Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ trên, bên cạnh các nguồn lực như: vốn,

khoa học - công nghệ, tài nguyên, nguồn lực con người là nhân tố quan trọng hàng

đầu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, cần tập trung thực hiện một

cách quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì sự phát triển

bền vững của đất nước.

pdf 10 trang kimcuc 16200
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
64 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, 
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 
Nguyễn Thị Túy1 
TÓM TẮT 
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và 
hội nhập quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ trên, bên cạnh các nguồn lực như: vốn, 
khoa học - công nghệ, tài nguyên, nguồn lực con người là nhân tố quan trọng hàng 
đầu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, cần tập trung thực hiện một 
cách quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì sự phát triển 
bền vững của đất nước. 
 Từ khóa: Chất lượng nguồn nhân lực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
1. Đặt vấn đề 
Trong xu thế phát triển nhanh của 
khoa học công nghệ, của toàn cầu hóa 
và đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế 
tri thức, nguồn lực con người đang là 
yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát 
triển theo chiều hướng tiến bộ của xã 
hội. Hiện nay, phát triển bền vững được 
xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu 
của hầu hết các quốc gia trên thế giới. 
Một trong những cơ sở, nền tảng quan 
trọng nhất để thực hiện chiến lược phát 
triển đó là nguồn lực con người. Quốc 
gia nào có chiến lược đúng đắn trong 
việc phát huy nguồn lực con người, 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao 
động thì sẽ thắng thế trong cạnh tranh. 
Bởi vì mọi của cải vật chất đều do con 
người làm nên, suy cho cùng mọi sự 
phát triển đều kết tinh từ sức lực và trí 
tuệ của con người, tất cả đều do con 
người kiến tạo nên. 
Với Việt Nam, trong bối cảnh nền 
kinh tế đang đòi hỏi tái cấu trúc một 
cách cấp thiết; lại là một nước đi sau, 
muốn đi tắt đón đầu nhằm rút ngắn quá 
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước và tham gia tích cực vào sự phân 
công lao động quốc tế; tập trung khai 
thác và sử dụng có hiệu quả các thế 
mạnh quốc gia để tăng tốc phát triển, 
từng bước hội nhập và bắt kịp với sự 
tiến bộ của thế giới thì việc xây dựng 
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
đang trở thành yếu tố sống còn, là nhu 
cầu vô cùng cấp thiết. Trong chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng Cộng 
sản Việt nam luôn coi con người là 
trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động 
lực của sự phát triển, phát huy nguồn 
lực con người là yếu tố cơ bản cho phát 
triển nhanh và bền vững. Nói cách khác, 
muốn đất nước phát triển bền vững 
không thể không chăm lo phát triển con 
người, đúng như Nghị quyết Đại hội đại 
biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã 
khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi 
dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của 
con người Việt Nam là nhân tố quyết 
định thắng lợi của công cuộc công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa” [1, tr. 114-115]. Như 
vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực vừa là yêu cầu cấp thiết vừa là 
nhiệm vụ then chốt, một đột phá chiến 
lược trong xây dựng và phát triển đất 
nước. Việt Nam cần nhanh chóng đầu 
tư phát triển và nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực, tiến tới “nền kinh tế tri 
thức”; thu hút, trọng dụng và phát huy 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: phuongtuydhdongnai@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
65 
tài năng, giá trị của nguồn nhân lực, đặc 
biệt là nhân lực chất lượng cao để hòa 
nhập vào xu thế phát triển chung của 
toàn cầu. 
2. Nội dung 
2.1. Vai trò quyết định của chất 
lượng nguồn nhân lực đối với sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa và hội nhập quốc tế chỉ đạt 
được thắng lợi khi chúng ta biết khai 
thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tất cả 
các nguồn lực. Song yếu tố giữ vai trò 
quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng 
lợi của quá trình đó chính là nguồn lực 
con người. Điều này được khẳng định 
dựa trên những cơ sở sau: 
Thứ nhất, nguồn nhân lực là nguồn 
lực quyết định và phát huy tổng thể các 
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã 
hội, là nhân tố quyết định việc khai 
thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các 
nguồn lực khác. Nguồn nhân lực có 
chất lượng tốt vừa là mục tiêu vừa là 
động lực chính thúc đẩy thực hiện thắng 
lợi công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất 
nước, đồng thời cũng chính là yếu tố 
quan trọng, quyết định tốc độ và sự phát 
triển bền vững của một quốc gia trong 
điều kiện hội nhập quốc tế. Con người 
luôn hướng tới những điều tốt đẹp nhất, 
chính vì vậy bất kể một hoạt động nào 
của con người đều có mục đích cụ thể, 
rõ ràng. Suy cho cùng thì mọi hoạt động 
sản xuất hàng hóa đang diễn ra cũng 
nhằm mục đích cuối cùng phục vụ con 
người và vì con người. Ngược lại, các 
nguồn lực tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng 
tiềm năng, nếu không được con người 
khai thác trong quá trình lao động thì sẽ 
trở thành vô dụng, lao động, nhân lực 
con người là nguồn lực duy nhất có khả 
năng phát hiện, khơi dậy và cải biến các 
nguồn lực tự nhiên và xã hội khác. Do 
đó, muốn đẩy nhanh sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền 
vững không thể không chăm lo phát 
triển con người. Đảng ta xác định rất rõ 
rằng: “con người vừa là mục tiêu, vừa là 
động lực của sự phát triển”. 
Thứ hai, nguồn nhân lực đóng vai 
trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh 
tế nhanh và bền vững. Điểm mấu chốt 
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã 
hội ở nước ta hiện nay là phải phát huy 
cao độ nguồn lực con người, đi tắt, đón 
đầu tiếp cận, ứng dụng những thành tựu 
khoa học - công nghệ tiên tiến, kinh 
nghiệm sản xuất hiện đại thực hiện tối 
ưu và có hiệu quả cao trong quả trình 
lao động, sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế 
tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong 
thời đại khoa học - công nghệ phát triển 
như vũ bão như hiện nay, không ngừng 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
được các nước trên thế giới xem là 
chiến lược phát triển bền vững bởi đó 
chính sức mạnh chi phối, làm tăng khả 
năng cạnh tranh và quyết định bước tiến 
của các nền kinh tế. Với Việt Nam, 
trong quá trình công nghiệp hóa - hiện 
đại hóa, phát triển nguồn nhân lực là 
khâu đột phá của quá trình chuyển đổi 
mô hình phát triển kinh tế - xã hội của 
đất nước; đồng thời là nền tảng của sự 
phát triển bền vững. 
Thứ ba, nguồn nhân lực từng bước 
được nâng cao về chất lượng cao là điều 
kiện để nâng cao lợi thế cạnh tranh 
trong quá trình hội nhập quốc tế. Năng 
suất lao động không chỉ được coi là 
thước đo năng lực, hiệu quả sản xuất 
của nền kinh tế mà đây còn là tiêu chí 
cơ bản để đánh giá, xác định năng lực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
66 
cạnh tranh của các quốc gia trên thế 
giới. Mỗi bước tiến về năng suất lao 
động chính là việc khơi dậy và phát huy 
tối đa hiệu quả của rất nhiều nguồn lực, 
trong đó quan trọng và quyết định nhất 
chính là nguồn nhân lực, chất lượng 
nguồn nhân lực. Trong xu thế hội nhập 
ngày càng sâu rộng, quá trình phân 
công sản xuất trong chuỗi giá trị sản 
xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bố 
lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của 
thị trường lao động các quốc gia. Lao 
động dồi dào, giá rẻ không còn là lợi 
thế đối vói các nước trong bối cảnh mới 
hiện nay mà thay vào đó là chất lượng 
nguồn nhân lực với yêu cầu ngày càng 
cao về các tiêu chí: thể lực; trí lực; nhân 
cách; năng động xã hội. Ở Việt Nam 
hiện nay, với lợi thế cơ cấu “dân số 
vàng” cùng với định hướng chiến lược 
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất 
là nguồn nhân lực chất lượng cao” chính 
là yếu tố nền tảng cho sự phát triển 
nhanh, bền vững và là điều kiện cơ bản 
cho hội nhập quốc tế thành công. 
2.2. Thực trạng chất lượng nguồn 
nhân lực ở Việt Nam hiện nay 
Hiện nay, Việt Nam hiện có nguồn 
nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước 
trong khu vực và trên thế giới. Theo 
Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt 
Nam có trên 55,4 triệu người trong độ 
tuổi lao động (tính từ 15 tuổi trở lên) 
trên tổng số 94,7 triệu người (chiếm 
58,5% dân số cả nước). Trong đó, tỷ lệ 
lao động nữ tham gia vào lực lượng lao 
động đạt 47,8%, tỷ lệ lao động nam đạt 
52,2%. Cơ cấu lực lượng lao động chủ 
yếu tập trung ở khu vực nông thôn 
chiếm 67,4%, khu vực thành thị là 
chiếm 32,6% [2, tr. 83]. Như vậy, Việt 
Nam đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số 
vàng” với 58,5% dân số trong tuổi lao 
động chính là một lợi thế của quá trình 
tăng tốc và phát triển nhanh về kinh tế. 
Cơ cấu lao động xã hội đã chuyển 
dịch theo hướng tích cực, chất lượng 
nguồn nhân lực được cải thiện, phục vụ 
tốt hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa: Lao động làm việc khu vực 
nông, lâm nghiệp và thủy sản là 20,5 triệu 
người (chiếm 37,7%); khu vực công 
nghiệp và xây dựng là 14,5 triệu người 
(chiếm 26,7%); khu vực dịch vụ 19,3 
triệu người (chiếm 35,6%) [2, tr. 83]. Lực 
lượng lao động đã được thu hút vào làm 
việc trong nền kinh tế là khá cao, số lao 
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 
trong các ngành kinh tế tăng từ 42,7 
triệu người 2005, tăng lên 52,8 triệu 
người năm 2015 và 54,2 triệu người 
năm 2018 [2, tr. 146]. 
Chất lượng nguồn nhân lực đang có 
những chuyển biến tích cực trên nhiều 
phương diện như: trình độ học vấn, 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thể lực, 
kỹ năng Văn hóa, xã hội có bước 
phát triển, đời sống nhân dân tiếp tục 
được cải thiện. Công tác bảo vệ, chăm 
sóc sức khỏe cho nhân dân được chú 
trọng “tuổi thọ trung bình tăng, đạt 73,3 
tuổi vào năm 2015” [3, tr. 239]. Mạng 
lưới giáo dục, đào tạo phát triển cả về 
số lượng lẫn chất lượng, quy mô đào tạo 
không ngừng được mở rộng với nhiều 
lĩnh vực và ngành nghề đào tạo khác 
nhau. Trình độ dân trí ngày càng được 
nâng cao, cơ cấu đào tạo hợp lý hơn, đã 
góp phần tích cực trong việc cung ứng 
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - 
xã hội, đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới của 
xã hội. 
Năm 2018, tỷ lệ lao động từ 15 
tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
67 
tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật 
đạt 21,9% (cao hơn mức 21,4% của 
năm 2017), trong đó lao động đã qua 
đào tạo khu vực thành thị đạt 38%, khu 
vực nông thôn đạt 14,3%; phân theo 
giới tính tỷ lệ này là 24,4% đối với 
nam và 19,3% đối với nữ [2, tr. 156]. 
Một bộ phận nhân lực có trình độ 
chuyên môn kỹ thuật cao đã, đang và 
tiếp tục làm chủ khoa học, công nghệ 
mới hiện đại, khai thác và sử dụng có 
hiệu quả những lợi thế của Việt Nam, 
đáp ứng được sự phát triển tăng tốc của 
các ngành nghề công nghệ cao, ngành 
nghề dịch vụ mới như: công nghệ 
thông tin, viễn thông, vật liệu mới, 
công nghệ sinh học, máy móc thiết bị 
chính xác, hàng không, ngân hàng, tài 
chính, bảo hiểm, tư vấn kinh tế và pháp 
luật... Năng suất lao động có xu hướng 
ngày càng tăng: theo cách tính năng 
suất lao động đo bằng tổng sản phẩm 
trong nước (GDP) theo giá hiện hành 
chia cho tổng số người làm việc bình 
quân trong 01 năm, năng suất lao động 
năm 2005 là 21,4 triệu đồng/người, 
năm 2010 là 44,0 triệu đồng/người, 
năm 2011 đạt 55,2 triệu đồng/người, 
năm 2012 là 63,1 triệu đồng/người, sơ 
bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người 
[4, tr. 131]. 
Đội ngũ cán bộ các cấp có sự 
trưởng thành rõ rệt, tăng lên cả về số 
lượng lẫn chất lượng. Về số lượng, 
“tính đến tháng 3/2017, tổng số cán bộ, 
công chức viên chức là 2.726.917 
người, trong đó: cán bộ, công chức là 
611.069 người; viên chức là 1.983.981 
người” [5, tr. 18]. Về chất lượng: đội 
ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong 
các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống 
chính trị ngày càng được nâng lên, từng 
bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của 
tình hình mới. “Trình độ lý luận chính 
trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, 
ngoại ngữ và năng lực, kinh nghiệm 
thực tiễn có nhiều tiến bộ” [5, tr. 19]. 
Sự xuất hiện của đội ngũ doanh 
nhân Việt Nam ngày càng tăng về số 
lượng và giỏi trong kinh doanh được 
xem là một điểm sáng trong nguồn nhân 
lực, có những đóng góp quan trọng 
trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc 
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn 
nhân lực hiệu quả đang từng bước đáp 
ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Theo 
báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần 
thứ XII (2016), thị trường lao động Việt 
Nam có bước phát triển mới, trong 5 
năm (2011 - 2015) “đã tạo việc làm cho 
khoảng 7,8 triệu người, trong đó đi lao 
động ở nước ngoài khoảng 469 nghìn 
người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 
khoảng 2%/năm, từ 14,2% cuối năm 
2010 xuống dưới 4,5% năm 2015. Tỷ 
lệ thất nghiệp của lao động trong độ 
tuổi năm 2015 là 2,3%” [3, tr. 238-239]. 
Trong những năm qua, nguồn nhân 
lực của Việt Nam đang có những chuyển 
biến tích cực cả về số lượng lẫn chất 
lượng, góp phần quyết định thắng lợi các 
mục tiêu phát triển đất nước trong sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém là 
không tránh khỏi. Chất lượng nguồn 
nhân lực vẫn còn thấp so với yêu cầu 
mới, nhất là nguồn nhân lực chất lượng 
cao còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu 
cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theo 
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
gắn với phát triển kinh tế tri thức; thiếu 
đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn 
giỏi, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, 
thiếu đội ngũ doanh nhân giỏi, lao động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
68 
có chuyên môn kỹ thuật cao, lao động 
lành nghề chiếm tỷ lệ ít trong cơ cấu lao 
động của nền kinh tế (chỉ chiếm 21,9 %) 
[2, tr. 156]. Như vậy, có tới 78,1% dân 
số trong độ tuổi lao động chưa được đào 
tạo chuyên môn, kỹ thuật, đây chính là 
một “điểm nghẽn” đang cản trở sự phát 
triển kinh tế - xã hội. 
Một bộ phận nhân lực chưa được 
trang bị tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, 
các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ 
nên không đáp ứng được yêu cầu tình 
hình mới. Năng lực thực hành và làm 
việc độc lập của người lao động chưa 
cao, khả năng thích ứng nhanh trong 
môi trường công nghiệp còn hạn chế, 
thiếu tính chuyên nghiệp và năng lực 
trong xử lý công việc, trong lề lối, 
phong cách, tác phong làm việc, tinh 
thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm. Trình 
độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công 
chức, viên chức chưa ngang tầm với 
yêu cầu, nhiệm vụ mới. Nhiều lao động 
có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay 
nghề cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được 
yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Xuất 
hiện tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân 
lực ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực, nhiều 
cơ quan, xí nghiệp. Những hạn chế, yếu 
kém của nguồn nhân lực là một trong 
những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản 
trở sự phát triển của đất nước. Đúng 
như Đại hội lần thứ XII (2016) đã 
khẳng định: “chất lượng nguồn nhân lực 
còn thấp; là những yếu tố cản trở sự 
phát triển” [3, tr. 60-61]. 
Bên cạnh đó, cơ cấu lực lượng lao 
động phân theo khu vực thành thị và 
nông thôn có sự chênh lệch lớn, lực 
lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập 
trung ở khu vực nông thôn và có xu 
hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở 
mức cao (chiếm 67,4% vào năm 
2018). Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng 
lao động trong độ tuổi còn cao, năm 
2018 là 2,19%, trong đó khu vực 
thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn 
là 1,73% [2, tr. 84]. Tỷ lệ thiếu việc làm 
của lực lượng lao động trong độ tuổi lao 
động năm 2018 là 1,40%, trong đó khu 
vực thành thị là 0,65%; khu vực nông 
thôn là 1,78% [2, tr. 84]. Trong khi đó, 
“thị trường la ... Ố 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
69 
bị đầy đủ. Tỷ lệ lao động làm việc trong 
ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 
nhất (65%), với cường độ và áp lực làm 
việc rất cao, công việc lại quá đơn điệu, 
dễ dẫn đến ức chế về tâm lý và sinh lý 
trong quá trình làm việc” [6, tr. 15]. 
Những hạn chế đối với nguồn nhân 
lực của nước ta hiện nay xuất phát từ 
nhiều nguyên nhân. Công tác quản lý 
nhà nước, nhất là quy hoạch, kế hoạch 
định hướng phát triển nguồn nhân lực 
của các ngành vẫn còn yếu kém, khá 
manh mún và thiếu đồng bộ. Công tác 
dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dài hạn 
cho phát triển kinh tế - xã hội cũng hạn 
chế, cơ cấu đào tạo theo ngành, nghề, 
trình độ đào tạo không được quy hoạch 
lâu dài. Các cơ sở đào tạo không đủ 
thông tin về cung, cầu lao động nên 
việc xây dựng ngành, nghề, chỉ tiêu và 
trình độ đào tạo hằng năm không sát 
thực tế. Hơn nữa, việc sử dụng lao động 
chưa thực hiện theo nguyên tắc đúng 
người, đúng việc, đúng chuyên môn. 
Việc đãi ngộ lao động, nhất là lao động 
trình độ cao hiện nay cũng chưa tương 
xứng với tiềm năng và sức sáng tạo của 
họ. Kinh tế phát triển chưa bền vững, 
chưa tương xứng với tiềm năng, yêu 
cầu và thực tế nguồn lực được huy 
động. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ 
tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại 
trong toàn ngành chưa được quan tâm 
đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ 
nhìn chung vẫn chưa cao. Công nghiệp 
chế biến, đặc biệt là những ngành công 
nghệ cao chưa phát triển. Những ngành 
dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá 
trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - 
tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát 
triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá 
cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp 
còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, 
viễn thông, đường sắt. Một số ngành có 
tính chất động lực như giáo dục - đào 
tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã 
hội hóa còn thấp, chủ yếu dựa vào 
nguồn vốn của Nhà nước. 
2.3. Quan điểm và giải pháp nhằm 
nâng cao nguồn nhân lực 
Ở Việt Nam, ngay từ khi Đảng Cộng 
sản Việt Nam ra đời, Đảng đã khẳng 
định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội 
trước hết cần có những con người xã hội 
chủ nghĩa”, “Con người vừa là mục tiêu 
vừa là động lực của cách mạng”. Mọi 
chủ trương, đường lối, chính sách của 
Đảng và Nhà nước đều nhằm hướng tới 
mục tiêu phát triển con người. Xây dựng 
và phát triển nguồn nhân lực là một 
trong những quan điểm, chủ trương nhất 
quán của Đảng ta trong công cuộc đổi 
mới đất nước. 
Nhận thức được vai trò của nguồn 
nhân lực, trong Chiến lược phát triển 
kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) của 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của 
Đảng đã khẳng định: “phát huy nguồn lực 
trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người 
Việt Nam” [7, tr. 91], “Xây dựng đội ngũ 
công nhân lành nghề, các chuyên gia và 
nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh 
doanh, nhà quản lý” [8, tr. 202]. 
Tiếp tục phát triển quan điểm của 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 
của Đảng, Đại hội lần thứ X chỉ rõ: 
“phát triển nhanh nguồn nhân lực chất 
lượng cao, nhất là chuyên gia đầu 
ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, 
trọng đãi nhân tài” [9, tr. 96]. Trên cơ 
sở đó, Đại hội XI đã xác định: “Phát 
triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là 
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập 
trung vào việc đổi mới căn bản và toàn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
70 
diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết 
chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với 
phát triển và ứng dụng khoa học, công 
nghệ” [10, tr. 32], đây được xem là một 
trong ba khâu đột phá của Chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 
2011 - 2020 của nước ta. 
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ XII (2016), vấn đề con người và 
phát huy nhân tố con người được tiếp 
cận một cách toàn diện và hệ thống hơn. 
Con người được nhìn nhận trên cả hai 
phương diện cá nhân và cộng đồng, 
đồng thời thể hiện rõ những điều kiện 
về vật chất và tinh thần đảm bảo cho 
con người phát triển toàn diện hơn. Tại 
Đại hội lần thứ XII Đảng ta đã khẳng 
định: “Phát huy nhân tố con người trong 
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập 
trung xây dựng con người về đạo đức, 
nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực 
làm việc; xây dựng môi trường văn hóa 
lành mạnh” [3, tr. 435]. Để phát triển và 
nâng cao chất nguồn nhân lực đáp ứng 
được tình hình mới, Việt Nam cần thực 
hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong 
khuôn khổ bài viết này, tác giả nêu ra 
một số giải pháp cơ bản sau: 
- Tích cực đổi mới, hoàn thiện hệ 
thống cơ chế, chính sách về nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực 
Hệ thống cơ chế, chính sách có vai 
trò rất quan trọng, tác động trực tiếp 
hoặc gián tiếp, tạo động lực thúc đẩy 
hoặc lực cản kìm hãm sự phát triển của 
nền kinh tế - xã hội nói chung và phát 
triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói 
riêng. Nhận thức được tầm quan trọng 
của nguồn nhân lực đối với sự phát triển 
kinh tế - xã hội, do đó, vấn đề phát triển 
nguồn nhân lực luôn được đặt ở vị trí 
trung tâm, những năm qua Đảng Cộng 
sản Việt Nam, Nhà nước đã ban hành 
nhiều cơ chế, chính sách mới có tác 
động tích cực đến việc phát triển nguồn 
nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, 
trong quá trình thực hiện, một số chính 
sách đã bộc lộ không ít những hạn chế, 
bất cập, hiệu quả mang lại chưa cao. Do 
đó, để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao có hiệu quả đòi hỏi cần 
phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung 
và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính 
sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận 
lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao ở nước ta trước tác động 
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, 
chính sách để tạo động lực cho sự phát 
triển nguồn nhân lực chất lượng cao 
phải được thực hiện đồng bộ các giải 
pháp, trong đó giáo dục - đào tạo được 
xem là nhiệm vụ cơ bản nhất. Bên cạnh 
đó, cần coi trọng việc tạo lập các cơ 
chế, chính sách thu hút, sử dụng và đãi 
ngộ người giỏi, nhất là nguồn nhân lực 
chất lượng cao. Tạo sự đột phá về đãi 
ngộ, tôn vinh nhân tài. Cần có chính 
sách đãi ngộ phù hợp, cơ chế thông 
thoáng, tạo điều kiện và môi trường 
thuận lợi cho cán bộ phát huy, nhằm thu 
hút nhiều nhân tài, người có trình độ 
cao yên tâm cống hiến, khuyến khích họ 
lao động sáng tạo và hiệu quả, tạo điều 
kiện cho các tài năng trẻ cống hiến khoa 
học, phục vụ đất nước phát triển. Đặc 
biệt, các nhà lãnh đạo, quản lý cần 
mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực trẻ 
chất lượng cao; lôi cuốn họ nỗ lực thực 
hiện những kiến thức, chuyên môn đã 
được tích lũy, được đào tạo thông qua 
những chính sách sử dụng hợp lý. 
Mặt khác, Nhà nước cần tiếp tục 
đổi mới thể chế, hoàn thiện hành lang 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
71 
pháp lý từ Trung ương đến địa phương 
nhằm tạo môi trường thuận lợi phát 
triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát 
triển thị trường nguồn nhân lực chất 
lượng cao; thị trường và sản phẩm khoa 
học - công nghệ theo hướng hội nhập. 
Đồng thời tăng cường sự hợp tác hiệu 
quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp và 
các trường đại học, phát triển một số 
ngành mũi nhọn, chứa hàm lượng chất 
xám cao, đặc biệt là công nghệ thông 
tin, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên 
tiến nhất để rút ngắn thời gian công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn 
với phát triển kinh tế tri thức. 
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục và 
đào tạo 
 Giáo dục - đào tạo không những là 
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội 
mà còn là một trong những cột đỡ chính 
của kinh tế - xã hội. Cột đỡ này yếu thì 
đừng nói gì đến sự phát triển nhanh và 
bền vững của đất nước. Hơn nữa, giáo 
dục còn có ý nghĩa hết sức to lớn trong 
việc hình thành lý tưởng, đạo đức, nhân 
cách của con người Việt Nam, của thế hệ 
tương lai vì một xã hội tiến bộ, văn minh 
xã hội chủ nghĩa. Do đó, phát triển giáo 
dục - đào được coi là khâu then chốt, 
quyết định chất lượng nguồn nhân lực. 
Đảng ta xác định “Giáo dục và đào tạo 
cùng với khoa học và công nghệ là quốc 
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực 
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước” [9, tr. 94-95]. 
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực, cần thiết phải nâng cao chất lượng 
giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học, 
đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục - 
đào tạo. Trong đó, bước quan trọng đầu 
tiên là phải có sự đổi mới cả về mục 
tiêu, chương trình và phương pháp dạy 
học tích cực từ bậc phổ thông đến đại 
học. Đổi mới chương trình, nội dung 
đào tạo đại học theo hướng tinh giản, 
hiện đại, thiết thực và phù hợp, chuyển 
quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị 
kiến thức sang phát triển toàn diện năng 
lực và phẩm chất người học, học đi đôi 
với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. 
Có chính sách đầu tư hợp lý và sử dụng 
có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục - 
đào tạo; đồng thời, hoàn thiện mạng 
lưới giáo dục trên toàn quốc, chú trọng 
đầu tư phát triển cho vùng sâu, vùng xa, 
hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu 
số. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng 
viên đủ về số lượng và chuẩn về chất 
lượng, có chính sách ưu đãi đối với giáo 
viên, giảng viên hiện đang công tác ở 
những vùng khó khăn. Nâng cao nhận 
thức trong toàn Đảng, toàn quân và toàn 
dân về vai trò, vị trí vô cùng quan trọng 
của giáo dục - đào tạo trong toàn bộ sự 
nghiệp xây dựng đất nước, thực hiện 
cho bằng được quan điểm của Đảng: 
giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng 
đầu. Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét 
trong việc nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực cho các ngành, lĩnh vực có 
tiềm năng, lợi thế. Đẩy mạnh xã hội 
hóa, giao quyền tự chủ cho các trường 
đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập; 
khuyến khích các doanh nghiệp tham 
gia đào tạo nghề. Phát triển nguồn nhân 
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng 
cao góp phần tạo nên sự phát triển bền 
vững xã hội. Giáo dục - đào tạo phải tạo 
ra những người có năng lực hòa nhập, 
thích nghi và phát triển được trong thị 
trường lao động: năng lực làm việc tập 
thể đồng bộ, đặc biệt là năng lực tự cập 
nhật thường xuyên kiến thức, chiếm 
lĩnh được những trình độ thành thạo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
72 
chuyên môn mới; phát triển năng lực trí 
tuệ, biết đặt và giải quyết vấn đề, có 
cách hoạt động như một cán bộ kỹ 
thuật, một nhà quản lý, một doanh 
nghiệp thực sự. Như vậy, đầu tư cho 
con người thông qua các hoạt động giáo 
dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các 
chương trình bảo đảm việc làm và an 
sinh xã hội được xem là hoạt động 
đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả 
năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền 
vững của một quốc gia. 
- Xây dựng chính sách tiền lương 
hợp lý 
Nếu các giải pháp nêu trên giúp 
chúng ta có thể tạo ra lực lượng lao 
động đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả về số 
lượng và chất lượng, thì việc sử dụng 
nguồn nhân lực ấy sao cho có hiệu quả 
lại là vấn đề quan trọng tiếp theo mà 
chúng ta cần quan tâm giải quyết. Ở 
đây đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế, 
chính sách năng động, khuyến khích 
trên cơ sở đổi mới chính sách tuyển 
dụng, đãi ngộ, tạo điều kiện để phát 
huy tài năng, tâm huyết của người lao 
động. Muốn vậy, trước tiên chúng ta 
phải thực hiện chế độ lương hợp lý, tức 
tiền lương phải trả đúng, trả đủ và kịp 
thời gian cho người lao động căn cứ 
vào số lượng và chất lượng lao động 
theo từng chuyên môn nghề nghiệp 
nhất định. Như vậy, chính sách tiền 
lương hợp lý là một trong những động 
lực quan trọng kích thích người lao 
động nâng cao trình độ của mình để 
đáp ứng được nhu cầu của công việc, 
đảm bảo tăng thu nhập và ổn định đời 
sống. Bên cạnh đó, phải biết trọng 
dụng người có năng lực, phải sử dụng 
nguồn nhân lực phù hợp với trình độ 
chuyên môn của từng người để có thể 
phát huy tốt hơn tài năng và trí tuệ của 
họ. Nếu kết hợp được cả hai chính sách 
này cùng với một số chính sách khác 
trong sử dụng nguồn lực con người thì 
chúng ta sẽ xây dựng được một nguồn 
nhân lực phát triển cao cả về số lượng 
lẫn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu 
của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa, đồng tránh được tình trạng chảy 
máu chất xám đang diễn ra hiện nay. 
3. Kết luận 
Trong sự nghiệp đẩy mạnh công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi 
quốc gia, mỗi dân tộc cần phát huy triệt 
để các nguồn lực của mình để tạo thành 
sức mạnh tổng hợp đưa đất nước phát 
triển nhanh, tiến kịp xu thế của thời đại. 
Trong các nguồn lực ấy, nhân tố quan 
trọng hàng đầu là nguồn nhân lực. Nếu 
phát huy tốt nhân tố này, chúng ta sẽ có 
điều kiện khai thác các nguồn lực khác 
có hiệu quả cao hơn. Ngày nay, phát 
triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô và vi 
mô là một nhu cầu cấp thiết, vì nguồn 
nhân lực có chất lượng tốt quyết định 
năng suất, năng lực cạnh tranh và sự 
phát triển bền vững của các quốc gia và 
cộng đồng doanh nghiệp. Đội ngũ nhân 
lực không chỉ cần nền tảng kiến thức 
chuyên môn vững chắc mà còn phải sở 
hữu khả năng thích ứng nhanh với yêu 
cầu về ứng dụng công nghệ thông tin, 
đồng thời, phải có khả năng hội nhập 
nhanh trong môi trường quốc tế. Trong 
các nền kinh tế đang chuyển đổi như 
Việt Nam, vấn đề nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực cần phải được đánh giá 
và triển khai một cách hiệu quả và toàn 
diện hơn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 
73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
2. Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám Thống kê 2018, Nhà xuất bản Thống 
kê, Hà Nội 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
4. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám Thống kê 2013, Nhà xuất bản Thống 
kê, Hà Nội 
5. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện 
Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội 
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo quan hệ lao động 
năm 2017 
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp 
hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ X, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội 
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
IMPROVING THE QUALITY OF HUMAN RESOURCE 
TO MEET THE REQUIREMENTS OF NATIONAL 
INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION 
ABSTRACT 
Vietnam is currently promoting the industrialization, modernization and national 
integration. To accomplish the above task, apart from resources such as capital, 
science-technology, and resources, human resource is the most important factor. 
Based on the assessment of the current situation of human resource, it is necessary to 
focus on drastically implementing solutions to improve the quality of human resource 
for the country’s sustainable development. 
Keywords: Quality of human resource, industrialization, modernization 
(Received: 6/11/2019, Revised: 9/1/2020, Accepted for publication: 12/3/2020) 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_dap_ung_yeu_cau_su_nghiep.pdf