Một số vấn đề về thành phần và đặc điểm Sericit

Trong nhiều tài liệu nghiên cứu khác sericit cũng được biết đến với khái niệm tương tự, như Trần Trọng Huệ và Kiều Quý Nam đã nhận định sericit là dạng thù hình ẩn tinh của muscovit và có cùng một công thức hóa học với muscovit [10].

pdf 8 trang thom 08/01/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về thành phần và đặc điểm Sericit", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về thành phần và đặc điểm Sericit

Một số vấn đề về thành phần và đặc điểm Sericit
 318 
32(4), 318-325 Tạp chí Các khoa học về trái đất 12-2010 
Một số vấn đề về thành phần 
và đặc điểm sericit 
HOàNG THị MINH THảO, NGUYễN VĂN HạNH, 
 ĐàO DUY ANH, NGUYễN THANH LAN 
I. Mở đầu 
Đ−ợc biết đến nh− một khoáng chất thuộc nhóm 
mica - một mặt hàng th−ơng mại từ hàng trăm năm 
nay [4] - sericit cũng đ−ợc sử dụng trong rất nhiều 
ngành công nghiệp khác nhau nh− sơn và vật liệu 
phủ, giấy, cao su, chất dẻo, xây dựng, hóa mỹ phẩm... 
trong đó sericit đ−ợc sử dụng nh− một chất độn hoặc 
chất làm tr−ơng nở với các tính năng đặc biệt và 
v−ợt trội so với các khoáng chất khác [3, 4, 8, 30]. 
Tuy nhiên, danh pháp "sericit" vẫn tồn tại các cách 
hiểu khác nhau trong các văn liệu. Một trong các lý 
do dẫn đến sự không thống nhất đó là sericit có kích 
th−ớc hạt rất nhỏ, rất khó tách riêng các khoáng vật 
để nghiên cứu cụ thể và chi tiết về thành phần hóa 
học và cấu trúc. Trong quá trình nghiên cứu trực 
tiếp bằng các ph−ơng pháp hiện đại về một số mẫu 
khoáng chất sericit bao gồm mẫu sericit Sơn Bình 
(Hà Tĩnh, Việt Nam) và Nabeyama và Iwaya (Nhật 
Bản) cũng nh− tổng hợp và phân tích nhiều nguồn 
tài liệu khác nhau, chúng tôi nhận thấy cần phải 
làm rõ câu hỏi "sericit là gì ?". Đồng thời, thành 
phần khoáng vật chính và các đặc điểm của sericit 
cũng đ−ợc trình bầy. 
II. NHữNG KHáI NIệM Về SERICIT 
Sericit (sericite) đ−ợc Hiệp hội Khoáng vật học 
Thế giới (International Mineralogical Association) 
phê chuẩn năm 1998 trong hệ thống danh pháp mica 
là"tập hợp hạt mịn các khoáng vật dạng mica" và 
không phải là một tên gọi cho khoáng vật nào thuộc 
nhóm mica [22]. P. Schroeder [24] cũng nhấn mạnh 
sericit không phải là một tên khoáng vật. Tuy nhiên, 
trong các văn liệu cả trong n−ớc và n−ớc ngoài, sericit 
th−ờng bị nhầm lẫn là một khoáng vật thuộc nhóm 
mica và là dạng ẩn tinh của muscovit. 
Trong giáo trình "Khoáng vật học" của Đỗ Thị 
Vân Thanh và Trịnh Hân [26], sericit (xerixit) đ−ợc 
mô tả là biến thể của muscovit, sáng mầu, tinh thể 
nhỏ. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu khác sericit 
cũng đ−ợc biết đến với khái niệm t−ơng tự, nh− 
Trần Trọng Huệ và Kiều Quý Nam đã nhận định 
sericit là dạng thù hình ẩn tinh của muscovit và có 
cùng một công thức hóa học với muscovit [10]. 
Nhiều văn liệu n−ớc ngoài cũng đề cập đến 
sericit nh− một khoáng vật (mineral) thuộc nhóm 
mica [16, 19], hoặc cụ thể hơn là có thành phần 
trung gian giữa muscovit và illit [12]. 
Mặc dù tồn tại sự không rõ ràng nói trên, nh−ng 
các tài liệu đều thống nhất mô tả sericit với các đặc 
tính nh− mầu sắc sáng mầu, vẩy nhỏ đến rất nhỏ, 
cấu trúc ẩn tinh [9,10, 23, 26]. Các tính chất này gần 
với muscovit hơn biotit. Nh− vậy, giữa khái niệm 
"sericit", danh pháp và phân loại mica đã đ−ợc phê 
chuẩn, sericit là tập hợp các khoáng vật với thành 
phần chủ yếu là khoáng vật nào ? 
III. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 
1. Mẫu nghiên cứu 
 Nghiên cứu sử dụng loại quặng sericit của Việt 
Nam là sericit vùng Sơn Bình - Hà Tĩnh. 
Khu vực mỏ khoáng sericit Sơn Bình thuộc huyện 
H−ơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đới khoáng hóa kéo dài 
theo h−ớng tây bắc - đông nam, dài hơn 4.000 m, 
rộng từ 50 đến 150 m, bao gồm 9 thân khoáng và 
liên quan tới trầm tích lục nguyên - phun trào hệ 
tầng Đồng Trầu (T2a đt). Đây là tụ khoáng sericit 
đ−ợc đánh giá có tiềm năng nhất hiện nay [6]. 
Quặng thô sericit Sơn Bình có mầu trắng, mờ, 
trơn và mịn (hình 1). Ngoài thực địa, nhiều khi sericit 
bị nhầm lẫn với kaolin ; tuy nhiên, có thể dựa vào đặc 
điểm sericit cho cảm giác sờ trơn t−ơng tự nh− talc 
và ánh lụa đặc tr−ng để phân biệt sericit và kaolin. 
Ngoài thành phần khoáng vật chính, quặng sericit 
Sơn Bình còn bao gồm các khoáng vật pyrophylit, 
 319
a) b)
Hình 1. Quặng sericit Sơn Bình 
thạch anh, feldspar và một l−ợng không đáng kể 
rutil/anatas, hematit. 
Để so sánh các kết quả, chúng tôi đã phân tích 
hai loại quặng sericit Nhật Bản - một n−ớc hiện nay 
đang đứng đầu ở châu á nói riêng và cũng là một 
trong các n−ớc đứng đầu trên thế giới nói chung về 
nghiên cứu, khai thác và chế biến sericit - đó là 
sericit Nabeyama và sericit Iwaya. 
2. Ph−ơng pháp nghiên cứu 
Bên cạnh các ph−ơng pháp nghiên cứu truyền 
thống nh− thực địa, quan sát điểm lộ và thu thập mẫu, 
ph−ơng pháp hiện đại đã đ−ợc sử dụng để phân tích 
thành phần hóa học từng hạt khoáng vật riêng rẽ. 
Đó là ph−ơng pháp kính hiển vi điện tử truyền qua 
(Transmission electron microscope) tích hợp với hệ 
thống phân tích nguyên tố bằng năng l−ợng tán xạ 
tia X (energy-dispersive X-ray) (TEM-EDX). 
Trong nghiên cứu các mẫu sét bằng ph−ơng 
pháp TEM-EDX, mẫu đ−ợc lấy một l−ợng nhỏ và 
phân tán trong n−ớc cất (sử dụng hỗ trợ bằng bể lắc 
siêu âm). Dung dịch chứa các hạt khoáng vật với 
kích cỡ khoảng < 2 μm đ−ợc nhỏ giọt lên l−ới đồng 
(Cu) chuyên dụng và làm khô tự nhiên trong không 
khí vô trùng. Hệ thống máy TEM Jeol JEM-1210 kết 
hợp với hệ thống tán xạ tia X ISIS LINK-OXFORD 
và camera GATAN MULTISCAN đ−ợc sử dụng cho 
phân tích này. Hệ thống TEM-EDX sử dụng hiệu 
điện thế 120 kV, sợi đốt LaB6, độ phân giải đ−ờng 
là 0,2 nm và độ phân giải điểm là 0,34 nm. Camera 
có độ phân giải 1024 ì 1024 pixel, 14 bit. 
Các kết quả phân tích thành phần hóa học của 
các hạt khoáng vật sau đó đ−ợc xử lý bằng công cụ 
phần mềm của J. Kasbohm et al [11]. Công cụ này 
đặc biệt hữu hiệu khi cho phép tính toán công thức 
các khoáng vật chính xác thành phần ion các lớp tứ 
diện, bát diện và lớp xen giữa - đây là các thông số 
rất quan trọng để phân định rõ các khoáng vật khác 
nhau trong cùng một nhóm hoặc phụ nhóm. 
IV. KếT QUả 
Nghiên cứu sericit Sơn Bình bằng ph−ơng pháp 
TEM-EDX, công thức trung bình của các hạt khoáng 
vật chính (hình 2) đ−ợc xác định nh− sau : 
Hình 2. Sericit vùng Sơn Bình (Hà Tĩnh) d−ới kính TEM với thành phần chính là khoáng vật di-vermiculit 
Ghi chú : độ phân giải d−ới kính : a) 1000ì, b) 6000ì ; phân tích bằng máy Jeol JEM-1210 
 320 
a) b
)
)
a
) 
) b)
(K0,70Ca0,01Mg0,05) (Al1,98Mg0,02Fe
3+
0,01Ti0,01) 
(Si3,11Al0,89) O10(OH)2 
T−ơng tự, thành phần chính của sericit Nabeyama 
và Iwaya (Nhật Bản) (hình 3 và 4) có công thức trung 
bình (tính cho các hạt khoáng vật trong hình 3b và 
4b) t−ơng ứng sau : 
(K0,55Na0,09Ca0,01Mg0,07) (Al1,74Mg0,11Fe
3+
0,15Ti0,01) 
(Si3,27Al0,73) O10(OH)2
Hình 3. Sericit Nabeyama (Nhật Bản) d−ới kính TEM với thành phần chính là khoáng vật di-vermiculit 
Ghi chú : độ phân giải d−ới kính : a) 1000ì, b) 3000ì ; phân tích bằng máy Jeol JEM-1210
Hình 4. Sericit Iwaya (Nhật Bản) d−ới kính TEM với thành phần chính là khoáng vật di-vermiculit 
Ghi chú : độ phân giải d−ới kính : a) 1000ì, b) 2500ì ; phân tích bằng máy Jeol JEM-1210
(K0,73Na0,07Ca0,01Mg0,01) (Al1,95Mg0,01Fe
3+
0,04Ti0,02) 
(Si3,09Al0,91) O10(OH)2 
Các kết quả này cho thấy thành phần chủ yếu 
của sericit Sơn Bình cũng nh− sericit Nabeyama và 
Iwaya là các khoáng vật di-vermiculit (dioctahedral 
vermiculite hay vermiculit bát diện đôi). Đặc biệt, 
sericit Sơn Bình chứa di-vermiculit khá điển hình 
với thành phần hóa học rất t−ơng tự công thức lý 
t−ởng. Di-vermiculit trong sericit Sơn Bình là loại 
 321
giầu kali, t−ơng tự với di-vermiculit Iwaya ; nh−ng 
so với di-vermiculit Nabeyama nó có thành phần K 
cao hơn, Al cao hơn, Si thấp hơn, và đặc biệt là Fe 
thấp hơn. 
V. THảO LUậN 
Với kết quả nghiên cứu cụ thể thu đ−ợc, có thể 
thấy quặng sericit bao gồm thành phần khoáng vật 
chính là di-vermiculit. Vậy, kết quả này có mâu 
thuẫn với các hiểu biết về sericit và di-vermiculit 
khác không ? Bây giờ ta xét về nhóm mica. 
1. Phân loại nhóm mica 
Mica là nhóm khoáng vật silicat lớp. Nh− đã đề 
cập ở trên, phân loại nhóm khoáng vật này dựa trên 
các thông số lớp tứ diện, bát diện và lớp xen giữa - 
bao gồm thông số điện tích cũng nh− thành phần 
nguyên tố. 
Một đơn vị cấu trúc của mica bao gồm một lớp 
bát diện (O) nằm giữa hai lớp tứ diện (T) (cấu trúc 
2:1). Các lớp này hình thành một đơn vị cấu trúc với 
sự tham gia của lớp xen giữa (I) không ngậm n−ớc. 
Trình tự các lớp : I-T-O-T-I-T-O-T-... (hình 5). Cấu trúc 
tinh thể của mica đ−ợc mô tả chi tiết trong [22, 26]. 
Công thức chung của mica là : I M2-3 G1-0 T4 O10 
A2. Trong đó : 
Hình 5. Mô hình cấu trúc tinh thể muscovit 
I, cation lớp xen giữa, th−ờng là K, Na, Ca, và ít 
hơn là Mg, Mn, Fe2+, NH4... ; 
M, cation cấu tạo lớp bát diện, th−ờng là Al, Fe3+, 
Fe2+, Mg, và ít hơn là Ti, Cr3+, Mn... ; 
G là ô trống ; 
T, cấu tạo lớp tứ diện, th−ờng là Si, Al, và hiếm 
khi là Fe, Be, B... ; và 
A, cấu tạo lớp bát diện ở vị trí t−ơng đ−ơng oxy, 
th−ờng là OH, F, và ít hơn là Cl, O, S... 
Mica đ−ợc chia thành các phụ nhóm bát diện đôi 
(dioctahedral) nếu số cation trong lớp bát diện < 2,5 
và phụ nhóm bát diện ba (trioctahedral) nếu số cation 
trong lớp bát diện từ 2,5 đến 3 trong một đơn vị cấu 
trúc. Điển hình cho phụ nhóm bát diện đôi là muscovit 
với công thức lý t−ởng KAl2AlSi3O10(OH)2. Điển 
hình cho phụ nhóm bát diện ba là biotit và phlogopit 
với công thức lý t−ởng KMg3AlSi3O10(OH)2. Bên 
cạnh đó, mica cũng đ−ợc phân chia thành mica thực 
sự (true mica) nếu có > 50 % cation lớp xen giữa là 
cation hóa trị I ; mica giòn (brittle mica) nếu có > 50 % 
cation lớp xen giữa là cation hóa trị II và mica khuyết 
lớp xen giữa (interlayer-deficient mica) nếu lớp xen 
giữa chỉ có 0,6-0,85 trong một đơn vị cấu trúc. Phụ 
nhóm mica khuyết lớp xen giữa bao gồm các khoáng 
vật đều có đặc tính hạt mịn đến rất mịn nh− illit, 
glauconit, brammalit (phụ nhóm bát diện đôi), wo-
nesit (phụ nhóm bát diện ba)... Tên gọi "interlayer-
deficient mica" cũng đ−ợc Hiệp hội Khoáng vật học 
Thế giới phê chuẩn thay thế tên gọi "hydromica" 
do thực tế không tìm đ−ợc "hydromica" nào có số 
phân tử H2O lớn hơn hệ số t−ơng đ−ơng của nhóm 
(OH,F)2) [22]. 
Thành phần cấu trúc của illit đ−ợc J. Środoń et al 
công bố [25] nh− sau : 
I 0,89 (Al1,85Fe
3+
0,05Mg0,10) (Si3,20Al0,80) O10(OH)2 
Trong đó, I bao gồm cả cation hóa trị I và II với 
tổng điện tích (lớp xen giữa) từ 1,00 đến 0,85, 
trong đó chủ yếu là K ; tổng số ion lớp bát diện từ 
1,90 đến 2,00; và số ion Si lớp tứ diện từ 2,80 đến 
3,22 trong một đơn vị cấu trúc. 
Cùng giá trị điện tích lớp xen giữa với nhóm 
mica khuyết lớp xen giữa nói trên, ủy ban danh pháp, 
Hiệp hội Nghiên cứu Sét Thế giới (Association 
Internationale Pour l'étude des Argiles) phân loại 
khoáng vật sét 2:1 cũng bao gồm di-vermiculit (cấu 
trúc bát diện đôi) và tri-vermiculit (trioctahedral 
 322 
vermiculite, cấu trúc bát diện ba, th−ờng đ−ợc biết 
đến là một khoáng vật phổ biến trong đất) [2]. M.A. 
Vincente công bố một số công thức thực nghiệm của 
Al-vermiculit, các khoáng vật này cũng chính là di-
vermiculit [28]. 
Nh− vậy, trong phân loại mica, di-vermiculit và 
illit đều thuộc phụ nhóm bát diện đôi và phụ nhóm 
mica khuyết lớp xen giữa (interlayer-deficient mica). 
So với illit, di-vermiculit có số ion kali thấp hơn và 
tổng điện tích lớp xen giữa thấp hơn. 
Từ các thảo luận trên, công thức lý t−ởng của 
di-vermiculit đ−ợc đề xuất là : 
I0,75 (Al1,8(Mg,Fe)0,2) (Si3,0Al1,0) O10(OH)2 
Trong đó, I bao gồm cả cation hóa trị I và II với 
tổng điện tích (lớp xen giữa) từ 0,70 đến 0,99, 
trong đó ion K từ 0,00 đến 0,80 ; tổng số ion lớp 
bát diện từ 1,95 đến 2,03; và số ion Si lớp tứ diện 
từ 2,80 đến 3,30 trong một đơn vị cấu trúc [17, 18]. 
D−ới kính hiển vi điện tử truyền qua có thể quan sát 
thấy di-vermiculit th−ờng có dạng tha hình hoặc 
dạng tấm [8]. 
2. Thành phần sericit 
Nh− đã thảo luận ở phần 1, mặc dù có sự không 
rõ ràng khi gọi tên "sericit" là tên một "khoáng vật" 
nh−ng các tài liệu đều thống nhất về mô tả hình 
thái bên ngoài và quan sát bằng mắt th−ờng đối 
với sericit. 
Về thành phần hóa học, từ năm 1984, S.W. Bailey 
cũng đã đề cập sericit là mica trắng hạt mịn với 
thành phần dao động giữa muscovit, celadonit, và 
illit [23]. P. Schroeder cũng nhấn mạnh sericit th−ờng 
là illit, sét xen lớp illit/smectit, hoặc muscovit [24]. 
Sericit Silverton (Colorado, Canada) cũng đ−ợc 
S.P. Altaner & N. Vergo mô tả bao gồm chủ yếu 
illit và sét xen lớp illit/smectit [1]. Các tác giả nói 
trên không nghiên cứu chi tiết thành phần hóa học 
cấu trúc của khoáng vật nên không phân biệt illit 
và di-vermiculit. Trong khi đó, sản phẩm biến đổi 
giải phóng kali từ muscovit đ−ợc đề cập đến là 
khoáng vật di-vermiculit ([14, 16]. Nói cách khác, 
di-vermiculit chính là "mica khuyết lớp xen giữa" 
hay "interlayer-deficient mica" (cùng phụ nhóm 
với illit) do giải phóng một phần kali. 
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên mẫu 
sericit Sơn Bình (Hà Tĩnh, Việt Nam), Nabeyama 
và Iwaya (Nhật Bản) đã cho thấy cụ thể thành phần 
hóa học khoáng vật của sericit đó là di-vermiculit. 
So với các tài liệu về sericit nói trên, nghiên cứu này 
thống nhất coi sericit là một tập hợp khoáng vật với 
thành phần chính là khoáng vật thuộc phụ nhóm 
"mica khuyết lớp xen giữa". Cụ thể hơn, nghiên cứu 
cho thấy khoáng vật đó là di-vermiculit (thành phần 
t−ơng tự illit nh−ng chỉ số kali thấp hơn và tổng 
điện tích lớp xen giữa thấp hơn). Đi cùng với di-
vermiculit trong sericit có thể là illit, sét xen lớp 
illit/smectit (IS-mixed-layer), sét xen lớp di-vermi-
culit/smectit (diVS-mixed-layer)... (công thức hóa 
học cấu trúc đ−ợc trình bầy trong [17, 18]). 
Tóm lại, sericit không phải là thuật ngữ gọi tên 
khoáng vật mà nên đ−ợc hiểu là tập hợp khoáng vật 
với thành phần chủ yếu là khoáng vật di-vermiculit. 
Các tác giả đề xuất dùng tên gọi "di-vermiculit" 
trong tiếng Việt t−ơng đ−ơng với "dioctahedral 
vermiculite" hay dạng viết tắt "di-vermiculite" 
trong tiếng Anh. Các thuật ngữ liên quan phù hợp 
bao gồm : "khoáng sản sericit", "khoáng chất sericit", 
"quặng sericit", "đá sericit"... 
VI. MộT VàI ĐặC ĐIểM CủA SERICIT Và 
DI-VERMICULIT 
Di-vermiculit, t−ơng tự nh− các khoáng vật 
thuộc nhóm mica khác, là một silicat lớp, có cát 
khai hoàn toàn theo mặt {001}, có thể tách thành 
nhiều lớp mỏng, độ dầy có thể đạt tới d−ới 1 μm (về 
lý thuyết có thể đạt tới 0,001 μm hay là 10Å - t−ơng 
đ−ơng với độ dầy một đơn vị cấu trúc). Cấu trúc tinh 
thể di-vermiculit t−ơng tự cấu trúc tinh thể muscovit 
(hình 5). Vi hình thái tinh thể của di-vermiculit có 
thể có dạng đa diện hoặc dạng vòng tròn, tùy thuộc 
vào điều kiện môi tr−ờng hình thành [13]. 
Với thành phần hóa học của di-vermiculit - khoáng 
vật chính của sericit - đã trình bầy trong phần III, 
mục 2, thành phần hoá học trung bình của sericit 
đơn khoáng là : SiO2 = 43-49 %, Al2O3 = 27-37 %, 
K2O+Na2O = 9-11 %, H2O = 4-6 %. Thành phần 
hóa học này của sericit thay đổi trong từng mỏ tùy 
theo thành phần khoáng vật cũng nh− thành phần 
nguyên tố hóa học tham gia cấu trúc các khoáng 
vật này. Bên cạnh các khoáng vật sét chủ yếu nh− 
di-vermiculit, illit, và sét xen lớp, còn có các khoáng 
vật phụ đi kèm bao gồm các khoáng vật sét nh− 
kaolinit, smectit, chlorit và các khoáng vật phi sét 
nh− thạch anh, feldspar, anatas, rutil... 
Sericit và khoáng vật chủ yếu của nó là di-vermi-
culit đặc tr−ng bởi tính bền hóa học trong cả dung 
 323
dịch acid và kiềm, cách điện, đàn hồi, dẻo, thấm n−ớc, 
nhẹ, tỷ lệ đ−ờng kính bề mặt/độ dầy lớn, phản xạ và 
khúc xạ tốt [7, 30]. Các tính chất vật lý của sericit 
và di-vermiculit đ−ợc so sánh với kaolin và kaolinit 
trong bảng 1. Chúng có nhiều tính chất t−ơng tự nhau 
Bảng 1. Các tính chất vật lý của sericit so sánh 
với kaolin 
Tính chất Sericit (di-vermiculit) 
Kaolin 
(kaolinit)
Độ cứng (Mohs) [3, 22] 2,0-3,0 2,0-2,5
Tỷ trọng [22] ~2,8 ~2,6 
Độ hạt (μm) [6] 0,1-5,0 0,1-5,0
Diện tích bề mặt (m2/g) [6] 50-100 10-50 
Khả năng trao đổi ion (cmol/kg) [6] 100-120 5-15 
Chỉ số phản xạ [20] 1,59-1,62 1,56 
Năng suất phản xạ (%) (457nm)[20] 70 82 
Điện trở (MΩ/cm) [20] 92,6 48,3 
Độ dẫn nhiệt (W/mK) [3,18] 0,42-0,67 0,17-0,34
Giới hạn chịu nhiệt (°C) [3,18] 500-600 400-600
Hệ số đàn hồi (GPa) [30,18] 56-179* 6-12 
* giá trị tính cho muscovit 
nh− độ cứng, tỷ trọng, độ hạt, chỉ số phản xạ, năng 
suất phản xạ, giới hạn chịu nhiệt. Tuy nhiên, diện 
tích bề mặt cũng nh− khả năng trao đổi ion của sericit 
cao hơn nhiều so với kaolin, do cấu trúc của khoáng 
vật di-vermiculit có lớp xen giữa mà kaolinit không 
có. Mặc dù vậy, các chỉ số này của sericit thấp hơn 
so với bentonit do lớp xen giữa của di-vermiculit 
chủ yếu là kali - ion không có khả năng thay 
thế (fixed cation) trong cấu trúc lớp xen giữa của 
các khoáng vật sét. Điện trở, độ dẫn nhiệt của 
sericit cũng cao gấp khoảng hai lần và độ đàn hồi 
cao hơn nhiều lần so với kaolin ; đặc biệt giá trị điện 
trở lớn hay khả năng cách điện cao của sericit là 
một tính chất rất quan trọng so với các vật liệu tự 
nhiên khác (mica nổi tiếng với ứng dụng sản xuất 
vật liệu cách điện). 
Kết luận 
Sericit không có thành phần đơn thuần là khoáng 
vật muscovit nh− trong một số văn liệu, là một tập 
hợp các khoáng vật bao gồm thành phần chính là 
khoáng vật di-vermiculit. Đi cùng với di-vermiculit 
trong sericit là illit, sét xen lớp illit/smectit, và sét 
xen lớp di-vermiculit/smectit. Di-vermiculit thuộc 
nhóm khoáng vật sét 2:1, cấu trúc bát diện đôi 
giống nh− muscovit. So với muscovit và illit, di-
vermiculit có tổng điện tích và chỉ số kali lớp xen 
giữa thấp hơn. 
Sericit bền hóa học, có nhiều tính chất t−ơng tự 
mica nh− tính cách điện, chịu nhiệt tốt và cũng có 
tính chất hạt mịn của các thành tạo sét nh− diện tích 
bề mặt lớn, mịn nên có thể ứng dụng rộng rãi trong 
nhiều ngành công nghiệp khác nhau nh− sản xuất 
cao su, giấy, sơn và vật liệu phủ, chất dẻo, gốm, bùn 
khoan, mỹ phẩm... 
Nghiên cứu trên các mẫu sericit Sơn Bình (Hà 
Tĩnh, Việt Nam), Nabeyama và Iwaya (Nhật Bản) 
cũng cho thấy thành phần khoáng vật chủ yếu của 
các sericit này là di-vermiculit. 
Tài liệu dẫn 
[1] S.P. Altaner & N.Vergo, 1988 : Sericite 
from the Silverton caldera Colorado : Discussion. 
American Mineralogist 73, 1472-1474. 
[2] S.W. Bailey, 1980 : Summary of recommen-
dations of AIPEA nomenclature committee on clay 
minerals. American Mineralogist 65, 1-7. 
[3] F. Cirkel, 1905 : Mica - its occurrence, 
exploitation and uses. Mines Branch, Dept. of the 
Interior. Ottawa, Canada. 172pp. 
[4] P.A. Ciullo, (Ed.), 1996 : Industrial mine-
rals and their uses : a handbook and formulary. 
Noyes Publications. 640p. 
[5] S. Fendorf, 2003 : GES 175, Science of 
Soils. Lecture. URL :  
classes/. 
[6] Nguyễn Văn Hạnh, Đào Duy Anh 
và nnk, 2009 : Nghiên cứu thành phần vật chất 
quặng sericit Sơn Bình, Hà Tĩnh. Báo cáo chuyên đề 
- Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam. 
[7] J.B. Hedrick, 2004 : Mica. p. 51.1-51.5 - 
in Minerals Yearbook. U.S. Geological Survey, 
Wa-shington DC. 
[8] K.-H. Henning and M. STệRR, 1986 : Elec-
tron micrographs (TEM, SEM) of clays and clay 
minerals. Akademie-Verlag Berlin [Schriftenreihe 
fĩr geologische Wissenschaften, Bd. 25]. 352 pp. 
[9] Trịnh Xuân Hòa, 2009 : Nghiên cứu tiềm 
năng, giá trị sử dụng khoáng sản sericit trong các 
 324 
thành tạo biến chất Neoproterozoi - Paleozoi hạ và 
phun trào Jura - Creta Tây Bắc Việt Nam. Báo cáo 
- Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 
[10] Tran Trong Hue and Kieu Quy Nam, 
2003 : Sericite mineralization in Việt Nam and its 
economic significance. Journal of Geology Series 
B, 22, 61-69. (Chữ Việt : Khoáng hoá sericit ở Việt 
Nam và ý nghĩa kinh tế của chúng. Tạp chí Địa 
chất, loạt A, Hà Nội, 273, 29-37). 
[11] J. Kasbohm, J. Tarrah, K.-H. Henning, 
2002 : Transmissionselektronen-mikroskopische 
Untersuchungen an Feinfraktionen der Ringversu-
chsprobe "Ton Stoob" - in : Ottner, F. ; Gier, S. 
(Hrsg.) : Beitrọge zur Jahrestagung Wien, 18.-20.9. 
2002. Berichte der Deutschen Ton- und Tonmineral-
gruppe e.V. Band 9, 71-84. 
[12] K.N. Kim, D.Y. Shin, H. Park, 2006 : High 
Grade Purification of Sericite by Hydrocyclone and 
Magnetic Separation. Materials Science Forum 
510/511, 850-853. 
[13] R. Kitagawa, S. Takeno, & I. 
Sunagawa, 1983 : Surface microtopographies of 
sericite crystals formed in different environmental 
conditions. Mine-ralogical Journal 11, 282-296. 
[14] E.S Malcolm. (Editor), 1999 : Handbook 
of Soil Science. CRC Press, 1st edition. 2148pp. 
[15] A. Michot, D.S. Smith, S. Degot, C. 
Gault, 2008 : Thermal conductivity and specific heat 
of kaolinite : Evolution with thermal treatment. Journal 
of the European Ceramic Society 28, 2639-2644. 
[16] D.E. Moore, R.C. Reynolds, 1997 : X-
Ray Diffraction and the Identification and Analysis of 
Clay Minerals. Oxford University Press, 2nd edition. 
378 pp. (Reviews in Am. Mineral. 84, 689-690). 
[17] T. Hoang-Minh, 2006 : Characterization 
of Clays and Clay Minerals for Industrial Applica-
tions : Substitution Non-natural Additives by Clays 
in UV Protection. Dissertation - Ernst-Moritz-Arndt-
University Greifswald. 
[18] T. Hoang-Minh, T.L. Le, J. Kasbohm, R. 
Gieré, 2010 : UV-protection characteristics of 
some clays. Applied Clay Science, doi:10.1016/j. 
clay.2010.01.005. 
[19] Y.S. Perng, E.I.C. Wang, 2004 : 
Development of a functional filler:swelling sericite, 
Tappi J. 3, 26-31. 
[20] Y.S. Perng, E.I.C. Wang, C. Lu, L. Kuo, 
2008 : Application of sericite to LWC coatings. 
Tappi J. 7, 21-26. 
[21] Ralph, J. & Chau, I., 1993-2010. Mindat. 
org - the mineral and locality database. URL : 
 (truy cập ngày 
03/02/2010). 
[22] M. Rieder, G. Cavazzini, Y.S. D'Yakonov, 
V.A. Frank-Kamenetskii, G. Gottardt, S. 
Guggenheim, P.V. Koval, G. Muller, A.M.R. 
Neiva, E.W. Radoslovich, J.L. Robert, F.P. Sassi, 
H. Takeda, Z. Weiss, D.R. Wones, 1998 : 
Nomenclature of the micas. The Canadian Minera-
logist 36, 905-912. 
[23] F.J.A. van Ruitenbeek, T. Cudahy, M. 
Hale, and F.D. van der Meer, 2005 : Tracing 
fluid pathways in fossil hydrothermal systems with 
near-infrared spectroscopy. Geology, 33, 7, 597-
600. DOI : 10.1130/G21375.1. 
[24] P. Schroeder, 2010 : Clay Mineralogy - 
Lecture. URL :  
geol6550/6550schedule10.html (truy cập ngày 03-
2-2010). 
[25] J. ŚRODOŃ, F. ELSASS, W.J. MCHARDY, 
D.J MORGAN, 1992 : Chemistry of illite-smectite 
inferred from TEM measurements of fundamental 
particles. Clay Minerals 27, 2, 137-158. 
[26] Đỗ Thị Vân Thanh (chủ biên), Trịnh 
Hân, 2003 : Khoáng vật học. Nxb Đại học Quốc gia. 
[27] T. Vanorio, M. Prasad, A. Nur, 2003 : 
Elastic properties of dry clay mineral aggregates, 
suspensions and sandstones. Geophysical Journal 
International 155, 1, 319-326. 
[28] M.A. Vicente, F. Elsass, E. Molina, M. 
Robert, 1997 : Palaeoweathering in slates from 
the Iberian Hercynian Massif (Spain) : investigation 
by TEM of clay mineral signatures. Clay Minerals 
32, 3, 435-451. 
[29] G. Zhang, Z. Wei, R.E. Ferrell, 2009 : 
Elastic modulus and hardness of muscovite and 
rectorite determined by nanoindentation. Applied 
Clay Science 43, 271-281. 
[30] Chuzhou Grea Mineral Co., Ltd, 2006 : 
Products (Sericite mica & Applications). URL : 
(truy cập ngày 03/02/2010). 
 325
SUMMARY 
Some issues on composition and 
characteristic of sericite 
In Vietnam, sericite has been interested in as a 
potential industrial material. This study discusses 
some issues on composition and characteristic of 
sericite following with clarifying concept of 
“sericite” in the international nomenclature of 
micas and suggests a name “di-vermiculit” (in 
Vietnamese) for main mineral of sericite. Some 
characteristics of sericite and its minerals 
including crystal structure, chemical composition, 
mineral composition and typical physical 
properties are presented in order to provide the 
fundamental information for basic and application 
research on sericite. The research also provides 
mineral formular of di-vermiculite determined from 
Son Binh sericite (Ha Tinh, Viet Nam), Nabeyama 
and Iwaya sericites (Japan). 
Ngày nhận bài : 1-3-2010 
 Tr−ờng Đại học Khoa học Tự nhiên 
 (Đại học Quốc gia Hà Nội) 
 Viện Khoa học Vật liệu 
(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) 
Hiện tại : Viện Địa lý - Địa chất, Tr−ờng Đại 
 học Tổng hợp Greifswald, CHLB Đức 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_thanh_phan_va_dac_diem_sericit.pdf