Nâng cao chất lượng kiểm toán ngân hàng chính sách xã hội của kiểm toán nhà nước Việt Nam

Bài viết nghiên cứu về các hoạt động của kiểm toán nhà nước trong việc kiểm toán Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho các năm tài chính 2014, 2015 và 2017. Bằng việc thu

thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kiểm toán của KTNN năm 2015, 2016 và 2018 cũng như

báo cáo tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội các năm 2014, 2015 và 2017 cùng các

văn bản Luật, nghị định, thông tư của Nhà nước Việt Nam có liên quan để phân tích thực trạng, ưu nhược

điểm của Kiểm toán nhà nước thông qua kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ

thực trạng kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ chính của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ưu điểm,

hạn chế. bài viết đề xuất các nhóm giải pháp vi mô, vĩ mô nhằm tạo thêm điều kiện, môi trường để hoạt

động kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn,

qua đó nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý và điều hành góp phần ổn định hệ thống tài chính

quốc gia.

pdf 9 trang thom 06/01/2024 2540
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng kiểm toán ngân hàng chính sách xã hội của kiểm toán nhà nước Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng kiểm toán ngân hàng chính sách xã hội của kiểm toán nhà nước Việt Nam

Nâng cao chất lượng kiểm toán ngân hàng chính sách xã hội của kiểm toán nhà nước Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN24 Số 145 - tháng 11/2019
NAÂNG CAO CHAáT lÖÔÏNG KIEåm TOAÙN NGAÂN HAØNG 
CHÍNH sAÙCH XAÕ HOÄI CuÛA KIEåm TOAÙN NHAØ NÖÔÙC VIEÄT NAm
ThS. TRƯơNG ĐỨC THÀNH*
*Kiểm toán nhà nước Khu vực IX
Bài viết nghiên cứu về các hoạt động của kiểm toán nhà nước trong việc kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho các năm tài chính 2014, 2015 và 2017. Bằng việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kiểm toán của KTNN năm 2015, 2016 và 2018 cũng như báo cáo tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội các năm 2014, 2015 và 2017 cùng các 
văn bản Luật, nghị định, thông tư của Nhà nước Việt Nam có liên quan để phân tích thực trạng, ưu nhược 
điểm của Kiểm toán nhà nước thông qua kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ 
thực trạng kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ chính của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ưu điểm, 
hạn chế... bài viết đề xuất các nhóm giải pháp vi mô, vĩ mô nhằm tạo thêm điều kiện, môi trường để hoạt 
động kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn, 
qua đó nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý và điều hành góp phần ổn định hệ thống tài chính 
quốc gia.
Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, Ngân hàng Chính sách xã hội, Kiểm toán nhà nước.
Improving the quality of the audit of Social Policy Bank of State Audit of Vietnam
This article researchs on activities of SAV on audit of Bank of Social Policies in financial years of 2014, 
2015 and 2017. By collecting secondary data from audit reports of SAV in the year of 2015, 2016 and 2018 as 
well as financial audit of Social Policies Bank in 2014, 2015 and 2017 and related laws, decrees and circulars 
of Vietnam government to analysis situation, advantages and disadvantages of SAV through audit of Bank 
of Social Policies. From there, the article suggests micro and macro solutions to create more conditions and 
environment to enhance effective of audit of Bank of Social Policies of SAV, thereby, to create a change in the 
management and administration, contributing to the stability of the national financial system.
Keywords: Audit quality, Bank for Social Policies, State Audit of Vietnam.
Giới thiệu
Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng của 
Chính phủ hoạt động vì an sinh xã hội, không vì 
mục đích lợi nhuận, là công cụ thực hiện chính 
sách xã hội như cho vay hộ nghèo, khó khăn. Do 
đó, hoạt động kiểm toán đối với việc thực hiện 
chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã 
hội hết sức quan trọng và cần thiết cho việc thực 
hiện chính sách phát triển của Nhà nước cũng như 
đảm bảo an sinh, xã hội.
Đối với một quốc gia, nếu hoạt động kiểm toán 
tốt thì tiềm lực kinh tế của quốc gia sẽ được cải 
thiện. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà 
nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các 
hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính 
công, tài sản công là hoạt động được Kiểm toán 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 145 - tháng 11/2019
nhà nước tiến hành thường xuyên định kỳ. Qua 
hoạt động kiểm toán nhằm đánh giá việc tuân thủ 
pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong 
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; đánh 
giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước 
trong việc cấp tín dụng ưu đãi, cho vay hộ nghèo, 
khó khăn và các chương trình trợ cấp việc làm.. 
Với nhiệm vụ hết sức quan trọng với nhiều nội 
dung cần được kiểm tra, xác nhận và đánh giá luôn 
đòi hỏi hoạt động kiểm toán với chất lượng cao 
đáp ứng được yêu cầu của hoạt động Kiểm toán 
nhà nước.
Với địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước đã 
được quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Kiểm 
toán nhà nước 2015 với địa vị, vai trò mới đem lại 
cho Kiểm toán nhà nước thẩm quyền rất lớn nhưng 
trách nhiệm cũng rất cao, điều này đòi hỏi Kiểm 
toán nhà nước phải tăng cường năng lực nội tại để 
đáp ứng yêu cầu. Kết quả kiểm toán cũng từng bước 
được nâng cao qua các lần kiểm toán, qua đó, một 
mặt giúp cho đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh 
kịp thời các sai phạm trong quá trình tổ chức hoạt 
động, mặt khác giúp cho các cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách đảm 
bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh 
tế. Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, hoạt 
động của Kiểm toán nhà nước ngày càng đáp ứng 
yêu cầu của công cuộc đổi mới, tăng cường kiểm 
tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng 
tài chính công, tài sản công. Mặc dù, đã có những 
bước phát triển quan trọng nhưng trước yêu cầu 
ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, tăng 
cường kiểm soát quyền lực nhà nước, hoạt động 
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cũng còn hạn 
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong 
tình hình mới. Một trong những nguyên nhân dẫn 
đến tình trạng trên là do phạm vi kiểm toán chưa 
bao quát hết việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn 
lực tài chính nhà nước và tài sản công đã làm giảm 
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà 
nước với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính nhà 
nước cao nhất của quốc gia. 
Hiện nay, các nghiên cứu về Kiểm toán nhà 
nước và nâng cao chất lượng của Kiểm toán nhà 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 145 - tháng 11/2019
nước có thể kể đến như đề tài nghiên cứu khoa học 
cấp cơ sở của Nguyễn Thanh Huệ (2018) về “Hoàn 
thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của 
Kiểm toán trưởng tại kiểm toán nhà nước”. Nghiên 
cứu đã đã hệ thống được các vấn đề lý luận cơ bản 
liên quan đến hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm 
toán; đi sâu phân tích các hạn chế, vi phạm hoạt 
động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm 
toán trưởng tại cơ quan Kiểm toán nhà nước Việt 
Nam giai đoạn 2013 – 2017. Nghiên cứu của Đỗ 
Trung Dũng và Cù Hoàng Diệu (2017) về “Tăng 
cường kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm nâng 
cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán ngân sách bộ, 
ngành”. Nghiên cứu đã hệ thống được các vấn đề lý 
luận liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng 
kiểm toán trong mối quan hệ với chất lượng, hiệu 
lực kiểm toán ngân sách bộ ngành; đánh giá được 
thực trạng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán 
ngân sách bộ, ngành. Từ kết quả đạt được, những 
hạn chế và nguyên nhân, đưa ra những định hướng 
và giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm 
toán nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán 
ngân sách bộ, ngành ở 3 khía cạnh là: Hoàn thiện 
môi trường kiểm soát chất lượng kiểm toán; hoàn 
thiện tổ chức bộ máy kiểm soát chất lượng kiểm 
toán và hoàn thiện cơ chế hoạt động kiểm soát chất 
lượng kiểm toán. 
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phúc (2009) về 
“Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm 
toán nhà nước Việt Nam thực hiện”, trình bày thực 
trạng tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách nhà 
nước và tổ chức công tác kiểm toán, thông qua 
thực hiện quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước 
do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện trong 
những năm qua và những tác động của việc đổi 
mới tổ chức quản lý ngân sách nhà nước của Việt 
Nam trong tương lai đến việc tổ chức kiểm toán 
ngân sách nhà nước. Nghiên cứu cũng đề ra những 
định hướng cơ bản và giải pháp hoàn thiện tổ chức 
kiểm toán ngân sách nhà nước trên 02 phương 
diện tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kiểm toán 
ngân sách nhà nước do Kiểm toán nhà nước Việt 
Nam thực hiện. 
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác có liên 
quan của Vương Văn Quang (2013) nghiên cứu về 
“Hoàn thiện Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm 
toán của Kiểm toán nhà nước”; nghiên cứu của 
Vũ Thị Thu Huyền (2019) về “Hoàn thiện công tác 
kiểm toán hoạt động chi tiêu ngân sách của các 
Bộ, ngành”... Có thể nói, các nghiên cứu đề cập ở 
trên về cơ bản đã được ứng dụng trong hoạt động 
kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội của Kiểm 
toán nhà nước, và hầu hết các nghiên cứu này chưa 
đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng chịu sự 
quản lý của nhà nước, cụ thể là Ngân hàng Chính 
sách xã hội. Bài viết nhằm với mục đích đánh giá 
thực trạng kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã 
hội của Kiểm toán nhà nước và các giải pháp, 
khuyến nghị.
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước 
công nguyên và gắn liền với nền văn minh Ai 
Cập và La Mã cổ đại. Theo định nghĩa của Liên 
đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation 
of Accountants –IFAC) thì “Kiểm toán là việc các 
kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến 
của mình về các bản báo cáo tài chính”. 
Theo Alvin A.Rens và James K.Loebbecker 
(1997) thì: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia 
độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các 
bằng chứng về các thông tin có thể định lượng 
được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác 
nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông 
tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.
Theo John Dunn (1996) thì: “Kiểm toán là thủ 
pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan 
về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 145 - tháng 11/2019
thông tin đặc trưng được xác định bởi kiểm toán 
viên hoặc thiết lập bởi thực hành chung”. Có thể 
nói mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến 
hoặc đi đến kết luận về cái được kiểm toán. 
Theo tác giả thì kiểm toán là quá trình các 
chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng 
nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng 
về các thông tin có thể định lượng của một đơn 
vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ 
phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực 
đã được xây dựng.
1.2. Khái niệm chất lượng kiểm toán
Theo Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ 
đảm bảo quốc tế (IAASB) thì chất lượng kiểm toán 
là khả năng Kiểm toán viên đưa ra ý kiến hợp lý về 
báo cáo tài chính được kiểm toán dựa trên việc thu 
thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp 
và cuộc kiểm toán được thực hiện đảm bảo: Tuân 
thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán bao 
gồm các giá trị đạo đức và hành vi ứng xử phù hợp; 
Có đủ kiến thức, kinh nghiệm và được bố trí thời 
gian đầy đủ để thực hiện kiểm toán; áp dụng quy 
trình, thủ tục kiểm toán và kiểm soát chất lượng 
kiểm toán nghiêm túc và đầy đủ; Cung cấp báo cáo 
kiểm toán có giá trị, kịp thời; Báo cáo kiểm toán 
thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng khác nhau.
Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán 
ban hành theo Quyết định 558/QĐ-KTNN ngày 
22/3/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước lại cụ 
thể hóa chất lượng kiểm toán cho một cuộc kiểm 
toán: “Chất lượng cuộc kiểm toán phản ánh mức 
độ thực hiện các mục tiêu kiểm toán, tuân thủ pháp 
luật, tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán và 
vận dụng phù hợp các phương pháp chuyên môn, 
nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về tính đúng đắn, 
trung thực, khách quan, kịp thời của kết quả và kết 
luận kiểm toán, đảm bảo cơ sở pháp lý và tính khả 
thi của các kiến nghị kiểm toán”.
1.3. Các quan điểm khoa học về chất lượng 
kiểm toán
Theo các nghiên cứu trước có hai quan điểm 
chính về chất lượng kiểm toán: Thứ nhất là khả năng 
phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trên 
các báo cáo tài chính được kiểm toán (Krishnan 
và Schauer, 2001; Bradshaw, 2001; Francis, 2004; 
Chen, Su và Wang, 2005); thứ hai là quan điểm 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 145 - tháng 11/2019
thực hành nhằm thỏa mãn đối tượng sử dụng dịch 
vụ kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt 
Nam số 220 (VSA 220) và Chuẩn mực Kiểm toán 
Quốc tế số 220 (ISA 220), “Chất lượng kiểm toán là 
mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy 
vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng 
dịch vụ kiểm toán đồng thời thoả mãn về mong 
muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng 
cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán 
của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước 
và giá phí thích hợp”. Chất lượng kiểm toán ở đây 
được hiểu trên khía cạnh mức độ thỏa mãn của đối 
tượng sử dụng các báo cáo tài chính. Với đặc trưng 
của kiểm toán các chức năng nhiệm vụ của ngân 
hàng thương mại... thì đối tượng sử dụng dịch vụ 
kiểm toán phổ biến nhất là các cơ quan quản lý và 
các ngân hàng thương mại được kiểm toán, các nhà 
đầu tư cá nhân và tổ chức khác có liên quan.
Mặc dù, chất lượng kiểm toán được nhìn nhận 
dưới các quan điểm khác nhau nhưng mục tiêu 
kiểm toán vẫn phải được đảm bảo, đó là kiểm toán 
viên phải đưa ra ý kiến đúng về độ tin cậy của các 
báo cáo tài chính. Tóm lại, đối với hệ thống các tổ 
chức tín dụng thì việc đảm bảo đảm chất lượng 
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, đặc biệt là đối 
với Ngân hàng Chính sách xã hội là mối quan tâm 
lớn nhất của các cơ quan quản lý. 
2. Thực trạng chất lượng kiểm toán tại Ngân 
hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Quá trình kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã 
hội, Kiểm toán viên nhà nước căn cứ vào các văn 
bản như Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Kế toán, 
các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, 
kế toán, các văn bản pháp luật khác của Nhà nước 
quy định về chính sách tín dụng đối với người 
nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách khác 
và các văn bản pháp luật khác của Bộ Tài chính, 
Ngân hàng Nhà nước, của các Bộ, ngành có liên 
quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã 
hội và hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Quy trình 
kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn 
Kiểm toán nhà nước. Kết quả kiểm toán cũng chỉ 
ra nhiều tồn tại, hạn chế tại đơn vị, từ đó đưa ra 
được một số kiến nghị giúp đơn vị thực hiện đúng, 
đầy đủ theo quy định của pháp luật. 
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán Ngân 
hàng Chính sách xã hội, còn một số hạn chế sau:
Kiểm toán nhà nước chưa có những quy định, 
hướng dẫn, tiêu chí cụ thể để đánh giá các nhóm 
chính sách cụ thể như: Kiểm toán cho vay hộ nghèo; 
kiểm toán chương trình cho vay học sinh, sinh viên 
có hoàn cảnh khó khăn; kiểm toán nghiệp vụ cấp 
bù lãi suất và chi phí quản lý... từ đó dẫn đến các ý 
kiến nhận xét đánh giá chưa bao quát, chưa đầy đủ, 
thiếu tính thống nhất giữa các kiểm toán viên trong 
cùng đoàn kiểm toán.
Năng lực của kiểm toán viên chưa đồng đều; 
một số kiểm toán viên còn hạn chế năng lực về lý 
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành 
kiểm toán. Từ đó, dẫn đến kết quả kiểm toán đối 
với một số nội dung còn hạn chế.
Việc khảo sát, thu thập thông tin chưa được chú 
trọng dẫn đến việc xác định mục tiêu, nội dung, 
phạm vi, phương pháp kiểm toán khi lập kế hoạch 
kiểm toán còn hạn chế: Mục tiêu kiểm toán chưa 
rõ ràng; nội dung kiểm toán chưa đầy đủ; phương 
pháp cách thức tiến hành kiểm toán đôi khi chưa 
phù hợp.
Kiểm toán nhà nước chưa có quy định, hướng 
dẫn về mẫu báo cáo kiểm toán và cách trình bày 
báo cáo kiểm toán riêng cho một số nội dung trong 
cuộc kiểm toán, vì các nội dung này mang tính chất 
đặc thù nên mỗi chính sách có những nội dung và 
tiêu chí đánh giá khác nhau. Do vậy, việc đánh giá 
về cùng một nội dung của mỗi kiểm toán viên, mỗi 
Tổ kiểm toán trong cùng Đoàn kiểm toán đôi khi 
khác nhau.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 145 - tháng 11/2019
Báo cáo kiểm toán còn dài, thiếu tập trung nên 
phần lớn chỉ tập trung vào phản ánh, đánh giá 
thiếu sót, tồn tại và xác định trách nhiệm liên quan 
nhưng chưa thực sự đánh giá công bằng những mặt 
làm được cần phát huy và đặc biệt là chưa phân tích 
những nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, bất 
cập trong quản lý nhằm hướng tới mục tiêu hoàn 
thiện chương trình, chính sách, hoạt động được 
kiểm toán. Nhiều kiến nghị trong báo cáo kiểm 
toán còn chung chung, thiếu bằng chứng nhiều khi 
không có tính thực tiễn và chưa gắn kết với mục 
tiêu, nội dung kiểm toán.
3. Các giải pháp, khuyến nghị
Qua thực trạng cho thấy còn tồn tại tình trạng 
chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật 
liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính 
sách xã hội và sự hạn chế trong quá trình vận hành 
hoạt động kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội, 
tác giả có một số giải pháp, khuyến nghị sau: 
3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Cần nghiên cứu 
sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản 
luật có liên quan để phân định rõ vị trí, chức năng 
của Kiểm toán nhà nước với các cơ quan thanh tra, 
kiểm tra giám sát khác của Nhà nước; đồng thời, 
bảo đảm sự đồng bộ và phù hợp giữa Luật Kiểm 
toán nhà nước với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật 
Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân sách nhà nước..., 
cụ thể:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Đề xuất Chính 
phủ sửa đổi, bổ sung Luật Dân sự số 91/2015/
QH13, Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 
tại Điều 282: Thực hiện nghĩa vụ định kỳ: “Nghĩa 
vụ được thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, 
theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của 
cơ quan có thẩm quyền; Việc chậm thực hiện nghĩa 
vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa 
vụ” phù hợp với các văn bản về thu hồi nợ vay.
Nghiên cứu để chỉnh sửa Thông tư số 21/2012/
TT-NHNN ngày 18/ 06 /2012 về “Quy định về hoạt 
động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có 
giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài” đã được Thống đốc Ngân hàng nhà 
nước ban hành Thông tư số 18/2016/TT-NHNN 
nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 
số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012. Tuy nhiên, 
chưa phù hợp với điều lệ về tổ chức và hoạt động 
của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Quyết định 
của Thủ tướng Chính phủ số 16/2003/QĐ-TTg 
ngày 22 tháng 01 năm 2003. Cụ thể tại Thông tư số 
18/2016/TT-NHNN, Điều 2 “Đối tượng áp dụng” 
đề nghị bổ sung thêm đối tượng cho vay và đi vay 
là Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với 
Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg tại Chương 2, 
mục 1 Điều 4 “Nguồn vốn” tiểu mục 2 “Vốn huy 
động” gồm: a) Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, 
cá nhân trong và ngoài nước; b) Tiền gửi của các tổ 
chức tín dụng nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn 
huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả 
thuận; c) Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các 
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; d) Phát hành 
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền 
gửi và các giấy tờ có giá khác; đ) Tiền tiết kiệm của 
người nghèo.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính 
phủ số 76/2015/QH13 tại Điều 8 Chương 2 bổ 
sung Mục 8: “Chỉ đạo, tổ chức và quản lý việc thực 
hiện công tác kế toán và công tác thống kê của Nhà 
nước” thành: “Chỉ đạo, tổ chức và quản lý việc thực 
hiện công tác kế toán và công tác thống kê, công tác 
kiểm toán của Nhà nước” để phù hợp với Luật Tổ 
chức Quốc hội số 57/2014/QH13 tại Điều 6, Mục 
2: “Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ 
tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính 
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân 
dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán 
nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập”, 
nhằm khẳng định Kiểm toán nhà nước là cơ quan 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 145 - tháng 11/2019
kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất, hoạt động 
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
Nghiên cứu sửa đổi một số quy định của Luật 
Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 tại Điều 23 
bổ sung Mục 3: “Tham gia với Uỷ ban Tài chính, 
Ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, 
Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo 
về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân 
bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh 
dự toán ngân sách nhà nước” thành “Tham gia 
với Ủy ban Tài chính, Ngân sách và các cơ quan 
khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, 
thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, 
phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước 
và phương án phân bổ ngân sách trung ương của 
Kiểm toán nhà nước, thời hạn nộp báo cáo quyết 
toán ngân sách năm của các bộ, các tỉnh, thành phố 
trực thuộc trung ương” nhằm cho phù hợp với quy 
định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Các khuyến nghị đối với Bộ Tài chính: Đề xuất 
điều chỉnh, bổ sung Thông tư số 24/2005/TT-BTC, 
mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư Số 
102/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ 
sung Thông tư số 24/2005/TT-BTC việc điều chỉnh 
này chưa sát với thực tế hoạt động tại Ngân hàng 
Chính sách xã hội. Do đó, tác giả đề xuất chỉnh 
sửa, bổ sung Thông tư số 24/2005/TT-BTC theo 
hai hướng, cụ thể:
(i) Tại phần IV “Cấp bù chênh lệch lãi suất và phí 
quản lý” khoản mục 3 “Xác định số cấp bù chênh 
lệch lãi suất và phí quản lý thực tế” của Thông tư 
số 24/2005/TT-BTC đề nghị bổ sung, xác định số 
dư nguồn vốn bình quân cần tính đến số dư nguồn 
vốn ủy thác tạm thời nhàn rỗi chưa giải ngân.
(ii) Tại phần IV “Cấp bù chênh lệch lãi suất 
và phí quản lý” khoản mục 3 “Xác định số cấp bù 
chênh lệch lãi suất và phí quản lý thực tế” của Thông 
tư số 24/2005/TT-BTC đề nghị bổ sung xác định rõ 
các khoản giảm trừ (khoản phải thu ngân sách nhà 
nước) khi tính số dư nguồn vốn bình quân để tính 
cấp bù lãi suất.
Đề nghị Bộ Tài chính rà soát, căn cứ vào số 
quyết toán thực tế hàng năm để xem xét việc tạm 
cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng quý 
cho Ngân hàng Chính sách xã hội, tránh tình trạng 
tạm cấp thừa lớn, gây lãng phí nguồn vốn thuộc 
ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính cần có những chỉ đạo, đôn đốc 
Ngân hàng Chính sách xã hội và các đơn vị được 
kiểm toán thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kiến 
nghị của Kiểm toán nhà nước và báo cáo kết quả 
thực hiện về Kiểm toán nhà nước. Đề nghị trong 
Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán 
cần nêu rõ: Những kiến nghị đã thực hiện; kiến 
nghị đang thực hiện; kiến nghị chưa thực hiện với 
những kiến nghị đã thực hiện cần ghi rõ tên bằng 
chứng, đính kèm theo bản sao các chứng từ, tài 
liệu... để chứng minh; với kiến nghị đang thực hiện 
và kiến nghị chưa thực hiện phải giải thích rõ lý do.
Đề nghị Bộ Tài chính rà soát, căn cứ vào số 
quyết toán thực tế hàng năm để xem xét việc tạm 
cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng quý 
cho Ngân hàng Chính sách xã hội, tránh tình trạng 
tạm cấp thừa lớn, gây lãng phí nguồn vốn thuộc 
ngân sách nhà nước.
Các khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước quy định Ngân hàng 
Chính sách xã hội chỉ được mở tài khoản tiền gửi 
tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các 
tổ chức tín dụng nhà nước phải duy trì tiền gửi 2% 
tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để 
đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán và an toàn 
theo Thông tư số 23/2013 TT-NHNN quy định 
việc tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền 
gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội được Ngân 
hàng Nhà nước ban hành ngày 19/11/2013. Đề 
nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối 
hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 145 - tháng 11/2019
xuất phương án, biện pháp xử lý dứt điểm khoản 
Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Chính sách 
xã hội vay 9.000 tỷ đồng để cho vay học sinh sinh 
viên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn 
bản số 51/VPCP-KTTH, ngày 08/01/2015 của Văn 
phòng Chính phủ.
Các khuyến nghị đối với UBND các cấp: Tăng 
cường bố trí vốn từ ngân sách địa phương và các 
nguồn vốn khác để bổ sung nguồn vốn cho vay các 
đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn theo đúng 
yêu cầu của Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 
của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 
14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ 
Chất lượng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nhiều 
yếu tố khác nhau và có nhiều giải pháp để nâng cao 
chất lượng kiểm toán, nhưng một trong các giải 
pháp quan trọng đó là liên quan đến nghiệp vụ và 
quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối 
với Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó, để nâng 
cao chất lượng kiểm toán tại Ngân hàng Chính 
sách xã hội, cuộc kiểm toán trước hết phải tuân 
thủ đầy đủ các bước trong quy trình kiểm toán của 
Kiểm toán nhà nước nói chung, trong đó cần đảm 
các định hướng chung của Kiểm toán nhà nước 
Việt Nam. Cụ thể, hoàn thiện quy trình kiểm toán 
tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định 
11/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 của Tổng 
Kiểm toán nhà nước về Quy trình kiểm toán các 
tổ chức tài chính, ngân hàng của Kiểm toán nhà 
nước như sau:
Tại bước 1: Chuẩn bị kiểm toán: Kiểm toán nhà 
nước cần phải tập trung các nội dung kiểm toán 
có tính thời sự và quan tâm lớn của xã hội trong 
lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, hoạt động của Ngân 
hàng Chính sách xã hội có tính chất quan trọng 
trong việc an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển hạ 
tầng và đầu tư của xã hội phải được coi là nhiệm vụ 
quan trọng. Ban hành hướng dẫn về xây dựng, mục 
tiêu, nội dung kiểm toán từ khâu lựa chọn chủ đề 
kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực 
hiện kiểm toán để áp dụng hiệu quả trong các cuộc 
kiểm toán. Tăng cường khảo sát, thu thập thông tin 
ngay từ khâu khảo sát để có đủ dữ liệu và căn cứ 
xây dựng kế hoạch kiểm toán ngân hàng. Kế hoạch 
kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội cần được 
lập với đầy đủ các nội dung đảm bảo bao quát được 
toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã 
hội, phù hợp tình hình thực tế trong hoạt động của 
Ngân hàng Chính sách xã hội. Kiểm toán nhà nước 
cần phải chủ động phối hợp với cơ quan thanh tra 
các cấp để khắc phục được tình trạng chồng chéo, 
trùng lặp giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra của 
các bộ, ngành, địa phương và hoạt động kiểm toán. 
Kế hoạch kiểm toán được phổ biến thống nhất đến 
từng thành viên đoàn kiểm toán và được triển khai 
cụ thể và chi tiết ở từng tổ kiểm toán.
Tại bước 2: Thực hiện kiểm toán: Các thành viên 
đoàn kiểm toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội 
khi thực hiện kiểm toán cần phải tuân thủ kế hoạch 
kiểm toán đã được ban hành, các chuẩn mực kiểm 
toán của Kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán 
và các quy định về chuyên môn nghiệp vụ kiểm 
toán, các quy định nghiệp vụ khác và pháp luật có 
liên quan đối với các nghiệp vụ trong hoạt động 
của Ngân hàng Chính sách xã hội. Các kiểm toán 
viên thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm 
toán thích hợp để làm cơ sở cho việc hình thành 
các ý kiến và kết luận kiểm toán. Các bằng chứng 
kiểm toán khi thực hiện kiểm toán tại Ngân hàng 
Chính sách xã hội đều là các tài liệu quan trọng gắn 
với hoạt động của đơn vị do đó, việc thu thập cũng 
khó khăn hơn. Vì vậy, để đảm bảo ý kiến đưa ra có 
đủ cơ sở, kiểm toán viên cần sử dụng các biện pháp 
thu thập bằng chứng theo đúng chuẩn mực về bằng 
chứng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
Tại bước 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán: Báo 
cáo kiểm toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 145 - tháng 11/2019
phải phù hợp với chuẩn mực và các quy định về 
báo cáo kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban 
hành; phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả kiểm 
toán và kết quả kiểm toán thỏa mãn các mục tiêu 
kiểm toán đã đề ra trong Kế hoạch kiểm toán, Đề 
cương kiểm toán; những vấn đề sai sót, gian lận, 
tồn tại của đơn vị được kiểm toán trình bày trong 
báo cáo đã được xem xét, giải quyết thỏa đáng; 
các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm toán 
được căn cứ vào những bằng chứng kiểm toán đầy 
đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện 
hành. Bố cục báo cáo cần trình bày cô đọng, súc 
tích, logic và rõ ràng.
Tại bước 4: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện 
kiến nghị kiểm toán: Quan tâm công tác theo dõi, 
đôn đốc thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán 
nhà nước. Thu thập đầy đủ bằng chứng thực hiện 
kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, kịp thời giải 
quyết khiếu nại, thắc mắc của đơn vị được kiểm 
toán nhằm đảm báo các kiến nghị được thực hiện 
nghiêm túc. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong 
công tác kiểm toán. 
Ngoài ra, cần nâng cao công tác đào tạo bồi 
dưỡng công chức, kiểm toán viên về kiến thức liên 
quan đến hoạt động ngân hàng; tập huấn, đào tạo 
nâng cao nhận thức cho kiểm toán viên hiểu rõ bản 
chất, nội dung của các chính sách mà Ngân hàng 
Chính sách xã hội thực hiện. Từ đó, trang bị cho 
các kiểm toán viên đầy đủ kiến thức, có cách nhìn 
tổng thể về hoạt động ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvin A. Arens, James K. Loebbecke (1997). 
Business & Economics. Prentice Hall;
2. Bradshaw, M. T., Richardson, S. A., & Sloan, 
R. G. (2001). Do analists and auditors 
use information in accruals? Journal of 
Accounting Research, 39(1), 45–74. doi: 
10.1111/1475-679x.00003;
3. Báo cáo tài chính của Ngân hàng Chính sách 
xã hội năm 2014, 2015, 2017; 
4. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 
năm 2015, 2016, 2018; 
5. Chen, C. J. P., Su, X., Wu, X., 2005. 
Abnormal audit fees and the improvement 
of unfavorable audit opinion. China 
Accounting and Finance Review 7: 1-28;
6. Đỗ Trung Dũng và Cù Hoàng Diệu (2017), 
Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán 
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm 
toán ngân sách Bộ, ngành. Đề tài nghiên 
cứu khoa học Cơ sở , Kiểm toán nhà nước;
7. Francis, J. R. (2004). What do we know 
about audit quality? The British Accounting 
Review, 36(4), 345–368. doi:10.1016/j.
bar.2004.09.003; 
8. John Dunn (1996). Auditing: Theory and 
Practice Hardcover . Prentice Hall Direct; 
Subsequent edition (November 1).
9. Krishnan K, J. Raghunandan and V.R. 
Dasarathe, 2001. Audit committee 
composition, “Gray directions” and 
Interaction with internal auditing 
accounting horizons, 15 : 105;
10. INTOSAI (2004), Hệ thống Chuẩn mực kiểm 
toán, Tài liệu dịch, Kiểm toán nhà nước;
11. Quyết định 558/QĐ-KTNN ngày 
22/3/2016 Ban hành quy chế kiểm soát chất 
lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
12. Nguyễn Hữu Phúc (2009), Tổ chức kiểm 
toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán nhà 
nước Việt Nam thực hiện, Luận án Tiến sĩ, 
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội;
13. Vũ Thị Thu Huyền (2019), Hoàn thiện công 
tác kiểm toán hoạt động chi tiêu ngân sách 
của các bộ, ngành. Tạp chí Tài chính. http://
tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/
hoan-thien-cong-tac-kiem-toan-hoat-
dong-chi-tieu-ngan-sach-cua-cac-bo-
nganh-302166.html;
14. Vương Văn Quang chủ nhiệm (2013), 
Hoàn thiện Quy chế kiểm soát chất lượng 
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đề tài 
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_kiem_toan_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_cu.pdf