Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây bạch đàn lai urô (eucalyptus urophylla) thông qua phôi soma từ cây trội được tuyển chọn phục vụ chuyển gen

Hệ thống tái sinh phôi soma từ cây trội được tuyển chọn cho dòng bạch đàn

lai trội uro 89 đã được nghiên cứu thành công. Nguyên liệu cho nghiên cứu

tái sinh được lấy từ đoạn thân và lá của chồi in vitro 18 - 22 ngày tuổi sau

cấy chuyển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hình thành mô sẹo trên môi

trường MS có bổ sung 2,4D 4mg/l và BAP 3mg/l là 87,9% và 90,5% tương

ứng cho đoạn thân và lá. Cụm mô sẹo được chuyển sang môi trường cảm

ứng tạo phôi có nồng độ BAP 4mg/l và NAA 0,5mg/l. Cụm phôi tiếp tục

được chuyển sang môi trường nảy chồi gồm BAP 1mg/l và NAA 0,5mg/l

trong 6 tuần. Môi trường này có tỷ lệ chồi là 53,2% và 62,9% cho đoạn thân

và lá. Các chồi sau đó được cấy chuyển sang môi trường tạo rễ gồm 1/2 MS

bổ sung thêm IBA 2mg/l và NAA 1mg/l để tạo cây hoàn chỉnh. Môi trường

này cho tỷ lệ ra rễ cao nhất là 78,3%.

pdf 8 trang kimcuc 3200
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây bạch đàn lai urô (eucalyptus urophylla) thông qua phôi soma từ cây trội được tuyển chọn phục vụ chuyển gen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây bạch đàn lai urô (eucalyptus urophylla) thông qua phôi soma từ cây trội được tuyển chọn phục vụ chuyển gen

Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây bạch đàn lai urô (eucalyptus urophylla) thông qua phôi soma từ cây trội được tuyển chọn phục vụ chuyển gen
Tạp chí KHLN 4/2014 (3516 - 3523) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn) 
3516 
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÁI SINH CÂY BẠCH ĐÀN LAI URÔ 
(Eucalyptus urophylla) THÔNG QUA PHÔI SOMA TỪ CÂY TRỘI 
ĐƯỢC TUYỂN CHỌN PHỤC VỤ CHUYỂN GEN 
Ngô Thị Minh Duyên, Đỗ Thị Thu, Trần Hồ Quang 
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp 
Từ khóa: Cây bạch đàn lai 
uro, nuôi cấy mô, 
phôi soma 
TÓM TẮT 
Hệ thống tái sinh phôi soma từ cây trội được tuyển chọn cho dòng bạch đàn 
lai trội uro 89 đã được nghiên cứu thành công. Nguyên liệu cho nghiên cứu 
tái sinh được lấy từ đoạn thân và lá của chồi in vitro 18 - 22 ngày tuổi sau 
cấy chuyển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hình thành mô sẹo trên môi 
trường MS có bổ sung 2,4D 4mg/l và BAP 3mg/l là 87,9% và 90,5% tương 
ứng cho đoạn thân và lá. Cụm mô sẹo được chuyển sang môi trường cảm 
ứng tạo phôi có nồng độ BAP 4mg/l và NAA 0,5mg/l. Cụm phôi tiếp tục 
được chuyển sang môi trường nảy chồi gồm BAP 1mg/l và NAA 0,5mg/l 
trong 6 tuần. Môi trường này có tỷ lệ chồi là 53,2% và 62,9% cho đoạn thân 
và lá. Các chồi sau đó được cấy chuyển sang môi trường tạo rễ gồm 1/2 MS 
bổ sung thêm IBA 2mg/l và NAA 1mg/l để tạo cây hoàn chỉnh. Môi trường 
này cho tỷ lệ ra rễ cao nhất là 78,3%. 
Keywords: Eucalyptus 
uropylla hybrid, somatic 
embryogenesis, tissue 
culture 
Study on regeneration system by somatic embryogenesis of sellected 
hybrids of Eucalyptus urophylla tree serving for transgenis works 
Regeneration from somatic embryogenesis for selected clone of Eucalyptus 
urophylla hybrid have been successfully studied. Materials for regeneration 
study were obtained from leaves and stem segments of in - vitro shoot after 
subculture of 18 - 22 days. The study results showed that percentages of 
callus formation on MS medium supplement with 2.4D 4mg/l and BAP 
3mg/l are 87.9% và 90.5 % for stem segments and leaves, respectively. 
Callus clusters were transfered to embryonic induction medium with BAP 
4mg/l and NAA 0.5 mg/. Embryonic cluster continue to be transfered to 
shoot induction medium containing BAP 1mg/l và NAA 0.5mg/l for six 
weeks. The medium has shoot induction abilities are 53.3% and 62.9% from 
stem segments and leaves (respectively). Shoots were then transfered to 
root induction medium (1/2MS + IBA 2mg/l and NAA 1mg/l) to form 
complete plant and this medium has highest rooting rate of 78.3%. 
Ngô Thị Minh Duyên et al., 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3517 
I. MỞ ĐẦU 
Chuyển gen bạch đàn đã được thực hiện từ 
những năm 1990 cho nhiều loài bạch đàn như 
E. gunnii, E. globus, E. camaldulensis, E. 
nitens vv. (Girijashankar, 2011) và chủ yếu 
tập trung cho các tính trạng về tăng sinh khối, 
thay đổi tính chất gỗ (thay đổi hàm lượng 
lignin, cellulose), chống chịu với các điều 
kiện ngoại cảnh bất lợi (hạn hán, lạnh nhiễm 
mặn) và sâu bệnh hại. 
Nhiều gen hữu ích đã được chuyển vào các 
loài bạch đàn như gen chống chịu sâu ăn lá 
(Cry3A, bar) (Harcourt và đồng tác giả, 
2000), gen C4H, nptII, uidA (Zenn - Zong 
và đồng tác giả, 2001) làm giảm hàm lượng 
lignin được chuyển vào Bạch đàn camal. 
Gen Ceceropin D làm tăng khả năng chống 
chịu với vi khuẩn gây héo ngọn 
(Pseudomonas solanacearum) lên 35% ở 
Bạch đàn uro (Shao và đồng tác giả, 2002), 
gen CodA làm tăng khả năng hấp thụ lân 
trong đất cho cây Bạch đàn lai E. grandis 
E. urophylla (Kawazu và đồng tác giả, 
2003) vv. 
Trong những năm gần đây, việc tạo ra các 
giống mới bằng cách lai giống trong và khác 
loài là một hướng đi mới có nhiều triển vọng 
trong nghiên cứu cải thiện giống cây rừng và 
đã góp phần nâng cao năng suất rừng trồng. 
Thông qua các chương trình lai giống và chọn 
giống, đã có nhiều tổ hợp lai trong và khác 
loài giữa Bạch đàn uro với các loài bạch đàn 
khác được đánh giá là những dòng bạch đàn 
lai có sinh trưởng tốt, vượt trội so với các 
giống đối chứng và các giống sản xuất đại trà 
(Hà Huy Thịnh và đồng tác giả, 2011). 
Cùng với các giống lai khác loài, nhiều giống 
lai trong loài có ưu thế lai vượt trội hơn so với 
giống bố mẹ. Ở Bạch đàn lai UU, khảo 
nghiệm sau 2 tuổi cho thấy một số tổ hợp lai 
trong loài UU có sinh trưởng vượt trội như 
dòng UU89, UU28, UU78 có sinh trưởng 
nhanh hơn rõ rệt so với các giống đối chứng 
Usx (Hà Huy Thịnh và đồng tác giả, 2011). 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 
dòng bạch đàn lai có triển vọng UU89 làm đối 
tượng nghiên cứu để chuyển gen tăng chiều 
dài sợi gỗ EcHB1. Để chuyển được gen đích 
vào đối tượng nghiên cứu, việc xây dựng 
được hệ thống tái sinh in - vitro cho cây bạch 
đàn là rất quan trọng, đặc biệt là việc tái sinh 
từ nguồn vật liệu lấy từ cây trội đã được chọn 
lọc ngoài thực địa, không phải tái sinh từ thân 
mầm. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày 
kết quả tái sinh cây bạch đàn lai uro thông qua 
phôi soma từ cây trội làm nguyên liệu cho 
nghiên cứu chuyển gen. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Nguyên liệu là các đoạn thân được lấy từ cây 
trội dòng UU89 tại Cẩm Quỳ thuộc Trung tâm 
Nghiên cứu Thực nghiệm Ba Vì thuộc Viện 
Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học 
Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam. 
Các đoạn thân được rửa sạch bằng nước 
sạch, tiếp tục được rửa bằng xà phòng, sau 
đó được sát khuẩn bằng cồn 70% trong 2 
phút, cuối cùng được khử trùng bằng HgCl2 
0,05% trong 5 phút và rửa sạch bằng nước 
cất vô trùng 5 lần. Các đoạn thân đã khử 
trùng được cấy trên môi trường MS có bổ 
sung thêm 3% đường sacarose. Các chồi mới 
được hình thành sau 2 - 3 tuần nuôi cấy, khi 
các chồi đạt chiều cao 0,5 - 1cm được cắt và 
cấy chuyển sang môi trường MS bổ sung 
thêm 3% đường sacarose, 0,5mg/l BAP và 
0,3mg/l IBA để nhân nhanh chồi làm vật liệu 
cho các thí nghiệm tái sinh qua thân và lá. 
Tạp chí KHLN 2014 Ngô Thị Minh Duyên et al., 2014(4) 
3518 
2.2. Nghiên cứu môi trường cảm ứng tạo 
mô sẹo 
Các chồi sau cấy chuyển 18 - 22 ngày được 
cắt thân và lá thành những đoạn nhỏ khoảng 
0,5cm, cấy trên môi trường tạo mô sẹo, nuôi 
cấy trong tối 3 tuần, sau đó chuyển ra điều 
kiện chiếu sáng 16 h/ngày. Thành phần môi 
trường thí nghiệm C1, C2, C3, C4 là MS + 
2,4D (từ 1 đến 4mg/l) và C5, C6, C7 và C8 là 
MS + 2,4D (từ 1 đến 4mg/l) + BAP 3mg/l. 
Đối chứng là ĐC. 
2.3. Nghiên cứu môi trường cảm ứng tạo 
phôi soma 
Các cụm mô sẹo được cấy chuyển sang môi 
trường thí nghiệm, ký hiệu là E1 - E4: MS + 
BAP (2, 4, 6, 8mg/l) + NAA (0,5mg/l) để cảm 
ứng tạo phôi soma. Đối chứng là ĐC. 
2.4. Nghiên cứu môi trường kích thích phôi 
soma nảy chồi 
Cụm phôi soma được chuyển sang môi trường 
kích thích nảy chồi thí nghiệm, ký hiệu là G1 
- G4 là MS + BAP (từ 0,5 đến 2mg/l) + NAA 
(0,5mg/l). Đối chứng là ĐC. 
2.5. Nghiên cứu môi trường tạo rễ và huấn 
luyện cây con 
Các chồi đạt chiều cao từ 2 - 3cm được cấy 
chuyển sang môi trường tạo rễ trong 4 tuần. 
Cây con có rễ hoàn chỉnh được chuyển ra 
nhà lưới huấn luyện với điều kiện bên ngoài. 
Cây con được cấy trên giá thể cát trong vòng 
2 tuần để cây cứng cáp, sau đó chuyển vào 
bầu đất, toàn bộ thời gian này được giữ trong 
điều kiện ánh sáng tán xạ. Thành phần môi 
trường thí nghiệm R1 - R4 là 1/2MS + IBA 
(từ 0,5 đến 2mg/l) + NAA (0,5mg/l); R5 - R8 
là 1/2MS + IBA (từ 0,5 đến 2mg/l) + ABT 
(0,5mg/l); R9 là 1/2MS + IBA (2mg/l) + 
NAA (1mg/l); R10 là 1/2MS + IBA (2mg/l) 
+ ABT (1mg/l). 
Các môi trường nuôi cấy invitro là môi trường 
MS, bổ sung thêm đường 30g/l, gerilte 
2,2g/l và các chất điều hòa sinh trưởng khác, 
pH = 5,8. Môi trường được vô trùng ở 
121
oC, 1,1 atm trong thời gian 20 phút. Mẫu 
vật được nuôi cấy ở nhiệt độ 25 - 28oC, ngoại 
trừ giai đoạn đầu của cảm ứng tạo mô sẹo, các 
giai đoạn tiếp theo được nuôi cấy với cường 
độ ánh sáng 2000lux, thời gian chiếu sáng 16 
giờ/ngày. 
Số liệu được phân tích và so sánh sai khác 
giữa các công thức thí nghiệm theo chương 
trình thống kê GraphPad Prism 4. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Tạo mô sẹo từ thân và lá 
Ouyang và đồng tác giả (2012) đã phối hợp 
2,4D (4,5µM ≈ 1mg/l) và BAP (0,9, 1,8, 
2,7µM ≈ 0,2mg/l, 0,4mg/l, 0,6mg/l) để tạo mô 
sẹo từ thân mầm của cây con bạch đàn lai E. 
urophylla E. grandis cho tỷ lệ mô sẹo đạt 60 
- 75%. Khi tác giả phối hợp PBU (13,2µM) 
với IAA (0,285µM ≈ 0,05mg/l) cho tỷ lệ tạo 
mô sẹo cao nhất, đạt 96%. 
Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D và BAP đến khả năng tạo mô sẹo sau 4 tuần nuôi cấy 
Vật liệu nuôi cấy CTMT 2,4D (mg/l) BAP (mg/l) Tỷ lệ tạo mô sẹo Đặc điểm mô sẹo 
Thân 
ĐC 0 0 
C 1 2 0 65,6 ± 3,1 Trắng 
C 2 3 0 72,4 ± 1,3 Trắng 
C 3 4 0 82,4 ± 1,3 Trắng vàng 
Ngô Thị Minh Duyên et al., 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3519 
Vật liệu nuôi cấy CTMT 2,4D (mg/l) BAP (mg/l) Tỷ lệ tạo mô sẹo Đặc điểm mô sẹo 
C 4 5 0 72,1 ± 1,7 Trắng vàng 
C 5 2 3 71,3 ± 1,6 Xanh vàng, trắng hồng 
C 6 3 3 82,5 ± 2,2 Xanh vàng, trắng hồng 
C 7 4 3 87,9 ± 0,7 Xanh vàng, trắng hồng 
C 8 5 3 83,5 ± 0,7 Xanh vàng, trắng hồng 
Lá 
ĐC 0 0 
C 1 2 0 70,5 ± 2,2 Trắng 
C 2 3 0 77 ± 1,1 Trắng 
C 3 4 0 84 ± 0,3 Trắng vàng 
C 4 5 0 75,1 ± 1 Trắng vàng 
C 5 2 3 75,3± 1,2 Xanh vàng, trắng hồng 
C 6 3 3 85 ± 1,3 Xanh vàng, trắng hồng 
C 7 4 3 90,5 ± 0,6 Xanh vàng, trắng hồng 
C 8 5 3 84,8 ± 0,7 Xanh, trắng hồng 
Trong nghiên cứu này, nguyên liệu là chồi in 
vitro của dòng cây trội có tỷ lệ mẫu tạo mô 
sẹo cao nhất 87,9% và 90,5% tương ứng cho 
đoạn thân và lá ở công thức MS + 2,4D 4mg/l 
+ BAP 3mg/l (Bảng 1). Nếu chỉ sử dụng riêng 
2,4D nồng độ từ 2 - 5mg/l, tỷ lệ tạo mô sẹo 
đạt từ 65,6 - 84%, mô sẹo có màu trắng, trắng 
vàng. Khi phối hợp các nồng độ 2,4D với 
BAP nồng độ 3mg/l, thì tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 
cao hơn từ 72,7 - 90,5%, mô sẹo có màu xanh 
- xanh vàng hoặc xanh - trắng hồng ở cả đoạn 
thân và lá, loại mô sẹo này có nhiều khả năng 
biệt hóa thành phôi soma. Không thấy sự hình 
thành mô sẹo ở công thức đối chứng (không 
có chất điều hòa sinh trưởng thực vật). Thời 
gian tạo mô sẹo tốt nhất là 4 tuần, nếu sớm 
hơn, các mô sẹo chưa phát triển đầy đủ, nếu 
kéo dài thì mô sẹo bị khô. Ngoài ra các mẫu 
làm vật liệu nuôi cấy mô sẹo cũng ảnh hưởng 
lớn đến khả năng tạo mô sẹo. Tuổi chồi in 
vitro sử dụng tạo mô sẹo tốt nhất từ 18 - 22 
ngày sau cấy chuyển, trong đó nuôi tối từ 
ngày khoảng 10 - 14 ngày sau đó chuyển sang 
nuôi sáng từ 7 - 8 ngày. 
3.2. Phát sinh phôi vô tính 
Sau 6 tuần nuôi cấy trên môi trường cảm 
ứng tạo phôi soma, tỷ lệ cảm ứng phôi 
soma cao nhất là 52,4% và 57,1% tương 
ứng cho mẫu mô sẹo từ đoạn thân và lá ở 
công thức MS + BAP 4mg/l + NAA 
0,5mg/l (Bảng 2). Phôi soma có màu xanh - 
hồng hình thành trên khắp bề mặt mô sẹo. 
Khả năng cảm ứng tạo phôi soma từ các mô 
sẹo phát sinh từ lá cao hơn khoảng 5% so 
với các mô sẹo phát sinh từ đoạn thân. Khi 
giảm nồng độ BAP xuống 2mg/l tỷ lệ phôi 
soma tạo thành thấp hơn (41 và 45,8% 
tương ứng cho đoạn thân và lá) nhưng với 
nồng độ BAP cao 6 - 8mg/l lại có hiện 
tượng ức chế quá trình tạo phôi soma. Quan 
sát dưới kính hiển vi quang học cho thấy, 
phôi soma có nhiều hình dạng khác nhau, 
nhưng đa số là hình cầu và hình trụ (Hình 
1B). Các mô sẹo được cấy chuyển 3 tuần 
một lần để chất lượng môi trường được 
đảm bảo cho sự phát triển của phôi. 
Tạp chí KHLN 2014 Ngô Thị Minh Duyên et al., 2014(4) 
3520 
Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ BAP và sự phối hợp với NAA đến khả năng tạo phôi Soma 
sau 6 tuần nuôi cấy 
Vật liệu nuôi cấy Môi Trường BAP (mg/l) NAA (mg/l) Tỷ lệ cảm ứng phôi soma (%) 
Thân 
E 1 2 0,5 41 ± 2,3 
E 2 4 0,5 52,4 ± 1,6 
E 3 6 0,5 45,2 ± 2,2 
E 4 8 0,5 38,3 ± 2,9 
Lá 
E 1 2 0,5 45,8 ± 3,2 
E 2 4 0,5 57,1 ± 0,8 
E 3 6 0,5 49,7 ± 1,2 
E 4 8 0,5 42 ± 3,2 
3.3. Khả năng nảy chồi của phôi vô tính 
Sau thời gian nuôi cấy trên môi trường có 
nồng độ cytokinin cao, các cụm phôi được 
chuyển sang môi trường có nồng độ BAP thấp 
hơn để các mầm phôi tạo thành các chồi hoàn 
chỉnh. Giai đoạn này rất quan trọng trong 
chuyển gen, tỷ lệ nảy chồi của phôi càng cao 
thì xác suất chọn được cây biến nạp gen càng 
lớn. Kết quả bảng 3 cho thấy, tỷ lệ nảy chồi 
của phôi soma phụ thuộc rất nhiều vào nồng 
độ BAP, tỷ lệ nảy chồi cao nhất khi phối hợp 
BAP nồng độ 1mg/l + NAA nồng độ 0,5mg/l 
đạt 53,2% và 62,9%, ở công thức này cũng có 
số chồi/ phôi lớn nhất đạt 5,4 và 5,7 chồi 
tương ứng cho đoạn thân và lá (Hình 1 C, D). 
Khi tăng nồng độ BAP lên đến 1,5 và 2mg/l 
các phôi này bị ức chế quá trình phát sinh 
chồi. Nhìn chung, ở các nồng độ khác, tỷ lệ 
nảy chồi của phôi soma thấp dưới 50%. Các 
công thức thí nghiệm này đều có sai khác có ý 
nghĩa với P < 0,05. 
Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên 
cứu của Hervé và đồng tác giả (2001) cho hai 
dòng cây trội bạch đàn E. gunnii, khi tác giả 
sử dụng BAP nồng độ 1µM/l (~ 0,22mg/l) tỷ 
lệ phát sinh phôi vô tính đạt 31,1%, tuy nhiên 
tăng nồng độ BAP lên 2,25µM và 4,5µM 
(0,5mg/l và 1mg/l) thì tỷ lệ phát sinh phôi 
giảm tương ứng 20,6% và 5,9%, như vậy chỉ 
sử dụng BAP riêng rẽ ở nồng độ cao có xu 
hướng ức chế sự phát sinh phôi vô tính. 
Nghiên cứu của Ouyang và đồng tác giả 
(2012) cho thấy bạch đàn lai E. urophylla E. 
grandis có tỷ lệ phát sinh phôi cao đạt 91,3% 
khi phối hợp BAP 4,46µM + NAA 0,25µM 
(~1mg/l + 0,05mg/l). Điều này chứng tỏ rằng 
tỷ lệ phát sinh phôi phụ thuộc vào khả năng 
thích ứng của từng loài bạch đàn khác nhau. 
Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ BAP và sự phối hợp với NAA 
đến khả năng nảy chồi sau 6 tuần 
Vật liệu nuôi cấy CTMT BAP (mg/l) NAA (mg/l) 
Tỷ lệ nảy chồi 
của phôi soma (%) 
Số chồi/phôi 
Thân 
G 1 0,5 0,5 37,1 ± 2,3 5 ± 0,1 
G 2 1 0,5 53,2 ± 2,3 5,4 ± 0,1 
G 3 1,5 0,5 43,9 ± 2,1 4,5 ± 0,1 
G 4 2 0,5 32,8 ± 2,2 3,2 ± 0,2 
Lá 
G 1 0,5 0,5 46,8 ± 2,3 5,4 ± 0,1 
G 2 1 0,5 62,9 ± 2,3 5,7 ± 0,1 
G 3 1,5 0,5 53 ± 2,1 4,5 ± 0,1 
G 4 2 0,5 42,2 ± 2,2 3,5 ± 0,2 
Ngô Thị Minh Duyên et al., 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3521 
3.4. Khả năng tạo rễ 
Bạch đàn uro là một trong những loài có khả 
năng ra rễ khó hơn các loại bạch đàn khác, do 
vậy các môi trường ra rễ được sử dụng là môi 
trường 1/2MS có bổ sung thêm IBA, NAA, 
ABT ở các nồng độ khác nhau. Khi các chồi 
dài từ 2 - 3cm, khỏe mạnh, được cấy vào môi 
trường tạo rễ. Kết quả bảng 4 cho thấy từ 
ngày thứ 10 cấy trên môi trường, rễ bắt đầu 
xuất hiện, sự phát triển của rễ tập chung từ 
ngày thứ 12 đến ngày thứ 18 sau khi cấy. 
Công thức IBA 2mg/l + NAA 1mg/l cho tỷ lệ 
ra rễ cao nhất đạt 78,3%, các nồng độ phối 
hợp khác thấp hơn giữa IBA với NAA và 
ABT đều cho tỷ lệ ra rễ ít hơn (Bảng 4). Ở 
công thức này ngoài tỷ lệ ra rễ cao còn tạo 
cho chồi ra nhiều rễ nhất là 4,9 rễ/chồi. 
Kết quả nghiên cứu này có tỷ lệ ra rễ cao hơn 
so với nghiên cứu của Nourissier và 
Monteuuis (2008) cho bạch đàn E. urophylla 
 E. grandis khi phối hợp IBA 1mg/l với 
BAP 0,08mg/l đạt tỷ lệ ra rễ 50%, nhưng 
thấp hơn tỷ lệ ra rễ của bạch đàn U6 đạt 93% 
trong môi trường có IBA 1mg/l (Trần Thị 
Doanh, 2010). Điều này cũng chứng tỏ rằng 
các dòng bạch đàn khác nhau có phản ứng 
hình thành rễ khác nhau. 
Bảng 4. Ảnh hưởng của IBA, NAA và ABT đến khả năng ra rễ sau 4 tuần 
CTMT IBA (mg/l) NAA (mg/l) ABT (mg/l) Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ/chồi 
Chiều dài rễ 
dài nhất (cm) 
R 1 0,5 0,5 - 46,7 1,9 ± 0,7 1,7 ± 0,6 
R 2 1 0,5 - 60 2,7 ± 0,9 2 ± 0,5 
R 3 1,5 0,5 - 73,3 3,5 ± 1,1 2,1 ± 0,5 
R 4 2 0,5 - 70 3,2 ± 1,1 2,4 ± 0,6 
R 5 0,5 - 0,5 36,7 1,8 ± 0,7 1,2 ± 0,5 
R 6 1 - 0,5 43,3 2,7 ± 1,1 1,9 ± 0,7 
R 7 1,5 - 0,5 60 3,3 ± 1 2,1 ± 0,5 
R 8 2 - 0,5 53,3 3,4 ± 1,1 2,1 ± 0,7 
R 9 2 1 - 78,3 4,9 ± 1,5 2,8 ± 0,6 
R 10 2 - 1 66,7 4,2 ± 1,2 2,5 ± 0,6 
A B 
Tạp chí KHLN 2014 Ngô Thị Minh Duyên et al., 2014(4) 
3522 
Hình 1. Tái sinh cây bạch đàn qua các giai đoạn khác nhau. 
A: cụm mô sẹo đang phân hóa phôi; B: cụm phôi soma; 
C, D: Các giai đoạn nảy chồi của phôi soma; E: Cây ra rễ; F: Cây trồng ra bầu đất
IV. KẾT LUẬN 
Môi trường MS bổ sung 2,4D nồng độ 4mg/l 
kết hợp với BAP nồng độ 3mg/l cho hiệu quả 
tạo mô sẹo cao 87,9% và 90,5% tương ứng 
cho mẫu thân và lá, mô sẹo xanh có khả năng 
tạo phôi soma cao. 
Môi trường phát sinh phôi soma khi sử dụng 
MS +BAP nồng độ 4mg/l + NAA nồng độ 
0,5mg/l đạt tỷ lệ 52,4% và 57,1% tương ứng 
cho mẫu thân và lá. 
Môi trường MS + BAP nồng độ 1mg/l và 
NAA nồng độ 0,5mg/l thích hợp cho phôi 
soma nảy chồi, đạt tỷ lệ 53,2% và 62,9% 
tương ứng cho mẫu thân và lá. 
Môi trường ra rễ thích hợp khi sử dụng MS + 
IBA 2mg/l + NAA 1mg/l đạt tỷ lệ ra rễ 78,3%. 
LỜI CẢM ƠN 
Công trình được hoàn thành bởi kinh phí của 
đề tài “Nghiên cứu tạo giống bạch đàn lai biến 
đổi gen cho chiều dài sợi gỗ ở Việt Nam” 
thuộc “Chương trình trọng điểm ứng dụng 
Công nghệ Sinh học Nông nghiệp trong lĩnh 
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 
năm 2020”. 
F 
C D 
E 
Ngô Thị Minh Duyên et al., 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3523 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Girijashankar, V., 2011. Genetic transformation of eucalyptus. Physiology and molecular biology of plants 17: 9 - 23. 
2. Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Đức Kiên, 2011. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng 
rừng chủ yếu. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 
3. Harcourt, R. L., Kyozuka, J., Floyd, R. B., Bateman, K. S., Tanaka, H., Decroocq, V., Llewellyn, D. J., Zhu, X., 
Peacock, W. J., Dennis, E. S., 2000. Insect - and herbicide - resistant transgenic eucalypts. Molecular Breeding 
6: 307 - 315. 
4. Hervé, P., Jauneau, A., Pâques, M., Marien, J. - N., Michel Boudet, A., Teulieres, C., 2001. A procedure for 
shoot organogenesis in vitro from leaves and nodes of an elite Eucalyptus gunnii clone: comparative histology. 
Plant Science 161: 645 - 653. 
5. Kawazu, T., Furuyjyo, A., Ishigi, N., Kasuga, M., Shinozaki, K., Yamaguchi - Shinozaki, K., Hibino, T., 2003. 
Over expression of a plant mitochondrial citrate synthase in eucalyptus tree improved growth when cultured by 
al phosphate as a sole phosphate source. Plant and cell physiology 44: S91. 
6. Nourissier, S., Monteuuis, O., 2008. In vitro rooting of two Eucalyptus urophylla Eucalyptus grandis mature 
clones. In Vitro Cellular & Developmental Biology - Plant 44: 263 - 272. 
7. Ouyang, L., Huang, Z., Zhao, L., Sha, Y., Zeng, F., Lu, X., 2012. Efficient Regeneration of Eucalyptus 
urophylla Eucalyptus grandis from stem segment. Brazilian Archives of Biology and Technology 55: 329 - 334. 
8. Shao, Z., Chen, W., Luo, H., Ye, X., Zhan, J., 2002. Studies on the indcution of cecropin D gene into Eucalyptus 
urophylla to breeding the resistance varieties to Pseudomonas solaniacearum. Sci Silvae Si 38: 92 - 97. 
9. Trần Thị Doanh, 2010. Hoàn thiện triển khai công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp giống cây 
Bạch đàn U6 và một số giống bạch đàn có triển vọng khác tại Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết dự án cấp Bộ. 
10. Zenn - Zong, C., Shu - Hwa, C., Yi - Chiann, C., Jia - Bin, T., Vincent, L. C., 2001. Plant production of 
transgenic Eucalyptus camaldulensis carrying the Populus tremuloides cinnamate 4 - hydroxylase gene. Plant 
Biotechnology 844: 198. 
Người thẩm định: TS. Phí Hồng Hải 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_he_thong_tai_sinh_cay_bach_dan_lai_uro_eucalyptus.pdf