Nghiên cứu biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên trường trung cấp cảnh sát Vũ Trang

Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang – T45

Bộ Công An, tiền thân là Trường Hạ sỹ quan

Cảnh sát bảo vệ được thành lập với nhiệm vụ

đào tạo lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ an

ninh trật tự và huấn luyện quân sự, võ thuật của

ngành Công an. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả

công tác GDTC và phát triển thể lực cho sinh

viên là vấn đề cấp thiết.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Công tác GDTC

hiện nay của Trường còn nhiều khó khăn, chất

lượng giảng dạy còn thấp, phương pháp còn

nghèo nàn, giờ học còn đơn điệu thiếu sinh động

không lôi cuốn được sinh viên hứng thú và tự

giác tập luyện. Đặc biệt đánh giá về chất lượng

và sức khỏe theo tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD-

ĐT nói chung và của Ngành Công an nói riêng

còn nhiều yếu kém và chưa tương xứng với tiềm

năng của Nhà trường. Chính vì vậy, việc tác động

các biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng

cao thể lực cho sinh viên là vấn đề cần thiết.

pdf 6 trang kimcuc 2580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên trường trung cấp cảnh sát Vũ Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên trường trung cấp cảnh sát Vũ Trang

Nghiên cứu biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên trường trung cấp cảnh sát Vũ Trang
113
Sè §ÆC BIÖT / 2018
NGHIEÂN CÖÙU BIEÄN PHAÙP PHAÙT TRIEÅN THEÅ LÖÏC CHUNG
CHO SINH VIEÂN TRÖÔØNG TRUNG CAÁP CAÛNH SAÙT VUÕ TRANG
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy lựa chọn được 4 biện pháp phát
triển thể lực chung cho sinh viên Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, bước đầu ứng dụng các
biện pháp lựa chọn trong thực tế đã cho thấy hiệu quả thiết thực trong việc phát triển thể lực cho
sinh viên Nhà trường. 
Từ khóa: Biện pháp, thể lực chung, sinh viên, Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
Research on joint physical development measures for students of People's police
Vocational Training School
Summary:
Using the usual scientific research methods to select the 4 general physical development
measures for students of the People's Police Vocational Training School; the initial application of
the measures of choice has actually shown effectiveness in the development of physical fitness for
students. 
Keywords: Measures, joint physical strength, student, People's police Vocational Training
School ...
*TS, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
**ThS, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân
Phạm Anh Tuấn*
Đặng Đình Lương**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang – T45
Bộ Công An, tiền thân là Trường Hạ sỹ quan
Cảnh sát bảo vệ được thành lập với nhiệm vụ
đào tạo lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ an
ninh trật tự và huấn luyện quân sự, võ thuật của
ngành Công an. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả
công tác GDTC và phát triển thể lực cho sinh
viên là vấn đề cấp thiết. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Công tác GDTC
hiện nay của Trường còn nhiều khó khăn, chất
lượng giảng dạy còn thấp, phương pháp còn
nghèo nàn, giờ học còn đơn điệu thiếu sinh động
không lôi cuốn được sinh viên hứng thú và tự
giác tập luyện. Đặc biệt đánh giá về chất lượng
và sức khỏe theo tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD-
ĐT nói chung và của Ngành Công an nói riêng
còn nhiều yếu kém và chưa tương xứng với tiềm
năng của Nhà trường. Chính vì vậy, việc tác động
các biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng
cao thể lực cho sinh viên là vấn đề cần thiết. 
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư
phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương
pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp
toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Lựa chọn và xây dựng biện pháp phát
triển thể lực chung cho sinh viên Trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang
1.1. Lựa chọn biện pháp
Việc lựa chọn biện pháp phát triển thể lực
chung (TLC) của sinh viên Trường Trung cấp
Cảnh sát vũ trang được dựa trên các kết quả
nghiên cứu lý luận và thực tiễn, căn cứ vào kết
quả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển
TLC cho sinh viên Nhà trường; Căn cứ kết quả
phỏng vấn 23 giảng viên trực tiếp làm công tác
GDTC tại các trường đại học, cao đẳng, trung
BµI B¸O KHOA HäC
114
Bảng 1. Độ tin cậy của kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp phát triển thể lực chung
cho nam sinh viên Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 23)
Cronbach's Alpha N of Items
.916 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if 
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
BP1 110.870 11.083 .837 .880
BP2 105.217 10.897 .856 .873
BP3 109.130 11.719 .763 .905
BP4 107.826 11.269 .773 .902
cấp khối ngành Quân sự. Đồng thời, chúng tôi
tiến hành kiểm tra độ tin cậy của kết quả phỏng
vấn lựa chọn biện pháp phát triển TLC cho sinh
viên bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả
được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Các biện pháp phát
triển TLC cho sinh viên năm thứ nhất Trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang có kết quả phỏng
vấn với độ tin cậy cao. Giá trị Cronbach's Alpha
thu được là 0.916; còn giá trị Cronbach's Alpha
if Item Deleted của từng biện pháp nằm trong
khoảng từ 0.873 đến 0.905 đều nhỏ hơn 0.916.
Đồng thời giá trị Corrected Item-Total
Correlation của từng biện pháp trong khoảng từ
0.763 đến 0.856, đều lớn hơn 0.4. Như vậy, kết
quả thu được từ phỏng vấn có độ tin cậy cao,
không có biện pháp phỏng vấn nào bị loại bỏ
biến vì không thể làm cho Cronbach’s Alpha của
thang đo này lớn hơn 0.916. 
Từ đó, chúng tôi lựa chọn được 4 biện pháp
phát triển TLC cho sinh viên gồm:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức, tăng
cường tổ chức các hoạt động biểu diễn thể thao,
thi đấu giao lưu, tổ chức các giải thi đấu thể thao
trong Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng giờ học
thể dục chính khóa cho sinh viên Trường Trung
cấp Cảnh sát vũ trang
Biện pháp 3. Khai thác hiệu quả cơ sở vật
chất hiện có của nhà trường phục vụ tập luyện
chính khóa và ngoại khóa cho nam sinh
Biện pháp 4. Thành lập và đưa vào hoạt động
các CLB thể thao cho sinh viên.
1.2. Xây dựng nội dung biện pháp
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức, tăng
cường tổ chức các hoạt động biểu diễn thể thao,
thi đấu giao lưu, tổ chức các giải thi đấu thể
thao trong Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
- Mục đích: Tạo sự nhận thức đúng đắn về
vai trò của GDTC và tạo môi trường hoạt động
thi đấu phong phú và đa dạng, giúp sinh viên
yêu thích và thấu hiểu giá trị đích thực của tập
luyện TDTT.
- Nội dung: Tổ chức nhân dịp các ngày lễ,
ngày kỷ niệm lớn của nhà trường, của Ngành
Giáo dục và Đào tạo, Ngành công an nhân dân
và của đất nước...; Tổ chức giữa các khối, các
lớp vào những ngày nghỉ (chiều thứ bảy, sáng
chủ nhật); Tổ chức định kỳ 1 năm một lần các
giải truyền thống toàn trường (tổ chức xen kẽ
nhau giữa các kỳ các môn thể thao).
- Cách thực hiện: Ban Giám hiệu chỉ đạo,
Phòng Đào tạo, Đơn vị GDTC và quốc phòng
an ninh, Công Đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, các giáo viên chủ nhiệm phối hợp
thực hiện.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá số lượng
các buổi tuyên truyền, buổi biểu diễn, giao lưu,
thi đấu thể thao, số lượng người tham gia
Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng giờ học
thể dục chính khóa cho sinh viên Trường Trung
cấp Cảnh sát vũ trang.
- Mục đích: Cải tiến phương pháp, phương
tiện giảng dạy, xây dựng chương trình môn học
GDTC phù hợp với điều kiện của nhà trường,
phù hợp với nhu cầu, đặc điểm ham thích của
sinh viên, tạo hứng thú cho sinh viên tham gia
học tập và tập luyện.
- Nội dung: Cải tiến phương pháp dạy học,
đặc biệt là các bài tập thể lực sao cho phù hợp
với sở thích, đặc điểm tâm lý sinh viên và điều
kiện cụ thể ở môi trường, tạo hứng thú cho sinh
115
Sè §ÆC BIÖT / 2018
viên, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả giờ học; Nhà
trường chỉ đạo các giảng viên Giáo dục thể chất
cần thiết phải cải tiến phương pháp, phương tiện
giảng dạy trong các giờ học chính khoá. Đa
dạng hoá các hình thức tập luyện, trang bị thêm
các bài tập chuyên môn phù hợp trong các buổi
tập nhằm phát triển tố chất thể lực chung; Giảm
bớt các nội dung không phù hợp trong chương
trình giảng dạy chính khóa, bổ sung các bài tập
thể lực, trò chơi vận động phù hợp với hứng thú
và nhu cầu của sinh viên.
- Cách thực hiện: Ban Giám hiệu Nhà trường
chỉ đạo thực hiện; Phòng Đào tạo phối hợp,
giám sát triển khai thực hiện; Đơn vị liên quan
đến công tác Giáo dục thể chất và Quốc phòng
an ninh chủ trì thực hiện.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua
điểm học tập và kết quả phát triển thể lực của
sinh viên.
Biện pháp 3. Khai thác hiệu quả cơ sở vật
chất hiện có của Nhà trường phục vụ tập luyện
chính khóa và ngoại khóa cho sinh viên.
- Mục đích: Phát huy hết công suất của các
công trình TDTT nhằm đảm bảo những điều
kiện cần thiết phục vụ cho dạy và học chính
khoá, cũng như các hoạt động ngoại khoá các
môn thể thao của sinh viên
- Nội dung: Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng
cấp cơ sở tập luyện: sân bãi, nhà tập, dụng cụ
tập luyện... để có thể tận dụng tối đa điều kiện
cơ sở vất chất của nhà trường phục vụ giảng dạy
chính khoá và hoạt động tập luyện ngoại khóa;
Xây dựng phương án sử dụng sân bãi, nhà tập
theo từng đối tượng tập luyện, quy chế sử dụng
trang thiết bị; Kiến nghị lãnh đạo Nhà trường
cải tạo, nâng cấp các sân tập luyện hiện có; Sửa
chữa, mua mới trang thiết bị dụng cụ phục vụ
cho giảng dạy và tập luyện môn thể dục trong
giờ học chính khoá, cũng như ngoại khoá đủ về
số lượng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng;
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện
chiếu sáng cho các sân bãi, nhà tập...; Hỗ trợ các
điều kiện để sinh viên có điều kiện tập luyện
thoải mái trong thời gian rảnh dỗi.
- Cách thực hiện: Ban Giám hiệu Nhà trường
phê duyệt phương án; Đơn vị liên quan đến công
tác hành chính quản trị: Tổ chức thực hiện sau
khi Ban giám hiệu phê duyệt; Đơn vị liên quan
đến công tác GDTC - Quốc phòng an ninh và các
câu lạc bộ tự quản xây dựng phương án dự thảo.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua
số lượng sân bãi được cải thiện, sửa chữa, nâng
cấp; Số buổi vệ sinh, bảo quản cơ sở vật chất
Biện pháp 4. Thành lập và đưa vào hoạt
động các CLB thể thao cho sinh viên
- Mục đích: Tạo môi trường thuận lợi để sinh
viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa, góp
phần nâng cao thể lực sinh viên
Phát triển thể lực là vấn đề rất được coi trọng trong lực lượng vũ trang
BµI B¸O KHOA HäC
116
- Nội dung: Tổ chức các hoạt động ngoại
khoá, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập
của giờ học chính khoá các môn học GDTC và
rèn luyện các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Tổ
chức xây dựng các câu lạc bộ võ thuật, thể hình,
bóng chuyền, bóng đá... cho sinh viên Trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang; Tổ chức hướng dẫn
các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thân thể;
Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu,
biểu diễn cho sinh viên, lôi cuốn đông đảo sinh
viên tham gia và cổ vũ. Từng bước xây dựng các
đội tuyển tham gia tập luyện thường xuyên. 
- Cách thực hiện: Tổ chức CLB TDTT ngoại
khóa các môn võ thuật, thể hình, bóng chuyền,
bóng đá, tập luyện 2-3 buổi/tuần, thời gian tập
mỗi buổi là 90 phút. Thời gian từ 17h00’-19h00’
và 19h00-21h00’ các ngày trong tuần. Thứ bảy
và chủ nhật có thể tổ chức tập luyện vào các
khoảng thời gian khác trong ngày. Ban Giám
hiệu thường trực tổ chức, điều hành trực tiếp tổ
các môn học GDTC của Nhà trường. Đối với
CLB cấp trường do đại diện Ban giám hiệu là
chủ tịch đại diện, các phòng chức năng, Công
Đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
các giáo viên chủ nhiệm là thành viên.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua
số lượng CLB được thành lập, số lượng sinh
viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa và sự
phát triển thể lực của sinh viên.
2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các
biện pháp lựa chọn
2.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm
tự đối chiếu.
Thời gian tổ chức ứng dụng các biện pháp
phát triển TLC được tiến hành từ tháng 09/2017
đến tháng 07/2018 (tương ứng với 01 năm học).
Đây là thời điểm bắt đầu bước vào học kỳ đầu
của năm học mới mà các đối tượng nghiên cứu
đang tham gia học tập tại trường.
Khi xác định hiệu quả của các biện pháp biện
pháp phát triển TLC đã lựa chọn, đối với đối
tượng sinh viên, chúng tôi căn cứ vào kết quả
kiểm tra đánh giá theo nội dung, tiêu chuẩn rèn
Bảng 2. Kết quả thống kê về kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền
cho sinh viên về GDTC và thể thao trong 1 năm
TT Hoạt động
Kết quả Mức tăng
(lần)Ban đầu Thực hiện
1 Tổ chức xem truyền hình thi đấu thể thao - 3 lần/tháng -
2 Viết tin bài trên Website Trường 1 bài/tháng 2-3 bài/tháng 2-3
3 Biểu diễn thể thao - 2 lần/năm học -
Tổng 1 7 7
Bảng 3. Kết quả thống kê bước đầu về tổ chức và tham gia các giải đấu thể thao của
sinh viên Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang năm học 2017-2018
TT Ngành
Trong trường Ngoài trường
BĐ BC CL Khác TP.Hà Nội Đại học
1 Đặc nhiệm × × ×
2 Cơ động chiến đấu × ×
3 Bảo vệ mục tiêu × × × ×
4 Phản ứng nhanh bảo vệ an ninh trật tự × × × ×
5 Huấn luyện quân sự × ×
6 Huấn luyện võ thuật × × × × ×
Tổng 6 3 2 4 3 220
Năm 2016-2017 6
Mức tăng (lần) 3.3
117
Sè §ÆC BIÖT / 2018
luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Trước khi tiến hành thực nghiệm sư
phạm, đề tài tiến hành kiểm tra, đánh giá xếp loại
trình độ thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể, từ đó làm căn cứ để so sánh kết quả kiểm tra
đánh giá sau thực nghiệm. Sau khi kết thúc quá
trình thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra đánh
giá trên đối tượng thực nghiệm. Các test đánh
giá thể lực chung gồm 4 test được lựa chọn
Bảng 4. Thống kê số lượng bài tập thể lực
trong các giờ học môn GDTC ở năm thứ
nhất Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
TT Năm học
Bài tập thể lực
Sức
nhanh
Sức
mạnh
Sức
bền
Tổng
số
1 2016-2017 11 15 12 3828.9% 39.5 31.6%
2 2017-2018 25 31 34 9027.8% 34.4 37.8%
c2 c2 = 0.487, df = 2, P = 0.784
Bảng 5. Kết quả thống kê về khai thác và
bổ sung dụng cụ tập luyện TDTT Trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang
TT Nội dung
Kết quả Mức tăng
(lần)Ban đầu Thực hiện
1 Sân tập 70% 95% 1.4
2 Dụng cụ 55% 85% 1.6
Tổng 125% 180% 1.4
Bảng 6. Kết quả thống kê số lượng CLB
thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang
TT Môn thể thaongoại khóa
Kết quả
Mức tăng
(lần)Ban
đầu
Thực
hiện
1 Bóng đá 2 5 2.5
2 Bóng chuyền 1 3 3
3 Võ thuật 0 3 -
4 Cầu lông 0 2 -
5 Thể hình 0 3 -
Tổng 3 16 5.33
Bảng 7. So sánh kết quả xếp loại theo tiêu chuẩn thể lực 
của sinh viên năm thứ nhất theo năm học
Xếp loại
2015-2016 2016-2017 2017-2018
mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ %
Tốt 25 27.50 22 25.30 51 60.00
Đạt 45 49.50 46 52.90 26 30.60
Không đạt 21 23.10 19 21.80 8 9.40
Tổng 91 87 85
c2 = 28.466, Độ tự do = 4, P = 1.003e-05
trong 6 test theo quyết định Số 53/QĐ-BGDĐT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các đối tượng thực nghiệm này đều được áp
dụng các biện pháp phát triển TLC mà quá trình
nghiên cứu của đề tài đã xây dựng. Đồng thời
được tham gia CLB thể thao có sự phối hợp
đồng bộ của các đơn vị liên quan.
Đối với một số biện pháp việc đánh giá hiệu
quả được thông qua các chỉ số kế hoạch hoặc
thực tế đã hoàn thành.
2.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả thực hiện các biện pháp
Kết quả thực hiện biện pháp 1: Kết quả đánh
giá hoạt động tuyên truyền: Nhận thức của sinh
viên về ý nghĩa, vai trò của môn học GDTC và
luyện tập TDTT thời điểm trước và sau thực
nghiệm được trình bày tại bảng 2. 
Kết quả đánh giá biện pháp Tăng cường tổ
chức các giải thi đấu thường xuyên được trình
bày tại bảng 3.
- Kết quả thực hiện biện pháp 2: Kết quả bổ
sung bài tập bài tập thể lực cho các giờ học GDTC
ở học kỳ 1 và học kỳ 2. Đồng thời tăng thời lượng
tập thể lực và lựa chọn các phương pháp tập luyện
phù hợp được trình bày tại bảng 4.
- Kết quả thực hiện biện pháp 3: Kết quả biện
pháp tăng cường khai thác tối đa cơ sở vật chất
hiện có của nhà trường. Đồng thời đề xuất với
BµI B¸O KHOA HäC
118
nhà trường đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn nữa
được trình bày tại bảng 5.
- Kết quả thực hiện biện pháp 4: Kết quả
đánh giá biện pháp tăng cường hoạt động TDTT
ngoai khóa, xây dựng các CLB thể thao được
trình bày tại bảng 6.
- Đánh giá hiệu quả phát triển thể lực cho
sinh viên: Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của
sinh viên được trình bày tại bảng 7.
Từ kết quả thu được ở các bảng 2 tới bảng 7
cho thấy, kết quả thực hiện các biện pháp nâng
cao TLC cho sinh viên Trường Trung cấp Cảnh
sát vũ trang đều có sự tăng trưởng tốt; khi so
sánh kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể của năm học 2017-2018 với 2 năm học trước
đó cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về kết quả xếp
loại tổng hợp tiêu chuẩn rèn luyện thân thể với
c2tính = 28.466 đối chiếu độ tự do = 4, với P =
1.003e-05 < 0.001. Điều đó khẳng định rõ hiệu
quả của các biện pháp phát triển thể lực chung
cho sinh viên năm thứ nhất Trường Trung cấp
Cảnh sát vũ trang.
Tóm lại, kết quả thống kê bước đầu thực hiện
các biện pháp mà đề tài lựa chọn đã cho thấy có
sự chuyển biến tích cực ở tất cả 4 biện pháp phát
triển TLC cho sinh viên năm thứ nhất Trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang do chúng tôi nghiên
cứu lựa chọn. 
KEÁT LUAÄN
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 4 biện
pháp nâng cao TLC của sinh viên Trường Trung
cấp Cảnh sát vũ trang.
Kết quả ứng dụng các biện pháp lựa chọn đã
chứng minh tính hiệu quả trong việc phát triển
TLC của sinh viên.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết
định Số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9
năm 2008 ban hành quy định về việc đánh giá,
xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư
số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy
định về chương trình môn học GDTC thuộc các
chương trình đào tạo trình độ đại học.
3. Nôvicốp A. D, Mátvêép L. P (1976), Lý
luận và phương pháp giáo dục thể chất, (Dịch:
Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm), Nxb TDTT,
Hà Nội.
4. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số
11/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về
giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong
nhà trường.
(Bài nộp ngày 8/11/2018, Phản biện ngày
21/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Anh Tuấn
Email:phamanhtuandk@yahoo.com.vn)
Võ thuật là
môn thể thao
được sử dụng bắt
buộc trong rèn
luyện thể lực cho
sinh viên các
trường đào tạo
Cảnh sát vũ trang

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bien_phap_phat_trien_the_luc_chung_cho_sinh_vien.pdf