Nâng cao hiệu quả kiểm tra - đánh giá trình độ tiếng Pháp chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Ngoại thương
Kiểm tra đánh giá là công việc quan trọng đối với mọi hoạt động dạy học nhằm đo lường hiệu quả
của quá trình dạy học so với mục tiêu đã đặt ra ban đầu và phản ánh khách quan chất lượng đào
tạo. Do vậy hoạt động kiểm tra-đánh giá cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và song
song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học tại mỗi cơ sở đào tạo. Từ việc nghiên cứu khái
niệm tiếng Pháp chuyên ngành, kiểm tra đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ và thực trạng hoạt
động kiểm tra đánh giá trình độ sinh viên tiếng Pháp chuyên ngành hiện nay tại trường ĐH Ngoại
thương, bài viết tập trung đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá
tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương.
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả kiểm tra - đánh giá trình độ tiếng Pháp chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả kiểm tra - đánh giá trình độ tiếng Pháp chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Ngoại thương
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện là chủ trương lớn của Nhà nước. Ngoài việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học, cập nhật giáo trình tài liệu tham khảo, soạn bài giảng phù hợp với chương trình đào tạo, việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng kiểm tra-đánh giá trình độ sinh viên tiếng Pháp chuyên ngành thực sự cấp thiết và cần nghiên cứu, áp dụng một cách nghiêm túc nhằm tạo động lực học tập tích cực cho sinh viên, nâng cao uy tín đào tạo của nhà trường và giúp các tổ chức sử dụng lao động có thể tuyển dụng được lực lượng lao động trẻ có chất lượng. NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO* *Đại học Ngoại thương, huongthao.fr@ftu.edu.vn Ngày nhận bài: 03/12/2018; ngày sửa chữa: 09/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/02/2019 NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT Kiểm tra đánh giá là công việc quan trọng đối với mọi hoạt động dạy học nhằm đo lường hiệu quả của quá trình dạy học so với mục tiêu đã đặt ra ban đầu và phản ánh khách quan chất lượng đào tạo. Do vậy hoạt động kiểm tra-đánh giá cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và song song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học tại mỗi cơ sở đào tạo. Từ việc nghiên cứu khái niệm tiếng Pháp chuyên ngành, kiểm tra đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ và thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá trình độ sinh viên tiếng Pháp chuyên ngành hiện nay tại trường ĐH Ngoại thương, bài viết tập trung đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương. Từ khóa: đánh giá, kiểm tra, tiếng Pháp chuyên ngành Việc kiểm tra đánh giá trong dạy học ngoại ngữ đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Kiểm tra-đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ của lực lượng lao động trẻ trong các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể được bàn đến rất nhiều trong các hội thảo, hội nghị chuyên đề trong và ngoài nước. Những vấn đề như sự nghi ngờ về hiệu quả kiểm tra đánh giá, sức ép của thi cử, sức ép về điểm số, chất lượng lao động, luôn là nỗi lo thường trực của cả xã hội. Tình trạng này đặt ra cho các nhà nghiên cứu giáo dục, các giảng viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành phải tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình, tiến tới đổi mới phương pháp kiểm tra-đánh giá phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của sinh viên cũng như kỳ vọng của xã hội về nguồn lao động chất lượng cao sử dụng ngoại ngữ vào mục đích công việc. 56 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Trường Đại học Ngoại thương, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo các kỹ sư kinh tế có kiến thức chuyên ngành đa dạng và chuyên sâu, còn rất quan tâm đến việc đào tạo ngoại ngữ, trong đó phải kể đến tiếng Pháp chuyên ngành. Điều này giúp sinh viên không chỉ giỏi về kiến thức ngành, mà còn thành thạo về tiếng Pháp sử dụng trong một ngành nghề cụ thể, qua đó có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực của mình thông qua các nguồn tài liệu bằng tiếng Pháp, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và học tập trong tương lai. Trong 5 năm trở lại đây, nhà trường đã liên tục tổ chức các cuộc hội thảo và nghiên cứu nhằm tìm ra các phương pháp đánh giá trình độ sinh viên hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội. Nhiều phương pháp mới đã và đang được đưa vào áp dụng như: thay đổi trọng số tính điểm học tập và chuyên cần, đổi mới cách thức thi, kiểm tra nhưng dường như vẫn chưa thể tìm được đáp án tối ưu. Vậy nên, làm thế nào để kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện trình độ tiếng Pháp chuyên ngành của sinh viên vẫn luôn là nỗi trăn trở của Ban Giám hiệu, giảng viên và sinh viên trong trường. Trước khi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá trình độ sinh viên, đánh giá chính xác và thực chất trình độ của người học sau mỗi môn học cụ thể, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khía cạnh cơ bản của kiểm tra đánh giá, đặc điểm của giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành cũng như thực tế hoạt động kiểm tra - đánh giá hiện nay trong các môn tiếng Pháp chuyên ngành được giảng dạy tại trường Đại học Ngoại thương. 2. KHÁI NIỆM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 2.1. Khái niệm 2.1.1. Giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành Theo Galisson và Coste (1976), ngoại ngữ chuyên ngành là các cách diễn đạt một ngôn ngữ nước ngoài trong các tình huống giao tiếp (nói hoặc viết) liên quan đến việc truyền tải thông tin trong một lĩnh vực cụ thể. Như vậy, có thể hiểu giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành là dạy cho sinh viên sử dụng thành thạo, linh hoạt tiếng Pháp dựa trên 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Theo Từ điển Giáo học pháp tiếng Pháp ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai (Dictionnaire de didactique du français langue étrangère et seconde, CLE international), “tiếng Pháp chuyên ngành ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng được tiếp thu và cải thiện ngôn ngữ tiếng Pháp để phục vụ hoạt động nghề nghiệp và học tập nâng cao”. Như vậy, tiếng Pháp chuyên ngành được xác định là ngôn ngữ được giảng dạy cho người không chuyên về tiếng Pháp và là phương tiện, công cụ để mọi người đạt đến mục tiêu cá nhân. Nó bao gồm các kiến thức về từ vựng và cấu trúc sử dụng trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt với tiếng Pháp chuyên biệt (FOS) là ngôn ngữ được dạy nhằm cung cấp kiến thức về nghề, ngôn ngữ, từ vựng và các cấu trúc sử dụng trong công việc cụ thể, mang đặc điểm đào tạo các “kỹ sư” ngôn ngữ cho các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Trong khi đó, tiếng Pháp chuyên ngành, theo tạp chí Tiếng Pháp trên thế giới (Le français dans le monde), “là tập hợp các kiến thức và cách tiếp cận sư phạm tập trung vào các lĩnh vực hay chuyên ngành nào đó giúp giảng viên lên lớp có thể thiết kế các buổi học mang bản sắc riêng”. Từ hai định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu FOS là hoạt động giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên chuyên về ngoại ngữ sử dụng trong một lĩnh vực nghề cụ thể, ví như tiếng Pháp thương mại, tiếng Pháp Y, tiếng Pháp xây dựng, giúp sinh viên không chỉ có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ mà còn nắm bắt cách sử dụng và vận dụng ngôn ngữ khoa học trong chuyên ngành nhất định. Còn tiếng Pháp chuyên ngành được xác định là việc giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên không thuộc chuyên ngữ nhằm cung cấp cho sinh viên những 57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v khái niệm và cách thức sử dụng từ vựng và cấu trúc khoa học của lĩnh vực nghề cụ thể bằng tiếng Pháp. Tại trường Đại học Ngoại thương, cũng như các ngôn ngữ Anh, Nga, Nhật, Trung, tiếng Pháp chuyên ngành giảng dạy tiếng Pháp kinh tế, thương mại cho sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ cơ sở từ B1 trở lên theo Khung tham chiếu Châu Âu, thuộc các chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại và Kinh tế Quốc tế từ kỳ học thứ 4 trong chương trình đào tạo của Nhà trường. 2.1.2. Kiểm tra-đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ Kiểm tra đánh giá trình độ người học là khâu quan trọng trong công tác đào tạo nhằm đo lường hiệu quả của hoạt động dạy học so với mục tiêu đã đặt ra ban đầu. Phương pháp kiểm tra-đánh giá thường gắn liền và phản ánh khách quan phương pháp dạy học. Do vậy, trong khi chúng ta thường xuyên cải tiến và đổi mới phương pháp và chất lượng giảng dạy thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cũng cần được quan tâm đúng mức. Trong từ điển Larousse (Pháp), kiểm tra được hiểu là phương pháp xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy việc kiểm tra sẽ cung cấp các dữ liệu và thông tin cần thiết, làm cơ sở cho việc đánh giá trình độ sinh viên. Kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng đối với cả giảng viên và sinh viên trong dạy học ngoại ngữ. Trên thực tế, kiểm tra đánh giá trình độ ngoại ngữ của sinh viên được tiến hành dựa trên bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với các hình thức kiểm tra sau: - Kiểm tra thường xuyên: diễn ra hàng ngày trong các buổi học nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học liên tục và thông suốt, thúc đẩy sinh viên cố gắng tích cực làm việc liên tục và có hệ thống, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình dạy và học được cải tiến không ngừng. Hình thức: quan sát tính tích cực, chủ động của sinh viên đối với bài học trong mỗi buổi lên lớp, kiểm tra việc ôn tập và củng cố bài cũ và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Kiểm tra định kỳ: được tiến hành sau khi hoàn thành một số bài, chương, học kỳ giúp thầy trò cùng nhìn nhận kết quả và đánh giá sự tiến bộ của sinh viên sau một thời gian nhất định. - Kiểm tra kết thúc môn: được thực hiện khi kết thúc môn học nhằm đánh giá kết quả chung và cho phép sinh viên chuyển sang học môn học mới. Các hình thức kiểm tra trên được thực hiện bằng các phương pháp: Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra nói); kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Mỗi hình thức và phương pháp có vai trò và ý nghĩa khác nhau trong công tác kiểm tra, đánh giá trình độ sinh viên. Việc kết hợp đồng thời linh hoạt các hình thức và phương pháp trên sẽ giúp giảng viên gần gũi hơn với sinh viên, đốc thúc sinh viên học tập theo mục tiêu đề ra. Hơn nữa, giảng viên và sinh viên đều có thể chia sẻ ý tưởng học tập, nhận các phản hồi đa chiều, qua đó khuyến khích sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau cũng như hình thành kỹ năng và trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. Cũng theo từ điển Larousse, đánh giá là một quá trình nhận định, phân loại kết quả, dựa vào sự phân tích các thông tin thu được, đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện những vấn đề còn tồn tại, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Do vậy, việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức ở sinh viên cần phải được thực hiện theo một quy trình cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định để có những kết quả khách quan và chính xác nhất. Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá trình độ sinh viên theo học các môn tiếng Pháp chuyên ngành không chỉ dừng lại ở việc đánh giá khả năng thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Pháp mà còn đánh giá được khả năng vận dụng ngôn ngữ khoa học chuyên ngành và các kỹ năng khác phục vụ cho công việc, ngành nghề cụ thể. Vậy 58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY nên, để đạt được hiệu quả kiểm tra đánh giá như mong muốn, giảng viên và Nhà trường cần phải sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau để thu thập được kết quả khách quan và chính xác nhất về kết quả học tập của sinh viên sau mỗi môn học cụ thể. 2.2. Thực trạng kiểm tra-đánh giá trình độ tiếng Pháp chuyên ngành của sinh viên tại Đại học Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương hiện nay vẫn đang duy trì chủ yếu phương pháp đánh giá truyền thống, sử dụng chủ yếu cơ cấu điểm chuyên cần, điểm thi giữa kỳ và cuối học kỳ để làm cơ sở đánh giá trình độ sinh viên. Theo đó: Hình thức Kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ Kiểm tra kết thúc môn Các yếu tố tham gia hình thành điểm Điểm chuyên cần đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ Điểm trung bình của hai bài kiểm tra giữa kỳ Điểm thi tập trung khi kết thúc môn học Tỷ trọng trong điểm tổng kết môn 10% 30% 60% Phương thức kiểm tra Không có bài kiểm tra Giảng viên tính điểm theo số buổi sinh viên đi học đầy đủ đúng giờ và làm bài tập đầy đủ. Bài kiểm tra trên giấy, đánh giá kỹ năng đọc và viết, kiểm tra khả năng tiếp thụ, ghi nhớ kiến thức, từ vựng, ngôn ngữ chuyên ngành Gồm: - Bài kiểm tra trên giấy đánh giá hai kỹ năng: đọc, viết hoặc ba kỹ năng: nghe, đọc, viết, được tính bằng 75% điểm thi kết thúc môn - Kiểm tra diễn đạt nói, lấy điểm thành phần nói bằng 25% điểm thi kết thúc môn. Nội dung chuẩn bị cho bài trình bày nói (exposé) chính là nội dung Bài tập lớn (Tra- vail de recherche) do sinh viên chọn đề tài và làm khi gần kết thúc môn học được giảng viên chủ nhiệm hướng dẫn. Như vậy, các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ đánh giá sinh viên bằng khả năng học tập và ôn luyện nội dung kiến thức học trên lớp bằng hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm và thi vấn đáp, dẫn đến sinh viên học gạo là chính chứ chưa có các đề mở và các hình thức thi mới nhằm đánh giá chất lượng sinh viên toàn diện và chính xác hơn thông qua các kỹ năng và kiến thức mà sinh viên có thể áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, cơ cấu điểm trong điểm tổng kết môn dường như vẫn chưa phù hợp khi chưa phản ánh được sự đánh giá sinh viên trong cả một quá trình liên tục. Việc sử dụng các buổi đi học đầy đủ để đánh giá điểm chuyên cần chỉ phản ánh được một phần thái độ học tập, không thể hiện được trình độ của sinh viên. Các hình thức đánh giá của các giảng viên hiện nay, do vậy, không phản ánh đúng chất lượng của quá trình dạy và học, không tạo cho sinh viên động lực phấn đấu thường xuyên, không đánh giá được tính năng động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập. Trong khi đó tại các nước phát triển, việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học ngoại ngữ đã và đang thực hiện theo phương pháp mới, đó là tự kiểm tra đánh giá. Theo đó sinh viên được hướng dẫn dạy cho nhau cũng như đánh giá lẫn nhau. Trong khi bàn về việc học ngoại ngữ, Gadner (1972) đã định nghĩa động cơ học tập như một sự kết hợp của nỗ lực, khát vọng đạt được mục tiêu học tập và thái độ tích cực đối với việc học ngoại ngữ đó. Việc đánh giá lẫn nhau giúp tăng tính ganh đua, tính chủ động và lòng tự trọng của sinh viên, qua đó giúp các em nỗ lực phấn đấu hơn để không bị “mất mặt”, thua kém bạn bè. Theo Nilson (2003), việc học tập và đánh giá lẫn nhau chắc chắn sẽ giúp người học phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và học tập suốt đời. Tại Khoa tiếng Pháp, các giảng viên cũng đã cho sinh viên cơ hội tự đánh giá bằng việc chấm bài của nhau ngay trên lớp, song sinh viên chưa tự tin, chưa chủ động, tích cực do tâm lý cả nể trong việc đánh giá nên hiệu quả của phương pháp này chưa được ghi nhận. 59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Khi đề cập đến việc sinh viên đánh giá lẫn nhau, có hai vấn đề mà các nhà giáo dục và người dạy quan tâm là tính hiệu lực và độ tin cậy của phương pháp đánh giá này. Khi triển khai phương pháp này, không ít sinh viên tỏ vẻ lúng túng, thiếu tự tin khi nhận xét về bạn học do một số nguyên nhân sau đây: trình độ tiếng Pháp hạn chế, mối quan hệ giữa người đánh giá và được đánh giá (Ví dụ: hai sinh viên chơi thân nhau, ngồi cạnh nhau,...). Các nguyên nhân này có thể dẫ ... á trình độ nghe hiểu tiếng Pháp kinh tế thương mại, đọc hiểu kiến thức về từ vựng, thuật ngữ kinh tế, kiến thức chuyên môn bằng nhiều dạng câu hỏi khác nhau thông qua các bài viết chính thống của Pháp, và đánh giá khả năng vận dụng ngôn ngữ vào thực tế bằng bài viết luận có độ dài phù hợp. Bài thứ 2 để đánh giá trình độ diễn đạt nói và xử lý các tình huống giao tiếp tiếng Pháp trong công việc liên quan đến bộ môn đang học. Sinh viên có thời gian chuẩn bị và đóng vai, nhập vai các tình huống giao tiếp và trình bày trước giảng viên để lấy điểm thành phần cho bài kiểm tra giữa kỳ. Ngoài ra, với các bài kiểm tra giữa kỳ, giảng viên cần chú trọng điều chỉnh hình thức ra đề. Ngoài việc kiểm tra sinh viên bằng các nội dung đã học trên lớp qua các dạng câu hỏi như điền từ, giải thích ý nghĩa từ vựng, chọn đáp án đúng sai, giảng viên nên đặt câu hỏi cho sinh viên viết luận mở rộng thể hiện được quan điểm thực tế của bản thân về các vấn đề kinh tế, thương mại, tài chính liên quan trực tiếp đến nội dung môn học. Hình thức này không chỉ đánh giá được trình độ sử dụng tiếng Pháp chuyên ngành mà còn đánh giá được khả năng diễn đạt ý và trình độ ngữ pháp, từ vựng của sinh viên, thúc đẩy sinh viên phải tự đọc, tự học, tự nghiên cứu các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ tương đồng giữa tiếng Pháp và tiếng Việt và biết cách sử dụng văn phong khoa học trong lĩnh vực được đào tạo. Về hoạt động kiểm tra kết thúc môn Hình thức đánh giá trình độ sinh viên bằng bài kiểm tra cuối kỳ được áp dụng không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia trên thế giới nhằm đánh giá được kết quả học tập sau một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này bị hạn chế bởi không đánh giá chính xác được chất lượng sinh viên khi sinh viên học tủ, hay chất lượng bài thi chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, sức khỏe, và chỉ đánh giá được sinh viên qua các dạng câu hỏi và các kiến thức đã học mà không đánh giá khả năng ứng dụng và thực hành tiếng vào thực tế, không rèn luyện các kỹ năng sống, học tập và làm việc cho sinh viên. Do vậy, trọng số điểm bài thi cuối kỳ cần được xem xét kỹ lưỡng, không nên để quá cao như hiện nay (đang chiếm tới 60% điểm tổng kết môn). Như đã mô tả trong phần thực trạng, giảng viên giảng dạy các môn tiếng Pháp chuyên ngành cho sinh viên làm bài tập lớn (Travail de recherche) vào gần cuối thời gian kết thúc môn học để sinh viên có kiến thức nghiên cứu tham gia thi kỹ năng diễn đạt nói cuối kỳ. Các bài tập này cần được kiểm soát và lấy điểm sát sao hơn, yêu cầu có sự đầu tư nghiên cứu và nâng cao chất lượng bài viết để sinh viên có thái độ tích cực, chủ động trong khi viết bài, tránh gian lận và nâng cao chất lượng các nghiên cứu của sinh viên. Giảng viên có thể lấy 30% điểm bài tập lớn vào thành phần điểm thi diễn đạt nói để hạn chế những vấn đề còn tồn đọng nêu trên. Ngoài ra, Khoa và các giảng viên cũng nên nghiên cứu thay thế các bài tập lớn bằng các báo cáo dự án mà sinh viên thực hiện trong suốt thời gian học môn học cụ thể. Việc đánh giá sẽ thực hiện trong quá trình người học hình thành, triển khai và hoàn tất dự án. Đó có thể là thiết kế một tua du lịch, một chương trình tham quan, xây dựng một trang web, một tài liệu quảng bá du lịch (une brochure), hay một phóng sự tại ngân hàng, siêu thị liên quan đến chủ đề, nội dung môn học. Tùy theo mỗi môn học và mục tiêu đào tạo mà giảng viên có thể đưa ra các loại hình dự án khác nhau. Sinh viên tự nghiên cứu đề xuất dự án (cá nhân 62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY hoặc theo nhóm) và thực hiện dự án theo tiến độ quy định. Phương pháp đánh giá dự án này vừa phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên vừa là phương pháp dạy học giúp người học lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng thông qua việc thực hiện một dự án (cá nhân hoặc nhóm). Đồng thời buộc sinh viên phải chủ động tham gia vào quá trình học tập thay vì thụ động tiếp nhận kiến thức, phải nghiên cứu sâu về nội dung kiến thức đã học, huy động hết khả năng, kiến thức và trí tuệ của mình để hoàn thành nhiệm vụ và biết cách quản trị thời gian làm việc hợp lý. Nên đánh giá và cho điểm bản báo cáo dự án tổng hợp do sinh viên làm, có thể tính vào điểm chuyên cần hoặc 30% điểm thi thành phần nói cuối kỳ. Các đề xuất khác Về phía cấp quản lý, (bao gồm Nhà trường, Khoa tiếng Pháp, hai khoa chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và Kinh tế Quốc tế) Nhằm hỗ trợ cho giảng viên có thể đánh giá đúng trình độ nhận thức, kiến thức và khả năng thực hành, ứng dụng ngôn ngữ của sinh viên trong từng môn học cụ thể, lãnh đạo các khoa cần tổ chức thường niên các buổi đối thoại với sinh viên về những khó khăn khi học tập các môn học tiếng Pháp chuyên ngành. Bởi trên thực tế có nhiều môn học tiếng Pháp chuyên ngành hiện đang được xếp học trước các môn kỹ thuật bằng tiếng Việt. Môn Ngoại ngữ 5 (tiếng Pháp) – Marketing là một ví dụ. Điều này làm cho giảng viên tiếng Pháp khi lên lớp, ngoài việc giảng dạy các thuật ngữ bằng tiếng Pháp vẫn phải gợi mở và truyền đạt các kiến thức kỹ thuật để sinh viên có thể hiểu và nhìn nhận được vai trò và ý nghĩa của từng hoạt động, công cụ marketing cụ thể, làm mất thời gian, thậm chí làm sai lệch mục tiêu và đặc thù giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành dựa trên phân tích và khai thác các diễn ngôn chứa thông tin chuyên ngành của lĩnh vực chuyên môn. Các khoa cần có các buổi họp chuyên đề về chương trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá trình độ sinh viên nhằm tạo tính thống nhất và liên hoàn trong nội dung giảng dạy và hình thức đánh giá sinh viên phù hợp với mục tiêu đào tạo của mỗi chuyên ngành, giúp các giảng viên cập nhật được các kiến thức và yêu cầu mỗi cho mỗi môn tiếng Pháp chuyên ngành được giảng dạy trong trường. Hoạt động kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chất lượng đầu ra của sinh viên, nên nhà trường cần nhìn nhận và đánh giá cao hơn tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá của giảng viên trên lớp. Trọng số các điểm thành phần cấu thành nên điểm tổng kết cần được linh động hơn. Ngoài ra việc khuyến khích và tính thù lao kiểm tra đánh giá cho cả giảng viên đứng lớp và giảng viên chủ nhiệm lớp, chủ nhiệm khóa được cải thiện hơn cũng sẽ giúp giảng viên chuyên tâm làm việc có hiệu quả cao. Về phía giảng viên Để hoạt động kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả tối ưu, chính giảng viên cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc nghiêm túc nhìn nhận kết quả học tập của sinh viên, đầu tư thời gian và công sức thiết kế và đề xuất các phương thức và công cụ đánh giá sinh viên phù hợp với đặc thù của môn học. Kiểm tra đánh giá có mối quan hệ biện chứng với chất lượng bài giảng: khi hoạt động kiểm tra đánh giá nghiêm túc, sát sao sẽ buộc sinh viên phải học tập và nghiên cứu cẩn thận hơn, bài giảng do vậy sẽ đạt được hiệu quả cao do nhận được sự tập trung và chú tâm của toàn thể sinh viên; Và ngược lại khi bài giảng được đầu tư xây dựng với nhiều hoạt động ngôn ngữ tích cực và được phân định mục tiêu của từng bài học cụ thể sẽ giúp giảng viên đánh giá và phân loại sinh viên chuẩn xác hơn. Vì vậy, giảng viên cần: Hướng dẫn sinh viên tự học trước khi đến lớp dự học để đánh giá tính nghiêm túc, sự chuyên cần và khả năng chủ động trong công việc của sinh viên nhằm tránh việc sinh viên đến trường học mỗi tiết học bắt đầu từ “mốc số không”, tránh việc sinh viên vào giờ mới bắt đầu khởi động, học thụ động. 63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Để rèn luyện kỹ năng tự học, rèn luyện phong cách học tập tích cực, chủ động, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách tìm và đọc các tài liệu, chuẩn bị bài, học trước bài ở nhà, đến lớp sẽ học tập trong tâm thế chủ động, không phải mất thời gian vào “làm quen” với bài học mới, để đến lớp không phải mất thời gian làm quen với bài học mới. Buổi học sẽ trở thành buổi sinh hoạt chung cởi mở giữa sinh viên và giảng viên. Sinh viên có thể trình bày, thảo luận, thể hiện sự hiểu biết, giới thiệu các vấn đề mình quan tâm, hay các quan điểm, nhận định của mình trước đám đông - đây là kỹ năng mềm mà hầu hết các bạn trẻ còn thiếu và yếu khi bước vào môi trường làm việc xã hội. Qua đó, giảng viên có thể đánh giá được sự chuyên cần, khả năng học tập, nghiên cứu và ứng dụng của sinh viên trong mỗi môn học. Ngoài ra, để kiểm tra đánh giá được tính chuyên cần và khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chính xác hơn, giảng viên nên yêu cầu mỗi sinh viên lần lượt các tuần sẽ phải dành thời gian để giải quyết các vấn đề có liên quan đến học phần và ghi chép tóm tắt chi tiết các ý chính của các vấn đề. Sau đó, kết quả ghi chép khi đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến học phần cần được tập hợp lại làm thành “Hồ sơ tự học học phần”, lưu trữ lâu dài, làm hành trang cho sinh viên khi ra trường, làm việc. Giảng viên sẽ kiểm tra việc tự học của sinh viên qua “Hồ sơ tự học học phần” và đánh giá bằng cột điểm tự nghiên cứu. Hướng dẫn sinh viên tham gia tích cực vào giờ học trên lớp và đánh giá, tự đánh giá chất lượng nghiên cứu và thực hành ngay tại lớp. Theo mô hình giảng dạy mới lấy người học là trung tâm, giờ dạy học được đánh giá là tích cực khi giảng viên giảng dạy trên cơ sở sự chuẩn bị chủ động của sinh viên, tương tác giữa sinh viên với nhau và tương tác giữa thầy và trò. Do vậy, khi dạy học bài mới, giảng viên sẽ có những bài tập, câu hỏi để sinh viên cùng thảo luận, thực hành theo cặp, hoặc nhóm để làm rõ những vấn đề mà sinh viên đã tự nghiên cứu ở nhà và giải đáp các thắc mắc của sinh viên. Giảng viên chủ trì các cuộc thảo luận hoặc để một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên trình bày ý kiến quan điểm và chủ trì cuộc thảo luận và có phiếu đánh giá về chất lượng nghiên cứu và tính tích cực tham gia bài học của sinh viên. Hướng dẫn sinh viên tự học ở nhà. Đặc điểm của giai đoạn này là sinh viên đã có kiến thức và kỹ năng bước đầu. Nhiệm vụ tiếp theo là củng cố, mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng (kỹ năng gắn với bài học) cho sinh viên. Do vậy câu hỏi và bài tập ở giai đoạn này cần chú trọng hướng sinh viên vào các năng lực: hệ thống hóa, khái quát tổng hợp, kết nối, tổng thuật nhiều tài liệu, tiếp tục giải quyết các bài tập, tình huống gắn với thực tế chuyên ngành. Ví dụ giảng viên yêu cầu sinh viên ghi âm lại bài hội thoại do sinh viên tự xây dựng, đọc diễn cảm một đoạn văn hay hát một bài hát theo chủ đề bài học và nộp lại cho giảng viên vào buổi học sau. Từ đó giảng viên cũng có thể giám sát được việc rèn luyện và thực hành của sinh viên tại nhà và đánh giá được sự phát triển của từng sinh viên trong mỗi kỹ năng ngôn ngữ riêng biệt. Về phía sinh viên Cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự đánh giá trình độ và vai trò của các đánh giá đối với hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường. Chủ động liên lạc hỏi các giảng viên trên lớp và các bạn sinh viên trong trường các cách tự học và tự đánh giá trình độ ngôn ngữ chuyên ngành để rèn luyện và nâng cao chất lượng học tập và thực hành của bản thân. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do Khoa tiếng Pháp và Nhà trường tổ chức, các chương trình Expédition, các buổi tọa đàm chuyên môn bằng tiếng Pháp do Câu lạc bộ Tiếng Pháp trường Đại học Ngoại thương tổ chức hàng quý, hàng năm để tự tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập bằng tiếng Pháp và tự nhìn nhận, đánh giá được chất lượng ngoại ngữ chuyên ngành của bản thân. Từ đó có thể đưa ra được phương án và lộ trình tự học tập nâng cao trình độ của bản thân dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên chủ nhiệm. 64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Cùng với các bạn sinh viên trong lớp, trong khóa, trong trường, có các sáng kiến đánh giá chéo lẫn nhau để cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. 3. KẾT LUẬN Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên. Giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành vốn mang các đặc thù và yêu cầu riêng biệt nên hoạt động kiểm tra đánh giá cần thực hiện song song với các hoạt động dạy và học trên lớp. Do vậy, giảng viên cần đầu tư thời gian xây dựng và thực hiện các tiêu chí đánh giá sát với mục tiêu của từng môn học và điểm số phản ánh khách quan, trung thực về trình độ sinh viên. Để làm tốt việc này đòi hỏi sự tận tâm, trách nhiệm của giảng viên, tính tự giác và ý thức của sinh viên và sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ các cấp quản lý thuộc trường Đại học Ngoại thương./. Tài liệu tham khảo: Gardner, R.C., and W.E. Lambert (1972), Attitude and Motivation in Second Langue Learning, MA: Newbury House, Rowley, Boston. Nilson, Linda, B. (2003), Improving student peer feedback, College teaching, 34-38. Bensalem D. (2010), “En quoi la pédagogie de projet permet–elle du sens à l’enseignement du français?”, Synergies Algérie, 9, 75-82, Algérie. Cuq J-P (2007), Dictionnaire de didactique du français langue étrangère et seconde (CLE international), 109. Dugal M. (2008), “La pédagogie de projet”, notes de cours, mis en ligne sur le site: ca/nobel/k34005/pedagogie_%20projet.htm, truy cập ngày 8/11/2018. Galisson (Robert) et Coste (Daniel) (1976), Dictionnaire de didactique des langues, Revue belge de Phisologie et d’Histoire, Belge. Marc Romainville (2002) “L’évaluation des acquis des étudiants dans l’enseignement universitaire”, Rapport établis à la demande du Haut Conseil de l’évaluation de l’école, 12/2002, Paris. Sylviane Bachy, Marcel Lebrun et Denis Smidts (2010), “Un modèle-outil pour fonder l’évaluation en pédagogie active: impact d’une formation sur le développement professionnel des enseignants”, Revue internationale de Pédagogique et l’Enseignement Supérieur, Paris, France. le-monde/, truy cập ngày 10/11/2018. IMPROVING THE EFFECTIVENESS OF TESTING AND ASSESSMENT OF STUDENTS’ FRENCH FOR SPECIFIC PURPOSES AT THE FOREIGN TRADE UNIVERSITY NGUYEN THI HUONG THAO Abstract: Testing and assessment are of vital significance to all teaching activities. Testing and assessment are of vital significance to all teaching activities for measuring the quality of teaching in comparison to the already-set goals and objectively evaluating the overall education quality. Therefore, the improvement of teaching and training quality should be implemented parallel to the innovation and betterment of testing and assessing methods. By studying the definitions of testing and assessment, analyzing the features of French teaching, and highlighting limitations in the current testing and assessment situation at the Foreign Trade University, the article puts forward a number of solutions to enhance the overall accuracy and effectiveness of the work. Keywords: assessement, testing, French for Specific Purposes Received: 16/12/2018; Revised: 02/01/2019; Accepted for publication: 25/02/2019
File đính kèm:
- nang_cao_hieu_qua_kiem_tra_danh_gia_trinh_do_tieng_phap_chuy.pdf