Nghiên cứu mức độ sử dụng kế toán sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam

Kế toán sáng tạo là một chủ đề nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm vì nó liên quan đến

việc điều chỉnh số liệu kế toán thực tế theo cách ban điều hành mong muốn thông qua việc lợi

dụng các quy định kế toán hiện hành hoặc phớt lờ các quy định này. Bằng phương pháp tổng thuật

tài liệu và khảo sát các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh trên địa bàn

Thành phố Hà Nội, nghiên cứu này đã làm rõ các thủ thuật phổ biến và động cơ thực hiện kế toán

sáng tạo, đồng thời đánh giá xu hướng và mức độ áp dụng kế toán sáng tạo tại các doanh nghiệp

Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng áp dụng kế toán sáng tạo tại Việt Nam ngày càng

gia tăng, mức độ áp dụng kế toán sáng tạo phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, động cơ thực

hiện kế toán sáng tạo của doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục đích tối ưu hóa lợi ích về thuế, tăng giá

trị công ty và hoàn thành kế hoạch được giao.

pdf 8 trang kimcuc 3700
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mức độ sử dụng kế toán sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mức độ sử dụng kế toán sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu mức độ sử dụng kế toán sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 
 47
Nghiên cứu mức độ sử dụng kế toán sáng tạo 
tại các doanh nghiệp Việt Nam 
Nguyễn Thị Hương Liên*, Đào Thị Ngân 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 2 tháng 8 năm 2017 
Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 12 năm 2017 
Tóm tắt: Kế toán sáng tạo là một chủ đề nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm vì nó liên quan đến 
việc điều chỉnh số liệu kế toán thực tế theo cách ban điều hành mong muốn thông qua việc lợi 
dụng các quy định kế toán hiện hành hoặc phớt lờ các quy định này. Bằng phương pháp tổng thuật 
tài liệu và khảo sát các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh trên địa bàn 
Thành phố Hà Nội, nghiên cứu này đã làm rõ các thủ thuật phổ biến và động cơ thực hiện kế toán 
sáng tạo, đồng thời đánh giá xu hướng và mức độ áp dụng kế toán sáng tạo tại các doanh nghiệp 
Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng áp dụng kế toán sáng tạo tại Việt Nam ngày càng 
gia tăng, mức độ áp dụng kế toán sáng tạo phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, động cơ thực 
hiện kế toán sáng tạo của doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục đích tối ưu hóa lợi ích về thuế, tăng giá 
trị công ty và hoàn thành kế hoạch được giao. 
Từ khóa: Kế toán sáng tạo, xu hướng áp dụng, thủ thuật, động cơ thực hiện, mức độ áp dụng. 
1. Giới thiệu 
Kế toán sáng tạo (KTST) được hiểu là việc 
sử dụng kiến thức kế toán để tác động đến số 
liệu báo cáo tài chính nhằm mục đích phản ánh 
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của 
doanh nghiệp theo cách mà ban điều hành 
mong muốn, thay vì trình bày trung thực các số 
liệu này, trong khuôn khổ pháp luật và các quy 
tắc kế toán cho phép [1]. Khái niệm này đồng 
nhất với quan điểm của Naser (1992) rằng 
KTST là việc chuyển hóa thông tin kế toán tài 
chính từ số liệu thực tế phát sinh sang số liệu 
người lập báo cáo tài chính mong muốn bằng 
_______ 
* ĐT.: Tác giả liên hệ. 84-988797510. 
 Email: liennth@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4118 
cách lợi dụng các các quy tắc kế toán hiện hành 
hay phớt lờ một số quy tắc đó [2]. 
Xuất phát từ tính phức tạp và đa dạng của 
các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù trong doanh 
nghiệp, mức độ tinh vi của các thủ thuật KTST 
ngày càng gia tăng, vì vậy việc nghiên cứu các 
thủ thuật và dấu hiệu nhận biết các hành vi 
KTST luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm 
của các bên liên quan. Hussein và các cộng sự 
(2013) trong một nghiên cứu về thực tiễn áp 
dụng KTST đã chỉ ra sự khác biệt về động cơ 
thực hiện KTST giữa các công ty tư nhân và 
công ty đại chúng [3]. Cụ thể, các công ty tư 
nhân thường áp dụng KTST vì mục đích che 
giấu thu nhập và giảm nghĩa vụ thuế phải nộp. 
Trong khi đó, các công ty đại chúng thường 
thực hiện KTST để thổi phồng giá cổ phiếu. 
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các 
hành vi KTST cần được kiểm soát chặt chẽ 
N.T.H. Liên, Đ.T. Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 48
nhằm đáp ứng yêu cầu về minh bạch và chất 
lượng công bố thông tin. Thị trường chứng 
khoán tại Việt Nam đã và đang bước dần vào 
giai đoạn ổn định, chất lượng thông tin báo cáo 
tài chính của các công ty niêm yết ngày càng 
được quan tâm, do đó, cần thiết phải đánh giá 
các báo cáo tài chính đó có sử dụng các thủ 
thuật KTST hay không. Mặt khác, nhiều kế 
toán viên trong các doanh nghiệp Việt Nam còn 
chưa hiểu rõ và đầy đủ về các hành vi KTST và 
tác động của KTST đến chất lượng thông tin 
báo cáo tài chính. Do vậy, cần phải có các 
nghiên cứu về KTST ở cấp độ doanh nghiệp từ 
góc nhìn của các nhà quản trị và kế toán viên. 
Bằng phương pháp tổng thuật tài liệu và khảo 
sát các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản 
xuất - kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà 
Nội, nghiên cứu này làm rõ các thủ thuật phổ 
biến và động cơ thực hiện KTST, đồng thời 
đánh giá xu hướng và mức độ áp dụng KTST 
tại các doanh nghiệp Việt Nam. 
2. Các thủ thuật kế toán sáng tạo 
Đối với những tài sản được doanh nghiệp 
sử dụng, vấn đề sở hữu và kiểm soát là tương 
đối đơn giản. Tuy nhiên, một số giao dịch đặc 
thù có thể gây khó khăn cho việc xác định 
quyền kiểm soát tài sản đó. Ví dụ, đối với tài 
sản cho thuê tài chính thì người thuê hay người 
cho thuê là người sở hữu và kiểm soát tài sản 
đó? Sự không rõ ràng trong vấn đề sở hữu tài 
sản của doanh nghiệp đã tạo nên nhiều luồng 
phân tích kế toán khác nhau. Ví dụ, các giao 
dịch tương tự nhau có thể được báo cáo bằng 
nhiều cách khác nhau, những tài sản quan trọng 
có thể bị để ngoài bảng cân đối kế toán mặc dù 
doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro kinh tế từ 
việc sở hữu hoặc kiểm soát tài sản đó. 
2.1. Tài sản bị thổi phồng 
Tài sản bị thổi phồng có xu hướng ngày 
càng gia tăng khi nhà quản trị có ý định làm 
tăng thu nhập. Palepu và các cộng sự (2007) đã 
tổng hợp các thủ thuật thổi phồng tài sản phổ 
biến như sau [4]: 
2.1.1. Trì hoãn việc ghi giảm giá trị tài sản 
ngắn hạn 
Nếu giá trị của tài sản bị giảm xuống dưới 
giá trị sổ sách, theo nguyên tắc thận trọng, kế 
toán phải ghi giảm tài sản về giá trị thực của nó. 
Tài sản ngắn hạn giảm xuống có ảnh hưởng tới 
lợi nhuận bởi vì việc xóa sổ tài sản được tính 
trực tiếp vào chi phí. Vì vậy, việc trì hoãn ghi 
giảm tài sản là một cách để nhà quản trị làm 
tăng lợi nhuận. 
2.1.2. Ghi nhận thấp hơn khoản dự phòng 
đối với nợ xấu 
Nhà quản trị đánh giá các khoản mong đợi 
có thể thu được từ khách hàng và trích lập dự 
phòng dựa trên ước tính tỷ lệ nợ phải thu khó 
đòi. Nếu nhà quản trị đánh giá thấp hơn giá trị 
khoản dự phòng thì tài sản và thu nhập sẽ được 
đánh giá cao hơn. 
2.1.3. Đẩy nhanh tiến độ ghi nhận doanh thu 
Nhà quản trị có thểđẩy nhanh tiến độ ghi 
nhận doanh thu để hoàn thành chỉ tiêu báo cáo 
thu nhập cho một giai đoạn nhất định. Việc ghi 
nhận doanh thuquá mức là một trong những 
hình thức phổ biến nhất của điều chỉnh lợi 
nhuận. Một số cảnh báo bao gồm khoản phải 
thutăng vọt so với sự phát triển của doanh thu 
và sự gia tăng đáng kể kỳ thu tiền bình quân. 
1.1.4. Trì hoãn việc ghi giảm giá trị tài sản 
dài hạn 
Việc đánh giá sự giảm giá của tài sản dài 
hạn luôn mang tính chủ quan, đặc biệt đối với 
tài sản vô hình như lợi thế thương mại. Vì thế, 
nhà quản trị có thể dùng phán đoán của mình để 
trì hoãn việc ghi giảm giá tài sản trên bảng cân 
đối kế toán và báo cáo thu nhập. 
2.1.5. Ghi nhận thấp hơn giá trị hao mòn tài 
sản dài hạn 
Nhà quản trị ước tínhthời gian sử dụng hữu 
ích để xác định thời gian tính khấu hao đối với 
tài sản dài hạn.Nếu ước tính này là khả quan thì 
tài sản dài hạn và lợi nhuận sẽ được đánh giá 
cao hơn, đặc biệt với các doanh nghiệp có giá 
trị tài sản cố định lớn như ngành hàng không và 
tiện ích công. Một sự so sánh giữa chính sách 
của doanh nghiệp với doanh nghiệp cùng ngành 
có tài sản cơ bản và chiến lược tương tự sẽ giúp 
N.T.H. Liên, Đ.T. Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 49
nhà phân tích xác định tài sản có khả năng bị 
thổi phồng hay không. 
2.3. Tài sản bị ghi nhận thấp hơn thực tế 
Tài sản bị ghi nhận thấp hơn thực tế khi nhà 
quản trị có xu hướng muốn giảm lợi nhuận, cụ 
thểkhi doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn và 
nhà quản trị quyết định dự trữ một khoản lợi 
nhuận cho tương lai. Điều hòa thu nhậpcó thể 
được thực hiện bằng việc đánh giá cao hơn chi 
phí hiện tại hay đánh giá thấp hơn giá trị của tài 
sản trong thời gian doanh nghiệp đang hoạt 
động sinh lời tốt. Schilit và Perlev (2010) cho 
rằng việc đánh giá thấp hơn tài sản và chi phí 
cũng có thể được thực hiện trong năm có kết 
quả kinh doanh đặc biệt tồi tệ, khi nhà quản trị 
quyết định làm sạch báo cáo bằng việc đánh giá 
thấp hơn khoản thu nhập trong giai đoạn hiện 
tại để tạo ra kết quả kinh doanh ấn tượng trong 
những năm tiếp theo. Đó chính là khái niệm 
làm sạch báo cáo “big bath”. Các thủ thuật ghi 
nhận giá trị tài sản thấp hơn thực tế được Schilit 
và Perlev (2010) tổng hợp bao gồm 5 trường 
hợp chủ yếu sau [5]: 
2.3.1. Tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn bị ghi 
giảm quá mức 
Nhà quản trị có khả năng ghi nhận cao hơn 
mức giảm của tài sản ngắn hạn khi năm đó 
doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt hoặc 
trong trường hợp doanh nghiệp bị suy kiệt. 
Bằng việc đánh giá cao hơn mức giảm của tài 
sản ngắn hạn và đánh giá cao hơn khoản chi phí 
trong kỳ, nhà quản trị có thể hạ thấp chi phí 
trong tương lai và nâng cao lợi nhuận khi cần 
thiết. Tài sản ngắn hạn bị ghi giảm quá mức xảy 
ra khi nhà quản trị thiếu sự lạc quan về tình 
hình của doanh nghiệp trong tương lai. 
2.3.2. Các khoản dự phòng được ước tính 
trích lập quá cao 
Để đảm bảo tình hình tài chính ổn định, 
đồng thời bù đắp cho khoản tổn thất có thể xảy 
ra, doanh nghiệp sẽ dự trù một khoản tổn thất 
để tính trước vào chi phí, đó là khoản dự phòng. 
Ví dụ như dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, 
dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm 
giá hàng tồn kho. Các khoản dự phòng này 
được tính vào chi phí và trừ vào kết quả kinh 
doanh của doanh nghiệp. Việc làm này một mặt 
giúp doanh nghiệp có thể tránh khỏi những 
khoản tổn thất, nhưng mặt khác nó lại tạo ra 
một kẽ hở cho chính doanh nghiệp đó trong 
việc cố ý ghi tăng các khoản dự phòng để làm 
tăng chi phí, từ đó lợi nhuận sẽ giảm và thuế 
thu nhập phải nộp nhà nước cũng giảm theo. 
Nhà nước tạo một quy chế giúp doanh nghiệp 
có thể thoát khỏi tình trạng tài chính xấu nhưng 
đồng thời tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp thực 
hiện hành vi KTST để trốn thuế. 
2.3.3. Tài sản cho thuê tài chính chuyển 
ngoại bảng 
Để tiêu chuẩn hóa báo cáo đối vớicác giao 
dịch cho thuê, chuẩn mực kế toán Mỹ đã quy 
định một giao dịch cho thuê tương đương với 
mua sắm tài sản nếu thỏa mãn một trong những 
điều kiện sau: (1) Quyền sở hữu của tài sản 
chuyển giao lại cho người thuê vào cuối thời 
hạn thuê; (2) Bên đi thuê lựa chọn việc mua tài 
sản với một mức giá được thỏa thuận vào cuối 
thời hạn thuê; (3) Tài sản cho thuê lớn hơn hoặc 
bằng 75% đời sống hữu ích; và (4) Giá trị hiện 
tại của khoản tiền thuê lớn hơn hoặc bằng 90% 
giá trị hợp lý của tài sản. Trong thực tế, mặc dù 
có các tiêu chuẩn ghi nhận cụ thể nói trên, vẫn 
tồn tại cơ hội cho nhà quản trị chuyển đổi từ 
thuê tài chính sang thuê hoạt động, dẫn tới khả 
năng đánh giá thấp hơn giá trị tài sản thuê, đặc 
biệt với các tài sản chuyên dụng thường được 
thuê của các hãng hàng không hay chuỗi buôn 
bán lẻ. 
2.3.4. Ghi giảm các khoản nợ phải thu đã 
bán cho các tổ chức tài chính 
Theo nguyên tắc kế toán của Mỹ (SFAS 
140), các khoản phải thu đã bán cho các tổ chức 
tài chính được ghi giảm nếu bên bán nhượng lại 
quyền kiểm soát các khoản phải thu cho tổ chức 
tài tài chính. Quyền kiểm soát bị từ bỏ nếu như 
các khoản phải thu nằm ngoài tầm kiểm soát 
của bên bán, hay bên bán đã chuyển giao phần 
lớn rủi ro cho bên mua và bên bán không có 
cam kết mua lại các khoản phải thu đó. Ngược 
lại, nếu các rủi ro tín dụng vẫn thuộc về bên bán 
thì không được phép ghi giảm các khoản nợ 
phải thu này trên báo cáo tài chính. 
N.T.H. Liên, Đ.T. Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 50
2.3.5. Tài sản vô hình chủ yếu không được 
vốn hóa 
Trong kế toán, lợi ích kinh tế thu được từ 
việc nghiên cứu và triển khai (R&D) được đánh 
giá là không chắc chắn. Nghiên cứu một dự án 
có thể sẽ không bao giờ đưa ra được một sản 
phẩm mới như đã hứa hẹn, lợi ích kinh tế là 
không khả thi, hoặc sản phẩm có thể bị lỗi thời 
bởi sự ra đời sản phẩm nghiên cứu của đối thủ 
cạnh tranh. Thông thường, quy định kế toán ở 
các quốc gia yêu cầu chi phí R&D cần được 
hạch toán vào chi phí. Do vậy, nhà phân tích 
cần nỗ lực để điều chỉnh sai lệch liên quan đến 
việc vốn hóa chi phí R&D và điều chỉnh giá trị 
tài sản hữu hình dựa vào sự thành công của dự 
án R&D. 
2.4. Nợ phải trả bị ghi nhận thấp 
Các khoản nợ phải trả bị ghi nhận thấp khi 
doanh nghiệp đang gặp khó khăn và nhà quản 
trị muốn cho nhà đầu tư thấy được bức tranh lạc 
quan về các rủi ro tài chính của doanh nghiệp. 
Palepu và các cộng sự (2007) cho rằng nợ phải 
trả có thể bị ghi nhận thấp trong các điều kiện 
cụ thể sau [4]: 
2.4.1. Ghi nhận doanh thu quá mức 
Khi tiền đã nhận được nhưng sản phẩm hay 
dịch vụ chưa được cung cấp, doanh nghiệp lại 
ghi nhận doanh thu trong khi bản chất đây là 
khoản nợ phải trả. Khoản nợ này phản ánh cam 
kết của doanh nghiệp về việc cung cấp sản 
phẩm, dịch vụ cho khách hàng và sẽ được xóa 
bỏ khi hoàn thành. Doanh nghiệp sẽ ghi nhận 
doanh thu sớm trên cơ sở hóa đơn thu tiền 
nhưng trước khi thực hiện cam kết về sản phẩm 
dịch vụ cho khách hàng, do vậy, lợi nhuận sẽ 
được đẩy lên cao hơn. 
2.4.2. Các khoản nợ phải trả dài hạn 
ngoại bảng 
Tài sản thuê và các khoản nợ có thể được 
loại trừ ra ngoài bảng cân đối kế toán nếu cấu 
trúc giao dịch thuê phù hợp với định nghĩa kế 
toán vềthuê hoạt động. Doanh nghiệp có thể 
hợp thức hóa giao dịch để tránh thể hiện các tài 
sản thuê và nghĩa vụ nợ phải trả về thuê tài 
chính. Do vậy, đối với doanh nghiệp hợp thức 
hóa cấu trúc giao dịch thuê phù hợp với định 
nghĩa về thuê hoạt động, nhà phân tích có thể 
trình bày lại khoản thuê này dưới hình thức thuê 
tài chính, đảm bảo cam kết tài chính thật sự của 
doanh nghiệp và rủi ro sẽ phản ánh trên bảng 
cân đối kế toán và đảm bảo tính có thể so sánh 
được với các doanh nghiệp khác có nghiệp vụ 
tương đồng. 
2.4.3. Nghĩa vụ về tiền lương và các khoản 
phải trả sau khi người lao động nghỉ hưu bị ghi 
nhận thấp 
Nhiều doanh nghiệp cam kết với nhân viên 
vềcác kế hoạch liên quan đến lợi ích hưu trí. 
Nguyên tắc kế toán yêu cầu nhà quản trị ước 
tính và báo cáo giá trị hiện tại của các cam kết 
đối với nhân viên trong suốt thời gian họ làm 
cho doanh nghiệp. Nghĩa vụ này có thể bị ghi 
nhận thấp hơn thực tế khi nhà quản trị thay đổi 
các ước tính kế toán có liên quan. 
3. Đánh giá xu hướng và mức độ áp dụng kế 
toán sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam 
Nhằm đánh giá xu hướng và mức độ áp 
dụng KTST tại các doanh nghiệp Việt Nam, 
nghiên cứu thực hiện khảo sát thực trạng áp 
dụng KTST tại các doanh nghiệp trên địa bàn 
Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ 
tháng 3 đến tháng 5/2016, với tổng số 100 
doanh nghiệp được lựa chọn khảo sát. Việc lựa 
chọn doanh nghiệp khảo sát đảm bảo tính đa 
dạng của loại hình doanh nghiệp, gồm 44 công 
ty cổ phần, 43 công ty trách nhiệm hữu hạn, 11 
doanh nghiệp nhà nước và 2 doanh nghiệp tư 
nhân. Hai nhóm đối tượng được tập trung khảo 
sát là ban điều hành và bộ phận kế toán vì đây 
là các đối tượng trực tiếp liên quan đến việc áp 
dụng KTST tại doanh nghiệp. 
Bảng hỏi khảo sát được thiết kế gồm 07 câu 
hỏi điều tra thông tin cơ bản của doanh nghiệp 
và đối tượng khảo sát, 13 câu hỏi đối với ban 
điều hành và 12 câu hỏi cho bộ phận kế toán. 
Các câu hỏi khảo sát tập trung điều tra xu 
hướng áp dụng KTST, tần suất áp dụng, mục 
đíchsử dụng KTST và khả năng phát hiện báo 
cáo tài chính có sử dụng KTST. Tổng số phiếu 
phát ra là 200, số phiếu trả lời hợp lệ thu về là 
54 phiếu, chiếm tỷ lệ 27% do có nhiều phiếu để 
N.T.H. Liên, Đ.T. Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 51
trống một số nội dung không trả lời. Tỷ lệ trả 
lời được đánh giá là thấp do các đối tượng trả 
lời có tâm lý e ngại, thiếu cởi mở khi được hỏi 
trực diện về việc áp dụng KTST tại chính doanh 
nghiệp của mình. 
3.1. Xu hướng áp dụng kế toán sáng tạo tại các 
doanh nghiệp Việt Nam 
Trước hết, liên quan đến câu hỏi đánh giá 
chung về xu hướng sử dụng KTST tại Việt Nam 
trong giai đoạn gần đây, kết quả khảo sát cho 
thấy trên 70% số người được hỏi cho rằng việc 
sử dụng KTST hiện nay có dấu hiệu ngày càng 
tăng; 26% số người trả lời cho rằng mức độ sử 
dụng KTST hiện nay giữ ở mức cố định và chỉ 
có một người (2%) cho rằng việc sử dụng 
KTST đang có xu hướng giảm. Điều này có thể 
thấy rằng đa số nhà điều hành và kế toán viên 
của doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng KTST 
đang trở nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam. 
Bảng 2 tổng hợp kết quả khảo sát xu hướng áp 
dụng KTST tại các doanh nghiệp Việt Nam 
hiện nay. 
Kết quả khảo sát trên phù hợp với số liệu 
thống kê của Vietstock về chênh lệch số liệu 
báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán của 
các công ty niêm yết trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2016 [6]. Theo 
đó, số công ty phải điều chỉnh giảm lợi nhuận 
sau kiểm toán nhiều hơn so với số công ty phải 
điều chỉnh tăng lợi nhuận. Cụ thể, năm 2013 có 
300 công ty niêm yết điều chỉnh giảm lợi 
nhuận, cao gấp gần hai lần so với 179 công ty 
điều chỉnh tăng lợi nhuận, trong đó, đặc biệt là 
các công ty hoạt động trong các lĩnh vực xây 
dựng, bất động sản, thực phẩm và kim loại. 
3.2. Đánh giá tần suất thực hiện kế toán sáng tạo 
Do tính đa dạng và phức tạp của các nghiệp 
vụ kinh tế thuộc các loại hình doanh nghiệp 
khác nhau, việc áp dụng KTST có thể khác 
nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Bảng 3 
tổng hợp kết quả khảo sát về tần suất áp dụng 
KTST theo loại hình doanh nghiệp. 
Kết quả khảo sát cho thấy tại các công ty 
TNHH, tỷ lệ sử dụng KTST thường xuyên là rất 
lớn (48%). Bên cạnh đó, nhóm các doanh 
nghiệp nhà nước cũng có mức độ sử dụng 
KTST không nhỏ. Tại sao các công ty này lại 
có tỷ lệ cao như vậy? Động cơ thực hiện KTST 
được tìm hiểu thông qua việc phân tích mục 
đích sử dụng KTST của từng loại hình doanh 
nghiệp nói trên. 
Bảng 1. Bảng tổng hợp đối tượng khảo sát 
Đối tượng Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỷ lệ trả lời 
Ban điều hành 100 28 28% 
Bộ phận kế toán 100 26 26% 
Tổng 200 54 27% 
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát. 
Bảng 2. Kết quả khảo sát về xu hướng sử dụng KTST 
Đánh giá Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%) 
Ngày càng giảm 1 2 
Không thay đổi 14 26 
Ngày càng tăng 38 70 
Không xác định 1 2 
Tổng 54 100 
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát. 
N.T.H. Liên, Đ.T. Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 52
Bảng 3. Kết quả khảo sát tần suất áp dụng KTST theo loại hình doanh nghiệp 
Tần suất 
áp dụng KTST 
TNHH Cổ phần Nhà nước Khác 
Số phiếu 
Tỷ lệ 
(%) 
Số phiếu 
Tỷ lệ 
(%) 
Số phiếu 
Tỷ lệ 
(%) 
Số phiếu 
Tỷ lệ 
(%) 
Thường xuyên 11 48 3 13 2 33 2 100 
Nhiều 4 17 4 17 - - - - 
Ít 2 9 9 3 3 50 - - 
Chưa bao giờ 5 22 4 17 1 17 - - 
Không xác định 1 4 3 13 - - - - 
TỔNG 23 100 23 100 6 100 2 100 
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát. 
Theo kết quả khảo sát tại Bảng 4, phần lớn 
các công ty TNHH thường sử dụng KTST vì 
mục đích tối ưu hóa lợi ích về thuế cho công ty, 
ngoài ra còn để tăng tính cạnh tranh với các đối 
thủ trên thị trường. Đối với các công ty cổ phần, 
thực tiễn áp dụng KTST ở mức thấp hơn, chủ 
yếu vì mục đích làm tăng giá trị công ty và tối 
ưu hóa lợi ích về thuế. Các doanh nghiệp nhà 
nước cũng có tỷ lệ sử dụng KTST không nhỏ, 
chủ yếu phục vụ mục đích tối ưu hóa lợi ích về 
thuế và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 
nhiệm vụ. Theo Hussein và cộng sự (2013), 
động cơ thực hiện KTST phụ thuộc vào đặc thù 
của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất 
định. Thông thường, các công ty cổ phần thực 
hiện KTST nhằm cải thiện kết quả kinh doanh 
hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, đẩy giá cổ 
phiếu tăng, từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. 
Trong khi đó, động cơ áp dụng KTST của các 
công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân chủ 
yếu nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp trong 
kỳ. Mặt khác, cả hai loại hình doanh nghiệp này 
đều cần tiếp cận vốn ngân hàng nên các chỉ tiêu 
trên báo cáo tài chính sẽ được điều chỉnh thông 
qua áp dụng KTST cho phù hợp với các tiêu chí 
cho vay của ngân hàng. 
Bảng 4. Kết quả khảo sát mục đích sử dụng KTST của từng loại hình doanh nghiệp 
Đơn vị tính: % 
Mục đích sử dụng KTST TNHH Cổ phần Nhà nước 
Tối ưu hóa lợi ích về thuế 50 30 6 
Tăng giá trị công ty 19 23 8 
Thu hút nhà đầu tư 16 17 31 
Hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu 13 27 50 
Mục đích khác 2 3 5 
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát.
Tóm lại, hầu hết các loại hình doanh nghiệp 
đều áp dụng KTST nhưng ở các mức độ sử 
dụng khác nhau, trong đó công ty TNHH và 
doanh nghiệp nhà nước có mức độ áp dụng 
thường xuyên cao nhất, chủ yếu vì mục đích tối 
ưu hóa lợi ích về thuế và đảm bảo hoàn thành 
chỉ tiêu kế hoạch được giao. 
3.3. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc áp 
dụng kế toán sáng tạo 
Theo kết quả khảo sát, 32% số người trả lời 
thuộc ban điều hành và 35% kế toán viên đồng 
ý rằng việc sử dụng KTST sẽ ảnh hưởng tới 
tương lai và các quyết định kinh doanh của 
doanh nghiệp. Đáng chú ý trong kết quả khảo 
sát là một tỷ lệ khá cao số người được hỏi 
(54%) thuộc ban điều hành không xác định 
được mức độ ảnh hưởng của KTST. Đây là một 
thực tế đáng lo ngại khi ban giám đốc doanh 
nghiệp chỉ tập trung vào các lợi ích ngắn hạn 
(tăng giá cổ phiếu, giảm thuế phải nộp, hoàn 
thành kế hoạch nhiệm vụ trong kỳ) mà chưa 
quan tâm tới tác động tiêu cực của hành vi 
KTST trong dài hạn. 
N.T.H. Liên, Đ.T. Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 53
Về bản chất, việc áp dụng KTST để điều 
chỉnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ 
là thủ thuật chuyển đổi lãi/lỗ giữa các kỳ (tổng 
lãi/lỗ của doanh nghiệp của cả giai đoạn là 
không đổi), do vậy, đến một thời điểm nhất 
định trong tương lai, hành vi KTST sẽ bị phát 
hiện khi doanh nghiệp không thể che giấu các 
khoản nợ hoặc lỗ lũy kế được nữa. Hậu quả là 
lòng tin của các nhà đầu tư, nhà cho vay, khách 
hàng, nhà cung cấp và các đối tượng sử dụng 
thông tin báo cáo tài chính bị xói mòn. Tại nhiều 
quốc gia, khách hàng thậm chí có thể tẩy chay sản 
phẩm của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó dính 
líu đến bê bối tài chính, dẫn đến kết quả kinh 
doanh của doanh nghiệp sa sút, làm ảnh hưởng 
trầm trọng đến uy tín của doanh nghiệp. 
4. Kết luận 
Việc áp dụng KTST của các doanh nghiệp 
Việt Nam là phổ biến và đang có xu hướng gia 
tăng trong giai đoạn gần đây. Tần suất và mức 
độ áp dụng KTST phụ thuộc vào loại hình 
doanh nghiệp, trong đó, công ty TNHH, công ty 
cổ phần và doanh nghiệp nhà nước là những 
loại hình doanh nghiệp có mức độ sử dụng 
KTST cao hơn so với các loại hình khác do 
động cơ thực hiện KTST của các doanh nghiệp 
này chủ yếu nhằm mục đích tối ưu hóa lợi ích 
về thuế, tăng giá trị công ty và hoàn thành kế 
hoạch được giao. Bên cạnh đó, mức độ ảnh 
hưởng của việc áp dụng KTST đến tương lai và 
các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp 
chưa được ban điều hành và kế toán viên doanh 
nghiệp quan tâm đúng mức, do các đối tượng 
này chỉ tập trung vào các lợi ích trước mắt mà 
chưa quan tâm tới tác động tiêu cực trong dài 
hạn của các hành vi KTST. Tuy nhiên, các kết 
quả nghiên cứu này cần được kiểm chứng thêm 
thông qua việc đa dạng hóa đối tượng khảo sát 
cũng như mở rộng phạm vi nghiên cứu. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Yadav, B., “Creative accounting: A Literature 
Review”, The SIJ Transactions on Industrial, 
Financial & Business Management (IFBM), 1 
(2013) 5. 
[2] Naser, K., “A Note on the Use of Creative 
Accounting”, British Accounting Review, 24 
(1992) 2, 111-118. 
[3] Hussein, H.N., Kasim, N., Aurumugam V.,“A 
Review of Creative Accounting Practices and its 
Area, Technique and Ways of Prevention”, 
International Journal of Science and Research 
(IJSR), 4 (2013) 10. 
[4] Palepu, K.G., Walker, R.G., Healy, P.M., 
Williston, J.R., Business Analysis & Valuation 
Using Financial Statements, Thomson South-
Weston, 2007. 
[5] Schilit, H.M., Perler, J., Financial Shenanigans, 
Mc GrawHill, 2010. 
[6] Minh An, “Liên tục chênh lệch sau kiểm toán: 
Doanh nghiệp đang vẽ gì”, Cổng Thông tin và Dữ 
liệu Tài chính - Chứng khoán Việt Nam, truy cập 
ngày 20/6/2017, https://vietstock.vn/2015/10/lien-
tuc-chenh-lech-sau-kiem-toan-doanh-nghiep-
dang-ve-gi-737-441594.htm, 2015. 
A Study of the Level of Applying Creative Accounting 
in Vietnamese Companies 
Nguyen Thi Huong Lien, Dao Thi Ngan 
VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam 
Abstract: Creative accounting has been an interesting research topic because it relates to 
manipulations of actual accounting figures to the ones desired by the management by taking advantage 
of the existing accounting rules or ignoring them. Based on literature review and survey on companies 
N.T.H. Liên, Đ.T. Ngân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 47-54 54
of different sectors in Hanoi, this research summarizes popular techniques and motivations of using 
creative accounting, and evaluates the trend and the level of applying creative accounting in 
Vietnamese companies. The research results show an increasing trend of using creative accounting in 
Vietnam, and the level of applying creative accounting depends on the type of companies, and 
motivations of using creative accounting are mainly for the purpose of tax benefit optimization, 
business value added and budget achievement. 
Keywords: Creative accounting techniques, application trend, creative accounting motivations, 
level of application. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_muc_do_su_dung_ke_toan_sang_tao_tai_cac_doanh_ngh.pdf