Một số yêu cầu kỹ thật trong thiết kế hồ chứa đuôi quặng của các nhà máy tuyển khoáng

Ngành chế biến khoáng sản hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có thách thức

về môi trường như ổn định đập chứa đuôi quặng nhà máy tuyển khoáng hay khả năng thấm nước khi

vận hành của hồ chứa. Trong thời gian gần đây đã xảy ra một số sự cố cần tránh như: vỡ đập thải ở

mỏ quặng sắt Yên Bái (năm 2014), vỡ đập ở Cao Bằng và tại một số mỏ khác. Điều này đã cảnh báo

về tình trạng thiết kế, thi công và vận hành các hồ chứa quặng đuôi chưa đảm bảo kỹ thuật

Công tác thiết kế các hệ thống hồ chứa đã được chú ý nhằm phù hợp với môi trường pháp lý ngày càng

nghiêm ngặt trong quản lý khai thác khoáng sản. Để hạn chế những sự cố có thể gây ra cho con

người và môi trường, cần phải xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế hồ chứa đuôi quặng an

toàn dựa trên tiêu chuẩn đánh giá rủi ro. Bài báo này thảo luận một số các yêu cầu kỹ thuật trong

thiết kế nhằm đáp ứng sự phát triển ngành công nghiệp mỏ Việt Nam.

pdf 5 trang kimcuc 2820
Bạn đang xem tài liệu "Một số yêu cầu kỹ thật trong thiết kế hồ chứa đuôi quặng của các nhà máy tuyển khoáng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yêu cầu kỹ thật trong thiết kế hồ chứa đuôi quặng của các nhà máy tuyển khoáng

Một số yêu cầu kỹ thật trong thiết kế hồ chứa đuôi quặng của các nhà máy tuyển khoáng
 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
33 KHCNM SỐ 3/2019 * TUYỂN CHẾ BIẾN THAN- KHOÁNG SẢN
Tóm tắt: 
Ngành chế biến khoáng sản hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có thách thức 
về môi trường như ổn định đập chứa đuôi quặng nhà máy tuyển khoáng hay khả năng thấm nước khi 
vận hành của hồ chứa. Trong thời gian gần đây đã xảy ra một số sự cố cần tránh như: vỡ đập thải ở 
mỏ quặng sắt Yên Bái (năm 2014), vỡ đập ở Cao Bằng và tại một số mỏ khác. Điều này đã cảnh báo 
về tình trạng thiết kế, thi công và vận hành các hồ chứa quặng đuôi chưa đảm bảo kỹ thuật
.
 Công 
tác thiết kế các hệ thống hồ chứa đã được chú ý nhằm phù hợp với môi trường pháp lý ngày càng 
nghiêm ngặt trong quản lý khai thác khoáng sản. Để hạn chế những sự cố có thể gây ra cho con 
người và môi trường, cần phải xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế hồ chứa đuôi quặng an 
toàn dựa trên tiêu chuẩn đánh giá rủi ro. Bài báo này thảo luận một số các yêu cầu kỹ thuật trong 
thiết kế nhằm đáp ứng sự phát triển ngành công nghiệp mỏ Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình tuyển khoáng thường sử 
dụng các phương pháp tuyển trọng lực, tuyển 
nổi, hóa tuyển để tách các khoáng vật có ích 
ra khỏi đât đá thải. Quá trình tuyển tách này 
thường không đạt 100 % hiệu quả tuyển tách 
và cũng không thể thu lại hết tất cả các chất xúc 
tác, thuốc tuyển. Hỗn hợp các kim loại, hóa chất, 
thuốc tuyển, đất đá và nước thải thường gọi là 
bùn thải được dân đến bãi chứa cuối cùng gọi 
là hò thải quặng đuôi. Hồ thải được hình thành 
tạo nên bởi các đập đất, kè, chúng có vai trò 
quan trọng hàng đầu trong quy hoạch và xử lý 
đuôi thải. Đập thải được xây dựng ở một độ cao 
hợp lý trong giai đoạn đầu của nhà máy tuyển 
và nâng dần lên từng giai đoạn phụ thuộc vào 
dung tích thải của nhà máy.
Đập thải có cấu trúc tương tự như đập đất 
đồng chất ngăn giữ nước mặt, nước ngầm và 
các yêu cầu liên quan đến sự ổn định. Loại hình 
đập thải này được ứng dụng phổ biến nhất, phù 
hợp với mọi loại quặng đuôi thải và phương 
pháp thải.
Thiết kế một hồ thải chứa quặng đuôi có 
nhiều thông số tác động đến việc lựa chọn vị 
trí thích hợp, phương pháp xả thải và lưu trữ. 
Điều kiện yếu tố môi trường và các điều kiện 
đặc điểm địa hình là những thông số quan trọng 
nhất ảnh hưởng đến phương pháp lưu trữ, biện 
pháp thi công xây dựng, công tác vận hành và 
đóng cửa. Bài báo này sẽ đề cập đên từng yếu 
tố kỹ thuật yêu cầu trong thiết kế hồ thải quặng 
đuôi như: tính chất quặng đuôi, dung tích chứa 
quặng đuôi thải, đặc tính của vật liệu đắp đập, 
đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn, 
phương pháp vận chuyển quặng đuôi từ nhà 
máy đến hồ thải,...
2. Dung tích hồ thải
Dung tích hồ thải là thể tích lưu trữ an toàn 
cần để chứa đuôi thải (chất rắn và nước), lượng 
mưa và sóng leo với một độ cao đủ để không bị 
tràn nước thải ra ngoài môi trường. Dung tích 
hồ thải thiết kế phải tính ở thời điểm mùa mưa 
MỘT SỐ YÊU CẦU KỸ THẬT TRONG THIẾT KẾ HỒ CHỨA ĐUÔI 
QUẶNG CỦA CÁC NHÀ MÁY TUYỂN KHOÁNG
 Nguyễn Thị Hồng Gấm, Hoàng Ngọc Tuấn,
 Đinh Văn Tôn
 Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ- Luyện Kim
 Đinh Thị Ngọc Bích
 Công ty TNHHKTCBKS Núi Pháo
 Biên tập: ThS. Hoàng Minh Hùng
 Hình 1. Đập chắn điểm hình của một cơ sở chứa 
chất quặng đuôi của khu khai thác vàng tại Fort 
Knox, Alaska
THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
34 KHCNM SỐ 3/2019 * TUYỂN CHẾ BIẾN THAN- KHOÁNG SẢN
lớn nhất để đảm hồ thải có thể hoạt động bình 
thường và an toàn khi xảy ra các sự cố tình 
huống cực đoan.
Dung tích hồ lắng tối thiểu: Hồ lắng nước thải 
phải đảm bảo dung tích lắng lượng nước cần 
thiết để đảm bảo nước thải có thể lắng hoặc cân 
bằng hóa học trước khi loại bỏ nước khỏi hồ 
thải. Kích thước hồ thường được giảm thiểu để 
tối đa hóa sự ổn định đuôi thải; trong điều kiện 
thời tiết ẩm ướt, quy mô hồ sẽ cần phải tăng lên 
để tránh tình trạng dư thừa chất thải rắn, do đó 
hệ thống lắng có thể được kiểm soát bằng hệ 
thống van thoát nước trên các hệ thống đường 
ống, kênh mương hoặc kiểm soát bằng cách 
bơm nước để sử dụng tuần hoàn cho sản xuất.
Dung tích dự phòng hồ thải: Trường hợp 
chất lựợng nước trong hồ không phù hợp để 
thải trong điều kiện bình thường thì phải đảm 
bảo dung tích hồ lưu trữ trong mùa mưa cho 
phù hợp, hồ phải được tính toán trữ nước trong 
điều kiện lũ cực đại, do đó cần tính toán và bổ 
sung dung tích hồ lưu trữ dự phòng phù hợp để 
đảm bảo an toàn trong công tác quản lý hồ thải.
3. Yêu cầu về tài liệu khảo sát địa chất công 
trình, địa chất thủy văn
3.1. Điều kiện địa chất công trình
Chất lượng nền hồ chứa, liền đập thải có ảnh 
hưởng quyết định đến việc lựa chọn vị trí tuyến 
đập, loại hình kết cấu đập, phải đảm bảo các 
yêu cầu sau:
- Đối với nền đá: cần làm rõ tính chất nứt nẻ, 
chất lấp nhét, mức độ phong hóa, độ bền chịu 
nén, sức chống cắt, độ bền thấm, tính chất hòa 
tan khoáng vật của nham thạch, các lớp xen kẹp 
mền yếu có thể bị phá hủy do thấm hoặc bão 
hòa nước, các phá hủy đứt gãy kiến tạo trong 
vùng nền hồ và đập; hiện tượng cactơ nếu là 
nen đá vôi, độ dốc mái các vai bờ đập,... để có 
biện pháp xử lý phù hợp.
- Đối với nền không phải đá:
+ Cần làm rõ nguồn gốc thành tạo, chiều dày, 
độ nghiêng, thành phần cấp phối hạt, tính thấm 
nước, độ lún, khả năng chịu tải, độ bền chống 
cắt, nguy cơ sụt lún khi bão hòa nước, khả năng 
bị xói ngầm, độ dốc các vai bờ đập,.. để đánh 
giá độ ổn định và biến dạng của nền và có biện 
pháp xử lý thích hợp theo quy định. Khi nền đập 
thải có chứa các tạp chất hòa tan trong nước 
vượt quá mức tiêu chuẩn thì phải nghiên cứu 
giải pháp phòng ngừa, nghiên cứu thí nghiệm 
có tin cậy mới được phép tổ chức xây dựng;
+ Các nền cuội sỏi, nền á sét hoặt cát 
mịn, nền không đồng chất, không có khuyết 
tật lớn ảnh hưởng đến tính kinh tế và an 
toàn cua công trình đều có thể làm nền cho 
các loại hình đập sau khi đã xử lý nền đập 
thích hợp;
+ Đối với nền cuội sỏi cần chú ý tính thấm 
nước lớn và khả năng lôi kéo vật liệu khối đắp 
của chúng để có biện pháp xử lý nền hồ và đập 
thải thích hợp;
+ Đối với nền á sét hoặt cát mịn cần chú ý 
tính lún không đều, nguy cơ sụt lún khi bão hòa 
nước tính thấm nước, khả nàng xói ngầm, khả 
năng hóa lỏng của cát mịn và xói mòn khỏi đắp 
hạ lưu để có biện pháp xử lý nền móng thích 
hợp theo quy định 
+ Đối với nền sét cần chú ý độ bền chống cắt, 
khả năng chịu tải trọng tương ứng với đặc trưng 
cố kết, thoát nước để có giải pháp thiết kế kết 
cấu thân đập phù hợp;
+ Đối với nền không đồng chất, cần chú ý 
chiều dày và các tính chất cơ lý của các địa tầng 
để thiết kế kết cấu đập thích hợp;
+ Việc đo đạc khảo sát bản đò địa hình càng 
chi tiết, càng đảm bảo giúp cho quá trình thiết kế 
đảm bảo tính khả thi cao, tính toán khối lượng 
thi công đào đắp đập ít chênh lệch với thực tế; 
công tác kiểm soát mốc và khống chế cao độ 
công trình đảm bảo phù hợp và an toàn hơn.
3.2. Điều kiện địa chất thủy văn 
Muốn kiểm soát được lượng mưa, cao độ 
nước lũ đổ về và dâng lên lớn nhất để có các 
giải pháp phòng ngừa sự cố có thể xảy ra, nhằm 
đảm bảo an toàn cho đập thải, thì cần phải tiến 
hành khảo sát đặc điểm địa chất thủy văn, đặc 
điểm khí tượng khu vực để thiết kế có thể tính 
toán mực nước dâng lớn nhất đảm bảo nước 
trong hồ thải không chảy tràn qua đỉnh đập.
Nắm bắt được đặc điểm khi hậu khu vực để 
thiết kế đưa ra giải pháp tổ chức và tiến độ thi 
công phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình.
4. Yêu cầu về khối lượng và tính chất cơ 
lý quặng đuôi thải
Khối lượng quặng đuôi thải hàng năm và cả 
đời dự án, là yếu tố chính để làm cơ sở tính toán 
và xác định chiều cao của các đập thải, dung tích 
của hồ thải. Tính chất cơ lý và thành phần hóa 
 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
35 KHCNM SỐ 3/2019 * TUYỂN CHẾ BIẾN THAN- KHOÁNG SẢN
học của chất thải là cơ sở để lựa chọn xây dựng 
các giải pháp xử lý và lưu giữ chất thải trong hồ 
thải,... nên trước khi thiết kế hồ thải quặng đuôi 
các nội dung công việc cần khảo sát, lấy mẫu 
kiểm tra, thử nghiệm đến nguồn thải và tính chất 
cơ lý quặng đuôi thải. 
Đặc tính chất thải quặng có thể thay đổi rất 
nhiều và phụ thuộc vào loại khoáng vật và các 
quy trình vật lý, hoá học được sử dụng để tách 
triết quặng. Vì vậy, các đặc tính của chất thải 
phải được xác định để xác định ứng xử của 
chất thải khi được lưu giữ tại hồ thải, những ảnh 
hưởng ngắn hạn và dài hạn của nó đối với môi 
trường xung quanh. Do đó, các yêu cầu thiết kế 
cụ thể sẽ được xác định nhằm giảm thiểu tác 
động của chất thải tới môi trường và giúp nâng 
cao hiệu suất hoạt động của hồ thải.
Chất thải và chất lỏng vận chuyển có thể 
chứa các chất có hại như axit hoặc kiềm, nồng 
độ muối cao, xyanua, kim loại nặng, các nguyên 
tố phóng xạ,... Do vậy, cần kiểm soát và nắm 
rõ các khoáng vật và hóa học của chất thải để 
phục vụ cho việc lựa chọn giải pháp thiết kế hồ 
thải đảm bảo an toàn cho môi trường, cần xem 
xét các phản ứng hóa học xảy ra trong hồ có 
thể gây hại như: oxy hóa quặng sunfua để tạo 
ra nước có tính axit; các hợp chất xyanua dạng 
không hòa tan; kim loại bị gắn vào hạt đất sét; 
giải phóng khí, đôi khi độc hại (ví dụ như kho dự 
trữ thạch cao).
5. Yêu cầu về phương pháp xử lý quặng 
đuôi thải
Tùy thuộc vào tính chất hóa-lý quặng đuôi 
thải để lựa chọn phương pháp xử lý và lưu giữ 
quặng đuôi thải trong hồ thải theo các hình thức 
khác nhau bao gồm: hình thức thải khô, xử lý 
quặng đuôi thải dưới nước, xử lý quặng đuôi 
thải dưới lớp đất. Ưu tiên giải pháp xử lý quặng 
đuôi thải bằng phương pháp xử lý dưới đất để 
đảm bảo sự hợp nhất, tăng cường sự ổn định 
bề mặt địa hình, thuận lợi cho công tác hoàn thổ 
phục hồi môi trường.
Đối với các quặng đuôi thải có khả năng tạo 
phản ứng hóa học khi tiếp xúc ánh nắng mặt 
trời và không khí thì cần phải lựa chọn giải pháp 
xử lý dưới mặt nước phù hợp; trường hợp các 
chất thải có chứa các hóa chất nguy hại cho môi 
trường phải tiến hành xử lý nền móng hồ và đập 
thải đảm bảo không cho nước thấm ra ngoài 
môi trường; các chất thải không có hóa chất độc 
hại ít ảnh hưởng đến môi trường có thể sử dụng 
giải pháp ép nước để lắng và thải khô theo hình 
thức thải kho xếp chồng,...
Quặng đuôi có thể được lưu trữ ở mức cao 
hơn đỉnh của đập chắn thải với điều kiện quặng 
đuôi được chứng minh là ổn định về địa kỹ thuật 
trong mọi điều kiện kể cả động đất.
6. Yêu cầu thiết kế đập chắn thải quặng 
đuôi
Khi thiết kế đập chắn thải của hồ thải quặng 
đuôi cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng 
đến chiều cao đập, kết cấu đắp thân đập, hình 
thức nâng cao đập đắp 1 lần hay theo từng giai 
đoạn sản xuất nhằm đảm bảo an toàn về bảo vệ 
môi trường nói chung.
Các yêu cầu thiết kế đập thải bao gồm:
- Theo nhu cầu dung tích hồ thải cần chứa 
quặng đuôi thải, điều kiện địa hình để tính toán 
chiều cao đổ thải, xác định phạm vi diện tích 
chiếm đất hồ thải;
- Việc phân loại đập thải được dựa trên cơ sở 
chiều cao và nền móng thi công xây dựng, thiết 
kế sẽ lựa chọn kết cấu đập chắn thải phù hợp 
(có thể lựa chọn đập đắp đất đồng chất hay đập 
nhiều nhiều khối, đập bê tông,...);
- Yêu cầu thiết kế cốt cao đỉnh đập thải để 
đảm bảo dung tích chứa quặng đuôi thải. Đỉnh 
đập thải phải đảm bảo đủ chiều cao an toàn, 
chiều cao sóng leo, nước dềnh không vượt quá 
chiều cao đỉnh đập kể cả trong những sự kiện 
thời tiết cực đoan. Từ đó tạo ra dung tích tối đa 
của hồ thải để chứa nước lũ trong cơn bão cực 
đại. Cao độ đỉnh đập có thể thấp hơn cao độ 
mặt đổ thải. Trường hợp đối với các Nhà máy 
có sử dụng công nghệ xử lý ép khô quặng đuôi 
thải, khi đó quặng đuôi thải coi như chất thải 
rắn và hồ thải được xem như bãi thải chất rắn. 
Hình thức đổ và lưu trữ chất thải có thể thực 
hiện theo hình thức đổ theo lớp từ 20÷40 cm, 
hoặc đóng bao xếp chồng. Yêu cầu phải đảm 
bảo khối thải ổn định trong mọi điều kiện ngoại 
cảnh, kể cả động đất;
- Vị trí xây dựng đập thải phải lựa chọn tại 
những nơi ít gây ảnh hưởng đến các công trình 
xây dựng trong khu vực như: moong khai thác, 
các đường lò khai thác, các công trình dân sinh 
phía hạ lưu;
- Lựa chọn kết cấu thiết kế vật liệu đắp đập 
THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
36 KHCNM SỐ 3/2019 * TUYỂN CHẾ BIẾN THAN- KHOÁNG SẢN
phụ thuộc mục đích xử lý, lưu trữ và tỷ lệ rắn 
lỏng quặng đuôi khi xả thải và chất lượng nước 
thải có hóa chất độc hại hay không có hóa chất 
độc hại để lựa chọn giải pháp và yêu cầu chống 
thấm cho đập chắn thải. Có thể lưu trữ quặng 
đuôi thải khô hoặc lưu trữ dưới mực nước tùy 
thuộc tính chất quặng đuôi thải. Do đó, khi thiết 
kế đập cần đảm bảo độ ổn định trượt, ổn định 
thấm, khả năng cân bằng nước đảm bảo không 
cho nước chảy tràn nước qua mặt đập;
- Biện pháp tổ chức thi công xây dựng đập 
thải quặng đuôi nên thiết kế xây dựng nâng cao 
các đập theo các giai đoạn sản xuất nhằm giảm 
thiểu chi phí vốn ban đầu xây dựng ban đầu và 
có giải pháp điều chỉnh thay đổi trong từng giai 
đoạn để phù hợp với thực tế nhưng không làm 
giảm hiệu quả và an toàn công trình đập thải.
Các yếu tố cần lưu ý khi phân tích tính ổn 
định của đập thải:
- Các phương pháp thử nghiệm sử dụng để 
xác định các thông số thiết kế vật liệu, với cơ sở 
lý luận cho việc lựa chọn các thông số và giá trị 
thiết kế; đảm bảo hoạt động an toàn trong Các 
tình huống cực đoan có thể xảy ra như động 
đất, lũ lụt trong khu vực thiết kế;
- Các thông số tính chất cơ lý của vật liệu 
đắp, nền móng, tải trọng tĩnh và động, nguy cơ 
hóa lỏng, tải trọng phụ, các biến thể về dung sai 
trong xây dựng và thử nghiệm liên quan
Các yêu cầu quan trắc khi thi công, vận hành 
đập:
- Để đảm bảo chất lượng xây dựng công 
trinh cần tổ chức tốt công tác giám sát, thi công 
và vận hành công trình thông qua bố trí thường 
xuyên các thiết bị chuyên dụng để đo đạc, thiết 
bị thí nghiệm kiểm soát chất lượng thi công và 
thiết bị theo dõi;
- Đối với những đập có tính chất quan trọng 
(đập cao ≥25 m, đập cấp 3 trở lên, đập chắn 
chứa chất thải có hóa chất nguy hại), khi kết thúc 
xây dựng cần thiết kế xây dựng và lắp đặt các 
trạm quan trắc, giám sát theo dõi những thay đổi 
(độ lún và độ dịch chuyển, độ lỗ rỗng, tính thấm) 
ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định đập chắn 
thải. Dự đọán, phát hiện kịp thời những nguy cơ 
gây mất ổn định, tăng cường phòng ngừa sự 
cố có thể xảy ra. Thiết bị đo có thể được lắp đặt 
cố định hay không cố định tùỵ mức độ yêu cầu 
công trình và yêu cầu đo quan trắc.
Các yêu cầu các biện pháp kiểm soát cân 
bằng nước hồ thải:
- Hồ thải phải đảm bảo điều kiện ổn định 
thấm theo quy định, không gây ra hiện tượng 
thấm vượt quá lưu lượng và vận tốc cho phép, 
gây xói ngầm, bóc cuốn trôi vật liệu, uy hiếp 
tính bền vững và tuổi thọ công trình.
- Hồ thải phải có các công trình xả lũ và các 
công trình thoát nước dự phòng đảm bảo hoạt 
động an toàn trong trường hợp có IQ xảy ra, 
không để nước trong hồ thải chảy tràn qua đỉnh 
đập gây vỡ đập thải.
- Chất lượng nước trong hồ thải khi chảy 
qua tràn xả lũ hoặc rò rỉ phải được giám sát 
bằng các hệ thống thu gom và xử lý trước khi 
xả vào nguồn nước khu vực. Hệ thống này phải 
được kiểm soát và giám sát chặt chẽ.
- Tất cả các hồ thải quặng đuôi phải được 
thiết kế đủ dung tích để chứa chất thải và giữ 
lại lượng nước trong các trận lũ thiết kế. Thông 
thường, khi điều kiện tràn thỏa mãn, nước được 
cho phép chảy tràn qua đập thông qua cửa tràn 
có các giải pháp bảo vệ nhằm mục đích không 
làm hỏng đập. Các hệ thống được thiết kế để xả 
nước cũng phải đảm bảo an toàn trong những 
tinh huống cực đoan, không lường trước được 
trong thiết kế.
Yêu cầu các biện pháp bảo vệ môi trường: hồ 
thải là công trình có kích thước lớn ở cả chiều 
sâu, chiều cao và bề rộng, có ảnh hưởng lớn 
đến môi trường. Những nguy cơ gây ảnh hưởng 
xấu đến môi trường là rất lớn và khó kiểm soát 
nếu không đảm bảo xử lý tốt ngay từ khi thiết 
kế. Do vậy khi thiết kế, phải dự báo các nguy 
cơ tác động của hồ thải đối với môi trường xung 
quanh từ đó đưa ra các giải pháp xử lý nhằm 
giảm thiểu rủi ro trong quá trinh vận hành và 
quản lý sau này. Việc bảo vê môi trường liên 
quan đến hồ chứa thải quặng đuôi bao gồm bảo 
vệ cộng đồng, bảo vệ nguồn nước không khí, 
đất đai, động vật, cảnh quan và các di sản văn 
hóa trong khu vực.
Các yêu cầu trong quản lý, giám sát, vận 
hành:
- Hồ thải phải đáp ứng yêu cầu hoạt động ổn 
định trong mọi điều kiện làm việc, từ khi bắt đầu 
thi công đến khi đưa vào khai thác vận hành sử 
dụng;
- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý 
 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
37 KHCNM SỐ 3/2019 * TUYỂN CHẾ BIẾN THAN- KHOÁNG SẢN
chất lượng công trình để công trình xây dựng 
đảm bảo công năng sử dụng của chúng theo 
thiết kế;
- Kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm tra 
chất lượng các vật liệu đầu vào trước khi đưa 
vào thi công xây dựng công trình và tuân thủ 
các yêu cầu kỹ thuật thiết kế đưa ra khi thi công 
xây dựng.
- Các cơ sở, nhà máy sản xuất có sử dụng 
các hóa chất có nguy cơ hình thành axit hoặc 
chất phóng xạ, cần lưu ý xem xét bố trí các lớp 
lót băng đất sét hoặc màng chống thấm liên tục 
hoặc nhiều lớp để ngăn chặn sự rò rỉ chất độc 
hại vào nguồn nước ngầm và các tác động tiêu 
cực khác tới môi trường.
Các yêu cầu về kết thúc đóng cửa bền vững:
- Thiết kế hò thải quặng đuôi phải tính đến 
yêu cầu khi kết thúc đổ thải, đóng cửa mỏ, phải 
tạo ra một kiểu bề mặt đất ổn định;
- Sau khi kết thúc dự án hay kết thúc đổ thải 
quặng đuôi vào hổ thải, mỗi đập thải phải có khả 
năng đối phó với các nguy cơ khí hậu và thời tiết 
tiềm ẩn trong khoảng thời gian thiết kế, có thể là 
10 năm, 100 năm hoặc lâu hơn.
7. Đánh giá và kết luận
Để hạn chế những sự cố do hổ chứa quặng 
đuôi có thể gây ra cho con người và môi trường, 
hồ thải cần phải đảm bảo an toàn để vận hành 
trong suốt thời gian hoạt động. Do đó, cần phải 
xây dựng hệ thống quản lý chất thải, các yêu 
cầu kỹ thuật về xây dựng đập thải an toàn, và 
các giải pháp kỹ thuật đánh giá rùi ro khi lưu trữ 
quặng đuôi thải. Bài báo đã phân tích cụ thể một 
số các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế hồ thải 
quặng đuôi của các nhà máy tuyển quặng phù 
hợp với sự phát triển ngành công nghiệp mỏ 
Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. ANCOLD 2012, Guidelines on Tailings 
Dam Design, Construetion and Operation.
2. TCVN 10396 : 2015 Công trình thủy lợi 
- đập hỗn hợp đất đá đầm nén - Yêu cầu thiết 
kế.
3. Vick, S.G.1990. Pỉanning, Design and 
Analysis of Tailings Dams. Bitech Punlishers 
Ltd.
4. 
Some technical requirements in design of ore tailings dams
of mineral processing plants
 Nguyen Thi Hong Gam, Hoang Ngoc Tuan,
 Đinh Van Ton, Đinh Thi Ngoc Bich 
 National institute of mining - metallurgy Science &Technology 
 Summary:
Nowadays, the mineral processing industry faces many challenges, including environmental 
challenges such as stabilization of ore tailings dams of mineral processing plants or water permeability 
when a reservoir is operated. There have been a number of incidents need to avoid recently such 
as: breakdown of a dumping site at an iron ore mine in Yen Bai province (2014), breakdown of a 
dumping site in Cao Bang province and some other mines. There is a warning on design status, 
construction and operation of tailings reservoirs which are not technically guaranteed. In order 
to limit possible incidents to humans and the environment, technical guidelines for the design of 
safe tailings reservoir should be developed based on the risk assessment criteria. In this paper, the 
authors discuss some of the technical requirements in design to meet the development of mining 
industry in Vietnam.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_yeu_cau_ky_that_trong_thiet_ke_ho_chua_duoi_quang_cua.pdf