Nhìn lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Văn học trung đại Việt Nam là văn học của thời kỳ phong kiến. Lấy ý thức hệ tư tưởng chủ

đạo làm nền tảng tinh thần cho xã hội là Nho giáo để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế vững

mạnh, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước đã thiết lập một hệ thống chính trị, luật

pháp với nội dung đề cao vương quyền, nam quyền, Nho sĩ, quý tộc; xã hội phân chia đẳng cấp,

thứ bậc rõ rệt. Trong chế độ phong kiến, người phụ nữ bị tước đoạt nhiều quyền lợi, trở thành tầng

lớp bị phụ thuộc, bị xem thường. Theo đó, với đặc trưng đề cao tính chất cao quý, trang nhã, quy

phạm, sáng tác văn học thời kỳ phong kiến chủ yếu dùng để nói chí, tải đạo hoặc đi vào miêu tả

những thú vui tao nhã, nhàn dật của tầng lớp vua quan, Nho sĩ, quý tộc.

Nhìn nhận một cách cụ thể, văn học trung đại Việt Nam đã có sự vận động gắn liền với sự

thay đổi của chế độ phong kiến. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhà nước phong kiến từng bước xây

dựng chế độ quân chủ chuyên chế vững mạnh, đạt đến đỉnh cao cực thịnh dưới triều Lê Thánh

Tông. Sang đến giai đoạn thế kỷ XVI – nửa đầu thế kỷ XVIII, mặc dù chế độ phong kiến bắt đầu

có những biểu hiện suy thoái, khủng hoảng, nhưng về cơ bản, trật tự xã hội vẫn ổn định, Nho giáo

vẫn được đề cao. Bởi vậy, văn học viết thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII về cơ bản vẫn nặng tính

giáo huấn, đề cao cộng đồng, đề cao tầng lớp trên trong xã hội. Chỉ đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ

XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, khi chế độ phong kiến đã thực sự mục ruỗng, thối nát, kéo theo đó

là sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại các tập đoàn phong kiến cũng như

kẻ thù xâm lược mới tạo điều kiện thuận lợi cho trào lưu, tư tưởng nhân văn phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, văn học trung đại Việt Nam đã đi từ những thể loại vay mượn, quan phương đến những

thể loại dân tộc, phi chính thống. Nội dung phản ánh của các tác phẩm di chuyển điểm nhìn từ

trong cung đình ra ngoài xã hội, từ hình tượng vua chúa, anh hùng, nho sĩ trí thức đến những hình

tượng vốn bị xem là tầng lớp thấp hèn, nhỏ bé. Trên xu hướng vận động chung đó, thơ ca trung đại

Việt Nam từ mục đích dùng để nói chí, tải đạo hay tả cảnh thiên nhiên đã đi đến thể hiện những tư

tưởng, tình cảm cá nhân, những khát khao giao cảm, hạnh phúc trần thế cho đến những rung động

tế vi trong tâm hồn mỗi người. Và hình tượng người phụ nữ cũng ngày càng được chú trọng phản

ánh, trở thành hình tượng trung tâm của chủ nghĩa nhân văn trong văn học giai đoạn nửa cuối thế

kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX.

pdf 5 trang kimcuc 5220
Bạn đang xem tài liệu "Nhìn lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhìn lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Nhìn lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
95
Tập 11, Số 2, 2017
NHÌN LẠI VẺ ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM 
QUA BÀI THƠ “BÁNH TRÔI NƯỚC” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
NGUYỄN ĐÌNH THU1,*
1Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn
TÓM TẮT
Nhìn lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam 
qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Từ vẻ đẹp và vai trò xã hội, người phụ nữ Việt Nam đã trở thành hình ảnh quan trọng và là nguồn 
cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn 
học trung đại Việt Nam. Trong sáng tác thơ của mình, tác giả đã ra sức đấu tranh đòi tự do và tự tin ca ngợi 
vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trong bài thơ “Bánh trôi nước”.
 Từ khóa: Vẻ đẹp truyền thống, phụ nữ Việt Nam, bài thơ Bánh trôi nước.
ABSTRACT
Rethinking of the Traditional Beauty of Vietnamese Women 
in Poem “Bánh trôi nước” by Ho Xuan Huong
Regarding beauty and social roles, Vietnamese women have become the important image and endless 
inspiration for art. Ho Xuan Huong was one of the most famous poets in Vietnamese medieval literature. In 
her poems, she struggled for freedom and confidently praised the traditional beauty of Vietnamese women, 
especially in poem “Bánh trôi nước”.
Keywords: Traditional beauty, “Bánh trôi nước”, Ho Xuan Huong 
1. Đặt vấn đề
Sinh thời, đại văn hào người Nga Macxim Gorki đã từng viết:
 Đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ
 Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?
Nói vậy, nghĩa là dù ở nơi đâu, dù đảm nhận vị trí nào trong xã hội thì người phụ nữ cũng 
có một vai trò thi ca, nhạc, họa,... Chỉ xét riêng trong văn học, dù văn học dân gian hay văn học 
viết, văn học trung đại hay văn học hiện đại, người phụ nữ đã được nhìn nhận ở nhiều góc độ, hết 
sức to lớn, không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội loài người, nói đúng hơn 
là sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội thì cách nhìn về phẩm chất, vị thế của người phụ nữ 
cũng có sự dịch chuyển, thay đổi và luôn được mọi người nhận thức lại. 
Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 2, 20 7, Tr. 95-99
*Email: nguyendinhthu84@gmail.com
Ngày nhận bài: 14/3/2016; Ngày nhận đăng: 12/4/2016
96
Nguyễn Đình Thu
Ở Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ không chỉ xuất hiện trong những trang sử hào hùng mà 
còn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho vai trò khác nhau, đặc biệt là việc tập trung khắc hoạ 
những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn. Qua bài viết này, chúng tôi muốn nhìn lại vẻ đẹp truyền thống 
của người phụ nữ Việt Nam từ góc nhìn một tác phẩm thơ quen thuộc của nữ sĩ họ Hồ trong thơ 
ca trung đại Việt Nam. 
2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam là văn học của thời kỳ phong kiến. Lấy ý thức hệ tư tưởng chủ 
đạo làm nền tảng tinh thần cho xã hội là Nho giáo để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế vững 
mạnh, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước đã thiết lập một hệ thống chính trị, luật 
pháp với nội dung đề cao vương quyền, nam quyền, Nho sĩ, quý tộc; xã hội phân chia đẳng cấp, 
thứ bậc rõ rệt. Trong chế độ phong kiến, người phụ nữ bị tước đoạt nhiều quyền lợi, trở thành tầng 
lớp bị phụ thuộc, bị xem thường. Theo đó, với đặc trưng đề cao tính chất cao quý, trang nhã, quy 
phạm, sáng tác văn học thời kỳ phong kiến chủ yếu dùng để nói chí, tải đạo hoặc đi vào miêu tả 
những thú vui tao nhã, nhàn dật của tầng lớp vua quan, Nho sĩ, quý tộc.
Nhìn nhận một cách cụ thể, văn học trung đại Việt Nam đã có sự vận động gắn liền với sự 
thay đổi của chế độ phong kiến. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhà nước phong kiến từng bước xây 
dựng chế độ quân chủ chuyên chế vững mạnh, đạt đến đỉnh cao cực thịnh dưới triều Lê Thánh 
Tông. Sang đến giai đoạn thế kỷ XVI – nửa đầu thế kỷ XVIII, mặc dù chế độ phong kiến bắt đầu 
có những biểu hiện suy thoái, khủng hoảng, nhưng về cơ bản, trật tự xã hội vẫn ổn định, Nho giáo 
vẫn được đề cao. Bởi vậy, văn học viết thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII về cơ bản vẫn nặng tính 
giáo huấn, đề cao cộng đồng, đề cao tầng lớp trên trong xã hội. Chỉ đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ 
XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, khi chế độ phong kiến đã thực sự mục ruỗng, thối nát, kéo theo đó 
là sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại các tập đoàn phong kiến cũng như 
kẻ thù xâm lược mới tạo điều kiện thuận lợi cho trào lưu, tư tưởng nhân văn phát triển mạnh mẽ. 
Theo đó, văn học trung đại Việt Nam đã đi từ những thể loại vay mượn, quan phương đến những 
thể loại dân tộc, phi chính thống. Nội dung phản ánh của các tác phẩm di chuyển điểm nhìn từ 
trong cung đình ra ngoài xã hội, từ hình tượng vua chúa, anh hùng, nho sĩ trí thức đến những hình 
tượng vốn bị xem là tầng lớp thấp hèn, nhỏ bé. Trên xu hướng vận động chung đó, thơ ca trung đại 
Việt Nam từ mục đích dùng để nói chí, tải đạo hay tả cảnh thiên nhiên đã đi đến thể hiện những tư 
tưởng, tình cảm cá nhân, những khát khao giao cảm, hạnh phúc trần thế cho đến những rung động 
tế vi trong tâm hồn mỗi người. Và hình tượng người phụ nữ cũng ngày càng được chú trọng phản 
ánh, trở thành hình tượng trung tâm của chủ nghĩa nhân văn trong văn học giai đoạn nửa cuối thế 
kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. 
Trên con đường khám phá vẻ đẹp của người phụ nữ, mỗi tác giả trong văn học viết trung 
đại lại đứng ở điểm nhìn khác nhau, tạo ra tiếng nói đa thanh, riêng biệt. Trong Cung oán ngâm, 
Nguyễn Gia Thiều đứng trên điểm nhìn của một cung nữ mà oán trách sự hờ hững của vua, nói 
lên khát vọng tự do, khát khao ân ái. Ở Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn mượn lời chinh phụ 
để phê phán chiến tranh phi nghĩa, biểu hiện ước muốn hạnh phúc lứa đôi. Với Truyện Kiều của 
Nguyễn Du, qua vẻ đẹp và số phận của Thúy Kiều, tác giả đã lên án, tố cáo những thế lực xấu xa 
trong xã hội, đề cao vẻ đẹp, khát vọng chân chính của con người, Tựu trung, nhìn từ phía đối 
97
Tập 11, Số 2, 2017
tượng trữ tình là người phụ nữ, họ đều gặp gỡ ở số phận bi kịch. Đó là mâu thuẫn cao độ giữa 
những vẻ đẹp hình thức, phẩm chất, cùng những khát khao hạnh phúc vốn có của họ với thực tế 
họ phải nếm trải một cuộc đời đắng cay, bất hạnh. Còn nhìn từ phía chủ thể trữ tình là tác giả, khi 
viết về người phụ nữ, họ đều mang tư tưởng nhân đạo, nhân văn sâu sắc. 
Trong tiếng nói về người phụ nữ, “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương có thể được xem là 
nhà thơ của phụ nữ. Phần lớn những thi phẩm bà viết là viết về người phụ nữ hoặc qua đó thể hiện 
cách nhìn của nữ sĩ. Điều đáng nói là đến thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ không hóa thân vào nhân 
vật trữ tình nhập vai mà trực tiếp nói lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát, bất công, 
khẳng định vẻ đẹp tự thân của người phụ nữ, đòi nữ quyền.
3. Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “bánh trôi nước” của 
Hồ Xuân Hương
Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật, viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Vịnh về một món ăn 
dân gian là cái nghĩa bề nổi, tảng băng ẩn tàng dưới hình ảnh cái bánh trôi là vẻ đẹp và thân phận 
của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Cái tài, sự độc đáo của nữ sĩ Xuân Hương 
là chỉ với vài nét vẽ cơ bản nói lên đặc trưng của chiếc bánh trong khuôn khổ 28 chữ mà khơi gợi 
nên bao điều về người phụ nữ xưa, nhất là về vẻ đẹp của họ: 
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Đứng trước một người phụ nữ, ấn tượng đầu tiên của mỗi người là ở vẻ đẹp hình thức, hình 
thể rồi mới đến vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn. Và cách nhìn của Hồ Xuân Hương cũng không nằm 
ngoài tâm lý, quy luật nhận thức ấy. Câu thơ thứ nhất, với hai tính từ trắng, tròn dùng để miêu 
tả màu sắc và hình dáng của bánh trôi đã chuyển nghĩa, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc 
về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Có thể nói, mong muốn 
và cũng là chuẩn mực trong cách nhìn truyền thống về hình thức một người phụ nữ đẹp trước hết 
phải là nước da trắng. Bởi vậy, ngay từ trong ca dao, dân gian đã nói lên chuẩn mực ấy: Cổ tay em 
trắng như ngà/ Con mắt em liếc như là dao cau Và với Hồ Xuân Hương, đó như một nét đẹp 
xuyên suốt trong cách nhìn về vẻ đẹp hình thức của giới nữ trong sáng tác của tác giả: Đôi lứa 
như in tờ giấy trắng/ Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh (Tranh tố nữ), hay Hồng hồng má phấn 
duyên vì cậy/ Chúa dấu vua yêu một cái này (Vịnh cái quạt, bài số 2), Nước da trắng, nhất là 
trắng hồng đã nói hết được vẻ xinh xắn, tươi tắn của một người con gái. Không những thế vẻ tròn 
trịa của chiếc bánh còn gợi lên một vẻ đẹp hình thể tròn đầy, đầy đặn theo quan niệm thẩm mĩ 
truyền thống của người Việt về một vẻ đẹp viên mãn. Vẻ trắng trẻo, nét tròn đầy ấy thật bắt mắt, 
thật tràn đầy sức sống, chứa đựng bao khát khao rạo rực, thể hiện cái nhìn tươi trẻ, lạc quan của 
nữ sĩ, và cũng là cái nhìn của nhân dân, nhất là những người dân lao động. Cũng có thể nói thêm 
rằng, đằng sau vẻ trắng trẻo, đầy đặn ấy còn giúp chúng ta liên tưởng đến vẻ trắng trong, phúc 
hậu của người phụ nữ Việt Nam, một vẻ đẹp tâm hồn hồn nhiên, thuần phác, mang quan niệm, 
cốt cách Việt. Câu thơ với cấu trúc vừalại có tác dụng bổ sung, nhấn mạnh rất rõ, và rõ ràng 
thể hiện được thái độ rất tự tin của nhà thơ khi ý thức, khẳng định về vẻ đẹp hình thức của người 
98
phụ nữ. Mặc dù gợi tả vẻ đẹp hình thể qua chiếc bánh trôi nhưng đây là cách thể hiện mang tính 
cụ thể, chân thực chứ không phải cách thể hiện chung chung theo công thức, ước lệ như cách làm 
của các tác giả trong văn học trung đại (thường thấy trong truyện thơ Nôm). Đó là cách cảm, cách 
nghĩ của một con người bình dân, một người dân lao động chứ không phải cách cảm, cách nghĩ 
của tầng lớp Nho sĩ, quý tộc.
Đến câu thơ thứ hai, ai cũng biết thông qua nói về cách luộc bánh trôi, nhất là ở việc sử 
dụng thành ngữ Ba chìm bảy nổi mà lại đảo câu thành ngữ cho chữ chìm nằm ở cuối, nhà thơ 
ngầm thể hiện sự long đong, cơ cực của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: Bảy 
nổi ba chìm với nước non. Nhưng có lẽ ít ai thấy được rằng, đằng sau sự long đong cơ cực ấy là 
vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó, đức hy sinh, nhẫn nại của người phụ nữ Việt Nam. Đây 
chính là nét đẹp truyền thống mà có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Bởi trong lịch sử Việt Nam 
cũng như trong cuộc sống thực tại đã có biết bao tấm gương về người phụ nữ lam lũ, chịu đựng vì 
chồng, vì con để cuộc sống gia đình hạnh phúc, đất nước tươi đẹp. Nói đến đây, bỗng nhiên khiến 
ta nhớ đến hình ảnh người phụ nữ trong ca dao một mình nuôi con cho chồng đi tham gia chiến 
trận: Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ 
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng, hay hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương: 
Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quãng 
vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông/ Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám 
quản công... Đằng sau lời than thân trách phận là khẳng định sự kiên trì, can trường của người phụ 
nữ. Người phụ nữ long đong, lận đận như vậy nhưng sao vẫn tần tảo, chịu đựng? Phải chăng một 
thân phận phụ thuộc, bị xem là tầng lớp thấp hèn trong xã hội thì họ chỉ biết cố gắng lao động để 
bù đắp lại công ơn, để có thể xứng đáng với đấng mày râu? Theo thời gian, người phụ nữ thời kỳ 
phong kiến quen dần với cách nghĩ an phận, chấp nhận: đã sinh ra phận đàn bà thì phải chấp nhận 
như vậy để cuộc sống của bản thân cũng như gia đình được êm ấm.
Ở hai câu thơ cuối, vẫn tiếp nối mạch thơ tiếp tục nói lên số phận bất hạnh của người phụ 
nữ trong xã hội phong kiến (cụ thể ở đây là nói đến thân phận phụ thuộc) nhưng ý thơ tập trung 
vào việc khẳng định phẩm chất quý báu, vấn đề sống còn của mỗi người phụ nữ theo quan niệm 
đạo đức phong kiến, và cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: Rắn nát mặc dầu tay 
kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hình ảnh tấm lòng son ở đây dĩ nhiên nhà thơ không dùng 
với ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng yêu nước thương dân như trong thơ Nguyễn Trãi mà tượng 
trưng cho tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ, nhất là người vợ. Chẳng phải từ xa xưa, 
đạo tam tòng tứ đức buộc người phụ nữ khi có chồng phải một mực thủy chung mà ngay cả trong 
hiện tại hay ở bất kỳ thời đại nào thì có lẽ đây luôn là phẩm chất quý báu của người phụ nữ được 
mọi người trong xã hội coi trọng, đề cao. Nhìn về quá khứ, văn học Việt Nam đã phản ánh bao tấm 
gương sáng ngời về lòng thủy chung, như hình ảnh người vợ chờ chồng đến hóa đá trong Sự tích 
hòn Vọng phu, hay Vũ Nương “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, “ngõ liễu tường hoa chưa hề 
bén gót” trong suốt thời gian chồng đi lính qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của 
Nguyễn Dữ. Điều đáng chú ý trong hai câu thơ cuối của bài thơ Bánh trôi nước là Hồ Xuân Hương 
đã khẳng định vẻ đẹp thủy chung của người phụ nữ với thái độ đầy tự tin, tự hào qua cách diễn 
đạt bằng cặp quan hệ từ đối lập: mặc dầumà. Có thể nói, dù hoàn cảnh, số phận người phụ nữ 
có long đong, lận đận, dù phải sống với thân phận phụ thuộc nhưng mẫu số chung vững bền ở họ 
Nguyễn Đình Thu
99
Tập 11, Số 2, 2017
là tấm lòng thủy chung sáng ngời. Đó chính là giá trị, chỗ đứng của người phụ nữ trong gia đình, 
trong xã hội xưa. Do hoàn cảnh lịch sử xã hội chưa có một hệ tư tưởng, quan niệm mới nên mặc 
dù ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ nhưng cách nhìn của Hồ Xuân Hương vẫn chưa 
vượt thoát ra khỏi quan niệm đạo đức phong kiến. Điều đó cũng dễ hiểu, cùng với nền tảng kinh 
tế là xã hội nông nghiệp thì chưa có nền tảng tinh thần thống trị xã hội nào khác ngoài tư tưởng 
phong kiến với sự chi phối chủ đạo là ý thức hệ Nho giáo. Nhưng rõ ràng, đây là một phẩm chất 
tốt đẹp mang giá trị bền vững mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng như trong xã hội 
ngày nay đã luôn gìn giữ, đề cao. 
4. Kết luận
Gần như cứ qua mỗi câu thơ, nhà thơ lại mở ra cho chúng ta thấy được một vẻ đẹp khác 
của người phụ nữ, mà lại rất đặc trưng cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Qua hình 
ảnh ẩn dụ là bánh trôi nước, vẻ đẹp của người phụ nữ được khơi gợi thật tinh tế. Nhìn về vẻ đẹp 
của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định ở cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp phẩm 
chất, tâm hồn, tạo cho độc giả có một cái nhìn về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ Việt Nam. 
Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin chính là cốt lõi nhân văn, 
là bản lĩnh và cũng là phong cách thơ Hồ Xuân Hương. Cũng cần thấy rằng, Hồ Xuân Hương đã 
thể hiện cách nhìn của chính người phụ nữ muốn phô hết vẻ đẹp của giới mình nhưng cũng mang 
cái hạn chế của giai cấp, thời đại. Trong hoàn cảnh chế độ phong kiến suy tàn nhưng người phụ 
nữ vẫn còn bị trói buộc bởi nhiều lễ giáo, có biểu hiện của sự bức bối, vùng vẫy nhưng bản thân 
họ chưa đủ điều kiện để vượt thoát khỏi những áp bức, bất công, quan niệm của thời đại, vì chưa 
có sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hanh, Thơ Hồ Xuân Hương, Tri Tân xuất bản, (1942).
2. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Ngữ văn 7, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2009).
3. Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh (Tuyển chọn và giới thiệu), Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2003).
4. Lã Nhâm Thìn, Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (1998).
5. Lã Nhâm Thìn, Bình giảng thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2003).
6. Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà 
Nội, (2009).
7. Trương Xuân Tiếu, Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Luận án 
Tiến sĩ Ngữ văn), Viện Văn học, Hà Nội, (2002).
8. Lê Thu Yến, Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội, (2009).

File đính kèm:

  • pdfnhin_lai_ve_dep_truyen_thong_cua_nguoi_phu_nu_viet_nam_qua_b.pdf