Nghệ thuật đồ họa Việt Nam giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp

Ở nước ta, khái niệm đồ họa bao gồm đồ họa tạo hình và đồ họa ứng dụng.

Đồ họa tạo hình là các thể loại tranh khắc, tranh được in trực tiếp qua bàn tay của họa sĩ.

Đồ họa ứng dụng là nghệ thuật sử dụng các yếu tố hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc để truyền tải

thông điệp truyền thông qua thị giác. Nói cách khác đồ họa ứng dụng là loại hình nghệ thuật

ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết, màu sắc, đường, nét. và ý tưởng một cách sáng tạo để

truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến. Trước

sự bùng nổ về công nghệ thông tin, sự phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cùng sự đa

dạng của các loại hình truyền thông quảng cáo đã tạo cho nhu cầu học đồ họa ngày càng lớn

và luôn có sức hút mạnh mẽ. Đồ họa ứng dụng hầu hết là các tác phẩm mỹ thuật được in ấn

hàng loạt bằng quy trình công nghiệp, nhằm ứng dụng một cách phổ cập vào đời sống, như

các thể loại tranh minh họa, biếm họa, tranh cổ động chính trị - xã hội, trình bày sách, tem

thư, thiết kế logo, bao bì, nhãn hiệu.

pdf 10 trang kimcuc 9660
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật đồ họa Việt Nam giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật đồ họa Việt Nam giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp

Nghệ thuật đồ họa Việt Nam giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GRAPHIC ART OF VIETNAM IN THE CURRENT PERIOD
SITUATION AND SOLUTIONS
Kim Duy Văn*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/4/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 7/10/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/10/2019
Tóm tắt: Ở nước ta, khái niệm đồ họa bao gồm đồ họa tạo hình và đồ họa ứng dụng. 
Đồ họa tạo hình là các thể loại tranh khắc, tranh được in trực tiếp qua bàn tay của họa sĩ. 
Đồ họa ứng dụng là nghệ thuật sử dụng các yếu tố hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc để truyền tải 
thông điệp truyền thông qua thị giác. Nói cách khác đồ họa ứng dụng là loại hình nghệ thuật 
ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết, màu sắc, đường, nét... và ý tưởng một cách sáng tạo để 
truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến. Trước 
sự bùng nổ về công nghệ thông tin, sự phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cùng sự đa 
dạng của các loại hình truyền thông quảng cáo đã tạo cho nhu cầu học đồ họa ngày càng lớn 
và luôn có sức hút mạnh mẽ. Đồ họa ứng dụng hầu hết là các tác phẩm mỹ thuật được in ấn 
hàng loạt bằng quy trình công nghiệp, nhằm ứng dụng một cách phổ cập vào đời sống, như 
các thể loại tranh minh họa, biếm họa, tranh cổ động chính trị - xã hội, trình bày sách, tem 
thư, thiết kế logo, bao bì, nhãn hiệu...
Từ khóa: Đồ họa, thực trạng, giải pháp, khái niệm, Việt Nam.
Abstract: In our country, graphic concepts include shaping graphic and applied 
graphics. Shaping graphics are types of carvings, paintings printed directly through the 
hands of an artist. Applied graphics are the art of using visual, typographic and color 
elements to convey a visual message. In other words, applied graphics are a form of applied 
art, combining images of writing, colors, lines, strokes ... and ideas in a creative way to 
convey interesting and eff ective information through printable forms and online. Facing 
the explosion of information technology, the development of production and consumption of 
goods, and the diversity of advertising media have created an increasing demand for graphic 
arts and has always been a strong attraction. The applied graphics are mostly works of art 
* Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa ọc - Viện Đại học Mở Hà Nội 60 (10/2019) 56-60
57Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
which are mass printed by industrial processes, aiming at universal application in life, such 
as illustrations, caricatures, political- social posters, book presentation, postage stamps, 
logo design, packaging, brands ...
Keywords: Graphics, situation, solutions, concepts, Vietnam
1. Thực trạng về nghệ thuật đồ họa
Sự trưởng thành về số lượng họa sĩ 
đồ họa là một điều cần khẳng định, hiện 
nay chỉ Chi hội Đồ họa Hà Nội có “193 
người”[5, tr433- 436] chiếm 1/10 tổng 
số hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. 
Trong những năm gần đây để mở rộng Hội 
đã kết nạp không chỉ họa sĩ sáng tác đồ 
họa tạo hình mà còn kết nạp nhiều họa sĩ 
đồ họa ứng dụng. Từ ngày đất nước bước 
vào sự nghiệp đổi mới, hoạt động đồ họa 
đã có điều kiện tiếp xúc rộng rãi hơn với 
thị trường nghệ thuật thế giới. Chúng ta 
đã có những cuộc giao lưu về kĩ thuật đồ 
họa hoặc những triển lãm tác phẩm đồ họa 
của các họa sĩ Mỹ, Anh, Hà Lan, Trung 
Quốc. Hội Mỹ thuật và cá nhân một số họa 
sĩ Việt Nam đã đưa tác phẩm đồ họa đi 
triển lãm ở một số nước như Nhật Bản, 
Rumani, Trung Quốc, Đài Loan... Những 
tìm kiếm trên mạng Intemet - cũng góp 
phần không nhỏ để mở mang tầm nhìn về 
hoạt động đồ họa thế giới. Sự giao lưu hội 
nhập với nước ngoài cùng là những điều 
kiện thuận giúp cho nghệ thuật đồ họa có 
nhiều khởi sắc.
Về đồ họa tạo hình, những năm 
gần đây thể loại tranh in khắc đã có bước 
chuyển mình; tạo được sự đột khởi về 
hình thức. Nếu trước đây trong hoàn cảnh 
khó khăn tranh khắc của ta hầu như chỉ là 
khắc gỗ và khắc thạch cao với khuôn khổ 
nhỏ thì hiện nay số lượng tranh khắc đồng, 
khắc kẽm, tranh in đá đã tăng lên đáng kể, 
đặc biệt có thêm những kỹ thuật mới như 
in lõm cảm quang, in kỹ thuật tổng hợp... 
Kích cỡ của tranh ngày càng mở rộng phù 
hợp với yêu cầu trưng bày trong những 
không gian lớn. Ngôn ngữ nghệ thuật cũng 
đa dạng hơn, ngoài phong cách tả thực đã 
xuất hiện những phong cách khác như xu 
hướng trừu tượng và bán trừu tượng. Chắc 
chắn trong những năm tới thể loại này sẽ 
còn nhiều tiến triển mạnh mẽ.
Về đồ họa ứng dụng, có thể khẳng 
định lĩnh vực này đã góp phần tạo nên 
giá trị hàng hóa và đẩy nhanh yếu tố cạnh 
tranh trong nền kinh tế thị trường. Một 
trong những sáng tạo tiêu biểu của đồ họa 
ứng dụng là thiết kế logo. Việc tuyển chọn 
logo đẹp không chỉ là nhu cầu, là niềm tự 
hào của các đơn vị sản xuất kinh doanh, 
các tổ chức xã hội và cơ quan công quyền. 
Các cuộc thi logo được tổ chức thường 
xuyên và trở thành sự kiện văn hoá nổi bật 
hiện nay. Lĩnh vực trang trí sách báo và tạp 
chí cũng đạt được nhiều thành công đáng 
kể. Trong hoàn cảnh đời sống vật chất còn 
nhiều khó khăn, thì sự thành công đó thể 
hiện mức độ phong phú về đời sống tinh 
thần của dân tộc.
Đồ họa ứng dụng hiện nay ở Việt 
Nam là một trong những lĩnh vực có triển 
vọng dựa trên nền tảng là sự phát triển của 
môi trường kinh tế - xã hội. Tiềm lực công 
nghệ ngày càng được cải thiện, đặc biệt 
là vai trò của các họa sĩ thiết kế trong quá 
trình tiếp thu có chọn lọc những thành tựu 
của thế giới.
Ngoài những hiện tượng đáng chú ý 
nói trên, nghệ thuật đồ họa trong giai đoạn 
hiện nay vẫn tồn tại không ít những điều 
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
bất cập, trong đó chất lượng không đồng 
đều của từng chuyên ngành đồ họa là vấn 
đề đáng để các họa sĩ lưu tâm. Điều này có 
thể thấy rõ khi điểm qua một số hoạt động 
cụ thể dưới đây:
Tranh in khắc tuy có phát triển về 
số lượng nhưng còn thiếu sự đa dạng về 
phong cách, thiếu nét cá tính nổi trội của 
từng tác giả. Sự phấn đấu để hình thành 
bút pháp và phong cách độc lập của từng 
tác giả là một thách thức rất lớn đối với 
nghệ thuật tạo hình nói chung và đồ họa 
tạo hình nói riêng.
Tranh cổ động chính trị - xã hội là 
một thể loại mang giá trị truyền thống 
của nền mỹ thuật cách mạng nước ta. Ở 
giai đoạn hiện nay, tranh cổ động cho 
những Đại hội Đảng, những ngày kỷ niệm 
lớn hoặc những sự kiện APEC, ASEM, 
SEAGAMES... đã đạt được thành quả 
đáng ghi nhận. Song phần nhiều tranh chỉ 
rực rỡ về mặt hình thức, ít tác phẩm mang 
sức mạnh lay động tư tưởng và tình cảm 
người xem như ở các giai đoạn trước.
Tranh châm biếm cũng ở tình trạng 
tương tự như tranh cổ động. Số lượng họa 
sĩ biếm không nhiều, tác phẩm biếm họa 
trên báo chí chưa gây được sự chú ý của 
công chúng, chưa “châm” được sâu vào 
ấn tượng thị giác của độc giả, để từ đó gây 
nên niềm vui, nỗi buồn, sự trăn trở mang 
tính xã hội sâu sắc.
Tem thư vừa là một tác phẩm nghệ 
thuật, vừa là sản phẩm hàng hóa có giá trị 
kinh tế đối nội và đối ngoại. Mấy chục năm 
qua nghệ thuật tem của ta tiến triển chậm 
chạp, không có bước đột phá đáng kể về 
nội dung, kĩ thuật in ấn và hình thức còn 
mang tính đơn điệu. Ngay cả lĩnh vực thiết 
kế bìa và trình bày sách, tuy có nhiều ưu 
điểm như đã trình bày ở trên, song cũng bộc 
lộ không ít khiếm khuyết. Dạo qua các cửa 
hàng sách, ta thấy xu hướng khá phổ biến 
là mỗi cuốn sách đều muốn “bắt mắt” bằng 
cách trang trí nhiều hình và màu. Kết quả 
là sách văn học nghệ thuật, sách khoa học 
kĩ thuật, sách nghiên cứu lý luận... đều na 
ná giống nhau, không mang tính đặc trưng 
chuyên biệt của từng chủng loại. Các nhà 
xuất bản lớn không tạo dựng được phong 
cách thiết kế riêng, do đó không định dạng 
được ấn tượng cần phải có cho thương hiệu 
của mình. Những nhược điểm của nghệ 
thuật đồ họa như đã nêu trên đây là có lý do 
khách quan về thời cuộc, về cơ chế xã hội 
và cũng có lý do chủ quan về tính chuyên 
nghiệp của họa sĩ.
Vì sao tranh cổ động và tranh châm 
biếm đã kém phần thân thiết với mọi 
người? Thời kỳ toàn dân tiến hành chiến 
tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc đã qua 
đi, sinh mạng và ý chí của con người 
không còn lập trung vào cuộc chiến đấu 
một mất một còn với kẻ thù xâm lược. 
Ranh giới chiến tuyến giữa địch và ta đã 
mất sự khẳng định rạch ròi. Tranh cổ động 
không còn là hiện thân của tiếng thét căm 
hờn, của tinh thần sục sôi sẵn sàng hy sinh 
vì chính nghĩa. Nội dung cổ động giờ đây 
đã bao hàm nhiều phương diện không còn 
gắn chặt với những suy tư và hành động 
bức xúc nhất của từng con người. Trong 
hoàn cảnh ấy, thể loại này có giảm thiểu 
sức lôi cuốn hấp dẫn so với trước đây cũng 
là điều dễ hiểu.
Trong thực tế hiện nay đồ họa ứng 
dụng đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn 
giữa tư duy sáng tạo mỹ thuật của họa sĩ 
thiết kế và sự đa năng của các công cụ 
đồ họa máy tính. Là một nhà tuyển dụng 
trong những năm qua tác giả bài viết nhận 
59Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
thấy: trong quá trình tuyển dụng, nhiều 
ứng viên có “hồ sơ” học tập rất đẹp nhưng 
lại thiếu kiến thức về máy tính liên quan 
đến nghề như Photoshop, QuarkXPress, 
Ilustrator hay phần mềm minh họa Poster, 
phần mềm vẽ Corel Draw... Nhiều ứng 
viên thành thạo các phần mềm thiết kế 
nhưng lại thiếu kiến thức về mỹ thuật và 
sáng tạo, họ làm việc như những người 
thợ bấm máy tính theo yêu cầu của ông 
chủ sản phẩm. Vì vậy, người làm công 
việc này ngoài kiến thức chuyên môn, tư 
duy sáng tạo phải thành thạo công cụ thiết 
kế phù hợp với công việc, có kiến thức 
thực tế và kiến thức maketing
2. Hạn chế và giải pháp của nghệ 
thuật đồ họa hiện nay
Vì sao nhiều thiết kế đồ họa vẫn giữ 
khoảng cách khá xa, chưa vươn lên tầm 
cao của chất lượng thiết kế? Ngoài lý đó 
về trình độ nhận thức còn có lý do về cơ 
chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, 
không chỉ có những nhân tố kích thích sự 
phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tiềm 
ẩn những mặt tiêu cực bất khả kháng. Lợi 
nhuận là yếu tố chi phối toàn diện cuộc 
sống. Đôi khi vì lợi nhuận mà nhà kinh 
doanh, nhà thiết kế mẫu và cả nhà quản 
lý xã hội không dám cưỡng lại những thị 
hiếu còn ở mức hạn chế của người tiêu 
dùng. Đó là một trong những nguyên nhân 
dẫn đến nhiều mẫu thiết kế bao bì, nhãn 
hiệu, xuất bản phẩm còn mang tính bảo 
thủ, chưa có được sự bứt phá tích cực theo 
chiều hướng tân tiến hiện đại.
Câu hỏi vì sao cuối cùng, dành cho 
kiến thức học thuật và tính chuyên nghiệp 
của người họa sĩ. Do hoàn cảnh lịch sử, các 
họa sĩ và nhà thiết kế của ta thường phải 
trải nghiệm qua nhiều thể loại mỹ thuật 
khác nhau. Điều đó tạo nên tính linh hoạt 
trong tư duy và kỹ năng sáng tác. Nhìn 
chung, các họa sĩ nước ta thiếu nghiên cứu 
chuyên sâu, thiếu sự thuần thục trong tác 
nghiệp ở từng lĩnh vực chuyên môn nhất 
định. Mặc dù, sự thuần thục lại là một 
trong những nhân tố cơ bản làm nên giá 
trị của chất lượng nghệ thuật. Giờ đây đã 
là thời điểm và đã có cơ hội để các họa sĩ, 
nhà thiết kế dành thời gian và công sức 
cho việc chuyên sâu hoá về nghệ thuật, 
làm cho từng thể loại tác phẩm nâng cao 
hơn chất lượng chuyên môn.
Nội dung đào tạo chuyên ngành của 
các cơ sở đào tạo cũng là một tiền đề quan 
trọng quyết định về chất lượng chuyên 
môn. Ngày nay các trường đào tạo về mỹ 
thuật và nghệ thuật thiết kế trên thế giới 
đã bổ sung những kiến thức tiên tiến và 
phương tiện kỹ thuật hiện đại. Riêng nghệ 
thuật thiết kế đồ họa đã được hỗ trợ bởi các 
môn học cơ bản như nghệ thuật thị giác, 
nguyên lý cấu trúc, nguyên lý marketing... 
và những ứng dụng công nghệ thông tin, 
từ đó tạo ra nhận thức mới và kỹ năng mới 
trong phương pháp sáng tạo, đem lại hiệu 
quả độc đáo và những hình thức mới mẻ 
cho việc thể hiện ý tưởng sáng tác. Ở nước 
ta những nội dung nói trên chưa được đề 
cập một cách hệ thống trong chương trình 
đào tạo. Do vậy, cần nhận thức lại quan 
niệm về mục tiêu đào tạo, chất lượng đầu 
ra và nhu cầu sử dụng nhân lực những 
ngành này. Quan trọng nhất là cần đào tạo 
ra những họa sĩ sáng tạo, nhà thiết kế có 
năng lực dẫn dắt, tham vấn
Môi trường xã hội ảnh hưởng rất lớn 
đến thành quả sáng tạo nghệ thuật. Nói 
riêng về nghệ thuật thiết kế trong các nước 
phát triển, từ giữa thế kỷ XX tới nay đã 
hình thành một số trào lưu, xu hướng mới, 
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
trong đó xu hướng hậu hiện đại đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến phong cách thiết kế 
của nhiều sản phẩm đồ họa ứng dụng. Các 
chuyên gia của ta nên quan tâm tìm hiểu 
những vấn đề học thuật nói trên, để nền đồ 
họa nước ta sớm cập nhật với sự tiến bộ 
của thế giới.
Một vấn đề mang tầm nguyên lý bao 
quát nhưng chưa được giải quyết thoả đáng 
trong thực tế, đó là đặc trưng dân tộc trong 
nghệ thuật, quan hệ giữa tính dân tộc, tính 
quốc tế và tính hiện đại. Theo tôi nghĩ đây 
là một vấn đề rất tế nhị. Tính dân tộc, tính 
địa phương được bộc lộ qua tâm lý thụ cảm 
của người nghệ sĩ, nó có giá trị đặc thù, 
có vị trí đáng kể trong nghệ thuật đương 
đại. Nhưng chúng ta không nên mắc lại sai 
lầm của quá khứ, đem nguyên lý bao quát 
nói trên làm tiêu chí cụ thể cho từng sản 
phẩm nghệ thuật. Trong nghệ thuật đồ họa 
đương đại, đặc biệt là đồ họa thương mại, 
luôn có khả năng tiềm ẩn những đặc trưng 
vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc 
tế. Có những tác phẩm đồ họa như logo, 
vốn là công cụ cho hoạt động dịch vụ ở cả 
trong và ngoài nước, bản thân ngôn ngữ 
nghệ thuật của đã mang tính quốc tế rất 
cao, tính dân tộc chỉ hiện lên trong một số 
trường hợp đặc thù. Vì vậy, trong các cuộc 
thi logo không phải cuộc thi nào cũng nên 
nhấn mạnh yêu cầu về tính dân tộc hay là 
nét đặc trưng của Việt Nam, bởi điều này 
không dễ và không phải lúc nào cũng có 
thể thực hiện được.
3. Kết luận
Nghệ thuật đồ họa là nghệ thuật đa 
lĩnh vực và có sức lan tỏa rộng trong đời 
sống. Nghệ thuật đồ họa là một nghành 
nghề đang “HOT” và rất cần nhân lực tốt 
phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của 
xã hội. Kiến thức học được không bao giờ 
là đủ với thực tiễn nhưng người viết tin 
rằng nếu sinh viên được đào tạo chuyên 
nhiệp gắn với thực tế, học lý thuyết luôn 
đi đôi với thực hành thì các em khi ra 
trường sẽ tự tin với kiến thức được đào 
tạo trong trường và kinh nghiệm từ thực 
tiễn để bước vào nghề, giúp các em lựa 
chọn được hướng đi tốt nhất trong nghành 
nghệ thuật đồ họa đang phát triển rộng lớn 
hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Huy Văn (2003) Cơ sở và phương pháp 
lý luận Design, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
2. Trần Hay, Nguyễn Gia Bình (1998), Bài 
giảng môn học thiết kế chuyên ngành, Khoa 
Đồ họa trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, 
Hà Nội.
3.Nguyễn Hồng Hưng (2009), Nguyên lý 
Design thị giác, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ 
Chí Minh.
4. Ngô Thanh Phượng (2006), Thiết kế quảng 
cáo, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Trần Khánh Chương (2017), Hội mỹ thuật 
Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà 
xuất bản Mỹ Thuật.
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội
Email: van828@gmail.com
61Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
HỘI HỌA TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG 
PAINTING IN FASHION DESIGN
Điền Thị Hoa Hồng*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/4/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/10/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/10/2019
Tóm tắt: Thời trang và hội họa thường được ví như một mối quan hệ cộng sinh cùng 
tồn tại và tương tác với nhau từ những vạn vật xung quanh cuộc sống thường ngày. Thời 
trang cần sự phô diễn của nghệ thuật và đồng thời nghệ thuật hội họa vô tình trở thành điều 
kiện cần và đủ làm thành chất xúc tác nâng các sản phẩm thời trang lên tầm cao mới giàu 
chất nghệ thuật. Hội họa là một trong số rất nhiều ngành nghệ thuật rất gần gũi với thời 
trang, bản thân các nhà thiết kế thời trang cũng chính là họa sỹ, với nền tảng vững chắc từ 
màu sắc, đường nét, hình khối tới xúc cảm nghệ thuật. Do đó có thể nói rằng, hội họa và 
thời trang có sự kết nối mạnh mẽ và trường tồn. Đây là một mối quan hệ bền vững mang tính 
tương hỗ, các sản phẩm với nguồn cảm hứng từ hội họa luôn mang đến hiệu quả cao trong 
thẩm mĩ, trường tồn lâu bền với thời gian, có khi lại ảnh hưởng đến trào lưu thời trang của 
cả thế giới.
Từ khóa: Hội họa, thời trang, sự kết hợp, hiệu quả, trào lưu.
Abstract: Fashion and painting are often likened to a symbiotic relationship coexisting 
and interacting with each other from all things around everyday life. Fashion needs the 
display of art and at the same time art of painting accidentally becomes a necessary and 
suffi cient condition to be a catalyst that elevates fashion products to a new level in artistic 
quality. Painting is one of the many arts that are very close to fashion, fashion designers 
themselves are artists, with a solid foundation from colors, lines, shapes to emotions of art. 
Therefore, it can be said that painting and fashion have strong and lasting connection. This 
is a sustainable relationship of mutual support, products with inspiration from painting 
always bring high effi ciency in aesthetics, lasting with time, aff ecting the fashion trend of 
the whole world.
Keywords: Painting, fashion, combination, eff ectiveness, trend.
* Trường Đại học Mở Hà Nội 
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 60 (10/2019) 61-65
62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Thiết kế thời trang được đặt trong 
khối mĩ thuật ứng dụng, có lẽ chính vì thế 
mà thời trang luôn mang trong mình cảm 
hứng nghệ thuật. Đơn thuần đều hiểu rằng 
thời trang dường như là kĩ thuật, là sự tác 
động của cảm quan thiết kế cá nhân. Song 
còn hơn thế nữa, các nhà thiết kế thời 
trang thiết kế các sản phẩm thời trang là 
một sự phối hợp đa di năng giữa sự tương 
tác lĩnh hội mạnh mẽ về thế giới mà còn 
có trực giác nhạy bén và sáng tạo. Họ nắm 
bắt một cách nhanh chóng thực tế của xã 
hội, nhu cầu của thị trường, những biến 
chuyển của tâm lý người tiêu dùng. Kết 
với phong cách thiết kế ược nuôi dưỡng 
bằng cả lý trí và sự đam mê. Các nhà thiết 
kế thường đi theo cảm hứng cá nhân, đôi 
khi mang tính áp đặt nhưng có căn cứ khoa 
học và có tính thuyết phục cao, với khả 
năng tưởng tượng phóng khoáng, nhạy 
cảm nhưng không nặng tính chủ quan 
cùng với óc thẩm mỹ tốt.
Các hình thức nghệ thuật đều có một 
đặc điểm chung đó là sáng tạo cái đẹp, đây 
là một phạm trù thẩm mĩ. Thời trang cũng 
vậy, mang trong mình ngôn ngữ biểu đạt 
giàu tưởng tượng, phong phú về cảm nhận 
trong việc hướng đến cái đẹp, tìm ra những 
giá trị thẩm mĩ mới trong từng bộ sưu tập. 
Mỗi một hình thức nghệ thuật đều mang 
những giá trị biểu đạt khác nhau chẳng 
hạn như: âm nhạc là giai điệu, văn học là 
câu từ còn thời trang, giá trị biểu đạt 
thể hiện qua sự hòa hợp một cách hài hòa, 
chặt chế các yêu tố như chất liệu, màu sắc, 
hình dáng, trang trí Do đó có thể nhận 
thấy rằng mọi hình thức nghệ thuật đều có 
thể tác động, liên kết chặt chẽ với nhau để 
cùng thúc đẩy sáng tạo thẩm mĩ lên cao. 
Chính những sự sáng tạo này sẽ tác động 
mạnh đến đời sống và xã hội trở thành xu 
thế hay trào lưu của một thời kì.
Hội họa là một trong những loại hình 
nghệ thuật có tính tương tác mạnh mẽ nhất 
với thời trang. Một phần có thể hiểu rằng 
bản thân các nhà thiết kế thời trang cũng 
chính là họa sỹ, với nền tảng vững chắc từ 
màu sắc, đường nét, hình khối tới xúc cảm 
nghệ thuật.
2. Nội dung
Hội họa vẫn luôn là một dòng nghệ 
thuật có tác động qua lại mạnh mẽ với 
thời trang trong mọi hướng của tư duy, là 
nguồn cản hứng độc đáo, truyền tải được 
một thông điệp cảu sự lãng mạn, bay 
bổng, giàu chất trữ tình  trong mỗi một 
tác phẩm thời trang - nơi mà nó đi qua.
Từ cuối thế kỷ XV trang phục đã 
bắt đầu có sự ảnh hưởng từ hội họa. Hội 
họa giai đoạn này cũng là giai đoạn mô tả 
sự chuyển động của ánh sáng thông qua 
màu sắc. Chúng ta nhận thấy trên trang 
phục người ta sử dụng các loại chất liệu 
như xa tanh, tơ lụa và các đăng ten đều lấp 
lánh và gợi sự chuyển động thông qua thị 
giác về ánh sáng. Đến thời Đế Chế cuối 
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chính vua 
Napoleon cũng đã thuê họa sỹ sáng tác và 
tham gia phê duyệt mẫu trang phục quân 
đội. Họa sỹ quý tộc L. David và người phụ 
trách nghi lễ B. Idabe đã sáng tác dựa vào 
mẫu trang phục quý tộc Tây Ban Nha thế 
kỷ XVI và XVII để làm rất nhiều phác 
thảo. Thời đó đã có áo đuôi tôm sau này 
trở thành áo lễ của người châu Âu. Nhân 
dân Pháp rất tự hào vì họ cho đây là bộ 
trang phục mẫu mực biểu hiện lòng yêu 
nước đích thực của người Pháp, 
63Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, hội 
họa đã thực sự có những ảnh hưởng lớn 
tới trào lưu thời trang trên toàn thế giới, 
đặc biệt là khu vực châu Âu. Chủ nghĩa 
Siêu thực, Chủ nghĩa Vị lai và Nghệ thuật 
Trang trí đã bao trùm mọi mặt của đời 
sống xã hội. Những nghệ sĩ tiên phong đặc 
biệt là những nhà Siêu thực Chủ nghĩa và 
các nhà Tương lai Chủ nghĩa đã mang 
nghệ thuật đến với thời trang. Từ sự kết 
hợp này, những phụ kiện và chất liệu vải 
mang phong cách “Art deco” (Nghệ thuật 
Trang trí) đã ra đời và tái hiện kỹ thuật 
mang tính trang trí giống như nghệ thuật 
sơn mài phương Đông
Khi hội họa truyền cảm hứng đến 
thời trang, các nhà thiết kế lĩnh hội và tiếp 
nhận trở thành nguồn cảm hứng dồi dào. 
Dù là mĩ thuật đương đại hay đến cổ điển 
xa xưa, hội họa luôn có tác động không 
nhỏ đến thời trang, luôn được những nhà 
thiết kế khai thác, ứng dụng, từ đó tạo nên 
những sản phẩm ứng dụng trong nền công 
nghiệp may mặc, hoặc thậm chí là một 
tuyệt tác khác. 
Mosaic from the Monreale Cathedral
(Sicily - 1170)
Dolce and Gabbana
A/W 2013
Cảm hứng bất tận ấy, có thể được truyền đến từ những bức bích họa trong các giáo 
đường ở Sicily xa xôi
The Left of Christ” - Robert Campin 
(1430)
Alexander McQueen - A/W 1997
64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Và cũng chẳng ai còn xa lạ với 
ông hoàng Shakespeare và bi kịch tình 
“Hamlet” đã đi vào lịch sử của nền nghệ 
thuật đại chúng. Vở kịch đã khắc họa nên 
một hồng nhan Ophelia, xinh đẹp mà bất 
hạnh. Hình ảnh nàng gieo mình xuống 
con sông êm đềm, cùng anh túc chết chóc, 
những đóa hồng tuổi trẻ, cúc dại ngây ngô, 
violet yểu tử và pansy vô vọng của tình 
yêu, chính là cái chết được mệnh danh 
rằng nên thơ bậc nhất. Để rồi, bức họa 
nghệ thuật lại tiếp tục là cảm hứng cho 
các bức ảnh chụp thời trang, vừa hoang 
dại, đẹp đẽ, lại ẩn chứa những giấc mơ 
cứ miên man trôi đi qua ngày dài.
“Ophelia” - Sir John Everett Millais (1852) “Saoirse Ronan in The Cult of Beauty” - 
photo: Steven Meisel (Vogue US, 12/2011)
“Nghệ thuật hội họa trở thành một 
yếu tố của thời trang, Saint Laurent đã 
chứng minh mình là con người của thời 
đại. Những thành công đó đã khẳng định 
vị trí huyền thoại của Yves Saint Laurent, 
ngang tầm với Christian Dior, Coco 
Chanel và góp phần đưa Paris trở thành 
kinh đô thời trang thế giới. Đầu thập niên 
70, trong một lần tình cờ, Cavalli đã mày 
mò và sáng tạo ra cách vẽ màu trên thân 
thể. Những cô gái nghỉ mát ở Capri và 
St. Tropez hâm mộ kiểu “thời trang” này. 
Kể từ đó đến nay, “body painting” đã trở 
thành một trường phái thời trang được yêu 
thích ở nhiều nơi trên thế giới. Sự kiện 
này đã khiến tạp chí Vogue Italy bắt đầu 
để mắt đến Cavalli. Những năm đầu thế 
kỷ XXI, Kiểu hình xăm này đã trở thành 
mốt thời thượng từ Paris, London, Milan, 
New York tới Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc 
biệt là ở Thái Lan và thậm chí ngay cả ở 
Việt Nam cũng hưởng ứng theo trào lưu 
này” [1]
Cứ dần như vậy hội họa lặng lẽ dần 
dần trở thành một yếu tố không thể tách 
rời đối với tâm hồn các nhà thiết kế. Tại 
mỗi một thời điểm khác nhau,một giai 
đoạn khác nhau nhưng các tác phẩm nghệ 
thuật hội họa và những sản phẩm thiết kế 
thời trang vẫn luôn tìm được tiếng nói 
chung, cảm nhận được tinh thần của nhau, 
bộc lộ và truyền tải được ý nghĩa tinh thần 
nói chung - đó là giá trị thẩm mĩ của nghệ 
thuật, của cái đẹp trong sáng tạo.
3. Kết luận
Nhìn chung, mỗi một loại hình nghệ 
thuật đều mang trong mình những cảm 
65Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nhận của riêng mình về cái đẹp, chính vì 
thế việc giao hoa giữa loại hình nghệ thuật 
này với loại hình nghệ thuật khác luôn 
mang đến một cảm giác mới lạ, đầy tính 
hấp dẫn. hội họa và thời trang là như vậy. 
Mỗi một sản phẩm thời trang khi mang 
trong mình ngôn ngữ của hội họa luôn để 
lại sự rung động đầy ấn tượng trong mắt 
người chiêm ngưỡng. Đó là sự kết hợp 
mang đầy tính ngẫu hững của thời trang 
đắm chìm và lắng đọng trong không gian 
sâu, rộng của nghệ thuật hội họa. Tất cả 
điều đó đã mang lại chất “rung” trong cái 
cảm của mỗi người được ngắm hay nhìn 
thấy nó. Hội họa và thời trang vẫn luôn là 
sự kết hợp hoàn hảo, đầy tính bất ngờ của 
thẩm mĩ và sáng tạo.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Kim Hương, “Sự gắn kết giữa 
hội họa và thời trang”, Trường Đại học Mỹ 
thuật công nghiệp Hà Nội
2. Elle team, “Hội họa đến với thời trang”, tạp 
chí Elle, số tháng 3/2014
3. “Thời trang cảm hứng từ hội họa”, báo Xây 
dựng, số tháng 10/2014
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội
Email: dienhoahong@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_do_hoa_viet_nam_giai_doan_hien_nay_thuc_trang_va.pdf