Năng suất các nhân tố tổng hợp của nền kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo hướng tiếp cận mới, năng suất được hiểu là một hàm số của lao động, công nghệ, vốn và nhiều nhân tố khác nhằm thỏa mãn được nhu cầu của tất cả những đối tượng có liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) phản ánh một cách khái quát hiệu quả tổng hợp của việc phối hợp sử dụng các nhân tố đầu

vào của quá trình sản xuất như vốn, lao động, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải

tiến quản lý.

Hiện nay, trên thế giới đã hình thành tổ chức năng suất quốc gia nhằm tư vấn, đề xuất các giải pháp

nâng cao năng suất. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, để đánh giá hiệu suất thực của hoạt động kinh tế,

việc tính toán chỉ tiêu TFP là rất cần thiết. Do đó, bài viết nghiên cứu phương pháp tính chỉ tiêu này để có

thể vận dụng tính chỉ tiêu TFP phù hợp với đặc thù riêng của Thành phố, cũng như, xác định tốc độ tăng và

đóng góp của TFP trong tốc độ phát triển của TP. HCM; đồng thời đưa ra các kết luận và kiến nghị nhằm

nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP trong tăng trưởng của TP.HCM.

pdf 8 trang kimcuc 3220
Bạn đang xem tài liệu "Năng suất các nhân tố tổng hợp của nền kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng suất các nhân tố tổng hợp của nền kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh

Năng suất các nhân tố tổng hợp của nền kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 118 - tháng 8/2017
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NAÊNG SUAÁT CAÙC NHAÂN TOÁ
TOÅNG HÔÏP CUÛA NEÀN KINH TEÁ 
TAÏI THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
ThS. LÊ THỊ THùY NGOAN*
*Kiểm toán nhà nước Khu vực IX
Theo hướng tiếp cận mới, năng suất được hiểu là một hàm số của lao động, công nghệ, vốn và nhiều nhân tố khác nhằm thỏa mãn được nhu cầu của tất cả những đối tượng có liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) phản ánh một cách khái quát hiệu quả tổng hợp của việc phối hợp sử dụng các nhân tố đầu 
vào của quá trình sản xuất như vốn, lao động, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải 
tiến quản lý.
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành tổ chức năng suất quốc gia nhằm tư vấn, đề xuất các giải pháp 
nâng cao năng suất. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, để đánh giá hiệu suất thực của hoạt động kinh tế, 
việc tính toán chỉ tiêu TFP là rất cần thiết. Do đó, bài viết nghiên cứu phương pháp tính chỉ tiêu này để có 
thể vận dụng tính chỉ tiêu TFP phù hợp với đặc thù riêng của Thành phố, cũng như, xác định tốc độ tăng và 
đóng góp của TFP trong tốc độ phát triển của TP. HCM; đồng thời đưa ra các kết luận và kiến nghị nhằm 
nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP trong tăng trưởng của TP.HCM.
Từ khóa: TFP, Thành phố Hồ Chí Minh
Productivity factor of the economy in Ho Chi Minh City
In the new approach, productivity is understood to be a function of labor, technology, capital and many 
other factors to satisfy the needs of all those involved in production and consumption product. The composite 
factor productivity index generally reflects the combined effect of the combination of the inputs of the 
production process, such as capital, labor, the advancement of science and technology, and the exchange of 
New technology, improved management.
At present, the world has formed a national productivity organization to advise and propose solutions to 
improve productivity. In Ho Chi Minh City, in order to evaluate the real performance of economic activity, 
it is necessary to calculate the TFP index. Therefore, it is necessary to study the method of calculation of 
this indicator so that it can be used to calculate the TFP index suitable to the city’s specific characteristics. 
Just as, determine the speed and contribution of TFP in the pace of development of Ho Chi Minh City. 
Concurrently, conclusions and recommendations will be made to increase the contribution of TFP to HCM 
City’s growth.
Key words: TFP, Ho Chi Minh City
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 118 - tháng 8/2017
1. khái niệm TFP
TFP đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng 
tổng hợp các nhân tố đầu vào. Nó là thước đo hiệu 
quả của việc sử dụng cả hai nhân tố vốn và lao 
động, đồng thời là thước đo sự tiến bộ của khoa 
học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, 
nâng cao tay nghề của người lao động, sự thay đổi 
cơ cấu kinh tế. 
Để tăng đầu ra không nhất thiết phải tăng lao 
động hoặc vốn. Nếu sử dụng tối ưu nguồn lao động 
và vốn, đồng thời phối hợp sử dụng tốt nhất các 
nhân tố đầu vào khác vẫn đạt được kết quả đầu ra 
lớn hơn. Điều đó có nghĩa, với tác động tổng hợp 
các yếu tố được phối hợp trong quá trình tổ chức 
quản lý sản xuất sẽ tạo ra được giá trị gia tăng mới 
cao hơn. 
2. Phương pháp tính TFP
TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi 
phần đóng góp của tăng số lượng lao động và vốn 
cố định. 
2.1. Xác định các nhân tố đầu vào và đầu ra 
* Hai nhân tố đầu vào chủ yếu là tài sản cố định 
và lao động.
+ Tài sản cố định: Giá trị nhà cửa, máy móc 
thiết bị, phương tiện vận tải... góp phần tạo ra giá 
trị mới tăng thêm cho nền kinh tế. Giá trị những 
tài sản cố định này được khấu hao dần hàng năm. 
Do đó, phần tham gia thực tế vào quá trình sản 
xuất là giá trị tài sản cố định đã trừ khấu hao (vốn 
cố định).
+ Lao động ở đây là toàn bộ số người làm việc 
trong nền kinh tế.
* Tương ứng với đầu vào, chỉ tiêu GDP là giá trị 
tăng thêm của toàn nền kinh tế. 
2.2. Phương pháp tính của tổ chức năng suất 
Châu Á (APO)
 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá trị tăng thêm, 
vốn, lao động và TFP biểu diễn dưới dạng hàm sản 
xuất: Qt = AtF (Kt,Lt)
Q: Giá trị tăng thêm; K: Vốn cố định; L: Lao 
động; 
A: Hiệu quả sản xuất (năng suất nhân tố tổng 
hợp - TFP). Sử dụng trong hàm Cobb - Douglass 
được viết dưới dạng sau:
Trong đó: 0<α<1. Với giả thiết 0<α, hàm 
Cobb-Douglass coi giá trị sản xuất tỷ lệ thuận với 
lao động và vốn. 
Với giả thiết hàm Cobb-Douglass là hàm liên 
tục theo thời gian và dưới góc độ toán học có thể 
biểu diễn tốc độ phát triển theo thời gian của Qt 
như sau:
Chia hai vế phương trình (2) cho Q và sau khi 
biến đổi có:
Vế trái của công thức (3) chính là tốc độ tăng 
của giá trị tăng thêm (Qt). Vế phải của công thức 
này gồm có ba thành phần: thành phần thứ nhất là 
tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp; thành 
phần thứ hai là tốc độ tăng năng suất cận biên của 
lao động ( ); thành phần thứ ba là tốc độ tăng 
năng suất cận biên của vốn ( ). Viết gọn lại có:
Trong đó: Gr(Q) tốc độ tăng của giá trị tăng thêm;
Gr(L) tốc độ tăng của lao động;
Gr(K) tốc độ tăng của vốn;
MPL và MPK là năng suất cận biên lao động 
và vốn.
Trong thị trường có cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ 
lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra sẽ bằng năng suất cận 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 118 - tháng 8/2017
biên của vốn (MPK), còn tỷ lệ lương của lao động 
sẽ bằng năng suất cận biên của lao động (MPL). 
Trong trường hợp này MPK(K/Q) sẽ là tỷ lệ đóng 
góp của vốn trong giá trị tăng thêm và MPL(L/Q) 
là tỷ lệ đóng góp của lao động trong giá trị tăng 
thêm. Như vậy, trong trường hợp này MPL và MPK 
là tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn trong GDP. 
Cụ thể hoá công thức (4) mô hình hàm sản xuất 
Cobb-Douglass có dạng:
Đặt β= 1- α
Dựa vào công thức (5), có thể tính tốc độ tăng 
của năng suất các nhân tố tổng hợp (Gr(A) hay 
Gr(TFP)) theo công thức:
Trong đó: α: Cơ cấu đóng góp của vốn trong 
GDP; β: Cơ cấu đóng góp của lao động trong GDP
Riêng tại TP.HCM, phương trình (6) cũng được 
sử dụng để tính chỉ tiêu TFP. Để phân tích các yếu 
tố góp phần vào tốc độ tăng GDP có thể viết lại 
phương trình (7) như sau:
Gr(Qt) = Gr(TFP)+αGr(K) +βGr(L) (6’)
Tỷ lệ đóng góp của các yếu tố cấu thành tăng 
trưởng GDP được tính;
Đóng góp do tăng TFP = Gr(TFP) / Gr(Qt) 
Đóng góp do tăng tài sản = αGr(K) / Gr(Qt) 
Đóng góp do tăng lao động = βGr(L) / Gr(Qt) 
Phương pháp tính các hệ số đóng góp của tài 
sản và lao động (α, β)
Dùng phương pháp sử dụng hệ thống tài khoản 
quốc gia (SNA) để xác định tỷ phần của lao động 
trong GDP (β) được tính bằng tỷ lệ thu nhập của 
người lao động trong GDP(β=V/GDP). 
Từ đó tính hệ số đóng góp của vốn: α = 1 - β
2.3. Xác định nguồn số liệu 
TP.HCM ứng dụng phương pháp tính năng suất 
nhân tố tổng hợp theo phương pháp đã trình bày 
trên cơ sở các số liệu về GDP, tài sản cố định, lao 
động và cơ cấu đóng góp của tài sản cố định và lao 
động trong GDP.
*Số liệu GDP: Chỉ tiêu này được tính toán hàng 
năm theo giá hiện hành và theo giá so sánh 2010. 
GDP = ∑VA các ngành kinh tế 
*Vốn cố định: Nguồn lực tài sản góp phần tạo 
ra giá trị tăng thêm cho các ngành kinh tế là giá trị 
còn lại của những tài sản cố định tham gia vào quá 
trình sản xuất trong từng thời kỳ.
Chỉ tiêu vốn cố định: Tổng hợp từ kết quả các 
cuộc điều tra (tổng hợp điều tra doanh nghiệp; 
tổng hợp điều tra hành chính sự nghiệp; tổng hợp 
tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản; 
điều tra cá thể)
Vốn cố định = Giá trị tài sản – khấu hao
Số liệu sử dụng tính toán là vốn cố định bình 
quân năm. 
Vốn bình quân năm = (Vốn đầu kỳ + vốn cuối 
kỳ)/2 
Vốn của toàn bộ hoạt động kinh tế = vốn của 
các doanh nghiệp + vốn của các đơn vị hành chính 
sự nghiệp + vốn của các đơn vị cá thể.
Để loại trừ yếu tố giá khi tính tốc độ tăng vốn 
cố định, các số tuyệt đối đều được tính theo giá so 
sánh (hiện nay sử dụng giá so sánh 2010). Do trong 
thực tế không có đủ chỉ số giá để quy vốn cố định 
về giá so sánh nên có thể tạm thời sử dụng hệ số 
giảm phát GDP khu vực công nghiệp - xây dựng. 
Dựa vào số liệu từ các nguồn trên, tính toán giá 
trị vốn cố định cho các năm.
Biểu 1: Vốn cố định bình quân Đvt: tỷ đồng
Năm Theo giá hiện hành Theo giá so sánh
2010 342.800 342.800
2011 412.800 372.966
2012 461.126 400.752
2013 538.415 434.157
2014 571.588 452.218
2015 658.613 498.847
(Nguồn tính toán của Cục Thống kê)
*Số lao động làm việc trong nền kinh tế: Thu thập 
cũng từ các nguồn sau để tính lao động làm việc 
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 118 - tháng 8/2017
(Kết quả tổng hợp điều tra doanh nghiệp; tổng hợp 
điều tra hành chính sự nghiệp; tổng hợp tổng điều 
tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản; điều tra cá 
thể; tổng hợp tổng điều tra dân số)
Biểu 2: Số liệu lao động làm việc trong các 
ngành kinh tế
Năm Lao động (Người) Tốc độ tăng (%)
2011 3.670.949 5,1
2012 3.847.155 4,8
2013 3.974.111 3,3
2014 4.169.228 4,9
2015 4.369.434 4,8
(Nguồn tính toán của Cục Thống kê)
*Thu nhập của người lao động: Dựa vào số liệu 
tính toán của Cục Thống kê Tp. HCM
Biểu 3: Thu nhập của người lao động Đvt: Tỷ đồng
Năm Thu nhập của người lao động (giá hiện hành)
Tốc độ 
tăng (%)
2011 244.153 5,8
2012 287.909 17,9
2013 339.101 17,8
2014 368.966 8,8
2015 412.321 11,8
(Nguồn của Cục Thống kê)
*Các hệ số đóng góp của tài sản (α) và của lao 
động (β):
Tỷ số giữa thu nhập của người lao động so với 
GDP được tính trên cơ sở các số tuyệt đối được 
tính theo giá hiện hành.
Chỉ tiêu thu nhập của người lao động được 
tính toán hàng năm. Chỉ tiêu này bao gồm lương 
và các khoản có tính chất lương, thu nhập khác 
(thưởng, ăn trưa, trang phục...), tiền đóng bảo 
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do doanh nghiệp đóng 
cho người lao động.
Từ nguồn số liệu của Cục Thống kê TP.HCM 
về GDP và thu nhập của người lao động, tính được 
hệ số α, β:
Biểu 4: Hệ số đóng góp của lao động và vốn 
cố định
Năm Hệ số đóng góp của lao động - β 
Hệ số đóng góp 
của vốn - α
2011 0,424 0,576
2012 0,439 0,561
2013 0,444 0,556
2014 0,433 0,567
2015 0,431 0,569
B/q 
2011-2015 0,434 0,566
2.4. Phân tích kết quả tính năng suất tổng hợp 
(TFP) cho địa bàn TP.HCM 
2.4.1. Năng suất lao động
Biểu 5: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng 
suất lao động của TP.HCM Đvt: triệu đồng/người
Năm 
Năng 
suất lao 
động 
cả nước 
(giá so 
sánh 
2010) 
Năng 
suất lao 
động 
TP.HCM 
(giá so 
sánh 
2010)
Tốc độ 
tăng 
cả 
nước 
(%)
Tốc độ 
tăng 
TP.HCM 
(%)
2011 45,53 139,14 3,49 4,90
2012 46,92 144,94 3,05 4,17
2013 48,72 153,33 3,84 5,78
2014 51,08 160,15 4,84 4,45
2015 54,38 167,86 6,46 4,82
BQ 
2011-2015 4,34 4,82
(Nguồn tính toán của Cục Thống kê)
Biểu 6: Năng suất lao động của khu vực doanh 
nghiệp Đvt: triệu đồng/ lao động
NSLĐ 
2014 (giá 
so sánh 
2010)
NSLĐ 
2015 (giá 
so sánh 
2010)
Tốc 
độ 
tăng 
(%)
Nông, lâm, thủy 
sản 57,93 71,40 23,26
Công nghiệp và 
xây dựng 199,65 195,22 -2,22
Dịch vụ 151,03 171,33 13,44
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 118 - tháng 8/2017
Biểu 7: Cơ cấu 3 khu vực kinh tế trong GDP
Đơn vị: %
2011 2012 2013 2014 2015
Tổng 100 100 100 100 100
Nông, lâm, 
thủy sản 1,03 1,08 1,02 1,03 0,99
Công nghiệp 
và xây dựng 41,17 40,27 40,66 39,36 39,57
Dịch vụ 57,80 58,64 58,32 59,61 59,44
(Nguồn Niên giám thống kê 2014, 2015)
2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Biểu 8: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) 
và cơ cấu vốn đầu tư
2012 2013 2014 2015
ICOR 3,62 3,51 3,43 
Nông, lâm, thủy 
sản 2,66 2,10 
2,02 
Công nghiệp và 
xây dựng 2,97 3,35 
3,07 
Khu vực dịch vụ 3,95 3,60 3,61 
Cơ cấu vốn đầu 
tư (%) 100 100 100 100
Nông, lâm, thủy 
sản 0,94 0,42 0,35 0,32
Công nghiệp và 
xây dựng 29,96 26,91 29,02 28,60
Khu vực dịch vụ 69,10 72,67 70,63 71,08
Biểu 9: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) 
của cả nước và TP.HCM
Năm
ICOR
Cả nước TP. HCM
2011 5,70 3,60
2012 6,80 3,90
2013 6,70 3,60
2014 6,30 3,50
2015 6,00 3,40
B/q 2011-2015 6,29 3,60
Biểu 10: Vốn cố định bình quân cho một lao 
động Đvt: triệu đồng/lao động
Năm Vốn cố định bình quân cho một lao động (theo giá so sánh 2010)
2011 101,60
2012 104,17
2013 109,25
2014 111,33
2015 114,29
B/q 
2011-2015 108,13
2.4.3. Tốc độ tăng của các nhân tố
Xét ba yếu tố tác động đến tăng trưởng GDP 
là tốc độ tăng của vốn, lao động và TFP thì vốn là 
yếu tố có tốc độ tăng bình quân giai đoạn từ 2011 
- 2015 cao nhất 7,79%, tốc độ tăng của lao động là 
4,58% và TFP tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 
là 3,19% cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước.
Biểu 11: Tốc độ tăng của các nhân tố
Tốc độ tăng (%)
GDP Vốn cố định
Lao 
động
TFP
2011 10,25 5,07 2,16 3,02
2012 9,17 4,30 2,11 2,77
2013 9,30 4,64 1,55 3,11
2014 9,58 3,92 2,12 3,53
2015 9,85 4,25 2,07 3,53
B/q 
2011-2015 9,63 4,44 2,00 3,19
B/q 
2011-2015 
cả nước
5,91 7,43 1,52 1,79
Lao động là một nguồn lực có hạn, do đó tăng 
trưởng kinh tế không thể tiếp tục dựa trên tăng lao 
động. Xu hướng cho thấy đóng góp của tăng lao 
động ngày càng thấp trong tăng GDP. Năm 2012 
đóng góp của tăng lao động là 23% năm 2015 giảm 
xuống 21%. Như vậy, tác động vào tăng trưởng 
kinh tế chỉ còn dựa vào tăng đầu tư vốn và tăng 
TFP, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Điểm tích cực là TFP tăng qua các năm, bình 
quân giai đoạn 2011-2015 tăng 3,19%. Từ năm 
2011 đến 2015 TFP tăng dần trừ năm 2012 tăng 
thấp hơn mức tăng của năm trước và năm 2015 
tăng bằng của năm 2014.
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 118 - tháng 8/2017
Từ năm 2011 đến năm 2015, GDP tăng cao bình 
quân 9,63%/năm, song song đó thì vốn cố định 
bình quân tăng chậm hơn ở mức 4,44%/năm. Mặc 
dù, vốn cố định cho nền kinh tế tăng chậm hơn 
trước (2006-2011) nhưng vẫn duy trì được tốc độ 
tăng GDP tương đối ổn định. Trong điều kiện vốn 
và lao động tăng chậm lại, thì TFP ngày càng đóng 
vai trò lớn hơn trong GDP từ năm 2011 đến 2015. 
Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn cố định năm 2015 cao 
hơn của năm 2014. Việc này có thể mang đến hiệu 
quả cho các năm sau vì đầu tư thường có độ trễ một 
vài năm.
2.4.4. Đóng góp của các yếu tố
Số liệu về đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP 
từ 2011 đến 2015 cho thấy đóng góp của TFP vào 
tăng GDP đang dần cao lên. Từ 29,45% năm 2011 
tăng đến 35,8% năm 2015, bình quân giai đoạn 
2011-2015 tăng 33,13%/năm, cao hơn bình quân 
chung của cả nước.
Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng 
kinh tế đang dần cao lên cho thấy yếu tố đầu vào 
là vốn cố định và lao động đang được sử dụng hiệu 
quả hơn trong việc tạo ra kết quả đầu ra. Đây là sự 
chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng 
tập trung vào chất lượng như nâng cao chất lượng 
lao động, chất lượng vốn, áp dụng các tiến bộ kỹ 
thuật, công nghệ và tập trung nguồn lực vào các 
lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Biểu 12: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố 
vào tăng trưởng GDP
Năm
Tỷ trọng đóng góp (%) vào tăng 
trưởng GDP
Lao động Vốn cố định TFP
2010 26,70 45,00 28,30
2011 21,08 49,47 29,45
2012 22,96 46,89 30,15
2013 16,67 49,88 33,46
2014 22,19 40,91 36,90
2015 21,01 43,19 35,80
B/q 
2011-2015 20,76 46,03 33,17
B/q 
2010-2013 21,80 47,80 30,32
B/q 
2011-2015 
cả nước
16,25 53,42 30,33
Tỷ trọng đóng góp của TFP tăng dần có nghĩa 
cho thấy yếu tố đầu vào là vốn và lao động để tạo 
ra kết quả đầu ra đang được sử dụng hiệu quả hơn, 
đóng góp của khoa học công nghệ đã tác động tích 
cực tới tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM thời gian 
qua. Tuy nhiên, tăng trưởng dựa vào nhân công giá 
rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên đang suy giảm làm 
tăng nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Do 
đó, tăng trưởng của TP.HCM phải dựa vào tăng 
năng suất lao động thông qua phát triển khoa học 
công nghệ.
Năm 2015, năng suất lao động của Tp.HCM đạt 
168 triệu đồng/lao động, tăng 4,82% so với 2014. 
Giai đoạn 2011-2015 năng suất lao động bình quân 
tăng 4,82%/năm.
Biểu 13: Tốc độ tăng năng suất lao động
Năm Năng suất lao động theo giá so sánh (Triệu đồng)
Tốc độ 
tăng (%)
2011 139 4,90
2012 145 4,17
2013 153 5,78
2014 160 4,45
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 118 - tháng 8/2017
2015 168 4,82
B/q 
2011-2015 153 4,82
3. kết luận và kiến nghị
3.1. Vấn đề hiệu quả trong mục tiêu chung của 
nền kinh tế
Vấn đề cần quan tâm không chỉ là tốc độ tăng 
trưởng GDP, mà quan trọng hơn là hiệu quả cuối 
cùng. Hiệu quả kinh tế xét cho đến cùng là năng 
suất lao động nhưng không phải năng suất lao động 
nói chung, đó là TFP. Tức là cần đổi mới mô hình 
tăng trưởng, chuyển mô hình tăng trưởng kinh tế 
từ chiều rộng sang chiều sâu, gia tăng sự đóng góp 
vào GDP. Tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM do tăng 
TFP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 33,17%, còn 
khiêm tốn so với một số nước trong khu vực. Có 
thể nói rằng sự tăng trưởng chưa thật sự vững chắc. 
Để trở thành một thành phố có nền công nghiệp 
hiện đại và là trung tâm kinh tế của cả nước, đóng 
góp tích cực vào sự phát triển của cả nước thì trong 
giai đoạn sau, TP. HCM cần nâng cao tốc độ tăng 
của TFP dựa trên sự cải thiện các yếu tố đóng góp 
vào TFP như: giáo dục và đào tạo, phát triển khoa 
học công nghệ... đặc biệt là nâng cao mức đóng góp 
của nhân tố khoa học và công nghệ. Giải quyết tốt 
vấn đề này sẽ tạo ra khâu đột phá trong việc đổi 
mới mô hình tăng trưởng kinh tế của TP. HCM.
3.2. Điều kiện cần thiết để tính chỉ tiêu TFP tại 
Tp. HCM
Để các chỉ tiêu hiệu quả, đặc biệt là chỉ tiêu 
năng suất nhân tố tổng hợp thật sự là căn cứ phân 
tích, đánh giá nền kinh tế, làm cơ sở cho việc quản 
lý, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của địa 
phương, điều kiện cần thiết phải có những dữ liệu 
chính xác, phản ánh đúng thực tế. Muốn thế, trước 
tiên là phải có một hệ thống thống kê - kế toán đầy 
đủ và khoa học. Thống kê phải thu thập, lưu trữ 
được những thông tin cần thiết, chính xác, đảm 
bảo độ tin cậy cao. Điều cần lưu ý là những chỉ tiêu 
này phải được hình thành trên cơ sở những chỉ tiêu 
cơ bản nhất mà các nước trên thế giới đang sử dụng 
rộng rãi. Các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản 
quốc gia (SNA) đã tạo tiền đề cho việc tính toán 
các chỉ tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống thống kê 
vẫn còn nhược điểm là cơ sở dữ liệu không nhiều, 
không toàn diện, không đủ để cung cấp thông tin 
cần thiết cho phân tích hiệu quả, nhất là những chỉ 
tiêu sử dụng chuỗi thời gian để phân tích xu hướng. 
Chế độ báo cáo thống kê do Tổng cục Thống kê 
ban hành cho các Cục Thống kê Tỉnh, Thành phố 
không có chỉ tiêu tổng hợp giá trị tài sản tham gia 
vào hoạt động của toàn nền kinh tế. Các chỉ tiêu 
thống kê cho từng ngành không mang tính đồng 
bộ. Do đó, có những chỉ tiêu không tính được, có 
chỉ tiêu tính toán không chính xác, căn cứ thực tiễn 
thấp. Để hoàn thiện hệ thống thống kê, tạo cơ sở 
dữ liệu cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu 
quả, cần thiết tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu mở rộng, áp dụng những chỉ tiêu 
thống kê chung được sử dụng rộng rãi trên thế giới;
- Hoàn thiện phương pháp tính các chỉ tiêu đầu 
vào và đầu ra như tính toán chỉ tiêu GDP, vốn đầu 
tư, các chỉ số giá... để đảm bảo cơ sở dữ liệu đầy đủ, 
độ tin cậy cao;
- Lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu 
làm căn cứ cho việc phân tích xu hướng dài hạn;
- Chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ 
báo cáo thống kê - kế toán; 
- Hoàn thiện phương pháp điều tra chọn mẫu. Từ 
đó vận dụng trong việc tính toán, suy rộng các chỉ tiêu 
đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất - kinh doanh.
3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
Tái cơ cấu nền kinh tế là việc chuyển các nguồn 
lực (chủ yếu là vốn và lao động) từ những ngành và 
thành phần kinh tế kém năng suất sang ngành và 
thành phần kinh tế có năng suất cao. Việc phân bổ 
lại các nguồn lực để có được những ngành và thành 
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 118 - tháng 8/2017
phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ dẫn đến sử 
dụng có hiệu quả các nguồn lực và TFP tăng cao. 
Thông qua cơ cấu lại vốn và lao động, các ngành sẽ 
hoạch định tốt hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, 
kinh doanh. 
Cải tiến, đổi mới công nghệ và sản phẩm: Tiến 
bộ trong công nghệ có tác động đến tăng TFP bằng 
nhiều cách. Ví dụ, việc tạo ra sản phẩm mới giúp 
xâm nhập vào thị trường tốt hơn, hoặc thay đổi quá 
trình sản xuất bằng một công nghệ mới có thể làm 
giảm bớt cường độ lao động, thời gian lao động, 
tốc độ sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm được các chi 
phí về nhân công, vật liệu và tạo đầu ra tốt hơn. 
Thay đổi công nghệ quản lý cũng có tác động rất 
tích cực. Thông qua thiết kế được hệ thống sản xuất 
linh hoạt, hiệu quả và cải tiến các quá trình hiện tại 
bằng cách giảm bớt những hoạt động không tạo 
giá trị gia tăng, giảm thiểu lãng phí cũng như thao 
tác thừa có thể đẩy mạnh được năng suất. Một lao 
động thay vì thực hiện hoạt động rườm rà, không 
có giá trị, họ tập trung vào các hoạt động thực sự 
tạo giá trị gia tăng. Như vậy, một lao động sẽ tạo ra 
được nhiều giá trị gia tăng hơn, tức là tăng được 
năng suất. 
Yếu tố về chất lượng lao động: nền kinh tế hoặc 
một doanh nghiệp không thể có năng suất cao nếu 
chất lượng lao động thấp. Chất lượng lao động thể 
hiện dưới hai hình thái, trình độ lao động và thái 
độ làm việc; chú trọng công tác đào tạo cho những 
ngành nghề còn thiếu lao động có trình độ; đồng 
thời đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ chuyên 
môn cao, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, phát 
triển khoa học kỹ thuật. Đặc điểm của phần lớn 
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. HCM là quản lý 
bằng kinh nghiệm bản thân. Việc đầu tư thiết bị, 
ứng dụng công nghệ mới sẽ không có hiệu quả 
nếu như người lao động không biết vận hành, sử 
dụng, khai thác để tạo ra được những sản phẩm 
tốt. Bên cạnh trình độ lao động, yếu tố thái độ làm 
việc cũng rất quan trọng. Chỉ có thái độ làm việc 
tích cực mới phát huy hết khả năng lao động, đem 
lại được hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê TP.HCM 2013, 2014, 2015.
2. Ấn phẩm “Tốc độ tăng năng suất các nhân tố 
tổng hợp” của PGS.TS. Tăng Văn Khiên.
3. APO Productivity Database 2015.

File đính kèm:

  • pdfnang_suat_cac_nhan_to_tong_hop_cua_nen_kinh_te_tai_thanh_pho.pdf