Người kể chuyện trong một số truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn Trung học

Người kể chuyện là một yếu tố quan trọng

trong truyện ngắn Trước đây, khi nghiên cứu

truyện ngắn, người ta thường chú ý tới các yếu

tố cơ bản trong truyện ngắn như: cốt truyện,

nhân vật, chi tiết, ngôi kể Còn vấn đề người kể

chuyện gần như bị bỏ qua hoặc đồng nhất với tác

giả Những năm gần đây, vấn đề người kể chuyện

đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

cứu văn học, khẳng định được vai trò của người

kể chuyện trong tác phẩm văn học đương đại,

nhưng mảng văn học nhà trường chưa được quan

tâm nhiều Với mong muốn góp một cái nhìn về

người kể chuyện, bài viết bàn về người kể chuyện,

vai trò của người kể chuyện trong một số truyện

ngắn thuộc chương trình Ngữ văn trung học

pdf 6 trang kimcuc 4640
Bạn đang xem tài liệu "Người kể chuyện trong một số truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn Trung học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Người kể chuyện trong một số truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn Trung học

Người kể chuyện trong một số truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn Trung học
95
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HUNG VUONG UNIVERSITY
Tập 14, Số 1 (2019): 95–100 Vol. 14, No. 1 (2019): 95–100
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
ISSN 
1859-3968
Email: chuthihaocbql@hvueduvn
1. Mở đầu
Người kể chuyện là một yếu tố quan trọng 
trong truyện ngắn Trước đây, khi nghiên cứu 
truyện ngắn, người ta thường chú ý tới các yếu 
tố cơ bản trong truyện ngắn như: cốt truyện, 
nhân vật, chi tiết, ngôi kể Còn vấn đề người kể 
chuyện gần như bị bỏ qua hoặc đồng nhất với tác 
giả Những năm gần đây, vấn đề người kể chuyện 
đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên 
cứu văn học, khẳng định được vai trò của người 
kể chuyện trong tác phẩm văn học đương đại, 
nhưng mảng văn học nhà trường chưa được quan 
tâm nhiều Với mong muốn góp một cái nhìn về 
người kể chuyện, bài viết bàn về người kể chuyện, 
vai trò của người kể chuyện trong một số truyện 
ngắn thuộc chương trình Ngữ văn trung học
2. Nội dung
2.1. Khái niệm
2.1.1. Người kể chuyện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Người kể 
chuyện là hình tượng ước lệ về người trần 
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN 
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC
Chu Thị Hảo
Trung tâm BDNG &CBQLGD, Trường Đại học Hùng Vương
Ngày nhận bài: 23/08/2018; Ngày sửa chữa: 14/12/2018; Ngày duyệt đăng: 21/12/2018
Tóm TắT
Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học Khảo sát người kể chuyện trong 25 truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn trung học, bài viết phân tích vai trò của 
người kể chuyện trong việc xác lập mối quan hệ giữa các nhân vật; cách nhìn, sự đánh giá về nhân vật; 
tư tưởng, tình cảm, khả năng tái tạo con người, đời sống của nhà văn trong tác phẩm văn học
Từ khóa: Người trần thuật, người kể chuyện, truyện ngắn�
thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện 
khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật 
cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng 
của chính tác giả, có thể là một nhân vật đặc 
biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người 
biết câu chuyện nào đó [tr 153, 1]
2.1.2. Điểm nhìn
Điểm nhìn là cái vị trí dùng để quan sát, 
cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách 
giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật 
lý, tâm lý, văn hóa [tr 149, 3]
2.2. Cách phân loại người kể chuyện
Về cách phân loại người kể chuyện, các nhà 
nghiên cứu thường căn cứ vào hai tiêu chí: đại 
từ nhân xưng trong trần thuật và nhân vật 
truyện Căn cứ vào đại từ nhân xưng trong 
tường thuật và nhân vật truyện, tác giả Đinh 
Trọng Lạc chia các kiểu người kể chuyện thành: 
người tường thuật khách quan hóa, người tường 
thuật chủ quan hóa, người tường thuật hòa hợp 
các kiểu Trong kiểu người tường thuật khách 
96
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 14, Số 1 (2019): 95–100
quan hóa, tác giả chỉ ra một số kiểu tiêu biểu: 
người tường thuật lạnh lùng, người tường thuật 
hòa mình với nhân vật, người tường thuật có 
giọng nói riêng [tr 49, 2]
Ở bài này, chúng tôi lựa chọn cách phân 
loại của tác giả Đinh Trọng Lạc và đi sâu vào 
hai kiểu người kể chuyện: hình thức người kể 
chuyện chủ quan hóa, chọn ngôi kể thứ nhất, 
xưng tôi và hình thức người kể chuyện khách 
quan hóa, chọn ngôi kể thứ ba, người kể giấu 
mình nhưng có mặt khắp mọi nơi trong 
tác phẩm
2.3. Hình thức người kể chuyện chủ 
quan hóa, chọn ngôi kể thứ nhất
Khảo sát truyện ngắn trong chương trình 
giảng dạy Ngữ văn Trung học, chúng tôi thấy 
có 07 truyện, tác giả chọn người kể chuyện xưng 
“tôi” Trong đó có 06 truyện, tác giả chọn nhân 
vật “tôi” đóng vai trò người kể chuyện trong 
tác phẩm (Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy 
Anh, Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, 
Một người Hà Nội - Nguyễn Khải,), 01 truyện 
nhân vật “tôi” tham gia vào các tình huống của 
truyện (Vi hành –Nguyễn Ái Quốc) Trong 06 
truyện người kể chuyện xưng “tôi”, có 01 truyện 
có hai người xưng “tôi” tham gia kể chuyện Đó 
là truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Ở một vài truyện ngắn khác, bản thân hình 
tượng “tôi” - người kể chuyện còn có ý nghĩa 
nhân đôi “Tôi” vừa là người kể chuyện về các 
nhân vật khác, đồng thời là đối tượng nhận 
thức trở lại của chính mình (Một người Hà Nội 
- Nguyễn Khải) Nhân vật “tôi” trong Một người 
Hà Nội của Nguyễn Khải vừa kể về bà Hiền - 
một người Hà Nội gốc, lịch lãm, sang trọng vừa 
tự nhận thức về lối sống xô bồ, cẩu thả của gia 
đình mình, vừa tự bộc lộ cái nhìn một chiều về 
sự thay đổi của con người Hà Nội hôm nay “Con 
người Hà Nội hôm nay ồn ào quá, nói nhiều quá, 
khác xưa nhiều quá!”[tr 72, 12]
Trong kiểu người kể chuyện xưng “tôi”, 
các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện của 
nhân vật “tôi” thường được thể hiện trong sự 
kết hợp giữa việc miêu tả hành động, lời nói 
với những diễn biến tâm lý phức tạp bên trong 
của nhân vật Truyện ngắn Chiếc lược ngà của 
Nguyễn Quang Sáng, Những ngôi sao xa xôi 
của Lê Minh Khuê là những ví dụ tiêu biểu 
Ở truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhân vật ông 
Sáu, bé Thu được tái hiện qua lời kể, tả của 
người kể chuyện với những cử chỉ, ngôn ngữ, 
hành động và trạng thái tâm lý tinh tế Ông 
Sáu, một chiến sĩ cách mạng xa nhà đi chiến 
đấu, sau tám năm mới có dịp về thăm nhà với 
niềm mong mỏi gặp cô con gái yêu quý – bé 
Thu, nhưng bé Thu lại từ chối không nhận 
cha Trong những ngày nghỉ phép ít ỏi, ông 
Sáu cố gắng gần gũi, quan tâm và chăm sóc 
bé Thu, nhưng bé Thu vẫn kiên quyết không 
nhận cha chỉ vì một lý do đơn giản: vết thẹo 
dài trên khuôn mặt ông Sáu! Sự từ chối của bé 
Thu khiến ông Sáu vô cùng đau khổ Chỉ đến 
khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, bé Thu mới 
nhận cha Khi đó ông Sáu mới cảm nhận được 
niềm hạnh phúc của tình phụ tử thiêng liêng 
Ở truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, trạng 
thái tâm lý căng thẳng của Phương Định trong 
một lần phá bom được miêu tả sinh động qua 
dòng độc thoại nội tâm của người kể chuyện 
Từ cảm giác hồi hộp, lo lắng đến những giây 
phút thần kinh “căng như dây chão” được 
nhân vật “tôi” tái hiện chân thực: “Tôi đến 
gần quả bom Vỏ quả bom nóng lên Một tiếng 
động nhỏ đến gai người” [tr 113, 7]
Trong kiểu người kể chuyện xưng “tôi”, 
người kể chuyện thường có sự trao đổi điểm 
nhìn với các nhân vật khác khi kể chuyện 
Ông Ba - người kể chuyện trao đổi điểm nhìn 
cho ông Sáu, bé Thu - nhân vật chính (Chiếc 
lược ngà) Ông giáo trao đổi điểm nhìn cho 
Binh Tư, Lão Hạc (Lão Hạc), nhân vật tôi trao 
đổi điểm nhìn cho bà Hiền (Một người Hà 
Nội) Do vậy, trong những truyện ngắn này 
xuất hiện hiện tượng một sự vật, sự việc được 
nhìn nhận từ nhiều điểm nhìn khác nhau từ 
các nhân vật Chẳng hạn, cái nhìn của Binh 
Tư về việc lão Hạc xin bả chó (Lão Hạc); hoặc 
97
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chu Thị Hảo
thái độ “cứng đầu” của bé Thu qua cái nhìn 
của ông Sáu (Chiếc lược ngà); hoặc câu chuyện 
của bà Hiền về cây si bên Đền Ngọc Sơn bị bão 
quật đổ vào hậu cung bật cả rễ được cần cẩu 
kéo lên, sau một tháng lại trổ lá non trước thái 
độ khó chịu của nhân vật “tôi” khi chứng kiến 
sự thay đổi của người Hà Nội với những lời 
bình luận không mấy tốt đẹp về người Hà Nội 
hôm nay (Một người Hà Nội - Nguyễn Khải) 
Dù có sự trao đổi điểm nhìn với các nhân vật 
khác, nhưng nhân vật “tôi” vẫn chi phối cái 
nhìn toàn quyền về nhân vật trong tác phẩm
Trường hợp truyện ngắn có hai người kể 
chuyện xưng “tôi” bao giờ cũng có một người 
kể chuyện chính Truyện ngắn Lão Hạc của 
Nam Cao là một trường hợp như vậy Trong 
truyện ngắn này có hai người kể chuyện xưng 
tôi Nhân vật ông giáo kể về lão Hạc, lão Hạc 
kể về chuyện bán chó, lừa chó Tất nhiên trong 
hai người kể chuyện, ông giáo giữ vai trò của 
người kể chuyện chính, còn chủ thể kia vừa 
là đối tượng được kể đến trong câu chuyện 
của ông giáo vừa là người kể chuyện Ở đây, 
người kể chuyện xưng “tôi” thứ nhất trần 
thuật khách quan những gì nghe được, thấy 
được và suy ngẫm về những điều nghe thấy, 
nhìn thấy Nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc 
xin bả chó, nhân vật tôi đã ngỡ ngàng, chột dạ: 
“Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo 
gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật 
cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn” Nhưng đến 
khi, chứng kiến cái chết vật vã của lão Hạc vì 
bả chó, nhân vật tôi mới vỡ òa: “Chao ôi! Đối 
với những người xung quanh ta, nếu không 
cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, 
ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ” [tr38, 3] 
Còn người kể chuyện xưng “tôi” thứ hai lại tự 
bộc bạch mình, tự đánh giá mình theo định 
hướng của cái “tôi” thứ nhất: “Thì ra tôi bằng 
nay tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” 
Lời “tự thú” của lão Hạc bộc lộ nỗi day dứt, ân 
hận của một con người giàu lòng tự trọng Từ 
đây, nội dung, tư tưởng, chủ đề của câu chuyện 
được khắc sâu
2.4. Người kể chuyện khách quan hóa, 
chọn ngôi kể thứ ba
Hình thức trần thuật này khá phổ biến, có 
tới 18/25 truyện ngắn trong chương trình Ngữ 
văn trung học Người kể trong truyện giấu 
mình nhưng có cái nhìn thông thái, thấu suốt 
mọi vấn đề trong tác phẩm và kể lại một cách 
khách quan sự việc Nam Cao kể về tuổi thơ 
của Chí Phèo “Một anh đi thả ống lươn, một 
buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng, 
xám ngắt trong một cái váy đụp bỏ không” và 
kể về quá trình Chí tha hóa “Vừa ở tù về hôm 
trước, hôm sau hắn đã ngồi uống rượu thịt 
chó ở chợ từ trưa đến xế chiều Uống say, hắn 
đến nhà Bá Kiến gọi tận tên tục của Bá Kiến ra 
mà chửi”[tr 178, 3], Hay Tô Hoài kể về cuộc 
sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra “Ai ở xa 
về vào nhà thống lí đều thấy một cô gái dù thái 
cỏ ngựa, chẻ củi hay đi cõng nước suối cũng 
đều cúi mặt, mặt buồn rười rượi” [3] Ở đây, 
người kể chuyện đã ẩn đi, đứng đằng sau nhân 
vật và các sự kiện, đẩy nhân vật ra trước độc 
giả để kể Vì thế, trước mắt độc giả không thấy 
người nói, chỉ thấy hiện thực được trình bày: 
“Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế cứ 
rượu xong là hắn chửi” Cứ như thế, người kể 
lạnh lùng để cho nhân vật bước ra trang sách 
với tiếng chửi trời, chửi đời, chửi cha mẹ đứa 
nào sinh ra Chí Phèo!
Trong kiểu người kể chuyện khách quan 
hóa, người kể không kể chuyện theo điểm 
nhìn của nhân vật nào mà theo điểm nhìn 
của chính mình Nguyễn Dữ kể cuộc đời, số 
phận bi kịch của Vũ Nương và những phẩm 
chất tốt đẹp trong tâm hồn nàng bằng cái nhìn 
đầy nhân ái của một nhà văn nhân đạo Hay 
tác giả kể về Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ tính tình 
khảng khái, nóng nảy, dám đứng lên chống lại 
gian tà bằng nhiệt tình yêu nước và trái tim 
trọng công lý của ông Người kể trong Sống 
chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) cũng vậy Ông 
kể về thái độ bàng quan, thờ ơ vô trách nhiệm 
của bọn quan lại trước sinh mệnh của hàng 
trăm dân chúng từ điểm nhìn của một người 
98
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 14, Số 1 (2019): 95–100
vừa thương cảm cho người dân trước cảnh 
muôn sầu nghìn thảm do thiên tai, vừa căm 
giận thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại 
cầm quyền
Có trường hợp, người kể chuyện mượn 
điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện Thạch 
Lam kể về cuộc sống quẩn qanh, bế tắc của 
những kiếp người nghèo, tàn tạ qua cái nhìn 
của Liên (Hai đứa trẻ) Nguyễn Thành Long kể 
về cuộc sống của anh thanh niên – cán bộ khí 
tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn qua cái nhìn 
của bác lái xe, ông họa sĩ già (Lặng lẽ Sa Pa), 
Trong trường hợp này, người kể hòa mình vào 
nhân vật đến mức khó phân biệt đâu là giọng 
của người kể chuyện, đâu là giọng nhân vật 
Và thường chỉ thấy giọng của nhân vật Thạch 
Lam ghi lại giấc mơ chập chờn của Liên sau 
cảnh đợi tàu “Những cảm giác ban ngày lắng 
xuống Đôi mắt chị nặng dần, Liên thấy mình 
sống giữa bao sự xa xôi không biết, như chiếc 
đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất 
nhỏ” [tr121, 11], Kim Lân kể về cảm xúc của 
Tràng sau đêm đầu tiên chung sống với người 
vợ nhặt “Sáng hôm sau mặt trời lên bằng con 
sào, hắn mới trở dậy Hắn thấy người êm ái 
lơ lửng như vừa trong giấc mộng Việc hắn có 
vợ đến hôm nay hắn vẫn ngờ ngợ” [tr22, 12] 
Mượn điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện, 
người kể đã thực sự hòa mình vào nhân vật, 
sống và cảm nhận những suy nghĩ, cảm xúc 
của nhân vật
Trong kiểu người kể chuyện khách quan 
hóa chọn ngôi kể thứ ba, điểm nhìn của người 
trần thuật cũng có sự thay đổi, di chuyển điểm 
nhìn từ nhân vật này, sang nhân vật khác 
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 
là một ví dụ Nội dung câu chuyện về chuyến 
“săn tìm” bức ảnh cho bộ sưu tập lịch của 
phóng viên Phùng và câu chuyện gia đình 
người đàn bà hàng chài được tái hiện qua lời 
kể của Phùng Từ điểm nhìn của Phùng, câu 
chuyện có sự dịch chuyển điểm nhìn sang 
Đẩu – Chánh án huyện, người đàn bà hàng 
chài Điểm nhìn trần thuật thay đổi, dẫn đến 
cách nhìn, đánh giá về hành động của người 
đàn ông hàng chài cũng thay đổi Phóng viên 
Phùng nhìn ở góc độ lai lịch “Thế trước bảy 
nhăm hắn ta có đi lính ngụy không?”, vị bao 
công phố huyện vùng biển – Chánh án Đẩu 
nhìn ở góc độ pháp luật “Chị không thể sống 
với cái lão đàn ông độc ác, vũ phu ấy”, bé Phác 
nhìn bằng cặp mắt ngây thơ Còn người đàn 
bà hàng chài lại nhìn bằng cặp mắt cảm thông, 
thấu hiểu của một người vợ từng trải “Hễ lúc 
nào bực tức hắn lại lôi tôi ra đánh Giá chúng 
tôi đẻ ít đi và sắm được chiếc thuyền rộng hơn 
một chút” [tr89,12]
Mượn điểm nhìn khác nhau để trần thuật, 
người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào đời 
sống nội tâm nhân vật, lý giải mối quan hệ 
giữa các nhân vật trong truyện
2.5. Vai trò của người kể chuyện
Trong truyện ngắn, người kể chuyện đồng 
thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò dẫn dắt 
người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân 
vật, tình huống truyện, tả người, tả cảnh và 
đưa ra những nhận xét đánh giá về những 
điều được kể
Với nhiệm vụ dẫn dắt người đọc đi vào câu 
chuyện, người kể chuyện xưng tôi có vai trò 
quan trọng trong việc quyết định cấu trúc tác 
phẩm : Hoặc trần thuật theo trật tự thời gian, 
không gian (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy 
Anh); hoặc không theo trật tự thông thường 
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng; Những 
ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Một người Hà 
Nội – Nguyễn Khải) Trong tác phẩm, người kể 
chuyện không chỉ giới thiệu, miêu tả về nhân 
vật, gợi tình huống truyện mà còn đưa ra cách 
nhìn nhận đánh giá các nhân vật khác từ điểm 
nhìn của người kể chuyện Nhân vật tôi trong 
Những ngôi sao xa xôi nhìn Nho khi bị thương 
“không giống cái que kem trắng ban nãy nữa� 
Da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy 
bụi”[tr113,7] Nhân vật tôi trong Một người Hà 
Nội nhận xét về bà Hiền – một người Hà Nội 
khôn ngoan quá, giỏi giang quá, khiêm tốn, 
99
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chu Thị Hảo
rộng lượng quá và gọi bà là “một hạt bụi vàng 
của Hà Nội� Hãy mượn gió mà bay lên cho đất 
kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”[tr72, 12]
Ở kiểu người kể chuyện khách quan hóa, 
truyện trung đại giới thiệu nhân vật theo lối 
“cổ tích”: Ngô Tử Văn là Soạn, người huyện 
Yên Dũng đất Lạng Giang� Chàng vốn nóng nảy 
thấy sự gian tà thì không chịu được, người vùng 
Bắc vẫn khen là một người cương trực Sau đó 
kể về những việc làm khảng khái, tính cách 
cương trực của Ngô Tử Văn Cuối cùng tác giả 
đưa ra lời bình: “Ngô Tử Văn là một chàng áo 
vải� Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại 
yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người� Bởi 
thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh 
ti thật là xứng đáng� Vậy kẻ sĩ không nên kiêng 
sợ sự cứng cỏi”[tr30, 11] Đến truyện ngắn hiện 
đại, cách giới thiệu nhân vật thường bị xáo 
trộn, không theo trật tự thời gian, không gian 
Nam Cao kể về Chí Phèo say rượu chửi trời, 
chửi đời rồi mới trở về quá khứ kể về nguồn 
gốc, lai lịch của Chí Phèo
Ở kiểu người tường thuật hòa mình với 
nhân vật làm cho người đọc cảm thấy hiện 
thực được phản ánh sống động như trong một 
bức ảnh nổi, do đó gây được ấn tượng sâu sắc 
về những suy tư, những cảm xúc của nhân vật 
Đây là đoạn văn Tô Hoài miêu tả tâm trạng 
của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ “Ngọn 
lửa sưởi bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, 
thấy mắt A Phủ cũng mở, một dòng nước mắt 
lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại� 
Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại 
đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải 
trói đứng thế kia� Nhiều lần khóc, nước mắt 
chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi 
được”[tr14,3] Dòng hồi tưởng của Mị được 
người kể tái hiện bằng những câu văn có cấu 
trúc nhiều tầng, xen những câu văn ngắn tạo 
nên sự dồn nén, ngưng đọng cảm xúc Chính 
dòng hồi tưởng, liên tưởng của Mị là động lực 
thúc đẩy cảm nghĩ của nhân vật, thể hiện phép 
biện chứng trong tâm hồn nhân vật Từ đây, nỗi 
thương người lớn hơn nỗi thương thân đã kiến 
Mị hành động quyết liệt : cởi trói cho A Phủ 
Chỉ đến khi A Phủ đi rồi, Mị mới bàng hoàng 
sực tỉnh: “A Phủ cho tôi đi với� Ở đây thì chết 
mất!”[tr14, 12] Lúc này, Mị mới nghĩ đến chính 
mình Mị chạy theo A Phủ Cách miêu tả và 
dẫn dắt khéo léo của người kể chuyện làm cho 
người đọc cảm thấy như mình đang được sống 
chính cuộc sống của nhân vật, đang rung động 
chính những rung động, suy tư của nhân vật
Nói về vai trò của người kể chuyện, ta thấy 
người kể chuyện xác lập vị trí của mình tùy 
thuộc vào kiểu kể chuyện, điểm nhìn trần thuật 
Từ mỗi kiểu kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 
khác nhau, người kể chuyện đem lại cho tác 
phẩm một cái nhìn, sự đánh giá về nhân vật, về 
tư tưởng, tình cảm, khả năng tái tạo con người 
và đời sống của nhà văn trong tác phẩm
Như vậy, người kể chuyện trong truyện 
ngắn do nhà văn sáng tạo ra Nhà văn trao 
quyền cho người kể chuyện, kiểm soát người 
kể chuyện, nhưng người kể có một cuộc sống 
tương đối độc lập trong cấu trúc tác phẩm 
và đôi khi vượt khỏi mong muốn và ý định 
của người cầm bút Cho nên, người kể trong 
truyện ngắn có mối quan hệ gắn bó với nhà 
văn, nhưng không phải lúc nào cũng đồng 
nhất với nhà văn
3. Kết luận
Tìm hiểu Người kể chuyện trong một số 
truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn 
trung học, ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về 
người kể, điểm nhìn trần thuật, vai trò của 
người kể chuyện, mối quan hệ giữa người kể 
chuyện với nhà văn trong tác phẩm Lựa chọn 
hình thức kể chuyện khác nhau, người kể đã 
đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc 
sống, mở rộng tầm khái quát hiện thực của 
truyện ngắn Các hình thức kể chuyện trong 
truyện ngắn còn đánh dấu bước phát triển của 
truyện ngắn Việt Nam từ truyện ngắn trung 
đại đến truyện ngắn hiện đại, sự đổi mới trong 
ý thức nghệ thuật, dấu ấn cá nhân của người 
cầm bút
100
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 14, Số 1 (2019): 95–100
Tài liệu tham khảo
[1] La Bá Hán, Trần Đình Sử (1992), Từ điển thuật 
ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
[2] Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, 
NXB Giáo dục, Hà Nội
[3] Trần Đình Sử (1998), Tự sự học – Một số vấn đề về 
lý luận và lịch sử, NXB Đại học Sư phạm
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo khoa 
Ngữ văn 6, NXB Giáo dục
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo khoa 
Ngữ văn 7, NXB Giáo dục
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005) Sách giáo khoa 
Ngữ văn 8, NXB Giáo dục
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005) Sách giáo khoa 
Ngữ văn 9, NXB Giáo dục
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011) Sách giáo khoa 
Ngữ văn 10 NXB Giáo dục Việt Nam
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa 
Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam
[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa 
Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam
STORYTELLERS PORTRAYED IN SHORT STORIES 
OF HIGH SCHOOL LITERATURE PROGRAM
Chu Thi Hao
Center for Professional Development of Teachers and Educational Administrators
AbsTrAcT
The storyteller is an image of the conception of the narrator in literature Surveying the storyteller in 25 short stories of the High School Literature program, the paper analyzes the narrator’s role in 
establishing relationships between characters; view, evaluation of characters; thoughts, feelings, ability 
to reproduce people, and writers’ life in literary works
Keywods: Narator, short story, role of storyteller�

File đính kèm:

  • pdfnguoi_ke_chuyen_trong_mot_so_truyen_ngan_thuoc_chuong_trinh.pdf