Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro và tác dụng điều trị tại chỗ của chế phẩm eb chiết tách từ củ sâm đại hành trên bỏng thực nghiệm

Chế phẩm EB có thành phần chính là hỗn hợp hai hợp chất eleuherine và

isoeleutherine ñược chiết tách từ củ sâm ñại hành (Eleutherine bulbosa) thể hiện có tác dụng kháng

sinh trên mô hình vết bỏng thực nghiệm. Bằng cách xác ñịnh vòng vô khuẩn theo phương pháp

khuếch tán trên thạch, chế phẩm EB cho thấy có tác dụng kháng lại 5 dòng vi khuẩn Bacillus

subtilis, Staphylococcus aureus, Shigella flexneri DT 112, Proteus mirabilis BV 108 và Bacillus

pumilus ở hai nồng ñộ 50 µg/ml và 100 µg/ml. Bằng phương pháp xác ñịnh số lượng vi khuẩn phân

lập/cm2 diện tích vết bỏng, ở hai nồng ñộ 100 µg/ml và 1.000 µg/ml, chế phẩm EB có tác dụng làm

giảm số lượng tụ cầu khuẩn vàng Staphylococcus aureus tương ñương với sulfadiazine-bạc 1% sau

7 ngày bôi thuốc.

pdf 7 trang kimcuc 4760
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro và tác dụng điều trị tại chỗ của chế phẩm eb chiết tách từ củ sâm đại hành trên bỏng thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro và tác dụng điều trị tại chỗ của chế phẩm eb chiết tách từ củ sâm đại hành trên bỏng thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro và tác dụng điều trị tại chỗ của chế phẩm eb chiết tách từ củ sâm đại hành trên bỏng thực nghiệm
Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm EB 
 81 
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN IN VITRO VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ 
TẠI CHỖ CỦA CHẾ PHẨM EB CHIẾT TÁCH TỪ CỦ SÂM ĐẠI HÀNH TRÊN 
BỎNG THỰC NGHIỆM 
Nguyễn Thị Hồng Vân1*, Đỗ Thị Nguyệt Quế2, Nguyễn Thu Hằng2, 
Lê Thị Loan2, Lưu Tuấn Anh1, Nguyễn Văn Hoan1 
1Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, 
*van762004@yahoo.com 
2Trường Đại học Dược Hà Nội 
TÓM TẮT: Chế phẩm EB có thành phần chính là hỗn hợp hai hợp chất eleuherine và 
isoeleutherine ñược chiết tách từ củ sâm ñại hành (Eleutherine bulbosa) thể hiện có tác dụng kháng 
sinh trên mô hình vết bỏng thực nghiệm. Bằng cách xác ñịnh vòng vô khuẩn theo phương pháp 
khuếch tán trên thạch, chế phẩm EB cho thấy có tác dụng kháng lại 5 dòng vi khuẩn Bacillus 
subtilis, Staphylococcus aureus, Shigella flexneri DT 112, Proteus mirabilis BV 108 và Bacillus 
pumilus ở hai nồng ñộ 50 µg/ml và 100 µg/ml. Bằng phương pháp xác ñịnh số lượng vi khuẩn phân 
lập/cm2 diện tích vết bỏng, ở hai nồng ñộ 100 µg/ml và 1.000 µg/ml, chế phẩm EB có tác dụng làm 
giảm số lượng tụ cầu khuẩn vàng Staphylococcus aureus tương ñương với sulfadiazine-bạc 1% sau 
7 ngày bôi thuốc. 
Từ khóa: Eleutherine bulbosa, Staphylococcus aureus, antibacterial activity, chế phẩm EB, 
eleutherine, isoeleutherine. 
MỞ ĐẦU 
Cây sâm ñại hành Eleutherine bulbosa 
(Mill.) Urban thuộc họ Lay dơn (Iridaceae), 
mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam và cũng 
thường ñược trồng lấy củ làm thuốc ñể chữa trị 
các chứng bệnh thiếu máu, vàng da, mệt mỏi, 
các chứng bệnh ho, viêm họng cấp và mạn, ñinh 
nhọt, viêm da, lở ngứa, chốc ñầu, tổ ñỉa, vẩy 
nến, tiêu viêm. Loài này cũng phổ biến ở vùng 
Nam Mỹ và các nước khu vực Đông Nam Á, 
thường ñược dùng trong y học dân gian ñể chữa 
trị các chứng bệnh về tim và phục hồi vết 
thương [3, 4]. Các nghiên cứu dược lý cho thấy, 
cây sâm ñại hành có hoạt tính kháng nấm, 
kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ñau [1, 2, 10]. 
Nguyễn Thị Hồng Vân và nnk. (2012) [8, 9] ñã 
công bố việc phân lập hai hợp chất eleutherine, 
isoeleutherine và kết quả khảo sát về hoạt tính 
kháng nấm kháng khuẩn của chúng. Nhằm làm 
rõ tác dụng chữa bệnh của cây sâm ñại hành 
trong dân gian và ñịnh hướng tạo các sản phẩm 
thiên nhiên ứng dụng trong y dược, chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in 
vitro và ñánh giá tác dụng ñiều trị tại chỗ của 
chế phẩm EB phân lập từ củ sâm ñại hành trên 
bỏng nhiệt thực nghiệm. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Chế phẩm EB ở dạng bột màu vàng, có 
thành phần chính là hỗn hợp hai hợp chất 
eleutherine và isoeleutherine ñược chiết tách từ 
củ sâm ñại hành (Eleutherine bulbosa) do Viện 
Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn 
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung 
cấp. 
Động vật nghiên cứu: thỏ (ñực và cái), cân 
nặng 2,0-2,5 kg, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông 
mượt, không mắc bệnh ngoài da. Thỏ ñược nuôi 
ổn ñịnh trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ít nhất 
5 ngày trước khi nghiên cứu, cho ăn thức ăn 
dành cho thỏ và ñược cho uống nước sạch trong 
suốt quá trình thí nghiệm. 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn in vitro 
Phương pháp: ñánh giá hoạt tính kháng sinh 
bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. 
Nguyên tắc: mẫu thử ñược cho vào thạch 
dinh dưỡng ñã cấy vi sinh vật kiểm ñịnh, hoạt 
chất từ mẫu thử khuếch tán vào môi trường 
thạch sẽ ức chế sự phát triển của vi sinh vật, tạo 
thành vòng vô khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn 
của mẫu thử ñược ñánh giá dựa trên ñường kính 
vòng vô khuẩn. 
TAP CHI SINH HOC 2014, 36(1): 81-87 
 DOI: 10.15625/0866-7160/v36n1.4523 
Nguyen Thi Hong Van et al. 
 82 
Nghiên cứu tác dụng ñiều trị tại chỗ của thuốc 
trên bỏng nhiệt thực nghiệm 
Phương pháp gây bỏng: thỏ ñược cạo sạch 
lông ở hai bên sống lưng. Gây bỏng cho thỏ 
theo phương pháp ñã ñược áp dụng trong công 
trình nghiên cứu của Vũ Thị Ngọc Thanh 
(2003) [5] và Nguyễn Thị Tỵ (1989) [7], thỏ 
ñược gây bỏng ở hai bên sống lưng bằng cách 
áp sát bình kim loại có nhiệt ñộ 100oC vào da 
lưng thỏ, dưới áp lực 1 kg trong thời gian 35 
giây. Vết bỏng tạo ra sâu ñộ III theo phân loại 
của Lê Thế Trung (1997) [6]. 
Sau khi gây bỏng, chia thỏ thành 4 lô: lô 1 
bôi tá dược kem EB; lô 2 bôi sulfadiazin-bạc 
1%; lô 3 bôi kem EB liều 100 µg/g và lô 4 bôi 
kem EB liều 1.000 µg/g. 
 Tất cả các thỏ ñược bôi thuốc hoặc bôi tá 
dược mỗi ngày, 2 lần một ngày, từ sau khi gây 
bỏng 3 ngày ñến khi khỏi (4-5 tuần); lượng 
thuốc bôi một lần là 0,03 g/cm2; ñể hở vết bỏng, 
không băng. 
Các chỉ tiêu theo dõi tại chỗ vết bỏng 
Tình trạng xung huyết, phù nề tiết dịch, hoại 
tử, sự mọc mô hạt, quá trình biểu mô hóa dựa 
vào các ñặc ñiểm có thể quan sát và ñánh giá 
ñược, mức ñộ vết bỏng tại các lô ñược ñánh giá 
và cho ñiểm theo thang ñược trình bày trong 
bảng 1. 
Bảng 1. Thang ñiểm ñánh giá tình trạng ñại thể tại vết bỏng 
Điểm 0 ñiểm 1 ñiểm 2 ñiểm 3 ñiểm 
Lượng dịch tiết Khô Ướt, không 
có mủ 
Ướt, có 
mủ trắng 
Độ rộng vết bỏng Không Ít Trung bình Nhiều 
Tình trạng ổ loét Không loét hoặc ñã tróc vảy, liền sẹo 
Loét nông, khô hoặc 
chưa tróc vảy 
Loét nông, 
ướt 
Loét sâu, 
ướt 
Mức ñộ xung huyết Không Ít Trung bình Nhiều 
Mức ñộ phù nề Không Ít Trung bình Nhiều 
Đo diện tích vết bỏng vào các ngày trước 
khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc 7 ngày, 
14 ngày và 21 ngày. 
Xét nghiệm vi khuẩn trên bề mặt vết bỏng 
Lấy bệnh phẩm tại vết bỏng vào ba thời ñiểm 
trước khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc 7, 14 
ngày: sử dụng một tấm mica trong vô khuẩn ñã 
ñục sẵn 1 lỗ có diện tích 1 cm2 ñặt lên bề mặt vết 
bỏng chưa ñược lau rửa, dùng tăm bông lăn nhẹ 
trong hình lỗ ñục sẵn của miếng giấy trong. Cho 
tăm bông vào ống nghiệm có chứa 2 ml nước 
muối sinh lý vô khuẩn, lắc nhẹ ống nghiệm (lấy 
bệnh phẩm ở cùng 1 vị trí). Tiến hành ñịnh danh 
vi khuẩn, xác ñịnh số lượng vi khuẩn/1 cm2 diện 
tích vết bỏng, số lượng các loài vi khuẩn ở vết 
bỏng trên mẫu bệnh phẩm trên (xét nghiệm ñược 
tiến hành tại khoa Cận lâm sàng, Viện Bỏng 
Quốc gia). 
Theo dõi cấu trúc vi thể vết bỏng 
Lấy mẫu vào thời ñiểm 21 ngày sau khi ñiều 
trị. Xét nghiệm ñược tiến hành tại Bộ môn Giải 
phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Tác dụng kháng khuẩn in vitro của chế phẩm 
EB 
Tác dụng kháng khuẩn in vitro của chế 
phẩm EB ñược ñánh giá dựa vào việc xác ñịnh 
ñường kính vòng vô khuẩn của chế phẩm ñối 
với các loài vi khuẩn, kết quả ñược trình bày ở 
bảng 2. 
Kết quả thu ñược cho thấy, chế phẩm EB 
với nồng ñộ 50 µg/ml và 100 µg/ml có tác dụng 
kháng khuẩn trên 5 chủng vi khuẩn: Bacillus 
subtilis, Staphylococcus aureus, Shigella 
flexneri DT 112, Proteus mirabilis BV 108 và 
Bacillus pumilus. 
Tác dụng liền vết bỏng trên mô hình gây 
bỏng thực nghiệm 
Ngay sau khi gây bỏng, vết bỏng có màu 
trắng ngà, không phồng rộp, có ranh giới rõ 
ràng với vùng da lành. Khoảng 1-2 giờ sau, rìa 
xung quanh vết bỏng nhìn rõ quầng xung huyết. 
Ngày thứ 3 sau khi gây bỏng, vết bỏng bắt ñầu 
Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm EB 
 83 
loét và xuất hiện hoại tử ướt. Sau khi bôi thuốc 
7 ngày, các vết bỏng vẫn ướt, có mủ trắng, chưa 
thấy có sự khác biệt giữa các lô. Sau 14 ngày, 
ña số vết bỏng co lại, giảm tiết dịch, một số vết 
bỏng còn ướt và có mủ; một số vết bỏng ở lô 
EB 1.000 µg/g bắt ñầu rụng mô hoại tử. Sau 21 
ngày bôi thuốc, các vết bỏng hết mủ, khô, diện 
tích ñược thu hẹp ñáng kể. Một số vết bỏng 
thuộc lô sulfadiazin-bạc 1% và lô EB 1.000 
µg/g bắt ñầu bong vảy và liền sẹo. 
Bảng 2. Đường kính vòng vô khuẩn của các mẫu thử ñối với các loài vi khuẩn (mm) 
Tên chủng 
vi khuẩn 
EB 
50 µg/ml 
EB 
100 µg/ml 
Tên chủng 
vi khuẩn 
EB 
50 µg/ml 
EB 
100 µg/ml 
Bacillus subtilis 5,39±0,30 6,26±1,06 E. coli _ _ 
Staphylococcus aureus 7,84±1,59 11,59±1,36 Salmonella 
typhi 
_ _ 
Bacillus pumilus 6,27±0,27 8,43±0,47 Pseudomonas 
aeruginosa 
_ _ 
Shigella flexneri DT112 5,28±1,11 6,54±0,48 Bacillus cereus _ _ 
Proteus mirabilis BV108 4,94±0,37 6,53±1,22 Sarcina lutea _ _ 
Đánh giá chi tiết tình trạng chung vết bỏng 
cho thấy, tại thời ñiểm ban ñầu khi chưa bôi 
thuốc, mức ñộ bỏng ñồng ñều giữa các lô (sự 
khác biệt về mức ñộ bỏng giữa các lô không rõ 
P>0,05). Sau khi bôi thuốc, tại thời ñiểm 7 ngày 
diễn tiến vết bỏng là giống nhau giữa các lô, 
mức ñộ bỏng nặng dần, thể hiện thông qua 
lượng dịch tiết tăng lên, vết bỏng sâu, diện tích 
vết bỏng lớn. Sau 14 và 21 ngày bôi thuốc, vết 
bỏng ñược cải thiện ñáng kể, mức ñộ bỏng giảm 
ñi nhiều tuy nhiên sự khác biệt giữa các lô vẫn 
chưa rõ rệt (P>0,05) (bảng 3). 
Bảng 3. Kết quả ñánh giá diễn biến ñại thể tại vết bỏng 
STT Lô N0 N7 N14 N21 
1 Tá dược kem EB (n = 9) Điểm 9,12±1,72 10,50±0,75 1,75±0,89 1,13±0,99 
Điểm 8,60±1,95 10,00±0,81 1,80±0,79 1,00±0,82 2 Sulfadiazin-bạc 1% (n = 10) P2-1 0,633 0,237 0,965 0,897 
Điểm 9,00±1,49 10,00±0,81 1,80±0,92 1,20±0,42 3 EB 100 µg/g (n = 10) P3-1 0,892 0,237 0,762 0,696 
Điểm 9,00±2,07 10,00±0,75 1,50±0,53 0,87±0,83 4 EB 1.000 µg/g (n = 9) P4-1 0,878 0,234 0,442 0,721 
Số liệu biểu diễn dưới dạng M±SE (M: giá trị trung bình, E: sai số chuẩn), n: số ñộng vật trong mỗi lô, p: so 
sánh sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các lô. 
Bảng 4. Mức ñộ thu hẹp diện tích vết bỏng (%) 
STT Lô N7 N14 N21 
1 Tá dược kem EB (n = 9) X (%) 34,29±13,30 62,96±13,40 89,02±8,04 
X (%) 30,99±9,63 67,04±17,20 86,49±12,05 2 Sulfadiazin-bạc 1% (n = 10) P2-1 0,667 0,542 0,585 
X (%) 36,22±19,10 67,33±11,39 85,99±10,89 3 EB 100 µg/g (n = 10) P3-1 0,802 0,514 0,518 
X (%) 27,88±19,9 71,12±12,9 90,42±9,48 4 EB 1.000 µg/g (n = 9) P4-1 0,417 0,238 0,811 
Ghi chú như bảng 3. 
Nguyen Thi Hong Van et al. 
 84 
Kết quả ñánh giá mức ñộ thu hẹp vết bỏng 
ñược chỉ ra ở bảng 4 trên ñây cho thấy, sau 7 
ngày, 14 ngày và 21 ngày dùng thuốc, diện tích 
vết bỏng ñã ñược thu hẹp nhưng mức ñộ thu hẹp 
diện tích vết bỏng ở các vết bỏng bôi
kem EB liều 100 µg/g, 1.000 µg/g, sulfadiazin-
bạc 1% và lô chứng khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê (P>0,05). 
Thời gian liền vết bỏng: kết quả tính thời 
gian liền vết bỏng ñược chỉ ra ở bảng 5.
Bảng 5. Thời gian liền vết bỏng 
STT Lô Thời gian liền vết bỏng (ngày)
P
1 Tá dược kem EB (n = 9) 25,00±1,06 
2 Sulfadiazin-bạc 1% (n = 10) 23,37±2,70 P2-1 = 0,599 
3 EB 100 µg/g (n = 10) 25,42±1,39 P3-1 = 0,982 
4 EB 1.000 µg/g (n = 9) 24,33±3,38 P4-1 = 0,996 
Ghi chú như bảng 3. 
Việc quan sát diễn biến vết bỏng ñược tiến 
hành hàng ngày. Vết bỏng ñược coi là liền hoàn 
toàn khi lớp vảy phía trên ñã tróc ra hoàn toàn, 
bề mặt vết bỏng ñã ñược bao phủ bởi một lớp 
biểu mô mới. Thời gian liền vết bỏng trung bình 
ở các lô lần lượt là 25, 23,37, 25,42, 24,33 ngày. 
Thời gian liền vết bỏng ở lô bôi sulfadiazine-
bạc 1% và EB liều 1.000 µg/g có giảm so với lô 
bôi tá dược, tuy nhiên sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (P>0,05). 
Diễn biến cấu trúc vi thể tại vết bỏng: các 
hình ảnh về diễn biến cấu trúc vi thể tại vết 
bỏng ñược chỉ ra ở hình 1. 
Lô tá dược (100X) Lô sulfadiazine - bạc (100X) 
Lô EB 100 µg/g (100X) 
Lô EB 1.000 µg/g (100X) Lô sulfadiazine - bạc (400X) Lô EB 1.000 µg/g (400X) 
Hình 1. Diễn biến cấu trúc vi thể tại vết bỏng 
Như vậy, hình ảnh mô bệnh học tại vết 
thương bỏng ngày 21 cho thấy, ở cả 4 lô ñều có 
hình ảnh mô hạt tái tạo tổn thương chưa liền sẹo 
và viêm mạn tính của tổn thương ñang hàn gắn, 
trong ñó, ở lô tá dược phần tổn thương không có 
lớp thượng bì, thay vào ñó là hình ảnh mô hạt 
ñiển hình với bề mặt là lớp hoại tử tơ huyết. 
Dưới lớp hoại tử là mô liên kết tăng sinh với 
nhiều mạch máu tân tạo, tế bào xơ non, sợi tạo 
keo, sợi liên kết và các loại tế bào viêm, trong 
ñó có bạch cầu ña nhân, tế bào lympho và ñại 
thực bào. 
Lô bôi sulfadiazine-bạc và chế phẩm EB: 
phần tổn thương vẫn còn lớp thượng bì, bên 
dưới lớp thượng bì và quanh vùng tổn thương 
có viêm mạn rõ, tăng sinh huyết quản tân tạo, tế 
Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm EB 
 85 
bào xơ, sợi liên kết và tế bào viêm. Như vậy, cả 
sulfadiazine-bạc và chế phẩm EB không làm 
tăng tốc ñộ biểu mô hóa tại vết bỏng so với lô 
ñối chứng. 
Diễn biến của quần thể vi khuẩn tại vết bỏng 
Các loài vi khuẩn phân lập ñược tại vết 
bỏng và tỷ lệ các vi khuẩn phân lập ñược qua 
các lần cấy khuẩn ñược chỉ ra ở bảng 6. 
Kết quả cho thấy, các loài vi khuẩn phân lập 
ñược nhiều nhất là S. aureus (chiếm 73,53%), 
tiếp theo là P. aeruginosa (16,67%) và các trực 
khuẩn ñường ruột (E. coli, E. cloacea, 
K. pneumoniae) chiếm 8,82%. 
Diễn biến số lượng loài vi khuẩn gây bệnh 
chủ yếu tại vết bỏng và số lượng vi khuẩn 
S. aureus qua các lần lấy mẫu ñược chỉ ra ở 
bảng 7 và hình 2. 
Hình 2. Số lượng vi khuẩn S. aureus trên 1 cm2 
diện tích vết bỏng 
Bảng 6. Tỷ lệ các vi khuẩn phân lập ñược tại vết bỏng 
Vi khuẩn Số lần phân lập ñược Tỷ lệ phân lập ñược (%) 
S. aureus 75 73,53 
P. aeruginosa 17 16,67 
E. coli 3 2,94 
E. cloacea 4 3,92 
K. pneumoniae 2 1,96 
Ent. faecium 2 1,96 
Str. agalactiae 2 1,96 
Bacillus spp. 3 2,94 
Pro. mirabillis 2 1,96 
Aci. lowfii 3 2,94 
Ghi chú như bảng 3. 
Bảng 7. Số lượng vi khuẩn S. aureus trên 1 cm2 diện tích vết bỏng (VK/cm2) 
Lô Mẫu thử N N0 N7 N14 
1 Tá dược 9 1412,00±831,70 1185,00±358,80 166,00±61,30 
1437,00±839,50 161,30±62,80 113,20±31,30 2 Sulfadiazin - bạc 1% 10 p2-1 = 0,713 p2-1 = 0,001 p2-1 = 0,635 
842,00±545,94 477,00±396,70 167,00±41,00 
p3-1 = 0,368 p3-1 = 0,007 p3-1 = 0,792 3 EB12 100 µg/g 10 
p3-2 = 0,631 p3-2 = 0,739 p3-2 = 0,315 
2112,80±1055,60 254,38±127,01 202,70±89,25 
p4-1 = 0,662 p4-1 = 0,020 p4-1 = 0,950 
p4-2 = 0,360 p4-2 = 0,965 p4-2 = 0,633 
4 EB12 1000 µg/g 9 
p4-3 = 0,146 p4-3 = 0,829 p4-3 = 0,897 
Số liệu biểu diễn dưới dạng M±SE (M: giá trị trung bình, E: sai số chuẩn), n: số ñộng vật trong mỗi lô, p: so 
sánh sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các lô, N0: sau gây bỏng 3 ngày và là ngày ñầu tiên bôi thuốc, 
mẫu ñược lấy trước khi bôi thuốc, N7: ngày thứ 7 sau bôi thuốc, N14: ngày 14 sau bôi thuốc. 
Diễn biến số lượng S. aureus tại vết bỏng 
Nguyen Thi Hong Van et al. 
 86 
Kết quả trên cho thấy, số lượng vi khuẩn 
S. aureus trên 1 cm2 tại thời ñiểm trước khi bôi 
thuốc ở lô bôi tá dược, lô chứng dương và các lô 
bôi thuốc là tương ñương (P>0,05). Sau khi bôi 
thuốc có sự giảm ñáng kể số lượng vi khuẩn ở 
các lô chứng dương, lô EB liều 100 µg/g, EB 
liều 1.000 µg/g so với lô tá dược tại thời ñiểm 7 
ngày sau bôi thuốc, sự khác biệt có nghĩa thống 
kê (P<0,05). Tác dụng kháng khuẩn của EB 
liều 100 µg/g và 1.000 µg/g tương ñương 
sulfadiazine-bạc. Như vậy, có thể thấy rằng chế 
phẩm EB có tác dụng kháng khuẩn và tác dụng 
kháng khuẩn của chế phẩm này tương ñương 
với sulfadiazine-bạc. 
KẾT LUẬN 
Chế phẩm EB phân lập từ củ sâm ñại hành 
(Eleutheurine bulbosa) có tác dụng kháng 
khuẩn, làm giảm số lượng vi khuẩn/cm2 bề mặt 
tại thời ñiểm 7 ngày sau bôi thuốc. Tác dụng 
kháng khuẩn của chế phẩm EB tương ñương với 
sulfadiazine bạc 1%. Tuy nhiên, về tác dụng 
làm liền sẹo vết thương, chế phẩm EB chưa làm 
tăng tốc ñộ liền sẹo, chưa làm giảm thời gian 
liền vết bỏng so với lô tá dược. 
Lời cảm ơn: Công trình này ñược hoàn thành 
với sự tài trợ kinh phí của Đề tài cấp Viện 
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã 
số VAST 04.01/12-13. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Almeida A. T. M., Helmut K., Leomar Z. 
C., 2003. Eleutherinone, a novel fungitoxic 
naphthoquinone from Eleutherine bulbosa 
(Iridaceae). Mem. Inst. Oswaldo Cruz, 
98(5): 709-712. 
2. Bianchi C., Ceriotti G., 1975. Chemical and 
pharmacological investigations of 
constituents of Eleutherin bulbosa (Miller) 
Urb. (Iridaceae). Journal of Pharmaceutical 
Sciences, 64(8): 1305-1308. 
3. Võ Văn Chi, 1997. Từ ñiển cây thuốc Việt 
Nam, Nxb. Y học, tr. 1029. 
4. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị 
thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, tr. 145. 
5. Vũ Thị Ngọc Thanh, 2003. Nghiên cứu ñộc 
tính và tác dụng ñiều trị tại chỗ vết thương 
bỏng nhiệt của kem chitosan 2% trên thực 
nghiệm. Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y 
Hà Nội. 
6. Lê Thế Trung, 1997. Những ñiều cần biết về 
bỏng. Nxb. Y học, Hà Nội. 
7. Nguyễn Thị Tỵ, 1989. Tác dụng ñiều trị tại 
chỗ vết thương bỏng thực nghiệm của tinh 
dầu tràm về bước ñầu ứng dụng lâm sàng. 
Luận án PTS khoa học Y dược, Học viện 
quân y, Hà Nội. 
8. Nguyễn Thị Hồng Vân, Đỗ Thị Thanh 
Huyền, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Ngọ Thị 
Phương, Bùi Kim Anh, Nguyễn Mạnh 
Cường, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Minh Hà, 
2012. Một số dẫn xuất naphthopyran phân 
lập từ củ Sâm ñại hành (Eleutherin bulbosa) 
ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công 
nghệ, 50(3A): 8-14. 
9. Nguyễn Thị Hồng Vân, Ngọ Thị Phương, 
Đinh Thị Thu Thủy, Lê Minh Hà, Phạm 
Quốc Long, 2012. Xây dựng phương pháp 
ñịnh lượng eleutherin và isoeleutherin trong 
củ Sâm ñại hành (Eleutherin bulbosa) bằng 
phương pháp HPLC. Tạp chí Hóa học, 
50(4A): 266-269. 
10. Villegas L. F., Fernandez I. D., Maldonado 
H., Torres R., Zavaleta A., 1997. Evaluation 
of the wound-healing activity of selected 
traditional medicinal plants from Peru. 
Journal of Ethnopharmacology, 55(3): 193-
200. 
Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm EB 
 87 
STUDY ON ANTIBIOTICS ACTIVITY IN VITRO AND TREATMENT EFFECTS 
IN PLACE IN THE EXPERIMENTAL BURNS OF EB PRODUCT ISOLATED 
FROM THE RHIZOME OF Eleutherine bulbosa 
Nguyen Thi Hong Van1, Do Thi Nguyet Que2, Nguyen Thu Hang2, 
Le Thi Loan2, Luu Tuan Anh1, Nguyen Van Hoan1 
1Institute of Natural Product Chemistry, VAST 
2Hanoi University of Pharmacy 
SUMMARY 
The products EB containing of eleutherine and isoeleutherine have been extracted from the rhizome of 
Eleutherine bulbosa and showed the antibacterial effect on experimental animals. Based on the results of 
diameter of sterile ring using the agar diffusion method, EB products have a significant antibacterial effect 
against Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Shigella flexneri DT 112, Proteus mirabilis BV 108 and 
Bacillus pumilus at concentrations of 50 µg/ml and 100 µg/ml. The EB products exhibited also their 
antibacterial activity in vivo on the experimental thermal burn in the rabbit skin, reducing the density of 
bacterial/cm2 at 7 days after treatment by EB ointment, these antibacterial effect of EB is equivalent to 
sulfadiazine - 1% silver. 
Keywords: Bacillus, Eleutherine bulbosa, Proteus, Shigella, Staphylococcus aureus, antibacterial activity. 
Ngày nhận bài: 22-5-2013 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dung_khang_khuan_in_vitro_va_tac_dung_dieu_tr.pdf