Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân ung thư điều trị Anthracyclin

Nghiên cứu 30 bệnh nhân hóa trị bằng anthracyclin, siêu âm tim trước và sau

khi hoàn thành điều trị nhằm tìm hiểu sự biến đổi các chỉ số doppler mô cơ tim sau điều

trị, nhận thấy:

Có sự biến đổi rõ rệt các chỉ số doppler mô sau điều trị anthracyclin.

Biến đổi các chỉ số doppler mô theo hướng giảm đánh giá chức năng tâm thu

thất trái: giảm vận tốc sóng tâm thu (Sm), kéo dài thời gian co đồng thể tích (IVCTm),

tăng chỉ số Tei (MPI).

Biến đổi rõ có ý nghĩa theo hướng giảm chức năng tâm trương, là dấu hiệu sớm

của suy chức năng thất trái: giảm biên độ sóng đầu và cuối tâm trương (Em, Am), giảm

tỷ lệ Em/Am, kéo dài thời gian thư giãn đồng thể tích (IVRTm) và tăng chỉ số Tei.

pdf 9 trang kimcuc 1940
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân ung thư điều trị Anthracyclin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân ung thư điều trị Anthracyclin

Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân ung thư điều trị Anthracyclin
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
82
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ DOPPLER MÔ CƠ 
TIM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ ANTHRACYCLIN
Trương Minh Thương1, Nguyễn Hải Khoa1, Nguyễn Đức Tỉnh1
Nguyễn Hồng Vũ1, Nguyễn Đăng Huy1, Tạ Thị Bích1
Tóm tắt:
Nghiên cứu 30 bệnh nhân hóa trị bằng anthracyclin, siêu âm tim trước và sau 
khi hoàn thành điều trị nhằm tìm hiểu sự biến đổi các chỉ số doppler mô cơ tim sau điều 
trị, nhận thấy:
Có sự biến đổi rõ rệt các chỉ số doppler mô sau điều trị anthracyclin.
Biến đổi các chỉ số doppler mô theo hướng giảm đánh giá chức năng tâm thu 
thất trái: giảm vận tốc sóng tâm thu (Sm), kéo dài thời gian co đồng thể tích (IVCTm), 
tăng chỉ số Tei (MPI). 
Biến đổi rõ có ý nghĩa theo hướng giảm chức năng tâm trương, là dấu hiệu sớm 
của suy chức năng thất trái: giảm biên độ sóng đầu và cuối tâm trương (Em, Am), giảm 
tỷ lệ Em/Am, kéo dài thời gian thư giãn đồng thể tích (IVRTm) và tăng chỉ số Tei.
*Từ khóa: Doppler mô; anthracyclin
STADY OF CHANGES OF MYOCARDIAL TISSUE DOPPLER INDEXS 
IN CANCER PATIENTS WITH ANTHRACYCLIN TREATMENT
Summary:
A study on 30 patients with anthracycline treated, echocardiography before 
and after completion of treatment aimed at understanding the changes in cardiac tissue 
1 Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Trương Minh Thương (thuongbs175@gmail.com)
Ngày nhận bài: 12/01/2018, ngày phản biện: 25/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/3/2018
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
83
doppler indexs:
- There is a significant change in tissue doppler after anthracycline treatment.
- The left ventricular systolic dysfunction with decreasing systolic velocity wave 
(Sm), lengthening of isovolumetric contraction time (IVCTm) and increase of MPI.
- Significant changes in decreasing diastolic function, an early sign of left ven-
tricular dysfunction: reduction of diastolic velocity waves (Em, Am ), reduction of Em/
Am ratio, lengthening of isovolumetric relaxation time (IVRTm) and increase of Tei 
index.
*Keywords: Tissue doppler; anthracyclin
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều phương pháp điều trị 
ung thư, trong đó hóa trị liệu giúp mang 
lại hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên 
độc tính đối với tim là tác dụng không 
mong muốn đối với nhiều nhóm hóa chất, 
đặc biệt ghi nhận đối với anthracycline. 
Anthracyclin là nhóm hóa chất được sử 
dụng phổ biến trong nhiều phác đồ và 
điều trị hiệu quả nhiều loại ung thư. Tuy 
nhiên, nhóm thuốc này gây nhiễm độc cơ 
tim với tỷ lệ cao (có thể lên tới 26%) [10]. 
Tiêu chuẩn quan trọng nhất 
để đánh giá tổn thương độc cơ tim do 
anthracyclin là kết quả mô bệnh học. 
Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng việc 
tiến hành sinh thiết cơ tim không được 
chỉ định thường quy cho các bệnh nhân. 
Trong khi đó, siêu âm tim là phương pháp 
có độ chính xác cao, không xâm nhập, dễ 
thực hiện và không gây phơi nhiễm bức 
xạ ion hóa. Hiện nay, vấn đề đánh giá ảnh 
hưởng của hóa chất điều trị ung thư lên 
cơ tim rất đáng được quan tâm nhưng ở 
Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu 
về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành 
đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số 
Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân ung thư 
điều trị anthracyclin” nhằm mục tiêu: So 
sánh sự biến đổi các chỉ số Doppler mô cơ 
tim ở bệnh nhân ung thư trước và sau khi 
điều trị anthracyclin.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 30 BN ung thư được loại trừ 
các bệnh lý tim mạch đủ điều kiện điều trị 
hóa chất anthracyclin tại Trung tâm ung 
bướu - Bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 8 
năm 2016 đến tháng 7 năm 2017. 
2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, 
theo dõi đợt điều trị, lấy mẫu tiến cứu. 
Các BNNC được kiểm tra siêu âm tại thời 
điểm trước và sau hoàn thành điều trị với 
anthracyclin ở tháng thứ 6 trở đi.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
84
3. Các biến số nghiên cứu
Đánh giá biến đổi các chỉ số 
doppler mô cơ tim: Sm, Em, Am, IVCTm, 
IVRTm, ETm, MPI. Đánh giá CNTThTT 
(Sm, IVCTm, MPI) và CNTTrTT (Em, 
Am, Em/Am, IVRTm, MPI).
4. Phương tiện và kỹ thuật 
khảo sát
- Phương tiện nghiên cứu: Máy 
siêu âm Phillips Envisor HD 11-XE có 
đầu dò sector đa tần 2 - 4 MHz có chức 
năng doppler mô. 
- Kỹ thuật khảo sát được thống 
nhất theo qui trình siêu âm tim và đo đạc 
các thông số theo khuyến cáo của Hội 
siêu âm tim Hoa Kỳ.
5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu NC được xử lý bằng phần 
mềm Stata 12.0, với các thuật toán phù 
hợp với đặc tính của biến số. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Qua NC hồ sơ và kiểm tra siêu 
âm tim ở 30 BN ung thư được điều trị 
anthracyclin từ 8/2016 đến 7/2017 tại 
Bệnh viện quân y 175, kết quả như sau:
1. Đặc điểm chung ở nhóm 
bệnh nhân nghiên cứu
1.1. Đặc điểm phân bố giới tính 
và tuổi 
Đặc điểm phân bố giới tính (n = 30): 
 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
Kết quả cho thấy BN nữ chiếm đa số 96,67% (29/30 BN), cao hơn nhiều so với 
BN nam 3,33% (1/30 BN), tỷ lệ nam/nữ = 1/29 (biểu đồ 3.1). So sánh với NC của một 
số tác giả như Katarzyna Mizia-Stec và cs [5], Paul W. Stoodley và cs [8], Daniela Di Lisi 
và cs [2] đều có tỷ lệ 100% BN nữ, tương đồng kết quả NC của chúng tôi. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, mặt bệnh chủ yếu là ung thư vú, chỉ có 01 BN nam (chiếm 3,33%) 
mắc bệnh lymphoma. 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
85
Đặc điểm phân bố theo độ tuổi (n = 30)
Tuổi trung bình của BN nghiên cứu là 48,83 ± 11,25. NC của chúng tôi cho kết 
quả tương đồng với kết quả NC của một số tác giả khác như: nghiên cứu của Katarzyna 
Mizia-Stec và cs [5] (50 ± 9); Paul W. Stoodley và cs [8] (52 ± 10); Daniela Di Lisi và cs 
[2] (57 ± 12). Trong NC của chúng tôi, tuổi mắc bệnh nhiều nhất là nhóm 41 – 60 tuổi với 
21 trường hợp, chiếm tỷ lệ 70% (biểu đồ 3.2).
1.2. Đặc điểm phân bố theo thời gian điều trị và tổng liều tích lũy anthracyclin
Bảng 3.1. Thời gian điều trị và tổng liều tích lũy sau điều trị anthracyclin
Chỉ số NC Nhỏ nhất Lớn nhất X ± SD
Thời gian điều trị 
(tháng) 6 9 7,3 ± 0,79
Tổng liều tích lũy 
anthracyclin (mg/m2) 200 300 216,67 ± 37,90
Trung bình thời gian theo dõi ở nhóm hoàn thành điều trị anthracyclin trong NC 
của chúng tôi là 7,3 ± 0,79 tháng (bảng 3.1). Ngắn hơn NC của Katarzyna Mizia-Stec và cs 
[5] (9 - 12 tháng), tương đồng nghiên cứu của Paul W. Stoodley và cs [8] (7 ngày - 12 tháng). 
Trong NC của chúng tôi, trung bình liều tích lũy anthracyclin ở nhóm hoàn 
thành điều trị là 216,67 ± 37,90 mg/m2 (bảng 3.2). Thấp hơn liều trong NC của Katarzyna 
Mizia-Stec và cs [5], (278 ± 55 mg/m2; NC của Paul W. Stoodley và cs [8], (238 ± 30 mg/
m2). 
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phân bố 
theo tuổi của nhóm bệnh 
nhân nghiên cứu 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
86
1.3. Đặc điểm phân bố theo chỉ số khối, diện tích da cơ thể, chỉ số tim lồng 
ngực và nhịp tim
Bảng 3.2. Phân bố theo chỉ số khối, diện tích da cơ thể, chỉ số tim lồng ngực và 
nhịp tim 
Chỉ số NC
Trước điều trị
(n = 30)
Sau điều trị
(n = 30) p
X ± SD X ± SD
BMI (kg/m2) 23,11 ± 2,49 22,52 ± 2,48 > 0,05
BSA (m2) 1,57 ± 0,11 1,52 ± 0,11 > 0,05
Chỉ số tim lồng ngực 0,456 ± 0,022 0,464 ± 0,029 > 0,05
HR (chu kỳ/phút) 81 ± 12 81 ± 11 > 0,05
Kết quả thống kê về trung bình 
chỉ số khối, diện tích da cơ thể, chỉ số tim 
lồng ngực và nhịp tim ở 3 nhóm BNNC 
cho khác biệt không có ý nghĩa thống 
kê với p > 0,05. Như vậy, trong NC này 
anthracyclin không gây biến đổi làm 
lớn tim trên hình ảnh X quang, có thể 
do trong NC của chúng tôi liều tích lũy 
anthracyclin còn thấp và thời gian theo dõi 
chưa đủ dài. Chỉ số tim lồng ngực lần đầu 
tiên chúng tôi đưa vào NC, không tìm thấy 
trong các NC của các tác giả trước đây. 
Thay đổi trung bình các chỉ số BMI, BSA 
và HR cho kết quả tương đồng với NC của 
Prakadeshwari Rajapreyar và cs (2016) [6], 
bình chỉ số BMI cũng tương đồng với NC 
của Katarzyna Mizia-Stec và cs [5], trung 
bình HR trong NC của chúng tôi cũng phù 
hợp với NC của Paul W. Stoodley và cs [8]. 
1.4. Nhiễm độc cơ tim trên lâm 
sàng và điện tâm đồ
Trong NC của chúng tôi, không 
ghi nhận tình trạng nhiễm độc cơ tim do 
dùng anthracyclin trên lâm sàng và điện 
tâm đồ. Kết quả này cũng phù hợp với 
NC của Katarzyna Mizia-Stec và cs [5]. 
Theo khuyến cáo liều tích lũy tối đa với 
doxorubicin từ 400 đến 550 mg/m2 [1], NC 
của chúng tôi là 216,67 ± 37,90 mg/m2, 
cao nhất là 300 mg/m2, thấp hơn nhiều so 
với liều khuyến cáo, điều này giải thích tại 
sao không thấy trường hợp suy tim trên 
lâm sàng và không gây biến đổi trên điện 
tâm đồ.
2. So sánh các chỉ số siêu âm Doppler mô cơ tim trước và sau điều trị 
anthracyclin 
Thay đổi trung bình các chỉ số siêu âm dopple mô:
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
87
Bảng 3.3. Thay đổi trung bình các chỉ số siêu âm dopple mô 
Chỉ số NC
Trước điều trị (n = 30) Sau điều trị (n = 30)
p
X ± SD X ± SD
Em (cm/s) 11,32 ± 1,51 9,16 ± 1,32 < 0,001
Am (cm/s) 8,79 ± 1,65 8,13 ± 1,16 0,010
Sm (cm/s) 11,09 ± 1,07 9,37 ± 1,62 < 0,001
ETm (ms) 266 ± 40,58 271,87 ± 34,69 > 0,05
IVCTm (ms) 67,03 ± 7,52 79,53 ± 7,35 < 0,001
IVRTm (ms) 79,2 ± 11,95 97,87 ± 18,06 < 0,001
Em/Am 1,36 ± 0,44 1,16 ± 0,28 < 0,001
MPI 0,41 ± 0,08 0,52 ± 0,11 0,001
Việc khảo sát các bất cứ bệnh lý 
tim mạch nào cũng cần thiết phải đánh giá 
CNTThTT và CNTTrTT. Ngày nay, siêu 
âm doppler tim đặc biệt siêu âm doppler 
mô cơ tim cho phép đánh giá chức năng 
thất trái bao gồm CNTTh và CNTTr một 
cách nhanh chóng, chính xác, chi phí thấp 
và không xâm lấn. Siêu âm doppler mô 
cơ tim cho phép đánh giá một cách khách 
quan CNTThTT bằng định lượng thông 
qua chỉ số vận tốc cơ tim tâm thu Sm tại vị 
trí vòng van hai lá. Đây là một biện pháp 
đánh giá CNTTh theo chiều dọc và có 
tương quan với phân suất tống máu tâm 
thu EF%. Sự biến đổi vận tốc tâm thu tối 
đa Sm ở vị trí vòng van hai lá thường xuất 
hiện sớm hơn biến đổi của phân suất tống 
máu, vì thế cho phép phát hiện những rối 
loạn CNTThTT ở các bệnh nhân suy tim 
có phân suất tống máu (EF%) bình thường 
[7].
Kết quả thống kê cho thấy có sự 
thay đổi rõ rệt theo xu hướng giảm của 
chỉ số vận tốc cơ tim tâm thu (Sm) theo 
thời gian điều trị. Giảm vận tốc cơ tim tâm 
thu sau điều trị cho thấy có sự suy giảm 
CNTThTT và theo các nghiên cứu nó xảy 
ra khi mà chưa có sự suy giảm của phân 
suất tống máu (EF%) theo phương pháp 
siêu âm truyền thống. Kết quả này phù 
hợp với nghiên cứu của Katarzyna Mizia-
Stec và cộng sự [5].
Vận tốc tối đa sóng đầu tâm trương 
(Em) trên siêu âm Doppler mô cơ tim là kết 
quả của sự vận động của thành thất trái tại 
vị trí thăm dò trong thì tâm trương. Khác 
với sóng đầu tâm trương của dòng chảy 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
88
qua van hai lá là Em ít chịu ảnh hưởng của 
áp lực thất trái và của tiền gánh, nên có 
thể đánh giá được sớm và chính xác hơn 
CNTTrTT [9]. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi cho kết quả giảm rõ rệt trung bình vận 
tốc sóng tâm trương Em và Am, tỷ lệ Em/
Am có ý nghĩa thống kê. Điều này cho 
thấy việc sử dụng anthracyclin gây giảm 
CNTTrTT sớm. Kết quả này cũng phù hợp 
với NC của Katarzyna Mizia-Stec và cs [5], 
nghiên cứu của Marzia Lotrionte và cs [4].
Chỉ số MPI (chỉ số Tei) là chỉ số 
đánh giá chức năng của toàn bộ thất trái, 
bao gồm cả tâm thu và tâm trương. Chỉ 
số này lúc đầu được áp dụng khi thăm dò 
đồng thời phổ Doppler dòng qua van hai 
lá và đường ra thất trái. Đầu những năm 
2000 Harada đã đề nghị sử dụng siêu âm 
Doppler mô để đánh giá chỉ số MPI. Theo 
tác giả, chỉ số MPI là một chỉ số có giá trị 
để đánh giá chức năng thất trái và chỉ số 
MPI tăng rõ trong những trường hợp suy 
CNTTr [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
chỉ số MPI tăng rõ rệt sau điều trị. Kết quả 
này phù hợp với NC của Daniela Di Lisi 
và cs [2], NC của Katarzyna Mizia-Stec và 
cs [5].
Thay đổi tỷ lệ giảm chức năng 
thất trái
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ giảm chức năng thất trái trên siêu âm doppler mô 
Về tình trạng CNTT chúng tôi thấy 
có 4 BN (chiếm 13,33%) giảm CNTThTT 
khi xét chỉ số Sm trên siêu âm doppler mô. 
Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng 
với NC của Daniela Di Lisi và cs [2].
Đối với CNTTrTT, chúng tôi nhận 
thấy tăng tỷ lệ rối loạn CNTTrTT 40% ở 
nhóm hoàn thành điều trị so với 16,67% 
ở nhóm chưa điều trị khi xét trên siêu âm 
doppler mô, khác biệt một cách có ý nghĩa. 
Như vậy, có sự rối loạn rõ rệt CNTTrTT ở 
nhóm BN sau khi hoàn thành điều trị với 
anthracyclin. Kết quả NC của chúng tôi 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
89
tương đồng với NC của các tác giả như 
Daniela Di Lisi và cs [2], Katarzyna Mizia-
Stec và cs [5]. 
KẾT LUẬN
Qua NC các chỉ số siêu âm doppler 
mô cơ tim ở 30 BN điều trị anthracyclin 
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Có sự biến đổi rõ rệt các chỉ số 
doppler mô sau điều trị anthracyclin.
Ghi nhận các chỉ số doppler mô 
đánh giá chức năng tâm thu thất trái có 
sự biến đổi có ý nghĩa theo hướng giảm 
chức năng: giảm biên độ sóng tâm thu 
(Sm), kéo dài thời gian co đồng thể tích 
(IVCTm), tăng chỉ số Tei (MPI). 
Các chỉ số đánh giá chức năng 
tâm trương trên siêu âm doppler mô biến 
đổi rõ có ý nghĩa theo hướng giảm chức 
năng, là dấu hiệu sớm của suy chức năng 
thất trái, cụ thể là: giảm biên độ sóng đầu 
và cuối tâm trương (Em, Am), giảm tỷ lệ 
Em/Am, kéo dài thời gian thư giãn đồng 
thể tích (IVRTm) và tăng chỉ số Tei.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chấn Hùng (2004). 
Ung bướu học nội khoa. Nhà Xuất Bản Y 
Học, Tp Hồ Chí Minh, tr. 319 - 346.
2. Di Lisi D, Bonura F, Macaione 
F et al (2011). “Chemotherapy-induced 
cardiotoxicity: role of the tissue Doppler 
in the early diagnosis of left ventricular 
dysfunction”. Anticancer Drugs, 22(5), 
pp. 468-472.
3. Harada K, Tamura M, Toyono 
M et al (2001). “Assessment of global 
left ventricular function by tissue Doppler 
imaging”. Am J Cardiol, 88(8), pp. 927-
932, 929.
4. Lotrionte M, Cavarretta E, 
Abbate A et al (2013). “Temporal changes 
in standard and tissue Doppler imaging 
echocardiographic parameters after 
anthracycline chemotherapy in women 
with breast cancer”. Am J Cardiol, 112(7), 
pp. 1005-1012.
5. Mizia-Stec K, Goscinska A, 
Mizia M et al (2013). “Anthracycline 
chemotherapy impairs the structure and 
diastolic function of the left ventricle and 
induces negative arterial remodelling”. 
Kardiol Pol, 71(7), pp. 681-690.
6. Rajapreyar P, Lorenzana 
A, Prabhu A et al (2016). “Tissue 
Doppler Imaging and Focal, Late-Onset 
Anthracycline-Induced Cardiovascular 
Disease in Long Term Survivors of 
Childhood Cancer: A Research Article”. J 
Clin Diagn Res, 10(8), pp. 01-04.
7. Royse CF, Ruizhi N, Huynh 
AL et al (2011). “The Effect of a 
Hyperdynamic Circulation on Tissue 
Doppler Values: A Simulation in Young 
Adults during Exercise”. Anesthesiol Res 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 
90
Pract, 2011, pp. 165874.
8. Stoodley PW, Richards 
DA, Boyd A et al (2013). “Altered 
left ventricular longitudinal diastolic 
function correlates with reduced systolic 
function immediately after anthracycline 
chemotherapy”. Eur Heart J Cardiovasc 
Imaging, 14(3), pp. 228-234.
9. Tighe DA, Vinch CS, Hill JC 
et al “Influence of age on assessment 
of diastolic function by Doppler 
tissue imaging”. American Journal of 
Cardiology, 91(2), pp. 254-257.
10. Yeh ET, Bickford CL (2009). 
“Cardiovascular complications of 
cancer therapy: incidence, pathogenesis, 
diagnosis, and management”. J Am Coll 
Cardiol, 53(24), pp. 2231-2247.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_bien_doi_cac_chi_so_doppler_mo_co_tim_o_benh_n.pdf