, means of emotional 
expression
Ngày nhận: 21/9/2016
Ngày phản biện: 29/9/2016
Ngày duyệt đăng: 30/9/2016

File đính kèm:

  • pdfphuong_tien_bieu_dat_cam_xuc_trong_dien_ngon_van_hoc.pdf