Phần mềm mã nguồn mở và việc ứng dụng trong tiến trình tin học hóa hoạt động thư viện ở Việt Nam

Bài viết giới thiệu khái niệm phần mềm mã nguồn mở, những lợi ích mà phần mềm mã nguồn mở đem lại, các phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động thư viện và điểm qua việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong tiến trình tin học hóa hoạt động thư viện ở Việt Nam.

pdf 13 trang thom 08/01/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "Phần mềm mã nguồn mở và việc ứng dụng trong tiến trình tin học hóa hoạt động thư viện ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phần mềm mã nguồn mở và việc ứng dụng trong tiến trình tin học hóa hoạt động thư viện ở Việt Nam

Phần mềm mã nguồn mở và việc ứng dụng trong tiến trình tin học hóa hoạt động thư viện ở Việt Nam
 1 
PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ VÀ VIỆC ỨNG DỤNG 
TRONG TIẾN TRÌNH TIN HỌC HÓA HOẠT ĐỘNG THƯ 
VIỆN Ở VIỆT NAM 
(Bài đăng trong tạp chí Thư viện Việt Nam số 5-2016) 
PGS.TS. Đoàn Phan Tân 
Tóm tắt 
Bài viết giới thiệu khái niệm phần mềm mã nguồn mở, những lợi ích 
mà phần mềm mã nguồn mở đem lại, các phần mềm mã nguồn mở trong 
hoạt động thư viện và điểm qua việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở 
trong tiến trình tin học hóa hoạt động thư viện ở Việt Nam. 
 Từ khóa: Phần mềm mã nguồn mở, CDS/ISIS for Windows, 
Greenstone, DSpace, Koha. 
 Abstract 
 The paper introduces the concept of open source software, the 
benefits that open source software provides, the open source software in 
libraries operations and the application of open source software in progress 
the computerization libraries activities in Vietnam. 
 Keywords: Open source software, CDS/ISIS for Windows, 
Greenstone, DSpace, Koha. 
1. Khái niệm chung về phần mềm mã nguồn mở 
Như chúng ta đã biết hiệu quả của ứng dụng tin học trước hết phụ 
thuộc vào các phần mềm. Đó là các chương trình máy tính được các nhà lập 
trình viết ra dành cho người sử dụng nhằm giải quyết một công việc cụ thể. 
Trước đây, để tạo ra chương trình máy tính người ta phải làm việc 
trực tiếp với các con số 0 hoặc 1 (hệ mã nhị phân), hay còn gọi là ngôn ngữ 
máy (Machine language). Công việc này vô cùng khó khăn, chiếm nhiều 
thời gian, công sức và đặc biệt dễ gây ra lỗi. 
Để khắc phục nhược điểm này, ngay từ những năm 1950, người ta đã 
xây dựng những ngôn ngữ lập trình (Programming langguage) mà câu lệnh 
của nó gần với ngôn ngữ tự nhiên. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến là 
Pascal, C, C++, Basic, Java, Perl, Foxpro,Các ngôn ngữ này đợc gọi là 
 2 
ngôn ngữ lập trình bậc cao. Khi chạy chương trình nó sẽ được dịch ra ngôn 
ngữ máy. 
Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình thì 
những chỉ thị hay câu lệnh góp phần tạo nên chương trình được gọi là mã 
nguồn của chương trình ấy. 
Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố, 
với một giấy phép sử dụng đi kèm, cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng, 
nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng 
chưa thay đổi hoặc đã thay đổi . 
Phần mềm mã nguồn mở cung cấp miễn phí cho người dùng. Tuy 
nhiên trong một số trường hợp, nhà cung cấp phần mềm mã nguồn mở có 
quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ huấn luyện, bảo 
hành, nâng cấp, tư vấn,.. Tức là những dịch vụ phục vụ người dùng, nhưng 
không được bán phần mềm nguồn mở vì nó được coi là sản phẩm trí tuệ 
chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào. 
Trái ngược với phần mềm mã nguồn mở là phần mềm thương mại. Đó 
là phần mềm mà mã nguồn không được công bố. Muốn sử dụng phần mềm 
thương mại chỉ có một cách duy nhất là mua lại bản quyền sử dụng từ các 
nhà phân phối chính thức của hãng. Các hình thức tự do sao chép và sử dụng 
phần mềm nguồn đóng bị xem như là không hợp pháp. 
Các phần mềm thường thường khá dắt tiền, có phần mềm trị giá đến 
hàng chục, hàng trăm ngàn USD. Đó là trở ngại lớn cho việc triển khai các 
ứng dụng tin học trong thực tế. 
Lợi ích của phần mềm nguồn mở 
Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm được tác giả cung cấp mã 
nguồn kèm theo và người sử dụng không phải chi phí mã nguồn. 
Phần mềm mã nguồn mở cho phép người sử dụng tự do sử dụng, tự do 
sao chép, tự do phân phối và tự do nghiên cứu, sửa đổi mã nguồn. 
Sự phổ biến của các phần mềm mã nguồn mở nằm ở chỗ nó cho phép 
người dùng tích hợp hệ thống có thể bổ sung và cải tiến những ứng dụng này 
thành những sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn cho khách hàng. 
Theo tác giả Gilgert Robert, phần mềm mã nguồn mở là một phong 
trào tin vậy và phát triển rất nhanh, đem lại lợi ích cho người sử dụng và 
thúc đẩy mạnh mẽ sự ứng dụng tin học trong hoạt động kinh tế và đời sống 
xã hội. 
 3 
Ví dụ về phần mềm nguồn mở có thể kể: Các hệ điều hành Linux, 
Ubuntu,; Các ngôn ngữ lập trình Perl, Python,; Hệ quản trị máy chủ 
Web (Web Server) Apache TomCat; Các hệ quản trị CSDL quan hệ 
MySQL, PosrgreSQL; v.v 
Trong hoạt động thư viện cũng có nhiều phần mềm mã nguồn mở. 
Các phần mềm mã nguồn mở đã và đang được sử dụng ở nước ta là: 
 Phần mềm tư liệu CDS/ISIS, CSD/ISIS for Windows. 
 Các phần mềm quản lý các bộ sưu tập số Greenstone, Dspace. 
 Phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha. 
Với khả năng sử dụng miễn phí và dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với 
yêu cầu sử dụng, các phần mềm mã nguồn mở này, đặc biệt là phần mềm tư 
liệu CDS/ISIS for Windows và phần mềm quản lý bộ sưu tập số DSpace 
thực sự đã góp phần quan trọng trong tiến trình tin học hóa hoạt động thông 
tin – thư viện ở Việt Nam từ năm 1987 đến nay. 
2. Quá trình sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động 
thư viện ở Việt Nam 
Giai đoạn sử dụng phần mềm tư liệu CDS/ISIS 
Mở đầu việc ứng dụng tin học trong thư viện ở nước ta, các thư viện 
tập trung vào việc lưu trữ, tìm kiếm tài liệu và tạo ra các sản phẩm thông tin 
thư mục. Phần mềm tư liệu CDS/ISIS, do UNESCO phát triển và cung cấp 
miễn phí cho các nước đang phát triển, đã đáp ứng yêu cầu này. 
Có thể nói quá trình tin học hóa hoạt động thư viện ở nước ta trong 
giai đoạn đầu gắn liền với sự ra đời và phát triển của phần mềm tư liệu 
CDS/ISIS. 
Thật vậy, CDS/ISIS ra đời năm 1985, thì năm 1987 đã được Viện 
Thông tin việt hóa và Thư viện Quốc gia Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm 
ứng dụng. Năm 1990, khi phiên bản CDS/ISIS 2.0 hoàn thiện hơn ra đời thì 
việc ứng dụng đã được mở rộng ra ở thư viện các tỉnh, thư viện nhiều cơ 
quan bộ ngành và thư viện các trường đại học trong cả nước. 
CDS/ISIS là phần mềm tư liệu mã nguồn mở, quản lý các CSDL văn 
bản có cấu trúc. Đối tượng quản lý của phần mềm tư liệu là các tài liệu, như: 
sách, báo, tạp chí, các bài trích, các tài liệu nghe nhìn,CSDL đuợc tạo ra 
bởi phần mềm tư liệu là CSDL thư mục. Đó chính là bộ máy tra cứu thông 
tin tự động hoá. 
CDS/ISIS có những tính năng nổi trội như: 
 4 
 Cấu trúc CSDL do người sử dụng tự xây dựng. Có thể tạo lập và 
quản lý được nhiều CSDL. 
 Có thể quản lý được các trường có độ dài biến động. 
 Có khả năng nhận biết trường lặp, trường con. 
 Có thể tìm tin trên file đảo bằng ngôn ngữ tìm khá mềm dẻo và 
linh hoạt. 
 Có ngôn ngữ tạo format đủ mạnh để có thể in và hiện hình theo ý 
muốn . 
 Có khả năng trao đổi dữ liệu thư mục theo chuẩn ISO 2709. 
CDS/ISIS for Windows, gọi tắt là WinISIS, là sự phát triển của chương 
trình CDS/ISIS chạy trên môi trường DOS. WinISIS đầu tiên ra đời năm 
1997, và dần hoàn thiện qua trong những năm tiếp theo. 
So với CDS/ISIS chạy trên môi trường DOS, WinISIS có những ưu 
điểm nổi bật sau: 
 Việc xây dựng cấu trúc của CSDL thuận tiện và đơn giản hơn nhờ 
có các phương tiện trợ giúp để tạo biểu mẫu nhập tin và format 
hiện hình. 
 Ngôn ngữ tạo format được bổ sung nhiều lệnh mới cho phép trình 
bày dữ liệu thuận lợi hơn, đẹp hơn. 
 Việc tìm tin đơn giản thuận tiện hơn nhờ giao diện kiểu cửa sổ và 
các phương tiện tìm được thực hiện trên các nút chức năng. 
 Hiệu quả tìm tin tăng rõ rệt nhờ các toán tử tìm thể hiện trên các 
nút; cửa sổ từ điển có thể đặt ở vị trí bất kỳ trên màn hình và có thể 
kéo thuật ngữ tìm từ từ điển vào hộp thuật ngữ tìm; lệnh tìm có thể 
lưu lại cho các lần tìm sau. 
 Có hai kiểu tìm tin: tìm tin ở trình độ cao và tìm tin có trợ giúp. 
 Có khả năng kết nối một CSDL này với các CSDL khác để mở 
rộng các chức năng quản lý, tạo ra hệ thống CSDL tựa quan hệ 
(Pseudo - Ralational Databases). 
Để mở rộng ứng dụng CDS/ISIS nhiều lớp tập huấn sử dụng phần 
mềm đã được mở ra ở Thư viện Quốc gia, ở khoa Thư viện – Thông tin 
trường Đại học Văn hóa Hà Nội, và môn học “Phần mềm tư liệu CDS/ISIS 
for Windows” đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các trường đại học và 
cao đẳng có chức năng đào tạo cán bộ thông tin – thư viện. 
 5 
Việc ứng dụng phần mềm CDS/ISIS trong các thư viện ở nước ta diễn 
ra mạnh mẽ trong vòng 15 năm, từ năm 1987 đến đầu những năm 2000. 
Hàng trăm thư viện, từ thư viện quốc gia đến thư viện tỉnh, từ thư viện của 
các trung tâm thông tin các bộ ngành đến thư viện các trường đại học đã sử 
dụng CDS/ISIS để quản lý và khai thác vốn tài liệu của mình. Các CSDL 
thư mục do CDS/ISIS tạo ra đã trở thành bộ máy tra cứu thông tin tự động 
hóa đầu tiên ở thư viện, bên cạnh bộ máy tra cứu thông tin truyền thống là 
hệ thống các tủ mục lục và các ấn phẩm thư mục. 
Có thể nói việc ứng dụng phần mềm CDS/ISIS đã đem lại nhiều lợi 
ích. Trước hết, với CDS/ISIS từ nay toàn bộ vốn tài liệu của thư viện được 
lưu trữ và quản lý trong các CSDL thư mục. Việc tìm tin được thực hiện một 
cách tự động và nhanh chóng từ các CSDL này. Ngoài ra, cũng từ các CSDL 
này, với một format đầu ra thích hợp có thể tự động in ra các phiếu mục lục, 
in ra các ấn phẩm thư mục, các thông báo sách mới, v.v thay thế cho cách 
làm thủ công trước đây. 
Một lợi ích khác không thể đong đếm được, nhưng không kém phần 
quan trọng là thông qua quá trình sử dụng phần mềm CDS/ISIS, các cán bộ 
thư viện nước ta được làm quen với máy tính, với phần mềm, đặt cơ sở ban 
đầu cho việc trang bị kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin. Một yêu cầu 
thiết yếu đối với người cán bộ thư viện trong tiến trình tin học hóa. 
Giai đoạn sử dụng phần mềm mã nguồn mở quản lý các bộ sưu tập 
số Greenstone và DSpace 
Từ dầu những năm 2000, nhiều thư viện lớn ở nước ta, như Thư viện 
Quốc gia Việt Nam, thư viện một số các trường đại học bắt đầu triển khai 
những dự án hiện đại hóa thư viện, theo hướng tăng cường ứng dụng công 
nghệ thông tin để xây dựng thư viện theo mô hình thư viện điện tử và mở 
rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong các tất cả các khâu nghiệp vụ của 
thư viện. 
Phần mềm được lựa chọn là các phần mềm quản trị thư viện tích hợp, 
như: LIBOL của Cty Tinh Vân, ILIB của Cty CMC hay Virtua của Cty 
VTLS Hoa Kỳ. Tuy nhiên qua thực tế ứng dụng, các phần mềm này còn bộc 
lộ nhiều hạn chế, nhất là trong khâu quản lý và khai thác nguồn thông tin số 
toàn văn, thành phần cốt lõi của thư viện điện tử. 
Về mặt quản lý tài liệu, trong thực tế các phần mềm này mới chỉ chú ý 
tới quản lý các CSDL thư mục, với việc áp dụng chuẩn biên mục đọc máy 
MARC21 và thực hiện tìm tin trên OPAC, tức là tìm các thông tin thư mục 
trên mạng, không đáp ứng được yêu cầu quản lý và khai thác nguồn thông 
tin số toàn văn. 
 6 
Yêu cầu quản lý và khai thác các nguồn thông tin số đang phát triển 
bùng nổ, mang tính tính toàn cầu trong những năm gần đây, cùng với 
những yêu cầu phát triển của thư viện điện tử, mà các bộ sưu tập số toàn 
văn là thành phần cốt lõi, đã dẫn đến sự ra đời và phát triển các phần mềm 
quản lý bộ sưu tập số, trong đó đáng kể nhất là hai phần mềm mã nguồn 
mở Greenstone và DSpace. 
Greenstone, có tên đầy đủ là GREENSTONE DIGITAL LIBRARY 
(GSDL), là phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ việc xây dựng và phân phối các 
các bộ sưu tập số của thư viện trên Internet hoặc trên CD-ROM. Greenstone 
là kết quả của dự án thư viện số tại trường đại học Waikato, NewZealand 
(NewZealand Digiatal Library Project) với sự hợp tác của hai tổ chức 
UNESCO và Human Info NGO. 
Phiên bản Greensone đầu tiên phát hành vào tháng 8 năm 2000. Mục 
đích của phần mềm Greenstone là trao quyền cho người sử dụng, đặc biệt là 
thư viện các trường đại học để xây dựng thư viện số cho riêng mình và chia 
sẻ nguồn lực thông tin trong cộng đồng. 
Greenstone sử dụng công cụ giao diện thủ thư (Greenstone Libratian 
Interface – GLI) để xây dựng các bộ sưu tập số. Việc duyệt xem thông tin và 
tìm tin được thực hiện trên một giao diện riêng, thống nhất cho tất cả các bộ 
sưu tập. Giao diện này được cung cấp bởi chương trình Greestone Server. 
Các tài liệu đưa vào các bộ sưu tập trong Greenstone được mô tả bằng 
các trường của chuẩn siêu dữ liệu Dublin Core và được định chỉ mục phục 
vụ cho việc tìm tin. Khi xây dựng bộ sưu tập số, Greenstone xử lý các định 
dạng khác nhau của tài liệu gốc (pdf, word, text, jpg, ) bằng cách dùng các 
chương trình con, gọi là plugin viết riêng cho các dạng tài liệu đó. Các 
plugins này nhận dạng tài liệu và dùng chương trình chuyển đổi độc lập để 
chuyển sang định dạng thống nhất XML và trích thông tin từ các tài liệu 
nguồn đưa vào tệp tin XML. 
Greenstone được đã được dịch ra trên 50 thứ tiếng và được sử dụng 
khá rộng rãi trong các trường đại học và nhiều tổ chức nghiên cứu trên thế 
giới. 
Ở nước ta, vào đầu những năm 2000, một số trường đại học ở thành 
phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và triển khai ứng dụng phần mềm này để 
quản lý nguồn thông tin số toàn văn của thư viện. 
Tuy nhiên việc ứng dụng Greenstone không được mở rộng. Nguyên 
nhân do Greenstone còn nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là mỗi khi 
bổ sung tài liệu mới, bộ sưu tập lại phải xây dựng từ đầu, tốn rất nhiều thời 
gian, nhất là khi bộ sưu tập đã lưu trữ một số lớn tài liệu. 
 7 
DSpace là phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ giải pháp xây dựng và 
phân phối các bộ sưu tập số trên Internet. DSpace do thư viện của học viện 
công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology Libraries – 
MIT Libraries) và phòng thí nghiệm của Hewlett-Packard (HP Labs) phát 
triển. Phiên bản DSpace đầu tiên phát hành vào tháng 11 năm 2002, với 
chức năng ban đầu là đáp ứng yêu cầu quản lý các kết quả nghiên cứu, các 
tài liệu giảng dạy và học tập đã số hóa của MIT. 
Về mặt công nghệ, DSpace là một tập hợp các hợp tác ứng dụng của 
Java web và các chương trình tiện ích nhằm duy trì một kho siêu dữ liệu của 
nguồn thông tin số. Các siêu dữ liệu về tài liệu được lưu trữ trong các CSDL 
được xây dựng theo mô hình quan hệ và được quản lý bởi phần mềm 
PostgreSQL, là phần mềm quản trị CSDL quan hệ được tạp chí Linux đánh 
giá là tốt nhất hiện nay. 
DSpace vận hành trong môi trường Internet với giao diện Web, sử 
dụng trình duyệt Internet Explorer hoặc FireFox, có thể được cài đặt và hoạt 
động trên một trong số các hệ điều hành phổ biến như Linux, Unix, Mac 
OSX hay Windows. 
So với phần mềm Greenstone, phần mềm DSpace tỏ ra có nhiều ưu 
điểm nổi trội, thể hiện qua các điểm sau đây: 
(1) DSpace tạo lập và quản lý bộ các sưu tập số theo cấu trúc cấp bậc, 
dựa trên ý tưởng: một hệ thống thông tin bao gồm nhiều đơn vị thành viên. 
Mỗi đơn vị thành viên lại có nhu cầu riêng trong việc tổ chức thông tin trong 
các bộ sưu tập. Như vậy các bộ sưu tập phải được tạo ra bên trong một đơn 
vị. Mỗi bộ sưu tập quản lý một lọai tài liệu số cụ thể của đơn vị đó. 
 Ví dụ: Trong thư viện số của một trường đại học có các đơn vị: 
KHOA, PHÒNG BAN, TRUNG TÂM. 
Trong đơn vị KHOA chẳng hạn lại có các bộ sưu tập: GIÁO TRÌNH – 
BÀI GIẢNG, BÀI TẠP CHÍ, LUẬN VĂN,  
Cấu trúc như trên giúp viêc̣ tổ chức các bộ sưu tập khoa học hơn so 
với Greenstone. 
(2) DSpace có khả năng xử lý các tài liệu đa phương tiện với nhiều 
định dạng tệp tin khác nhau, từ tệp tin văn bản (doc, txt, rtf, ppt, pdf, html, 
xml,) đến tệp tin hình ảnh (gif, jpg, ), tệp tin audio, video (wav, flv, 
mp3, mp4,). 
Với khả năng nhận biết được tới 64 định dạng tệp tin, có thể nói 
DSpace tương thích với hầu hết các điṇh daṇg tài liệu điện tử hiện nay, từ 
 8 
các định dạng đối với tài liệu văn bản đến đến các định dạng đối với tài liệu 
âm thanh, hình ảnh, video ca nhạc,. 
(3) DSpace sử dụng sơ đồ siêu dữ liệu Dublin Core Metadata để mô tả 
tài liệu trong các bộ sưu tập. 
Dublin Core Metadata là một trong những sơ đồ siêu dữ liệu phổ biến 
được hình thành lần đầu tiên vào năm 1995. Tập hợp các yếu tố siêu dữ liệu 
này được coi là cốt lõi (core) vì nó được thiết kế đơn giản và chỉ bao gồm 15 
trường cốt lõi nhất (trong khi MARC21 gồm hơn 200 trường và rất nhiều 
trường con). 
Dublin Core Metadata đơn giản trong tạo lập và bảo trì, được thiết kế 
phục vụ những người không chuyên, dễ sử dụng nhưng mang lại hiệu quả 
cao. Đó là góp phần mô tả và tìm lại các tài liệu điện tử trên mạng Internet, 
vốn là những tài liệu khó xác định loại hình và nội dung các yếu tố cần thể 
hiện. 
(4) Toàn bộ các thao tác như biên mục, bổ sung, duyệt xem và tìm 
kiếm tài liệu, quản trị hệ thống, v.v trong DSpace đều được thực hiện trên 
nền giao diện web (web-based interface). Có giao diện dành cho người nhập 
tài liệu vào hệ thống, có giao diện dành cho người dùng tin để duyệt xem 
thông tin và tìm kiếm thông tin, có giao diện dành cho người quản trị hệ 
thống. 
Giao diện dành cho người nhập tài liệu vào hệ thống giúp việc biên 
mục và bổ sung tài liêụ vào các bô ̣sưu tâp̣ dễ dàng. Khi cần bổ sung tài liệu 
vào các bộ sưu tập DSpace không cần phải xây dựng lại từ đầu như 
Greenstone. 
Vì DSpace là phần mềm mã nguồn mở nên giao diện dành cho người 
quản trị hệ thống cho phép cải tiến cách trình bày và mở rộng khả năng ứng 
dụng của phần mềm. Ví dụ, có thể tạo các đường link để kết nối với các thư 
viện điện tử của các trường đại học khác. 
Đối với tất cả các bộ sưu tập, DSpace đều cung cấp một giao diện 
đồng nhất cho phép người dung tin có thể duyệt xem và tìm kiếm dễ dàng 
các tài liệu. Có thể duyệt xem và tìm trong một bộ sưu tập. Cũng có thể 
duyệt xem và tìm trong một đơn vị, tức là trong nhiều bộ sưu tập của đơn vị. 
Nhưng khi đó diện tìm sẽ rộng hơn. 
Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị đầu tiên dưới dạng một danh sách các tài 
liệu tìm được, với ba cột thông tin là năm xuất bản, nhan đề và tác giả. 
Thông tin đầy đủ về mỗi tài liệu được hiển thị dưới dạng một biểu ghi thư 
 9 
mục. Để xem nội dung của tài liệu, cần tải tài liệu về và sử dụng một phương 
tiện thích hợp với dạng thức của tài liệu. 
(5) DSpace sử dụng Unicode là bộ phông chữ chuẩn quốc tế để trình 
bày nội dung tài liệu. Unicode được dùng để hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ. Có 
thể tạo chỉ mục cho các ngôn ngữ khác nhau. 
DSpace sử dụng bộ phông chữ tiếng Việt của Unicode trong giao diện 
cũng như trong sử dụng. 
(6) DSpace khai thác thông tin trong các bộ sưu tập theo hai hình 
thức: duyệt xem thông tin và tìm tin. 
DSpace có khả năng duyệt xem thông tin trong các bộ sưu tập theo 
bốn dấu hiệu: tác giả, nhan đề, chủ đề và năm xuất bản. Trong mỗi dấu hiệu 
lại có thể duyệt xem theo vần chữ cái. 
Ví dụ: Duyệt xem thông tin theo nhan đề trong bộ sưu tập BÀI TẠP 
CHÍ của thư viện số của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bắt đầu bằng chữ 
E, ta có kết quả sau: 
Hình 1. Giao diện duyệt xem thông tin của DSpace 
DSpace tìm kiếm thông tin theo các trường đã đươc chỉ mục. Có khả 
năng tìm kiếm toàn văn theo từng từ (từ khóa, từ chuẩn) và đặc biệt có thể 
tìm theo một cụm từ trong văn bản. 
Ví dụ: Trong bộ sưu tập BÀI TẠP CHÍ của thư viện số Đại học Văn 
hóa Hà Nội, tìm bài viết mà trong nhan đề có cụm từ “đổi mới toàn diện” ta 
có kết quả sau: 
 10 
Hình 2. Giao diện tìm tin đơn giản theo cụm từ của DSpace 
DSpace có hai phương thức tìm tin là: 
 Tìm đơn giản, là tìm theo một từ khóa, từ chuẩn hay theo một cụm 
từ trong văn bản. 
 Tìm tin nâng cao, là tìm với biểu thức tìm được thiết lập bằng cách 
liên kết các thuật ngữ tìm trong các trường bằng các toán tử logic 
AND, OR, NOT. 
(7) Với khả năng phân quyền mạnh, DSpace cho phép phân quyền đến 
từng tài khoản người dùng và từng bộ sưu tập. Các quyền được cấu hình khá 
chi tiết như quyền quản trị bộ sưu tập, quyền cập nhật các tài liệu vào bộ sưu 
tập, v.v 
Với những ưu điểm nổi trội trên, DSpace đã sớm được các thư viện 
Việt Nam, đặc biệt là thư viện các trường đại học đón nhận và nhanh chóng 
triển khai ứng dụng. Thư viện Đại học Đà Lạt là đơn vị đi đầu trong việc 
việt hóa phần mềm, viết các tài liệu hướng dẫn và mở các lớp tập huấn sử 
dụng phần mềm cho nhiều đơn vị trong cả nước. 
Cho đến nay ở nước ta đã có khoảng 40 trường đại học triển khai ứng 
dụng phần mềm này. Trong các trường ứng dụng DSpace thành công có thể 
kể : Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Đà Lạt, Thư viện Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Thư viện Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện 
Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin – Thư viện 
Đại học Đà Nẵng, Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Nguyễn Tất 
Thành, Thư viện Đại học Lạc Hồng, Thư viện Đai học Nội vụ Hà Nội, v.v. 
Ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trang thư viện số của trường được 
xây dựng trên cơ sở ứng dụng DSpace đã khai trương ngày 26 tháng 3 năm 
 11 
2014, nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường. Các bộ sưu tập số được 
quản lý và khai thác ở đây là các nguồn thông tin nội sinh toàn văn của 
trường, bao gồm : 
 Bộ sưu tập các bài giảng, 
 Bộ sưu tập các bài tạp chí, 
 Bộ sưu tập các khóa luận tốt nghiệp, và 
 Bộ sưu tập các luận văn thạc sĩ. 
Các nguồn tài liệu này liên tục được cập nhật, khai thác phục vụ cho 
công tác đào tạo của nhà trường. 
Hình 3. Giao diện trang Thư viện số Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 
Qua thực tiễn trình bày ở trên, có thể thấy phần mềm mã nguồn mở 
DSpace là giải pháp phần mềm phù hợp cho xây dựng thư viện điện tử, quản 
lý và khai thác các nguồn thông tin số toàn văn, đặc biệt là các nguồn thông 
tin số toàn văn nội sinh ở các trường đại học nước ta hiện nay, khắc phục cơ 
bản hạn chế của các hệ quản trị thư viện tích hợp đang được sử dụng ở các 
trường. 
 Xu hướng ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở 
Koha 
Như trình bày ở trên, DSpace cũng như Greenstone chỉ là phần mềm 
quản lý các bộ sưu tập số. Để quản lý và khai thác các CSDL thư mục, thực 
hiện tìm tin OPAC và thực hiện các khâu quản lý khác của thư viện, như: 
 12 
quản lý công tác bổ sung, quản lý bạn đọc, quản lý mượn trả tài liệu, v.v, 
thì cần phải sử dụng một phần mềm quản thị thư viện tích hợp. 
Các hệ quản trị thư viện tích hợp thương mại như Libol, Ilib,  
thường đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn. Đây là khó khăn không nhỏ đối với 
các thư viện có nguồn kinh phí hạn hẹp. Giải pháp được lựa chọn là sử dụng 
phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha. 
Koha là phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở, được 
phát triển bởi Katipo Communications ở New Zealand và được triển khai lần 
đầu cho thư viện Horowhenua Trust vào tháng giêng năm 2000. Koha bao 
gồm các phân hệ Bổ sung, Biên mục, OPAC, Bạn đọc, Ấn phẩm định kỳ, 
Quản trị hệ thống. Cơ sở dữ liệu trong Koha được quản lý bởi hệ quản trị cơ 
sở dữ liệu MySQL. Koha vận hành trên giao diện web và đáp ứng đầy đủ 
các tiêu chuẩn quốc tế dành cho thư viện. 
Tuy nhiên phần mềm này chạy trên hệ điều hành Ubuntu, là hệ điều 
hành mã nguồn mở nhưng ít thông dụng. Trong khi đó hầu hết các máy tính 
ở nước ta đều vận hành trên hệ điều hành Windows, nên việc triển khai có 
nhiều khó khăn. 
Hiện nay nhiều đơn vị đang nghiên cứu thử nghiệm, tìm giải pháp 
công nghệ để tích hợp ứng dụng DSpace và Koha trong một hệ thống. Một 
số đơn vị như công ty D&L, thư viện Trường Đại học Nội vụ đã có thành 
công bước đầu, mở ra triển vọng mới cho việc ứng dụng Koha trong hoạt 
động thư viện ở nước ta trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) DSpace, An Open Source Dynamic Digital Repository . D-Lib Magazine, 
January 2003, Volume 9 Number 1, ISSN 1082-9873 
2) About DSpace. Truy cập từ website  
3) Installing DSpace on Windows. Truy cập từ website 
 DSpaceOnWindows 
4) Ian H. Witten and Stefan Boddie . Thư viện số Greenstone . Khoa công nghệ 
thông tin, Trường Đại học Waikato, New Zealand.- 90 tr. 
5) Prise en main de CDS/ISIS version 3.0. Organisation des Nations Unies pour 
l’ éducation, la science et la culture, Paris, 1992.- 77 p. 
6) Mini-micro CDS/ISIS Reference manual (Version 2.3). Unesco, March 
1989. - 285 p. 
 13 
7) CDS/ISIS for Windows.- Reference Manual (Version 1.0). Unesco, 
November 1997. - 128 p. 
8) Phan Ngọc Đông. DSpace – Giải pháp xây dựng thư viện số.Tạp chí Thư 
viện Việt Nam, số 3(35) – 2012, tr.39-41. 

File đính kèm:

  • pdfphan_mem_ma_nguon_mo_va_viec_ung_dung_trong_tien_trinh_tin_h.pdf