Nâng cao vai trò của tổ chức lập quy Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế

Việt Nam đang thiết lập các hành lang pháp lý chung nhất theo thông lệ các nước

nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính để phù hợp với thông

lệ các quốc gia trên thế giới. Để đạt được thành quả đó phải kể đến vai trò của tổ chức lập

quy trong việc ban hành các chính sách liên quan đến kế toán. Trong bài viết, tác giả phân

tích, đánh giá những vấn đề liên quan vai trò của tổ chức lập quy quốc tế để đúc kết một số

kinh nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng tổ chức lập quy của

Việt Nam để nhìn nhận đúng bản chất vấn đề để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực

cho Việt Nam để góp phần hoàn thiện tổ chức lập quy phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng

xu thế hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

pdf 9 trang kimcuc 12680
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao vai trò của tổ chức lập quy Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao vai trò của tổ chức lập quy Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế

Nâng cao vai trò của tổ chức lập quy Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 11 
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC LẬP QUY VIỆT NAM 
ĐÁP ỨNG XU THẾ HỘI NHẬP KẾ TOÁN QUỐC TẾ 
Trần Quốc Thịnh 
Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh 
TÓM TẮT 
Việt Nam đang thiết lập các hành lang pháp lý chung nhất theo thông lệ các nước 
nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính để phù hợp với thông 
lệ các quốc gia trên thế giới. Để đạt được thành quả đó phải kể đến vai trò của tổ chức lập 
quy trong việc ban hành các chính sách liên quan đến kế toán. Trong bài viết, tác giả phân 
tích, đánh giá những vấn đề liên quan vai trò của tổ chức lập quy quốc tế để đúc kết một số 
kinh nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng tổ chức lập quy của 
Việt Nam để nhìn nhận đúng bản chất vấn đề để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực 
cho Việt Nam để góp phần hoàn thiện tổ chức lập quy phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng 
xu thế hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực và quốc tế. 
Từ khóa: tổ chức lập quy, kế toán Việt Nam, thông tin kế toán. 
1. Tổ chức lập quy chuẩn mực báo 
cáo tài chính quốc tế 
Tổ chức lập quy của hệ thống chuẩn 
mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm: Tổ 
chức tài trợ chuẩn mực báo cáo tài chính 
quốc tế (IFRS Foundation); Hội đồng 
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB); Hội 
đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính 
quốc tế (IFRS Advisory Council); Ủy ban 
hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính 
quốc tế (IFRS Interpretations Committee) 
(IFRS, 2015). 
Tổ chức tài trợ chuẩn mực báo cáo tài 
chính quốc tế (IFRS Foundation) 
IASC Foundation được thành lập năm 
2000. IASC Foundation là tiền thân của 
IFRS Foundation được chính thức đổi tên 
từ ngày 31/03/2010 với mục tiêu hoạt động 
cụ thể là phát triển hệ thống chuẩn mực báo 
cáo tài chính (BCTC) chất lượng cao có thể 
hiểu được, mang tính tuân thủ và được 
chấp nhận toàn cầu trên cơ sở nguyên tắc rõ 
ràng vì lợi ích cộng đồng. Chuẩn mực toàn 
cầu với yêu cầu chất lượng cao, minh bạch, 
thông tin có thể so sánh trên BCTC cũng 
như những BCTC khác để giúp các nhà đầu 
tư và những người tham gia trên các thị 
trường vốn khác nhau trên thế giới và 
những người sử dụng khác để ra các quyết 
định kinh tế; đẩy mạnh việc sử dụng và 
nhất quán áp dụng những chuẩn mực 
BCTC; thực hiện kết hợp hai mục tiêu trên 
với việc xem xét nhu cầu cụ thể cho các 
mức độ hoạt động; đẩy mạnh việc sử dụng 
và tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng 
chuẩn mực BCTC, các hướng dẫn và giải 
thích được ban hành bởi IASB trong xu 
hướng hội tụ chuẩn mực kế toán của các 
quốc gia và chuẩn mực BCTC. 
Hội đồng giám sát (Monitoring Board) 
Hội đồng giám sát là cầu nối giữa Ban 
quản trị và cơ quan công quyền (Public 
Authorities). Mối quan hệ này được thiết 
lập trên cơ sở quốc tế đối với hệ thống 
chuẩn mực và cơ quan công quyền. Trách 
nhiệm của Hội đồng giám sát là tham gia 
vào quy trình bổ nhiệm Ban quản trị; kiểm 
tra và tham vấn cho Ban quản trị. Đại diện 
Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016 
 12 
trong Hội đồng giám sát bao gồm: Ủy ban 
châu Âu, Tổ chức thị trường mới nổi của 
Tổ chức quốc tế các cơ quan quản lý thị 
trường chứng khoán (IOSCO), Tổ chức 
công nghệ IOSCO, Tổ chức dịch vụ tài 
chính Nhật, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán 
Mỹ (SEC), Quan sát viên là đại diện Tổ 
chức giám sát ngân hàng. 
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 
(IASB) 
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 
được thành lập năm 1973 với mục tiêu cơ 
bản là phát triển hệ thống chuẩn mực chất 
lượng cao vì lợi ích cộng đồng, có thể hiểu 
được và tuân thủ chuẩn mực toàn cầu với 
yêu cầu chất lượng cao, minh bạch và 
thông tin có thể so sánh thông tin trên 
BCTC và những BCTC khác để giúp 
những người tham gia trên các thị trường 
vốn khác nhau trên thế giới và những người 
sử dụng khác để ra các quyết định kinh tế, 
đẩy mạnh việc sử dụng và nhất quán áp 
dụng những chuẩn mực báo cáo tài chính 
quốc tế (IFRS). Chủ động hợp tác với các 
quốc gia ban hành chuẩn mực để đạt đến sự 
hội tụ của chuẩn mực kế toán quốc gia và 
IFRS chất lượng cao. 
Các thành viên được bầu chọn từ Ban 
quản trị. Các thành viên có đầy đủ trách 
nhiệm để phát triển, lên chương trình xây 
dựng chuẩn mực. Các thành viên có đầy đủ 
chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về thị 
trường và kinh doanh quốc tế nhằm đảm 
bảo IASB không bị chi phối hay ảnh hưởng 
của bất kỳ một thể chế hay lợi ích khu vực. 
Không có thành viên được kiêm nhiệm Ban 
quản trị và thành viên IASB. Theo cấu trúc 
mới, IASB có 16 thành viên trong đó ít 
nhất là 13 thành viên làm việc toàn thời 
gian còn 3 thành viên là bán thời gian. 
IASB luôn duy trì với các cơ quan ban 
hành chuẩn mực của các quốc gia và các tổ 
chức quan tâm đến hệ thống chuẩn mực để 
xúc tiến hội tụ chuẩn mực của các quốc gia 
với chuẩn mực BCTC quốc tế của IASB. 
Nhiệm kỳ của các thành viên IASB là 5 
năm nhưng theo dự thảo nhiệm kỳ của 
thành viên chỉ còn là 3 năm trừ chủ tịch và 
phó chủ tịch của IASB. Về nguyên tắc bỏ 
phiếu của các thành viên, mỗi quản trị viên 
có tương ứng một phiếu và kết quả bỏ 
phiếu là thuộc về đa số. Việc ban hành các 
chuẩn mực, dự thảo hay hướng dẫn trình 
bày BCTC quốc tế phải được chấp thuận 
bởi 9 trong tổng số 16 thành viên và phải 
đảm bảo 60% thành viên đang có mặt hoặc 
đang điện đàm. IASB có trách nhiệm trong 
việc trình bày và ban hành các chuẩn mực 
BCTC quốc tế; công bố các dự thảo ra công 
chúng; cung cấp chi tiết các nghiên cứu và 
các công việc khác cho các hệ thống chuẩn 
mực của các quốc gia; thiết lập quy trình 
kiểm tra các phản ánh; hình thành các 
nhóm tư vấn chuyên môn để có những 
tham vấn đối với các dự án quan trọng; tư 
vấn cho IFRS Advisory Council các thứ tự 
công việc ưu tiên; công bố các kết luận về 
chuẩn mực BCTC và các dự thảo 
Hội đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài 
chính quốc tế (IFRS Advisory Council) 
Hội đồng tư vấn chuẩn mực BCTC 
quốc tế (IFRS Advisory Council) được đổi 
tên từ Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán 
quốc tế (SAC) (31/03/2010) với mục tiêu là 
tư vấn chương trình làm việc của IASB 
cũng như các quyết định và thứ tự ưu tiên 
các công việc; Cung cấp các quan điểm của 
các cá nhân hay tổ chức về những dự án 
xây dựng chuẩn mực; Các tham vấn khác 
cho IASB và Ban quản trị. Thành viên 
IFRS Advisory Concil được bổ nhiệm bởi 
Ban quản trị với số lượng trên 30 thành 
viên, bao gồm những cá nhân và các tổ 
chức quan tâm đến BCTC quốc tế. Thành 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 13 
viên đại diện cho các khu vực địa lý và ở 
các lĩnh vực chuyên môn. Nhiệm kỳ của 
các thành viên là 3 năm. 
Ủy ban quốc tế hướng dẫn chuẩn mực 
báo cáo tài chính (IFRS Interpretations 
Committee) 
Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực kế toán 
quốc tế (IFRIC) được thay thế từ Ủy ban 
hướng dẫn thường trực (SIC) năm 2002 
nhằm soạn thảo các hướng dẫn cũng như 
những vấn đề chưa được quy định trong 
chuẩn mực. IFRIC là tiền thân của Ủy ban 
hướng dẫn chuẩn mực BCTC quốc tế 
(IFRS Interpretations Committee) được 
chính thức đổi tên từ ngày 31/03/2010. 
Thành viên IFRS Interpratations 
Committee bao gồm 14 thành viên bỏ 
phiếu, được bổ nhiệm bởi Ban quản trị với 
nhiệm kỳ 3 năm. Các thành viên đại diện 
các tổ chức bao gồm các chuyên gia có 
trình độ chuyên môn, đa dạng về những 
người có kinh nghiệm về thị trường và kinh 
doanh quốc tế, các nhà phân tích BCTC. 
Ban quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên 
của IASB, giám đốc hoạt động công nghệ 
hoặc nhân viên cao cấp của IASB. Xét thấy 
cần thiết, Ban quản trị sẽ bổ nhiệm đại diện 
các quan sát viên có quyền tham dự và phát 
biểu trong buổi họp nhưng không bỏ phiếu. 
Các buổi họp phải đảm bảo 10 thành viên 
đang có mặt hoặc đang điện đàm và sẽ 
được họp công khai. Về nguyên tắc bỏ 
phiếu của các thành viên, mỗi quản trị viên 
có tương ứng một phiếu và kết quả bỏ 
phiếu là không nhiều hơn 4 phiếu chống để 
thông qua dự thảo hay các hướng dẫn, giải 
thích cuối cùng. IFRS Interpratations 
Committee sẽ trình bày việc áp dụng các 
IFRS, những nội dung của khuôn mẫu lý 
thuyết kế toán cho việc lập và trình bày 
BCTC; thực hiện việc hướng dẫn theo mục 
tiêu của IASB, chủ động tham gia với 
chuẩn mực kế toán các quốc gia để thực 
hiện hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với 
IFRS; báo cáo lên IASB về kết quả đồng 
thuận của của các thành viên đối với hướng 
dẫn, giải thích cuối cùng. 
2. Tổ chức lập quy của Mỹ 
Tổ chức lập quy của Mỹ nhận được 
nhiều sự quan tâm và tham gia từ các tổ có 
liên quan nhưng nhìn chung bao gồm 3 tổ 
chức cơ bản đó là Tổ chức kế toán tài chính 
(FAF), Hội đồng chuẩn mực kế toán tài 
chính (FASB) và Hội đồng tư vấn chuẩn 
mực kế toán tài chính (FASAC). 
Tổ chức kế toán tài chính được thành 
lập năm 1972, là tổ chức độc lập của khu 
vực tư có trách nhiệm thiết lập và hoàn 
thiện các chuẩn mực kế toán tài chính; 
giám sát, quản lý và các hoạt động tài chính 
đối với FASB và FASAC; tuyển chọn 
thành viên cho FASB và FASAC; đảm bảo 
tính độc lập đối với quy trình xây dựng 
chuẩn mực. 
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính 
được thành lập năm 1973 tại Norwalk. 
FASB hoạt động độc lập với các tổ chức 
kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp. 
FASB là một tổ chức khu vực tư để thiết 
lập chuẩn mực kế toán tài chính. Những 
chuẩn mực này chi phối đến việc trình bày 
BCTC. Những chuẩn mực được chính thức 
công nhận bởi Ủy ban chứng khoán Mỹ 
(SEC) và Viện kế toán công chứng Mỹ 
(AICPA). Những chuẩn mực này có ý 
nghĩa quan trọng trong kinh tế bởi các nhà 
đầu tư, chủ nợ, kiểm toán và những người 
sử dụng khác có thể tin cậy tính minh bạch 
và có thể so sánh thông tin trên BCTC. 
FASB có trách nhiệm nâng cao tính hữu ích 
thông tin trên BCTC trong đó tập trung tính 
thích hợp và trình bày trung thực; hướng 
dẫn và triển khai các nội dung đến đối 
tượng trình bày và sử dụng thông tin, cải 
Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016 
 14 
thiện quy trình ban hành chuẩn mực; đẩy 
mạnh hội tụ quốc tế về kế toán nhằm cải 
thiện chất lượng BCTC. Hơn nữa, để nâng 
cao chất lượng chuẩn mực, FASB đã quy 
định cụ thể đối với số lượng thành viên 
được bỏ phiếu thông qua chuẩn mực. Hiện 
tại, FASB có 7 thành viên bỏ phiếu để 
thông qua chuẩn mực và nhiệm kỳ của các 
thành viên là 5 năm. 
Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán tài 
chính được thành lập năm 1973. Chức năng 
chính của FASAC là tư vấn cho FASB 
trong việc ban hành về mặt kỹ thuật của 
chương trình IASB, cụ thể là các khoản 
mục trong chương trình, thứ tự ưu tiên của 
các dự án hay những vấn đề về quy trình. 
Thành viên của FASAC là các giám đốc 
điều hành; giám đốc tài chính; chuyên viên 
cao cấp của các công ty kiểm toán công; 
các nhà phân tích; giám đốc của các tổ 
chức hành nghề, nhà đầu tư. Thành viên 
của FASAC không dưới 20 thành viên, 
được bổ nhiệm bởi Ban quản trị của FAF. 
Hiện tại FASAC có hơn 30 thành viên. 
Ban xử lý các vấn đề phát sinh (EITF) 
hình thành năm 1984. Mục đích của EITF 
là hỗ trợ FASB cải thiện chất lượng BCTC 
trên cơ sở khuôn mẫu lý thuyết kế toán. 
Ngoài ra, EITF sẽ ban hành các hướng dẫn 
chuẩn mực nhằm giảm sự khác biệt trong 
thực tế áp dụng của các doanh nghiệp. 
Thành viên của EITF thông thường từ 10 
đến 15 thành viên. Hiện tại, EITF có 14 
thành viên bỏ phiếu (riêng chủ tịch không 
bỏ phiếu). Các vấn đề phát sinh chỉ được 
thông qua để công bố ra bên ngoài khi có 
không quá 3 phiếu không tán thành. 
Như vậy, có thể thấy tổ chức lập quy là 
một trong những tổ chức có ý nghĩa quyết 
định đến việc phát triển và hoàn thiện hệ 
thống chuẩn mực quốc tế về kế toán cũng 
như hệ thống chuẩn mực của từng quốc gia. 
Một trong những điều cần lưu ý và cũng là 
những kinh nghiệm cho Việt Nam trong 
việc phát triển tổ chức lập quy, đó là: 
 − Vai trò của tổ chức tư vấn trong việc 
phát triển hoạt động kế toán. Đây là một 
trong tổ chức quan trọng nhằm định hướng 
mang tầm chiến lược cho quá trình phát 
triển. 
 − Vấn đề nhân sự của tổ chức cần duy 
trì trên cơ sở đại diện của các bên liên 
quan. Điều này giúp nhìn nhận tổng thể 
nhằm đảm bảo lợi ích giữa các bên liên 
quan. 
 − Sự chuyên trách của một số nhân sự 
trong tổ chức nhằm giúp duy trì sự ổn định, 
đảm bảo sự phát triển, mang tính liên tục và 
bền vững trong tổ chức. 
Vai trò của tổ chức này cần được xem 
xét và đặt đúng vị trí để phát huy và thể hiện 
đúng bản chất cũng như chức năng, nhiệm 
vụ xứng tầm nhằm tạo dựng các nguyên tắc, 
quy định và nội dung chuẩn mực một cách 
khách quan, hợp lý và thông qua đó nâng 
cao chất lượng thông tin kế toán. 
3. Thực trạng tổ chức lập quy của 
Việt Nam 
2.1. Tổ chức lập quy của Việt Nam 
Tổ chức lập quy của Việt Nam do Bộ 
Tài chính là cơ quan của nhà nước có trách 
nhiệm trong việc ban hành chuẩn mực kế 
toán (CMKT). Bên cạnh Bộ Tài chính còn 
có sự tham gia của các tổ chức trong tổ 
chức lập quy gồm Hội đồng Quốc gia về kế 
toán (NCA), Vụ Chế độ kế toán và kiểm 
toán, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam 
(VAA). 
Hội đồng Quốc gia về kế toán: Theo 
Quyết định 276/2000 QĐ-BTC, Hội đồng 
Quốc gia về kế toán có chức năng tư vấn về 
chiến lược, chính sách phát triển và các vấn 
đề có liên quan đến kế toán và kiểm toán. 
Cơ cấu nhân sự của tổ chức này bao gồm 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 15 
Ban Tư vấn kế toán, Ban Tư vấn kiểm toán, 
Ủy ban Điều hành và Ban thư ký (Bộ Tài 
chính, 2000a). Theo Quyết định 489/2000 
QĐ-BTC về quy trình xây dựng CMKT, 
Hội đồng Quốc gia về kế toán sẽ tham gia 
thảo luận và có ý kiến đóng góp trong quá 
trình xây dựng CMKT và sau khi có ý kiến 
tham gia của Hội đồng Quốc gia về kế 
toán, hoàn thiện trình bộ trưởng Bộ Tài 
chính ban hành, công bố (Bộ Tài chính, 
2000b). 
Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán: là đơn 
vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ 
Tài chính, có chức năng giúp bộ trưởng 
thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về 
kế toán, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội 
bộ. Nhiệm vụ của Vụ Chế độ kế toán và 
kiểm toán cơ bản gồm: xây dựng chiến 
lược, quy hoạch, kế hoạch, biện pháp hoàn 
thiện, đổi mới hệ thống pháp luật về kế 
toán và kiểm toán cũng như các dự án, dự 
thảo văn bản quy phạm pháp luật về kế 
toán và kiểm toán; hướng dẫn thực hiện 
nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực 
kiểm toán, chế độ kế toán, quy trình, 
phương pháp chuyên môn nghiệp vụ về kế 
toán và kiểm toán; tham gia xây dựng các 
văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, 
thuế có liên quan đến kế toán và kiểm toán; 
hướng dẫn hội nghề nghiệp về kế toán và 
kiểm toán trong việc triển khai các hoạt 
động thuộc lĩnh vực kế toán và kiểm toán 
theo quy định của pháp luật; quản lý, giám 
sát hoạt động của hội nghề nghiệp về kế 
toán và kiểm toán; tổ chức thực hiện nhiệm 
vụ hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 
thuộc lĩnh vực kế toán kiểm cũng như tham 
gia đàm phán về các hoạt động hành nghề 
kế toán và kiểm toán trong khu vực và trên 
thế giới. Cơ cấu tổ chức nhân sự của tổ 
chức này gồm Phòng Chế độ kế toán nhà 
nước, Phòng Chế độ kế toán doanh nghiệp, 
Phòng Chế độ kế toán Ngân hàng và các tổ 
chức tài chính, Phòng Chế độ kiểm toán, 
Phòng Tổng hợp - Kiểm tra (Bộ Tài chính, 
2015). 
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam 
(VAA) quản lý hành nghề kế toán, kiểm 
toán đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động 
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán và 
kiểm toán. Theo Quyết định 47/2005 QĐ-
BTC Hội Kế toán và Kiểm toán được cử 
cán bộ chuyên môn tham gia Hội đồng 
Quốc gia về kế toán, các ban soạn thảo 
chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán 
hoặc soạn thảo chế độ kế toán khi có yêu 
cầu của Bộ Tài chính. Hội Kế toán và Kiểm 
toán cũng được cử đại diện trong thành 
phần hội đồng thi tuyển kế toán viên hành 
nghề cấp Nhà nước (Bộ Tài chính, 2005). 
Cơ cấu tổ chức của Hội Kế toán Kiểm toán 
gồm VAA trung tâm, chi nhánh của VAA ở 
các tỉnh thành, các cơ sở của VAA ở một 
số trường đại học, doanh nghiệp (VAA, 
2015). 
2.2. Khảo sát tổ chức lập quy của Việt 
Nam 
Theo khảo sát về đánh giá các quy định 
và khuôn mẫu hệ thống chuẩn mực của các 
thành viên của IFAC năm 2011, bảng điều 
tra được Hội Kế toán và Kiểm toán Việt 
Nam (VAA) đã phúc đáp theo những yêu 
cầu khảo sát (IFAC, 2011), theo đó: 
− Tổ chức lập quy của Việt Nam do Bộ 
Tài chính là cơ quan của Nhà nước có trách 
nhiệm ban hành CMKT. 
− Tổ chức lập quy không quy định số 
lượng thành viên bỏ phiếu để thông qua 
CMKT. 
− Các thành viên của tổ chức lập quy 
đều được tuyển chọn. 
− Không áp dụng điều kiện xem xét 
(người giỏi nhất trong nghề nghiệp; khu 
vực nghề nghiệp; thành viên công hay tư; 
Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016 
 16 
hàn lâm; đại diện địa lý) để được tuyển 
chọn vào vị trí các thành viên của tổ chức 
lập quy. 
− Không áp dụng đối với các cơ quan 
(chính phủ, người làm luật, các thành viên, 
người sử dụng) để tuyển chọn các thành 
viên cho tổ chức lập quy. 
− Không áp dụng đối với tổ chức lập 
quy chịu trách nhiệm liên quan đến loại 
hình đơn vị. 
− Nhiệm kỳ của các thành viên được 
tính theo năm. 
− Nội dung liên quan về ngân sách của 
tổ chức lập quy và quy trình soạn thảo 
CMKT, Việt Nam không phản hồi hai 
thông tin này. 
Trong nghiên cứu khảo sát của Hugh 
A. Adam và Đỗ Thùy Linh (2005) về hội 
nhập các nguyên tắc kế toán và kiểm toán 
quốc tế, tác giả cho rằng tổ chức lập quy 
Việt Nam được diễn tiến theo chiều hướng 
ngược lại. Theo đó, Vụ Chế độ kế toán và 
kiểm toán là cơ quan khởi thảo và trình dự 
thảo thay vào đó Ủy ban chỉ đạo nghiên 
cứu, soạn thảo, Tổ soạn thảo nghiên cứu và 
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam sẽ 
chịu trách nhiệm đánh giá phản hồi nhưng 
vai trò của Ủy ban Kế toán Quốc gia không 
thể hiện trong quá trình ban hành CMKT 
quốc gia. 
Có thể thấy, tổ chức lập quy Việt Nam 
thời gian qua đã đảm trách bằng việc ban 
hành các quy định, nguyên tắc trong hệ 
thống kế toán nói chung bao hàm Luật kế 
toán (2015), Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế 
toán (Thông tư 200/20114 TT-BTC) và các 
Thông tư liên quan đến kế toán mang tính 
hài hòa nhằm giúp hội nhập với kế toán 
quốc tế. Điều này cũng minh chứng rõ bằng 
việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm 
tạo dựng hành lang pháp lý lành mạnh, 
mang tính hệ thống. Tuy nhiên, hiện trạng 
về quy trình tổ chức cũng cần phải xem xét, 
đặc biệt trong xu hướng hội nhập sâu với 
xu hướng hội tụ với kế toán quốc tế của các 
quốc gia trên thế giới, vai trò của tổ chức 
lập quy cần có sự kiện toàn về chức năng, 
nhiệm vụ cũng như nhân sự trong tổ chức. 
Điều này giúp cho tổ chức lập quy ngày 
càng hoàn thiện, vững mạnh và phát triển 
để đảm trách vai trò và sứ mạng trong việc 
xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán 
Việt Nam phát triển kịp với xu hướng 
chung của khu vực và quốc tế. 
3. Giải pháp nâng cao vai trò của tổ 
chức lập quy Việt Nam đáp ứng xu thế 
hội nhập kế toán quốc tế 
3.1. Hội đồng Quốc gia về Kế toán 
Theo thông lệ quốc tế cũng như các 
quốc gia tiêu biểu trên thế giới, tổ chức lập 
quy rất cần vai trò chủ đạo của hội đồng tư 
vấn trong việc định hướng về chiến lược 
phát triển kế toán. Do vậy, Hội đồng Kế 
toán Quốc gia cần đảm trách vai trò như 
một tổ chức tư vấn độc lập đối với việc xây 
dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt 
Nam cả trong quy định lẫn trong thực tiễn 
áp dụng. 
Về chức năng, hội đồng cần: 
− Nghiên cứu những quan điểm, các 
quy định của IFRS, thông lệ các quốc gia 
trên thế giới và những đặc điểm riêng của 
Việt Nam để định hướng vận dụng cho 
thích hợp với tình hình quốc gia. 
− Định hướng các chuẩn mực kế toán 
Việt Nam cần ban hành mới nhằm đáp ứng 
yêu cầu thực tiễn, đồng thời chỉnh sửa 
những chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban 
hành khi IFRS hoặc điều kiện của Việt 
Nam có sự thay đổi. 
− Đóng góp ý kiến cho các dự thảo 
chuẩn mực kế toán mới của Việt Nam cũng 
như những chỉnh sửa, bổ sung chuẩn mực 
kế toán. 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 17 
− Tư vấn đối với Tổ soạn thảo trong 
việc hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế 
toán Việt Nam. 
Về nhân sự, Hội đồng cần: 
− Nhân sự nên bao gồm các chuyên 
gia, các nhà nghiên cứu trong ngành với 
nhiều kinh nghiệm, đại diện của Bộ Tài 
chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước 
(UBCKNN), công ty kiểm toán, các nhà 
làm luật, tổ chức nghề nghiệp. 
− Nhân sự phải đảm bảo ít nhất 1/3 làm 
việc toàn thời gian và phần còn lại làm việc 
bán thời gian. 
− Nhiệm kỳ của các thành viên là 3 
năm (điều này cũng phù hợp với dự thảo 
của tổ chức chuẩn mực BCTC quốc tế về 
nhiệm kỳ của các thành viên nhằm huy 
động đội ngũ nhân sự mới năng động, đảm 
bảo tính kế thừa). 
− Ngân sách cho hoạt động được huy 
động từ nhiều nguồn như các công ty, 
doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và các 
tổ chức kinh tế khác để chi trả lương cho 
các thành viên và các khoản chi phí khác. 
3.2. Tổ soạn thảo 
Trong xu hướng hội nhập, việc kiện 
toàn và phát triển Tổ soạn thảo chuẩn mực 
kế toán giúp nâng cao chất lượng thông tin 
vừa mang tính đồng bộ vừa đảm bảo tính 
thống nhất. 
Về chức năng, Tổ soạn thảo nên: 
− Soạn thảo mới và chỉnh sửa, cập nhật 
những thay đổi của chuẩn mực kế toán Việt 
Nam. 
− Tổ soạn thảo được chia thành 2 nhóm 
gồm nhóm trực tiếp soạn thảo và nhóm 
phản biện. Hai nhóm này làm việc hoàn 
toàn độc lập. Điều này góp phần nâng cao 
chất lượng nội dung của chuẩn mực kế toán 
Việt Nam. 
Về nhân sự, Tổ soạn thảo nên: 
− Thành viên của Tổ soạn thảo chủ yếu 
tập trung vào các nhà nghiên cứu trong 
ngành nhiều kinh nghiệm như đại diện 
công ty kiểm toán, các nhà làm luật, Tổ 
chức nghề nghiệp. 
− Tương tự như Hội đồng quốc gia về 
kế toán, nhân sự của Tổ soạn thảo trên cơ 
sở đảm bảo ít nhất 1/3 làm việc toàn thời 
gian và phần còn lại làm việc bán thời gian. 
− Nhiệm kỳ của các thành viên là 3 
năm. 
− Tương tự như trên, ngân sách cho 
hoạt động được huy động từ nhiều nguồn 
như các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính 
và các tổ chức kinh tế khác để chi trả lương 
cho các thành viên và các khoản chi phí 
khác. 
3.3. Tổ nghiệp vụ 
Tổ nghiệp vụ là bộ phận rất cần thiết 
trong việc hoàn thiện tổ chức bởi tính thiết 
thực trong việc giải quyết các vấn đề phát 
sinh trong thực tiễn áp dụng chuẩn mực kế 
toán. 
Liên quan đến chức năng, Tổ nghiệp vụ 
cần: 
− Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế 
toán cho các doanh nghiệp theo đó (hướng 
dẫn cần giải thích nhằm làm rõ bản chất và 
nội dung chuẩn mực không tập trung hướng 
dẫn chuẩn mực trên cơ sở hệ thống tài 
khoản kế toán; hướng dẫn áp dụng trên cơ 
sở hệ thống tài khoản kế toán sau dần điều 
chỉnh linh hoạt theo hướng xử lý trên cơ sở 
như hướng dẫn của chuẩn mực). 
− Giải quyết và xử lý những vướng 
mắc phát sinh trong thực tế của các doanh 
nghiệp khi thực hiện chuẩn mực kế toán. 
Liên quan đến đến nhân sự, Tổ nghiệp 
vụ cần: 
− Thành viên của Tổ nghiệp vụ chủ yếu 
tập trung vào các nhà chuyên môn trong 
ngành nhiều kinh nghiệm, đại diện Bộ Tài 
chính, UBCKNN, công ty kiểm toán, các 
nhà làm luật, Tổ chức nghề nghiệp. 
Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016 
 18 
− Để đảm bảo tính thống nhất trong 
nhân sự như các tổ chức trên, nhân sự của 
Tổ nghiệp vụ đảm bảo ít nhất 1/3 làm việc 
toàn thời gian và phần còn lại làm việc bán 
thời gian, đồng thời thời gian nhiệm kỳ của 
các thành viên là 3 năm. 
− Ngoài ra, ngân sách cho hoạt động 
được huy động từ nhiều nguồn như các 
doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và các 
tổ chức kinh tế khác để chi trả lương cho 
các thành viên và các khoản chi phí khác. 
4. Kết luận 
Trong xu hướng hội nhập với khu vực 
và quốc tế, Việt Nam cần phải thực thi các 
quy định và nguyên tắc chung theo thông lệ 
các quốc gia trên thế giới và chuẩn khuôn 
mẫu của quốc tế. Đây là một trong những 
trở ngại và thách thức cho Việt Nam, một 
quốc gia đang trong tiến trình phát triển và 
hòa nhập trong dòng chảy chung đó. Để 
hóa giải bài toán này, một trong những vấn 
đề quan trọng và mang tính thiết yếu là 
thiết lập và tổ chức thực thi các quy định 
theo những thông lệ chung trong đó phải kể 
đến vai trò của tổ chức lập quy trong việc 
ban hành các quy định, chính sách liên 
quan đến kế toán nói chung. Với mong 
muốn ngày càng hoàn thiện trong việc tổ 
chức lập quy liên quan đến hoạt động kế 
toán, Việt Nam cần hoàn thiện về chức 
năng, nhiệm vụ cũng như nhân sự liên quan 
đến Hội đồng quốc gia về kế toán, các bộ 
phận liên quan đến Tổ soạn thảo, Tổ nghiệp 
vụ nhằm tạo cơ chế đồng bộ và hữu hiệu 
trong mối quan hệ hỗ tương. Điều này góp 
phần hoàn thiện tổ chức lập quy phù hợp 
với thông lệ quốc tế đáp ứng xu thế hội 
nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực 
và quốc tế. 
ENHANCING THE VIETNAM REGULATORY ORGANIZATION 
ROLE TO MEET THE TREND OF INTERNATIONAL ACCOUNTING 
INTEGRATION 
Tran Quoc Thinh 
Banking University Ho Chi Minh City 
ABSTRACT 
Vietnam is establishing the commonest legal framework according to the practices of 
countries in order to improve and enhance the quality of financial reporting information so 
that it will fit the practices of countries in the world. To achieve success, it must be 
necessary to mention the role of the regulatory organizations in the promulgation of 
accounting policies. In this article, the author analyzes and assesses the issues related to 
the role of the international regulatory organizations in order to conglomerate some typical 
experiences for Vietnam, and also assesses the situation of the Vietnam regulatory 
organizations in order to recognize true nature of the problem so that we can propose some 
practical solutions for Vietnam to contribute to improve the regulatory organizations in 
conformity with international practices, meeting the trend of economic integration with the 
international and regional countries. 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 19 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Tài chính (2000a), Quyết định 276/2000 QĐ-BTC về Quy định chức năng và nhiệm vụ của 
Hội đồng quốc gia về kế toán. 
[2] Bộ Tài chính (2000b), Quyết định 489/2000 QĐ-BTC về quy trình xây dựng chuẩn mực kế 
toán. 
[3] Bộ Tài chính (2005), Quyết định về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội 
dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán. 
[4] Bộ Tài chính (2015), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chế 
độ kế toán và Kiểm toán. 
[5] Charles Richard Baker (2015), Historical Innovations in the Regulation of Business and 
Accounting Practices: A Comparison of Absolutism and Liberal Democracy, Accounting 
History, 20, 250-265. 
[6] FASB (2015), Facts About FASB, 
 accessed Dec 5, 2015. 
[7] Hugh Adam và Đỗ Thùy Linh (2005), Hội nhập các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, 
NXB Chính trị Quốc gia. 
[8] IFAC (2011), Assessment of the Regulatory and Standard-Setting Framework, 
https://www.ifac.org/system/files/compliance-assessment/part_3/VIETNAM1.pdf, accessed 
August 12, 2015. 
[9] IFRS (2015), Mission Statement, 
IASB.aspx, accessed Dec 5, 2015. 
[10] Jayne Godfrey et al (2003), Accounting Theory, Fifth edition, John Wiley & Sons Australia, 
Ltd. 
[11] Ricardo Lopes Cardoso (2008), Accounting Regulation and Regulation of Accounting Theories 
and Brazilian Case of Convergence to IFRS, htpp:/ssrn.com/abstract=1288068, accessed Dec 5, 
2015. 
[12] S.P.Kothari et al (2010), Implications for GAAP from an Analysis of Positive Research in 
Accounting, MIT Sloan School of Management, Paper 4740-09 
[13] Trần Quốc Thịnh (2014), Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp 
ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 
[14] Trần Quốc Thịnh (2015), Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán 
Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 
[15] VAA (2015), Hoạt động Hội Kế toán và Kiểm toán, 
muc/newscategoryid/8778/Tin-tuc-su-kien, truy cập ngày 1/2/2016 
 Ngày nhận bài: 20/12/2015 
 Chấp nhận đăng: 15/2/2016 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_vai_tro_cua_to_chuc_lap_quy_viet_nam_dap_ung_xu_the.pdf