Nâng cao chất lượng dạy - học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (Ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học quân sự

Nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) nhằm đảm bảo mục tiêu

đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ là một yêu cầu cần thiết trong dạy-học bộ môn tiếng Pháp. Trên cơ

sở đánh giá thực trạng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học

Quân sự, chỉ ra một số những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, bài báo tập trung đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp phù hợp với đối tượng học

ngoại ngữ 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Pháp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo

ngày càng phát triển của Học viện.

pdf 12 trang kimcuc 7500
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng dạy - học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (Ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng dạy - học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (Ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học quân sự

Nâng cao chất lượng dạy - học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (Ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học quân sự
38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG PHÁP (NGOẠI 
NGỮ 2) TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) nhằm đảm bảo mục tiêu 
đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ là một yêu cầu cần thiết trong dạy-học bộ môn tiếng Pháp. Trên cơ 
sở đánh giá thực trạng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học 
Quân sự, chỉ ra một số những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, bài báo tập trung đề xuất một số giải 
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp phù hợp với đối tượng học 
ngoại ngữ 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Pháp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo 
ngày càng phát triển của Học viện.
Từ khóa: dạy học, kỹ năng đọc hiểu, ngoại ngữ 2, tiếng Pháp 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng quan trọng 
trong lĩnh hội và rèn luyện một ngôn ngữ. Rèn 
luyện kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ tốt một mặt giúp 
cho người học ngoại ngữ có vốn từ vựng, cấu trúc 
ngữ pháp phong phú, vốn hiểu biết về văn hóa, văn 
minh của nước bản địa được mở rộng, qua đó giúp 
họ nâng cao kỹ năng nói, viết và nghe. Mặt khác, 
chiến thuật đọc được rèn luyện tốt giúp họ phát 
triển tư duy logic và phương pháp học, đọc khoa 
học và hiệu quả. Theo Williams (1996), vai trò của 
việc đọc khi học một ngoại ngữ là người học có 
thể thực hành ngôn ngữ họ gặp thông qua nghe và 
nói. Ngôn ngữ mà học viên có được thông qua đọc 
có thể được sử dụng lại cho kỹ năng viết, hoặc học 
viên có thể diễn giải nghĩa của bài đọc để có được 
những thông tin cần thiết cho họ.
Tuy nhiên, học tốt kỹ năng đọc hiểu phụ thuộc 
nhiều yếu tố trong đó, yếu tố người dạy, người 
học, chương trình môn học, điều kiện dạy học 
(giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, 
thư viện) có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh 
hưởng đến chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu. 
Trong khuôn khổ bài báo khoa học, chúng tôi tập 
trung đề cập đến thực trạng dạy-học và các biện 
pháp nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc 
hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa 
học Quân sự.
CHU THỊ HỒNG NHUNG *; NGUYỄN TRÍ DŨNG **
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ chuchuhongnhung@gmail.com
**Học viện Khoa học Quân sự, ✉ braveman20083@gmail.com
 Ngày nhận bài: 18/4/2018; ngày sửa chữa: 09/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/5/2018
39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
2. THỰC TRẠNG DẠY-HỌC KỸ NĂNG 
ĐỌC HIỂU TIẾNG PHÁP (NGOẠI NGỮ 2) 
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
2.1. Chương trình môn học, giáo trình, tài 
liệu dạy học
Hiện nay, tiếng Pháp được giảng dạy tại Học 
viện Khoa học Quân sự như là ngoại ngữ thứ 2 cho 
đối tượng học viên, sinh viên năm thứ ba, năm thứ 
tư chuyên ngành tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. 
Thời lượng giảng dạy là 100 tiết/học kỳ, tương ứng 
với 4 đơn vị học trình/học phần (đối với học viên 
quân sự) và 125 tiết/học kỳ, tương ứng với 5 đơn 
vị học trình/học phần (đối với sinh viên dân sự). 
Nội dung và chương trình môn học được thiết kế 
cho ba học phần nhằm trang bị cho người học kiến 
thức tiếng Pháp cơ bản, phát triển cho bốn kỹ năng 
(nghe, nói, đọc, viết) giúp người học hình thành 
cơ sở ngôn ngữ và kỹ năng, bước đầu xây dựng 
kỹ năng giao tiếp cơ bản. Theo quy định về chuẩn 
đầu ra của Học viện, học viên, sinh viên phải đạt 
tối thiểu bậc 2, hướng tới bậc 3 theo Khung năng 
lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tương 
đương với trình độ A2 hướng tới B1 theo Khung 
tham chiếu Châu Âu (CECR). Cụ thể đối với kỹ 
năng đọc hiểu, học viên, sinh viên có thể đọc được 
thư giao dịch, các văn bản ngắn, đơn giản, tìm ra 
được thông tin đặc biệt, có thể đoán được nội dung 
trong các tài liệu thông thường như quảng cáo, tờ 
rơi, thực đơn, bảng giờ tàu, ...
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, chương trình 
chi tiết môn học tiếng Pháp được xây dựng từ 
năm 2014 chưa xác định cụ thể chuẩn kiến thức 
cần đạt được sau mỗi học phần tiếng Pháp 1, 
tiếng Pháp 2, tiếng Pháp 3. Bên cạnh đó, việc 
phân bổ nội dung cho từng bài, từng hoạt động 
bổ trợ trong chương trình chi tiết môn học còn 
chung chung, mặc dù lịch huấn luyện của Tổ bộ 
môn từng tháng, từng tuần thể hiện rất rõ ràng, cụ 
thể. Đối với kỹ năng đọc hiểu, Tổ bộ môn phân 
bổ 04 tiết/chương của giáo trình chính. , cụ thể là 
sau 02 bài học (leçon) mới bổ sung thêm kỹ năng 
đọc hiểu học trong 02 tiết.
Giáo trình chính được sử dụng trong giảng dạy 
tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học 
Quân sự là giáo trình Initial (quyển 1, quyển 2) do 
các tác giả Sylvie Poisson-Quinton và Marina Sala 
biên soạn, được xuất bản năm 2002 tại Nhà xuất 
bản Clé International. Mỗi cuốn giáo trình gồm sáu 
chương, mỗi chương có bốn bài, cuối mỗi chương 
là phần tổng kết những kiến thức đã học. Mỗi bài 
học bao gồm hai tình huống giao tiếp thông dụng 
trong đời sống hàng ngày; phần kiến thức từ vựng, 
ngữ pháp và ngữ âm kết hợp với các hoạt động/
bài tập thực hành. Kèm theo mỗi cuốn giáo trình 
là một cuốn sách bài tập chủ yếu luyện ngữ pháp 
và từ vựng theo chủ điểm của bài học. Đối với kỹ 
năng đọc hiểu, qua quá trình giảng dạy, chúng tôi 
nhận thấy, giáo trình chưa chú trọng phát triển và 
rèn luyện kỹ năng này. Trên thực tế, các bài đọc 
hiểu dưới dạng bài khóa thuần túy không xuất hiện 
trong giáo trình Initial (quyển 1). Các bài đọc chỉ 
tồn tại dưới dạng bài tập tình huống phục vụ cho 
rèn luyện kỹ năng nói, cụ thể đó là bảng thực đơn 
(trang 45), sơ đồ căn nhà/căn hộ và tờ rao vặt cho 
thuê nhà/căn hộ (trang 59), bản đồ khu phố để chỉ 
đường (trang 65), lịch trình du lịch 3 ngày (trang 
113),... Trong giáo trình Initial (quyển 2) các bài 
đọc hiểu đi kèm với hoạt động nghe hiểu bài khóa, 
nhiều bài không có phần khai thác bài đọc hiểu 
(trang 10, trang 50) hoặc các dạng bài khai thác chỉ 
dừng lại ở bài tập nối tranh (trang 11); hoặc nghe, 
đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu dưới dạng tự 
luận (trang 22, trang 46), ... Để bổ sung những bài 
đọc còn thiếu trong giáo trình và để rèn luyện kỹ 
năng đọc hiểu tiếng Pháp cho học viên, sinh viên 
học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2), Tổ bộ môn tiếng 
Pháp đã tiến hành biên soạn Tài liệu Đọc tiếng 
Pháp năm 2015.
Tài liệu Đọc tiếng Pháp được thiết kế 24 
bài tương ứng với 24 bài trong giáo trình Initial 
(quyển 1), mỗi bài bao gồm 02 bài khóa được lựa 
chọn trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống và logic với 
chủ đề, các kiến thức ngôn ngữ bám sát nội dung 
của giáo trình chính, kết hợp với việc mở rộng kiến 
thức ngôn ngữ và kiến thức văn hoá-xã hội nói 
chung cho người học. Tùy theo mỗi bài khóa, các 
cách khai thác khác nhau như trả lời câu hỏi, lựa 
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
chọn đúng sai, bài tập từ vựng, bài tập viết cũng được sử dụng trong tài liệu. Tuy nhiên, tài liệu này mới 
chỉ biên soạn các bài đọc bổ trợ cho giáo trình Initial (quyển 1) nên còn thiếu hụt phần bổ trợ kỹ năng đọc 
hiểu cho giáo trình Initial (quyển 2) phục vụ cho học phần tiếng Pháp 3. Bên cạnh đó, cách khai thác bài 
đọc trong nhiều bài còn chưa phù hợp với trình độ người học bởi cách đặt câu hỏi trong các yêu cầu của bài 
có từ vựng và cấu trúc ngữ pháp khó so với trình độ của người học, ví dụ một số các bài đọc của học phần 
tiếng Pháp 1 (bài 3, bài 6, bài 7). Tài liệu chưa đề cập nhiều đến các dạng bài tập khác như đọc hiểu từ, 
đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn giống như cấu trúc đề thi kỹ năng đọc hiểu giữa học phần và kết thúc học 
phần. Điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện kỹ năng đọc của học viên, sinh viên.
Qua khảo sát bảng điểm kết quả thi học phần kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp của học kỳ I (năm học 2016 
- 2017) và học kỳ I (năm học 2017 - 2018), chúng tôi nhận thấy kết quả có chiều hướng đi xuống, thể hiện 
trong bảng tổng kết sau: (xem bảng 1)
Bảng 1: Tổng hợp kết quả thi kết thúc học phần kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp học kỳ 1
(năm học 2016 - 2017) và học kỳ 1 (năm học 2017 - 2018)
Học kỳ I
Năm học 2016 - 2017
Học kỳ I
Năm học 2017 - 2018
Không đạt 3/161 (1,9%) 34/233 (14,6%)
Đạt 43/161 (26,8%) 80/233 (34,3%)
Khá 70/161 (43,4%) 47/233 (20,2%)
Giỏi, Xuất sắc 45/161 (27,9%) 72/233 (30,9%)
Như vậy, tỷ lệ “Không đạt” và “Đạt” của kỹ năng đọc hiểu giữa hai học kỳ đã tăng lên lần lượt từ 1,9% 
lên 14,6% và 26,8% lên 34,3%. Mặc dù tỷ lệ học viên, sinh viên đạt điểm “Giỏi, Xuất sắc” nhích lên 0,3% 
qua hai học kỳ nhưng tỷ lệ học viên, sinh viên đạt điểm “Khá” kỹ năng đọc hiểu giảm xuống xấp xỉ một 
nửa (từ 43,4% xuống 20,2%). Trên thực tế, học kỳ I (năm học 2017 - 2018) số lượng học viên, sinh viên 
chủ yếu tập trung học phần 3 tiếng Pháp (tiếng Pháp 3), đây là học phần đòi hỏi trình độ ngôn ngữ bậc 
cao hơn so với hai học phần đầu, tương đương với chuẩn A2 hướng tới B1 của Khung tham chiếu Châu 
Âu; nhiều học viên, sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu các bài đọc có lượng từ vựng và kiến thức ngữ 
pháp nhiều hơn; không linh hoạt trong các bài điền từ trong đoạn văn, bài tập nối hình ảnh với câu, bài 
tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, ...
2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Hạn chế
Qua quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy học viên, sinh viên chưa thực sự coi trọng bộ môn tiếng 
Pháp, họ xem như đó là một môn học phụ, không quan trọng nên họ chưa có động cơ học tập đúng đắn 
đối với bộ môn tiếng Pháp nói chung và kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp nói riêng. Từ đó, thái độ học tập và 
ý thức học tập đối với bộ môn tiếng Pháp của học viên, sinh viên chưa tốt, còn tình trạng sinh viên bỏ giờ 
học, không hoàn thành các nhiệm vụ học tập của bộ môn.
Những tồn tại trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Qua quan 
sát, kinh nghiệm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp và học viên, sinh viên, chúng tôi rút ra một số 
nguyên nhân chủ yếu sau đây:
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
2.2.2. Nguyên nhân 
Nguyên nhân khách quan
Tiếng Pháp là môn ngoại ngữ 2, thời lượng 
giảng dạy hạn chế nên việc phân bổ thời lượng 
học cần đồng đều cho cả bốn kỹ năng và bài học 
trong giáo trình nên thời lượng dành cho học kỹ 
năng đọc hiểu còn ít. Vì vậy, học viên, sinh viên ít 
có thời gian luyện tập nhiều dạng bài tập đọc hiểu 
ở trên lớp. Bên cạnh đó, họ ít có cơ hội làm quen 
với những dạng bài test hoặc những bài ôn tập có 
cấu trúc giống như bài kiểm thi (kiểm tra) giữa học 
phần và kết thúc học phần.
Giáo trình, tài liệu dành cho kỹ năng đọc hiểu 
còn một số điểm chưa phù hợp, cần có đổi mới và 
nâng cấp.
Nguyên nhân chủ quan
Một bộ phận học viên, sinh viên chưa có 
phương pháp học và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) phù hợp. Bên cạnh đó, 
họ còn chưa đầu tư thời gian cho tự rèn kỹ năng 
đọc hiểu ở nhà.
Một số giảng viên khi giảng dạy kỹ năng đọc 
hiểu đối với đối tượng ngoại ngữ không chuyên 
đôi khi còn đi sâu vào giảng giải từ mới, ngữ pháp 
bằng tiếng Pháp gây nên sự khó hiểu; tập trung vào 
khai thác nội dung bài khóa mà xem nhẹ việc rèn 
luyện chiến lược đọc cho học viên, sinh viên; chưa 
đa dạng hóa các hoạt động giảng dạy trên lớp; ứng 
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy kỹ năng 
đọc hiểu còn hạn chế; kiểm tra, đánh giá kỹ năng 
đọc hiểu có lúc chưa thường xuyên, chưa kịp thời, 
hình thức chưa phong phú.
Giáo trình Initial (quyển 1, quyển 2) và tài liệu 
Đọc hiểu tiếng Pháp còn hạn chế và khiếm khuyết 
về nội dung dạy-học kỹ năng đọc hiểu, đặc biệt là 
nội dung dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp học 
phần 3. 
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC KỸ NĂNG ĐỌC 
HIỂU TIẾNG PHÁP (NGOẠI NGỮ 2) TẠI 
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
Để nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc 
hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2), nhiều giải pháp từ 
phía người dạy, từ phía người học có thể được đưa 
ra. Trong phạm vi bài báo khoa học, chúng tôi xin 
đề xuất những giải pháp đối với người dạy.
3.1. Đề xuất phương pháp dạy kỹ năng đọc 
hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2)
Như chúng ta đã biết, đọc hiểu là một kỹ năng 
thực hành tiếng bao hàm nhiều kiến thức ngôn 
ngữ, văn hóa và liên quan mật thiết đến các chiến 
lược đọc hiểu, đòi hỏi người dạy phải có sự đầu tư 
kỹ lưỡng, đặc biệt là về phương pháp giảng dạy. 
Chúng tôi đề xuất phương pháp dạy học kỹ năng 
đọc hiểu tiếng Pháp theo ba bước cơ bản: trước khi 
đọc (avant la lecture), trong khi đọc (pendant la 
lecture) và sau khi đọc (après la lecture), trong đó 
nêu rõ mục đích, yêu cầu, các hoạt động và cách 
thức tiến hành từng bước của giảng viên.
3.1.1. Trước khi đọc (Avant la lecture)
Đây thực chất là khâu khởi động nhằm giới 
thiệu bài đọc, cung cấp một số kiến thức về từ 
vựng, ngữ pháp cần thiết cho phần đọc hiểu sau 
này của học viên, sinh viên và tạo hứng thú, động 
cơ học tập cho học viên, sinh viên. Giai đoạn khởi 
đầu có thể dao động trong khoảng từ 10-15 phút 
tùy điều kiện cụ thể.
Giới thiệu bài đọc
Đây là một hoạt động rất quan trọng nhằm 
cung cấp cho học viên, sinh viên chủ đề bài đọc 
cũng như một số thông tin liên quan. Giảng viên 
có thể dẫn nhập vào bài bằng nhiều cách, tùy thuộc 
vào nội dung, chủ đề bài đọc và đối tượng học 
viên, sinh viên 
Một là, giảng viên có thể sử dụng phương pháp 
nêu vấn đề, liên kết nội dung bài đọc hiện tại với 
42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
những sự kiện trong đời sống kinh tế, chính trị, văn 
hóa, xã hội liên quan đến chủ đề bài đọc. Ví dụ, khi 
dạy bài khóa Ces Parisiens qui ont choisi de vivre 
à une heure de la capitale (Bài 22, Tài liệu Đọc 
tiếng Pháp), giảng viên có thể nêu vấn đề về tình 
trạng hiện nay nhiều người dân thành phố có nhu 
cầu mua nhà ở vùng ngoại ô, đặt câu hỏi gợi mở 
cho học viên, sinh viên giải đáp nguyên nhân và 
dẫn nhập vào chủ đề bài đọc: Hôm nay, chúng ta 
sẽ tìm hiểu về sự lựa chọn của người dân Paris về 
cuộc sống, công việc ở nông thôn hay thành thị
Hai là, giảng viên có thể liên kết bài học hiện 
tại với bài học trước thông qua những câu hỏi 
nhằm củng cố kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài 
học mới một cách tự nhiên. Chẳng hạn, khi dạy 
bài đọc L’emploi du temps: Métro, boulot, restau, 
dodo (Bài 14, Tài liệu Đọc tiếng Pháp), giảng viên 
có thể đặt một số câu hỏi để kiểm tra bài cũ: Thời 
tiết hôm nay thế nào? Các em thường làm gì khi 
trời đẹp (hoặc trời mưa)? Một ngày làm việc của 
các em diễn ra như thế nào? Sôi động hay nhàm 
chán? Tiếp đến giảng viên dẫn dắt vào chủ đề bài 
đọc: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá 
cuộc sống thường ngày của người Pháp qua bài 
đọc có tựa đề “L’emploi du temps: Métro, boulot, 
restau, dodo”. Giảng viên cũng có thể khởi động 
bằng một số trò chơi có sự kết nối giữa nội dung 
bài học cũ và bài học mới nhằm củng cố kiến thức 
đã học, dẫn nhập vào chủ đề bài đọc một cách tự 
nhiên, tạo hứng thú cho học viên, sinh viên trước 
khi đọc bài khóa. Ví dụ, khi dạy bài đọc Est-ce 
qu’il y a une poste près d’ici? (Bài 12, Tài liệu 
Đọc tiếng Pháp), giảng viên có thể chuẩn bị một 
trò chơi ô chữ yêu cầu học viên, sinh viên dựa vào 
những gợi ý để tìm ra những địa danh trong thành 
phố; kết thúc trò chơi, giảng viên sẽ dẫn nhập vào 
chủ đề bài đọc giới thiệu về thành phố. 
Trong phần giới thiệu bài đọc, giảng viên có 
 ... h viên sử dụng cấu trúc ngữ pháp, từ vựng 
đã học trong bài để nói về một ngày bình thường 
của mình; với bài đọc về môn thể thao giải trí “La 
roller” (Bổ trợ đọc hiểu, tiếng Pháp 3), giảng viên 
có thể yêu cầu học viên, sinh viên thuyết trình 
về môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, với những 
chủ đề khó hơn, cần thời gian nghiên cứu tài liệu, 
giảng viên có thể giao chủ đề thuyết trình cho lớp 
để các em tự tìm đọc, nghiên cứu, lựa chọn thông 
tin, hình ảnh và chuẩn bị bài thuyết trình để trình 
bày trước lớp vào buổi học tiếp theo: ví dụ với 
bài đọc “Île de Ré” (Bài 15, Tài liệu Đọc tiếng 
Pháp), giảng viên có thể yêu cầu học viên, sinh 
viên thuyết trình về địa danh này hoặc giới thiệu 
về một địa danh nổi tiếng khác của Việt Nam hoặc 
của Pháp. 
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
Thảo luận
Với những bài đọc liên quan đến thực tế hàng 
ngày hoặc những chủ đề mà học viên, sinh viên 
quan tâm và có hiểu biết nhất định, sau phần đọc 
hiểu bài khóa, giảng viên có thể tổ chức cho học 
viên, sinh viên thảo luận về chủ đề bài đọc hoặc 
một khía cạnh nổi bật mà bài đọc đề cập đến. Hoạt 
động này có thể thực hiện độc lập hoặc theo nhóm, 
giúp học viên, sinh viên vận dụng được những 
kiến thức đã học được từ bài đọc cũng như vốn 
kiến thức văn hóa, xã hội của bản thân, phát triển 
kỹ năng diễn đạt nói và tư duy ngôn ngữ, đồng thời 
tạo được không khí học tập sôi nổi. Hoạt động này 
giúp học viên, sinh viên mở rộng vốn kiến thức và 
có những liên hệ thực tế nhất định. Ví dụ, khi dạy 
bài đọc “Les Français vous ressemblent-ils?” (Bài 
8, Tài liệu Đọc tiếng Pháp)
Phỏng vấn 
Phỏng vấn là một hoạt động nhóm cho phép 
học viên, sinh viên chuyển hóa vốn kiến thức, 
nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận qua 
bài đọc, phát triển kỹ năng diễn đạt nói thông qua 
việc thực hành đóng vai trong một tình huống giả 
định liên quan đến chủ đề bài đọc. Chẳng hạn, với 
bài khóa “Quel type de voyageur êtes-vous?” (Bài 
20, Tài liệu Đọc tiếng Pháp), giảng viên có thể tổ 
chức cho học viên, sinh viên chia nhóm thực hiện 
một cuộc phỏng vấn về chủ đề du lịch. Mỗi nhóm 
5 người, một người đóng vai nhà báo đặt câu hỏi 
cho các bạn trẻ về sở thích du lịch của họ. Trước 
khi thảo luận, giảng viên hướng dẫn học viên, sinh 
viên những nội dung cần phỏng vấn như: Bạn thích 
đi du lịch trong nước hay ở nước ngoài? Bạn có 
thích đi theo tua du lịch không? Bạn thích ở khách 
sạn hay ở nhà dân? Với ai (gia đình, bạn bè hay 
một mình)? Bằng phương tiện gì (máy bay, xe máy, 
xe đạp, tàu hỏa, ô-tô)? Bạn thích làm gì khi đi du 
lịch? Bạn có kế hoạch/hoặc mong muốn đi du lịch 
ở đâu vào kỳ nghỉ sắp tới?... Trên cơ sở đó, học 
viên, sinh viên vận dụng những kiến thức từ vựng, 
ngữ pháp, văn hóa đã học để thực hành giao tiếp. 
Kết thúc bài học, giảng viên nên dành khoảng 
5-7 phút để tổng hợp những kiến thức, kỹ năng học 
viên, sinh viên cần nắm được sau buổi học (có thể 
theo mô hình, sơ đồ) để định hướng cho học viên, 
sinh viên ôn tập và rèn luyện thêm ngoài giờ học 
chính khóa; yêu cầu học viên, sinh viên về đọc lại 
bài khóa, học thuộc từ vựng và các cấu trúc ngữ 
pháp mới, giao thêm bài tập hoặc hướng dẫn học 
viên, sinh viên viết bài hoặc chuẩn bị thuyết trình 
về chủ đề bài đọc.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ 
năng đọc hiểu, giảng viên phải biết kết hợp hài 
hòa, sáng tạo giữa các bước lên lớp với với lượng 
kiến thức trong giáo trình, tài liệu. Ngoài những 
phương pháp giảng dạy cụ thể, giảng viên nên sử 
dụng các giáo cụ trực quan, các bài tập thực tế 
giúp bài học thêm sinh động, thu hút được sự chú 
ý và tạo hứng thú học tập cho học viên, sinh viên. 
Căn cứ vào nội dung bài đọc, các mục tiêu cần 
đạt được, đối tượng người học, thời gian và thực 
tế diễn ra trên lớp học, giảng viên có thể linh hoạt 
vận dụng các bước, các hoạt động và phương tiện 
giảng dạy phù hợp. 
3.2. Đề xuất nội dung giảng dạy kỹ năng đọc 
hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) theo chuẩn đầu ra
Bộ môn tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) là một môn 
thực hành tổng hợp bao gồm bốn kỹ năng thực 
hành tiếng: nghe, đọc, nói, viết. Việc chọn lựa và 
sử dụng giáo trình thực hành tiếng tổng hợp là cần 
thiết để phát triển đồng đều các kỹ năng giao tiếp. 
Tuy nhiên, với những hạn chế, tồn tại của giáo 
trình và tài liệu Đọc tiếng Pháp như phân tích ở 
trên, trước hết, việc xác định lại nội dung giảng 
dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) 
chi tiết, cụ thể trên 3 học phần là điều cần thiết để 
xây dựng nội dung giảng dạy đọc hiểu và bổ sung 
những nội dung, bài đọc còn thiếu trong giáo trình 
và tài liệu đảm bảo chất lượng năng lực ngoại ngữ 
theo chuẩn đầu ra. 
Yêu cầu chung 
Một là, xây dựng nội dung học kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp phải bám sát mục tiêu đào tạo và hệ thống 
chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chuẩn đầu ra. Cụ thể :
47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Kết thúc học phần 1 (tiếng Pháp 1), học viên, 
sinh viên phải đạt trình độ A1. Kỹ năng đọc hiểu 
cần đạt: Học viên, sinh viên có khả năng đọc hiểu 
được các từ ngữ, cấu trúc đơn giản và nội dung 
thông tin trong các văn bản có văn phong thân mật 
(ví dụ: lời nhắn trên giấy ghi chú, thư điện tử, thiếp 
mời, thư mời dự tiệc, bưu thiếp...); văn bản có văn 
phong không thân mật (ví dụ: tờ quảng cáo, tờ rao 
vặt, thiệp mời dự tiệc khai trương...); các văn bản 
khác (ví dụ: đoạn văn, thư giới thiệu bản thân, 
giới thiệu gia đình...). Số lượng từ trong một bài 
khoảng dưới 100 từ. 
Kết thúc học phần 2 (tiếng Pháp 2), học viên, 
sinh viên phải đạt trình độ trên A1 và hướng tới 
A2. Kỹ năng đọc hiểu cần đạt: Học viên, sinh viên 
có khả năng đọc hiểu được những văn bản ngắn 
với lượng từ là 60 - 100 từ, có sử dụng các từ ngữ, 
cấu trúc phức tạp hơn so với trình độ trên như các 
thư điện tử hành chính, thư hoặc bưu thiếp kể về 
hoạt động của bản thân, thông báo (về các khóa 
học, khóa thực tập), áp phích, quảng cáo, tiểu sử 
cá nhân, các đoạn trích của báo chí như: bảng nội 
dung chương trình, bảng phiếu điều tra, đoạn trích 
ngắn của bài báo...).
Kết thúc học phần 3 (tiếng Pháp 3), học viên, 
sinh viên phải đạt trình độ A2 hướng tới B1. Kỹ 
năng đọc hiểu cần đạt: Học viên, sinh viên có thể 
đọc được thư giao dịch, các văn bản ngắn, đơn giản, 
tìm ra được thông tin đặc biệt, có thể hiểu được nội 
dung cơ bản trong các tài liệu thông thường như áp 
phích, chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tờ 
rơi, thực đơn, giờ tàu, các đoạn trích ngắn của bài 
báo với lượng từ 200 - 300 từ, các tiêu đề và các mục 
của tờ báo. 
Hai là, nội dung, chương trình học kỹ năng đọc 
hiểu cần được xây dựng chi tiết đến từng bài học, 
nội dung giảng dạy, đảm bảo tính khoa học, hệ 
thống, có thời lượng cụ thể, phù hợp với phát triển 
các kỹ năng khác. Trên thực tế, giáo trình Initial 
không có nội dung dạy-học kỹ năng đọc hiểu và 
kỹ năng viết, do đó Tổ bộ môn cần phải cân nhắc, 
lựa chọn, sắp xếp, nội dung giảng dạy và bổ sung 
vào đó những kỹ năng và bài còn thiếu. Việc lựa 
chọn bài bổ sung cần phải xem xét sao cho phù 
hợp trình độ ngôn ngữ của học viên, sinh viên và 
đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu của chuẩn đầu ra. 
Ba là, thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm 
và điều chỉnh, phân bố nội dung, thời lượng giảng 
dạy kỹ năng đọc sao cho phù hợp trình độ đối tượng 
người học.
Một số đề xuất cụ thể 
Một là, tiến hành thẩm định giáo trình mới, 
chọn lựa giáo trình phù hợp với đối tượng người 
học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) thay thế cho giáo 
trình Initial hiện đang sử dụng tại Học viện, trong 
đó phát triển đồng đều 4 kỹ năng ngôn ngữ : nghe, 
nói, đọc, viết.
Hai là, cần tổ chức đánh giá việc sử dụng Tài 
liệu đọc hiểu tiếng Pháp trong thời gian qua, xây 
dựng kế hoạch nâng cấp, làm mới tài liệu trong 
thời gian tới sao cho phù hợp, tương ứng với giáo 
trình mới. 
Ba là, xây dựng kế hoạch đề bài khoa học, 
hợp lý trong đó xem xét loại bỏ những bài đọc 
chưa phù hợp, đưa vào các bài đọc hiểu cập nhật, 
phù hợp với mối quan tâm của người học với thời 
lượng giảng dạy chi tiết, phù hợp với đối tượng 
người học và mục tiêu giảng dạy. 
Bốn là, xây dựng khung chương trình chi tiết 
bộ môn tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) trong đó cần 
miêu tả chi tiết từng kỹ năng cần đạt theo đúng 
chuẩn năng lực ngôn ngữ đầu ra (A2 hướng tới 
B1) theo Khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc của Việt 
Nam hoặc Khung tham chiếu Châu Âu (CECR).
3.3. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, 
đánh giá 
Trong quá trình giảng dạy kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) giảng viên cần sử dụng 
nhiều phương pháp khác nhau trong kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập kỹ năng đọc của học viên, sinh 
48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
viên hướng tới phát triển năng lực đọc của họ, thúc 
đẩy động cơ học tập kỹ năng đọc thay vì học vì 
điểm số, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới nội dung 
chương trình học và phương pháp dạy đọc hiểu. 
Về kiểm tra, đánh giá định kỳ, Tổ bộ môn tiến 
hành kiểm tra, đánh giá thông qua 02 bài kiểm tra 
giữa học phần, 01 đọc hiểu và 01 bài diễn đạt viết; 
01 điểm quá trình còn lại được giáo viên tiến hành 
kiểm tra bằng các bài tập nhỏ thông qua các kỹ 
năng hoặc về kiến thức ngôn ngữ ở trên lớp trong 
quá trình giảng dạy. Kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp 
được nhiều giáo viên lựa chọn để kiểm tra, đánh giá 
quá trình học của học viên, sinh viên do sự thuận 
tiện về thời gian tiến hành kiểm tra và số lượng học 
viên, sinh viên cần kiểm tra. Sau mỗi bài kiểm tra 
giữa học phần, việc chấm bài, trả bài công khai tại 
lớp cần tiếp tục được duy trì nhằm giúp học viên, 
sinh viên đúc rút kinh nghiệm làm bài đọc hiểu, tự 
điều chỉnh phương pháp học và làm bài đọc hiểu.
Về kiểm tra đánh giá thường xuyên, giảng viên 
cần chú trọng đến các phương pháp đòi hỏi sự chủ 
động, sáng tạo và tiếp cận thực tế như: quan sát, vấn 
đáp, chấm hồ sơ... để chấm điểm chuyên cần qua 
các giờ học đọc hiểu. Chuyển từ đánh giá theo từng 
thời điểm sang đánh giá quá trình tập trung vào 
phát triển năng lực ngôn ngữ của người học, cụ thể 
là việc chú trọng đến việc vận dụng kiến thức, kỹ 
năng vào đời sống thực tế. Ví dụ, ở trên lớp, giảng 
viên có thể đánh giá kết quả học tập đọc hiểu bằng 
cách cho điểm chuyên cần hoặc điểm quá trình bộ 
môn tiếng Pháp bằng phương pháp quan sát và vấn 
đáp. Cụ thể, giảng viên có thể cho điểm, đánh giá 
học viên, sinh viên thông qua cách đặt câu hỏi bằng 
lời và quan sát biểu hiện, hành vi, cách trình bày 
ý tưởng và thông tin trong bài bằng ngôn ngữ của 
chính học viên, sinh viên chứ không phải là câu 
trích dẫn trong bài đọc. Giảng viên có thể đặt ra các 
câu hỏi mang tính tình huống liên quan đến thực tế 
của học viên, sinh viên. Ví dụ như đối với bài đọc 
liên quan đến hoạt động hàng ngày, giảng viên có 
thể đặt câu hỏi liên quan đến hoạt động hàng ngày 
của học viên, sinh viên: Et vous, qu’est-ce que vous 
faites le matin (l’après-midi, le soir)? Hoặc bài đọc 
hiểu liên quan đến cuộc sống nông thôn và thành 
thị, giảng viên có thể đặt câu hỏi: Et vous, aimez-
vous la vie en ville ou à la campagne?
Dưới hình thức viết, giảng viên có thể sử dụng 
các công cụ kiểm tra, đánh giá bằng các loại câu 
hỏi khác nhau trong một bài thi (kiểm tra) nhằm 
đảm bảo được độ tin cậy, tính hiệu lực và khách 
quan. Nhìn chung, có hai loại công cụ chính được 
sử dụng trong kiểm tra đánh giá, tùy theo độ đóng 
hay độ mở của câu trả lời: Các câu hỏi đóng, hay 
trắc nghiệm khách quan (người làm bài chọn giữa 
những câu trả lời được đề xuất câu đúng nhất, hoặc 
trả lời chỉ bằng một từ, một câu ngắn): QCM, Vrai 
/ Faux, exercices d’appariement, QROC Câu hỏi 
mở, hay trắc nghiệm tự luận (cho phép có những 
câu trả lời khác nhau mang tính chủ quan của người 
trả lời) bằng diễn đạt viết.
Bên cạnh đó, Tổ bộ môn và Khoa cần phải 
phối hợp với Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng 
giáo dục đào tạo trong việc xây dựng, thẩm định 
và chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi, đề thi, đáp án cho 
các kiến thức, kỹ năng đọc hiểu. Tăng cường hình 
thức thi trắc nghiệm khách quan dưới dạng viết và 
thi trắc nghiệm khách quan kỹ năng đọc hiểu tiếng 
Pháp trên máy tính; coi thi, chấm thi nghiêm túc. 
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể 
xây dựng đề cương hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc 
hiểu trước mỗi kì thi kết thúc học phần; thiết kế 
các bài test có cấu trúc và thang điểm cụ thể, tương 
ứng với bài kiểm tra kết thúc học phần để học viên, 
sinh viên tự luyện tập và làm quen với các dạng bài 
kiểm tra, tự đánh giá kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp 
của bản thân. 
Sau kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu, Tổ 
bộ môn cần phải tổng kết, rút kinh nghiệm, điều 
chỉnh phù hợp với chuẩn kiến thức cần đạt được 
đối với từng học phần của bộ môn và của kỹ năng 
đọc hiểu.
4. KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học 
49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
THE IMPROVEMENT OF TEACHING AND LEARNING READING COMPREHENSION 
SKILLS FOR FRENCH (AS A 2ND FOREIGN LANGUAGE)
AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
CHU THI HONG NHUNG, NGUYEN TRI DUNG
Abstract: Improving the quality of teaching and learning reading comprehension skills to ensure 
standard competence for French (as a 2nd foreign language) for learners is a critical requirement in 
teaching and learning French at Military Science Academy. On the basis of assessing the reality of 
teaching and learning French (as a 2nd foreign language) at Military Science Academy, indicating 
some shortcomings and main reasons, this article is expected to propose some solutions to improve the 
quality of teaching and learning reading comprehension skills for French (as a 2nd foreign language), 
which helps to promote the quality of teaching French and fulfill educational and training tasks at 
Military Science Academy.
Keywords: teaching, reading comprehension skills, 2nd language, French 
Received: 18/4/2018; Revised: 09/5/2018; Accepted for publication: 20/5/2018
Quân sự là cần thiết và phù hợp với yêu cầu và 
mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ 2 theo hướng đảm 
bảo đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ đầu ra cho các 
đối tượng người học chuyên ngữ tại Học viện. Một 
trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng 
dạy-học kỹ năng đọc hiểu tập trung chủ yếu ở đối 
tượng người dạy. Phương pháp giảng dạy đọc hiểu 
của giảng viên, nội dung giảng dạy và phương 
pháp kiểm tra, đánh giá đối với kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp cần được đổi mới và đa dạng hóa sẽ góp 
phần nâng cao chất lượng dạy-học đọc hiểu tiếng 
Pháp (ngoại ngữ 2). Những đề xuất của chúng tôi 
trong bài báo sẽ tiếp tục được kiểm chứng, mở ra 
hướng nghiên cứu sâu hơn cho đề tài khoa học./.
Tài liệu tham khảo :
1. Nguyễn Thị Thu Hòa (2017), Xây dựng môi 
trường tiếng trong dạy-học tiếng Pháp (Ngoại ngữ 2) 
tại Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Khoa học 
Quân sự, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Thuấn (2015), Lý luận và 
phương pháp dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Williams, E. (1996), Reading in the language 
classroom, Phoenix ELT Edition, London. 
4. Beacco J.-C. (2007), L’approche par 
compétences dans l’enseignement des langues, 
Les Éditions Didier, Paris.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_day_hoc_ky_nang_doc_hieu_tieng_phap_ngoa.pdf