Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước

 Về báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng

công ty nhà nước được kiểm toán nhìn chung

đều có sự điều chỉnh theo kết quả kiểm toán.

Năm 2009, báo cáo tài chính của 27 doanh

nghiệp nhà nước được kiểm toán điều chỉnh

theo kết quả kiểm toán: tổng tài sản, tổng

nguồn vốn tăng 902 tỷ đồng; tổng doanh thu,

thu nhập thuần tăng 666 tỷ đồng; tổng chi phí

giảm 325 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng

991 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp ngân

sách nhà nước tăng 1.094 tỷ đồng.

(2) Về quản lý nợ phải thu:

Về cơ bản các doanh nghiệp nhà nước

được kiểm toán đã quan tâm tới việc quản lý

nợ phải thu, mở sổ theo dõi nợ phải thu theo

quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ phải thu chiếm tỷ trọng đáng kể trên

tổng tài sản. Báo cáo kiểm toán năm 2010

cho thấy: Tổng nợ phải thu của 27 doanh

nghiệp đến 31-12-2009 là 88.065 tỷ đồng, tỷ

lệ trên tổng tài sản là 14,23%, trên vốn chủ

sở hữu là 26,93%.

pdf 11 trang kimcuc 4100
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước

Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước
1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước 
qua kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm 
toán nhà nước
Năm 2010, Kiểm toán nhà nước thực hiện 
kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của 
27 doanh nghiệp nhà nước, bao gồm 24 tập 
đoàn, tổng công ty và 03 công ty nhà nước 
độc lập. Kết quả kiểm toán các doanh nghiệp 
nhà nước đã được công khai theo quy định 
của Luật Kiểm toán nhà nước. Kết quả kiểm 
toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã 
phản ánh thực trạng doanh nghiệp nhà nước 
trên những mặt cơ bản sau đây:
 (1) Về báo cáo tài chính:
 Báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng 
công ty nhà nước được kiểm toán nhìn chung 
đều có sự điều chỉnh theo kết quả kiểm toán. 
Năm 2009, báo cáo tài chính của 27 doanh 
nghiệp nhà nước được kiểm toán điều chỉnh 
theo kết quả kiểm toán: tổng tài sản, tổng 
nguồn vốn tăng 902 tỷ đồng; tổng doanh thu, 
thu nhập thuần tăng 666 tỷ đồng; tổng chi phí 
giảm 325 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 
991 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp ngân 
sách nhà nước tăng 1.094 tỷ đồng. 
(2) Về quản lý nợ phải thu:
Về cơ bản các doanh nghiệp nhà nước 
được kiểm toán đã quan tâm tới việc quản lý 
nợ phải thu, mở sổ theo dõi nợ phải thu theo 
quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. 
Tỷ lệ nợ phải thu chiếm tỷ trọng đáng kể trên 
tổng tài sản. Báo cáo kiểm toán năm 2010 
cho thấy: Tổng nợ phải thu của 27 doanh 
nghiệp đến 31-12-2009 là 88.065 tỷ đồng, tỷ 
lệ trên tổng tài sản là 14,23%, trên vốn chủ 
sở hữu là 26,93%.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong 
quản lý các khoản nợ phải thu, các doanh 
nghiệp nhà nước được kiểm toán còn bộc 
lộ không ít những hạn chế, bất cập. Báo cáo 
kiểm toán năm 2010 đã chỉ rõ: nhiều đơn vị 
được kiểm toán việc đối chiếu, xác nhận nợ 
chưa đầy đủ; chưa rà soát phân loại nợ để 
có biện pháp thu hồi kịp thời, dẫn đến nhiều 
khoản phải thu khó đòi, tồn đọng nhiều năm 
chưa được xử lý dứt điểm và trích lập dự 
phòng theo quy định. Một số đơn vị thuộc 
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam quản lý 
nợ chưa chặt chẽ, để cán bộ làm giả chứng từ, 
hồ sơ khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. 
Ngoài ra, kết quả kiểm toán cho thấy những 
tồn tại trong công tác quản lý nợ phải thu, đặc 
biệt là các khoản phải thu nội bộ, tạm ứng tại 
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng 
chưa có nhiều chuyển biến.
(3) Về quản lý vật tư, hàng hóa: 
Về cơ bản các doanh nghiệp nhà nước được 
kiểm toán đã quản lý, sử dụng và mở sổ theo 
dõi nhập, xuất, tồn kho và kiểm kê vật tư, 
hàng hóa theo quy định của chế độ tài chính - 
kế toán.
Tuy nhiên, việc quản lý vật tư, hàng hóa 
còn những hạn chế, bất cập mà Báo cáo kiểm 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUA KẾT QUẢ 
KIỂM TOÁN CỦA CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TẠ VĂN KHOÁI*
* TS. Học viện Tài chính
15
toán năm 2010 đã chỉ ra: Còn một số đơn vị 
không trích hoặc trích lập dự phòng giảm giá 
hàng tồn kho chưa đủ căn cứ; xác định giá vốn 
thừa, thiếu nên phải điều chỉnh qua kiểm toán; 
nhiều đơn vị xây lắp chưa tiến hành kiểm kê 
vật tư, hàng hóa hoặc kiểm kê mang tính hình 
thức, tập hợp chi phí không kịp thời và đầy đủ 
nên việc xác định giá thành, giá vốn và chi phí 
dở dang trong kỳ chưa chính xác, một số đơn 
vị ước tính theo tỷ lệ % trên doanh thu.
(4) Về quản lý tài sản cố định: 
Nhìn chung, việc quản lý tài sản cố định của 
các doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán đã 
tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước 
về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản 
cố định.
Tuy nhiên, việc quản lý tài sản cố định vẫn 
còn hạn chế, bất cập, Báo cáo kiểm toán năm 
2010 đã chỉ ra: Tại một số đơn vị hạch toán 
tăng tài sản cố định không kịp thời, hạch toán 
nhầm lẫn giữa công cụ dụng cụ và tài sản cố 
định, trích khấu hao không đúng quy định, 
không tiến hành kiểm kê, hạch toán giá trị 
quyền sử dụng đất xây dựng chung cư thuộc 
quyền đồng sở hữu của các hộ dân mua nhà 
vào tài sản cố định của doanh nghiệp khi xác 
định giá trị doanh nghiệp tiến hành cổ phần 
hóa...
(5) Về quản lý các khoản đầu tư tài chính: 
Một số doanh nghiệp nhà nước được kiểm 
toán đã thực hiện đầu tư tài chính và quản lý 
các khoản đầu tư tài chính theo quy định. Đa 
số các khoản đầu tư dài hạn chủ yếu là đầu 
tư vào công ty con thành viên và các công ty 
liên kết có nguồn gốc từ cổ phần hóa doanh 
nghiệp. Một số tập đoàn, tổng công ty đã thực 
hiện đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh 
chính. 
Báo cáo kiểm toán năm 2010 đã cho biết: 
Tổng các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài 
hạn tại các tập đoàn, tổng công ty là 110.865 
tỷ đồng, trong đó, đầu tư dài hạn chủ yếu là 
đầu tư vào công ty con thành viên và các công 
ty liên kết có nguồn gốc từ cổ phần hóa doanh 
nghiệp. Việc đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh 
doanh chính tại phần lớn các tập đoàn, tổng 
công ty năm 2009 chiếm tỷ lệ nhỏ so với vốn 
điều lệ, một số đơn vị không thực hiện đầu 
tư, song tỷ lệ đầu tư tài chính trên vốn điều 
lệ, vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị chưa phù 
hợp quy định của Nghị định 09/2009/NĐ-CP 
ngày 05-02-2009 của Chính phủ. Bên cạnh 
đó, năm 2009 do thị trường chứng khoán suy 
thoái nên hoạt động đầu tư chứng khoán tại 
các doanh nghiệp đều thua lỗ.
(6) Về quản lý nguồn vốn kinh doanh: 
Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp 
nhà nước được kiểm toán khá lớn. Cơ bản các 
doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán đã 
thực hiện tương đối tốt vai trò đại diện vốn 
nhà nước tại các công ty con, công ty liên 
kết, bảo toàn và phát triển được vốn. Hệ số 
nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhìn chung 
nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Báo cáo 
kiểm toán năm 2010 đã cho biết: Tổng vốn 
chủ sở hữu của 27 doanh nghiệp là 306.084 
tỷ đồng, trong đó, một số doanh nghiệp có 
quy mô vốn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt 
Nam 191.528 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính 
viễn thông Việt Nam 67.828 tỷ đồng, Tổng 
công ty Đường sắt Việt Nam 14.141 tỷ đồng. 
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình 
quân đạt 1,51 lần và phần lớn doanh nghiệp 
có hệ số nằm trong giới hạn an toàn cho phép, 
thể hiện khả năng tự chủ tài chính tốt. 
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhà nước 
có khó khăn phải sử dụng vốn vay, vốn chiếm 
dụng lớn, hệ số huy động vốn cao. Báo cáo 
kiểm toán năm 2010 đã cho biết: một số 
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, 
bất động sản do sản phẩm có giá trị lớn, thời 
gian đầu tư kéo dài, nhiều dự án được đầu tư 
từ vốn ngân sách nhà nước nhưng việc giải 
Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 7/201216 
ngân thanh toán chậm nên phải sử dụng vốn 
vay, vốn chiếm dụng lớn, hệ số huy động vốn 
cao. Năm 2009, cơ bản các doanh nghiệp đã 
thực hiện tốt vai trò đại diện vốn nhà nước tại 
các công ty con, công ty liên kết, bảo toàn và 
phát triển được vốn. Tuy nhiên, một số đơn vị 
thành viên tại các tập đoàn, tổng công ty hiệu 
quả kinh doanh thấp, thua lỗ.
(7) Về quản lý doanh thu, chi phí: 
Cơ bản các doanh nghiệp nhà nước được 
kiểm toán đã quản lý doanh thu, chi phí theo 
chuẩn mực kế toán và quy chế tài chính của 
đơn vị. Tuy nhiên, theo Báo cáo kiểm toán 
năm 2010: Quản lý doanh thu, chi phí vẫn còn 
một số sai sót như hạch toán chưa kịp thời, 
không đủ căn cứ, hạch toán doanh thu không 
phù hợp với chi phí phát sinh nên nhiều đơn 
vị phải điều chỉnh tăng, giảm doanh thu và 
chi phí qua kiểm toán.
(8) Về chấp hành nghĩa vụ với ngân sách 
nhà nước: 
Việc hạch toán, kê khai thuế và các khoản 
phải nộp ngân sách nhà nước đã được các 
doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy 
định. Tuy nhiên, theo Báo cáo kiểm toán năm 
2010: Nhiều doanh nghiệp nộp thuế chưa kịp 
thời, số thuế và các khoản phải nộp ngân sách 
nhà nước đến ngày 31-12-2009 của các đơn 
vị là 21.210 tỷ đồng, trong đó kinh tế nhà 
nước kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 
950,5 tỷ đồng.
(9) Về công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần 
hóa doanh nghiệp nhà nước: 
Công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa 
tại các doanh nghiệp nhà nước nhìn chung 
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Báo cáo 
kiểm toán năm 2010 cho biết: Công tác cổ 
phần hóa tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó 
khăn do suy giảm kinh tế nên tại 24 tập đoàn, 
tổng công ty được kiểm toán chỉ có 4 doanh 
nghiệp thực hiện cổ phần hóa và còn một 
số tồn tại, như: Tiến độ cổ phần hóa chậm; 
việc thu và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh 
nghiệp không kịp thời, không đúng quy định, 
nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhiều 
năm nhưng chưa được bàn giao vốn do các 
vướng mắc về tài chính, quyền sử dụng đất.
(10) Về quản lý đất đai và bất động sản: 
Báo cáo kiểm toán năm 2010 đã chỉ ra: 
Việc quản lý và sử dụng đất của nhiều đơn 
vị chưa hiệu quả, để lấn chiếm, tranh chấp, 
chưa kê khai để nộp tiền thuê đất; cho phép 
cán bộ, cá nhân sử dụng đất trái quy định gây 
thất thoát; còn nhiều diện tích nhà đất chưa 
được các địa phương ký hợp đồng thuê đất, 
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 
doanh nghiệp
(11) Về tình hình hoạt động và hiệu quả 
sản xuất kinh doanh: 
Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước 
được kiểm toán sản xuất kinh doanh có 
lãi, bảo toàn và phát triển vốn, cơ bản thực 
hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao, 
góp phần quan trọng vào phát triển và giữ 
ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã 
hội. Báo cáo kiểm toán năm 2010 đã đánh 
giá: Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tiếp 
tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế 
thế giới, song với những giải pháp nhằm 
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì đà tăng 
trưởng của Chính phủ, cùng sự nỗ lực của 
các doanh nghiệp nên 25/27 doanh nghiệp 
sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát 
triển vốn, cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ 
được Nhà nước giao, góp phần quan trọng 
vào phát triển và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, 
đảm bảo an sinh xã hội. Tổng lợi nhuận trước 
thuế 48.461 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước 
thuế trên tổng doanh thu, thu nhập bình quân 
đạt 15,98%, trên vốn đầu tư chủ sở hữu bình 
quân đạt 25,13%. Trong đó, kết quả sản xuất 
kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công 
ty tiếp tục tăng trưởng so với năm 2008, giữ 
17
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, như: 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dệt 
may Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng 
công ty Địa ốc Sài Gòn, Tổng công ty Công 
nghiệp Sài Gòn. 
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhà nước 
do cả những nguyên nhân khách quan và chủ 
quan còn làm ăn thua lỗ, chưa thực sự phát 
huy vai trò chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, 
chưa tương xứng với những lợi thế và đầu tư 
của Nhà nước. Báo cáo kiểm toán năm 2010 
đã đánh giá: Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế 
và đặc thù ngành nghề kinh doanh, nên kết 
quả kinh doanh tại một số đơn vị còn thua 
lỗ (Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 103 tỷ 
đồng, Tổng công ty Sông Hồng 20,641 tỷ 
đồng và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam 
1.026 tỷ đồng). Còn một số tồn tại, hạn chế 
hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa phát huy tốt 
nhất vai trò chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, 
chưa tương xứng với những lợi thế và đầu tư 
của Nhà nước, hoạt động với hiệu quả chưa 
cao và “đe dọa” đến việc bảo toàn vốn; tại một 
số tập đoàn, tổng công ty mặc dù tình hình 
tài chính tại công ty mẹ tốt nhưng tình hình 
tại một số đơn vị thành viên kinh doanh còn 
chưa đồng đều, có đơn vị kinh doanh hiệu quả 
cao nhưng cũng có đơn vị kinh doanh thua lỗ, 
đang trong giai đoạn đầu tư hoặc chưa bền 
vững; một số tập đoàn, tổng công ty có lãi 
nhưng hiệu quả kinh doanh thấp so với tiềm 
năng và so với các đơn vị cùng ngành khác, 
việc quản lý chi phí như chi phí khuyến mãi, 
khấu hao tài sản cố định... còn hạn chế, ảnh 
hưởng đến tính cạnh tranh trong tương lai...
Có thể thấy, Báo cáo Kiểm toán của Kiểm 
toán nhà nước đã đưa ra bức tranh khá tươi 
sáng về hiệu quả hoạt động của các doanh 
nghiệp nhà nước được kiểm toán năm 2010 
(cho hoạt động của năm 2009), bên cạnh đó 
cũng cảnh báo những hạn chế hoặc tiềm ẩn 
nhiều rủi ro chưa phát huy tốt nhất vai trò 
chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, chưa tương 
xứng với những lợi thế và đầu tư của Nhà 
nước, hoạt động với hiệu quả chưa cao và “đe 
dọa” đến việc bảo toàn vốn. Vậy, những rủi 
ro tiềm ẩn của các doanh nghiệp nhà nước 
được kiểm toán là gì? Chúng ta có thể phân 
tích thêm những rủi ro tiềm ẩn của các doanh 
nghiệp nhà nước được kiểm toán trên một số 
khía cạnh sau:
 Thứ nhất, nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn 
trên tổng tài sản và nguồn vốn của doanh 
nghiệp (tỷ lệ trên tổng tài sản là 14,23%, trên 
vốn chủ sở hữu là 26,93%) song việc quản 
lý nợ phải thu chưa đáp ứng được yêu cầu 
của quản trị doanh nghiệp. Do giới hạn bởi 
thời gian kiểm toán, nên các đoàn kiểm toán 
của Kiểm toán nhà nước thường không thực 
hiện đối chiếu công nợ phải thu với khách 
hàng của doanh nghiệp nên thường đưa vào 
giới hạn của báo cáo kiểm toán. Vì vậy, rủi 
ro tiềm ẩn của chỉ số này là khá cao, chỉ cần 
5% nợ phải thu khó đòi, các doanh nghiệp 
nhà nước có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, 
giảm lợi nhuận tới 4.121,4 tỷ đồng [(26,93% 
x 306.084 tỷ đồng) x 5%]. Tỷ lệ nợ phải thu 
khó đòi vẫn đang là chỉ số báo cáo chưa có 
bằng chứng thuyết phục. Bên cạnh đó, các 
khoản phải thu nội bộ tại các doanh nghiệp 
thuộc lĩnh vực xây dựng vẫn còn hiện diện 
như một căn bệnh kinh niên chưa có liều 
thuốc đặc trị. Điều này cũng cảnh báo về tính 
minh bạch, tính hiệu quả trong quản lý và sử 
dụng tiền vốn của doanh nghiệp.
 Thứ hai, quản lý và phản ánh giá trị hàng 
tồn kho chưa thực sự phù hợp với chuẩn 
mực kế toán, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu 
cầu của quản trị doanh nghiệp. Do giới hạn 
bởi thời gian kiểm toán, nên các đoàn kiểm 
toán của Kiểm toán nhà nước không giám 
sát kiểm kê tài sản, hàng hóa, sản phẩm xây 
lắp dở dang, trong quá trình kiểm toán không 
hoặc không thể thực hiện được các thủ tục 
kiểm toán thay thế nên thường đưa vào giới 
hạn của báo cáo kiểm toán. Công tác kiểm kê 
Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 7/201218 
tài sản, hàng hóa, sản phẩm xây lắp dở dang 
hàng quý, đặc biệt là cuối năm tài chính là rất 
quan trọng. 
Trên thực tế, một số doanh nghiệp không 
thực hiện tốt công tác kiểm kê theo luật định, 
nhiều đơn vị xây lắp chưa tiến hành kiểm kê 
vật tư, hàng hóa hoặc kiểm kê mang tính hình 
thức. Vì vậy, rủi ro tiềm ẩn của chỉ tiêu này là 
rất khó lường. Một thủ thuật rất đơn giản của 
một số doanh nghiệp là đẩy chi phí sản xuất 
kinh doanh dở dang tăng lên, làm tăng giá trị 
chỉ tiêu hàng tồn kho, giảm giá vốn hàng bán 
và từ đó sẽ có một báo cáo tài chính có chỉ 
tiêu lợi nhuận trước thuế là “dương”, tạo ra 
tình trạng “lãi giả, lỗ thật”. Như vậy, doanh 
nghiệp có thể “qua mặt” được ngân hàng để 
vay vốn, “qua mặt” được cơ quan chủ sở hữu 
vốn và các cơ quan quản lý hữu quan. Vấn 
đề này chỉ được bộc lộ rõ ràng khi tiến hành 
một cuộc kiểm toán hay thanh tra toàn diện 
mà không bị và không được giới hạn, hoặc 
khi thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp 
mà người đứng đầu mới muốn làm rõ hơn 
thực trạng của doanh nghiệp. Điều này lý giải 
được phần nào tại sao có doanh nghiệp hàng 
năm cứ báo cáo sản xuất kinh doanh có lãi 
mà “đùng một cái” lại báo cáo sản xuất kinh 
doanh bị thua lỗ nặng có nguy cơ mất vốn 
hoặc nguy cơ bị giải thể. 
Một thực tiễn là, có doanh nghiệp kiểm 
kê đầy đủ và khá  ... ệp như đã phân tích ở trên luôn 
chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn về sai lệch 
thông tin nên báo cáo tự đánh giá, xếp loại 
của doanh nghiệp, kết quả quản lý của hội 
đồng quản trị, điều hành của ban giám đốc có 
thể thiếu chính xác và không đạt được mục 
đích của giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt 
động của doanh nghiệp nhà nước.
(2) Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài doanh 
nghiệp nhà nước: 
Thứ nhất, các đại diện chủ sở hữu của 
doanh nghiệp nhà nước (Hội đồng quản trị 
Điều 15, Quy chế 224 - Hướng dẫn và công bố xếp loại doanh nghiệp nhà nước:
...
2. Căn cứ vào quy định tại Quy chế này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành, 
tổ chức, hàng năm các doanh nghiệp tự đánh giá và xếp loại; báo cáo các cơ quan theo quy định tại 
khoản 3 Điều này để thẩm định và công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp. Báo cáo này được gửi 
cùng với báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
3. Trong quý II của năm sau, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản 
trị các tổng công ty nhà nước, công ty mẹ tiến hành thẩm định và công bố kết quả xếp loại năm 
trước của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý lên trang tin điện tử trên internet (website) 
của đơn vị hoặc đăng báo hàng ngày của Trung ương trong 03 số liên tiếp. Việc xếp loại các tổng 
công ty nhà nước hoặc công ty mẹ được công bố sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính.
4. Các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo kết quả xếp loại doanh nghiệp hàng 
năm về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
21
Công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành 
phố trực thuộc Trung ương, Các Bộ quản lý 
ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc 
Chính phủ, Bộ Tài chính) đã quan tâm tới 
giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của 
doanh nghiệp nhà nước song chất lượng của 
hoạt động giám sát và đánh giá chưa thực sự 
đáp ứng được yêu cầu. Đại diện chủ sở hữu 
của một số doanh nghiệp chưa vận dụng linh 
hoạt và hiệu quả các hình thức giám sát như 
giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám 
sát trước, trong và sau hoạt động của doanh 
nghiệp nên chưa đạt được mục đích của giám 
sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp nhà nước. Theo quy định của Quy chế 
224, trong quý II của năm sau, các đại diện 
chủ sở hữu phải tiến hành thẩm định và công 
bố kết quả xếp loại năm trước của các doanh 
nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý lên trang 
tin điện tử trên internet (website) của đơn vị 
hoặc đăng báo hàng ngày của Trung ương 
trong 03 số liên tiếp. Nhưng trên thực tiễn, 
một số đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp 
nhà nước chưa thực hiện tốt quy định này. 
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước (các 
Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) 
đã thực hiện giám sát hoạt động của doanh 
nghiệp nhà nước theo nhiệm vụ, chức năng 
quản lý nhà nước, song kết quả giám sát trên 
thực tiễn còn chưa đủ dung lượng cần thiết 
để tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của 
doanh nghiệp nhà nước. Việc phối kết hợp 
giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại 
diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước 
trong các hoạt động giám sát doanh nghiệp 
chưa được đẩy mạnh. Các cơ quan quản lý 
nhà nước chưa thực hiện giám sát đại diện 
chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước vì 
chưa có cơ chế thích hợp.
Thứ ba, Quy chế 224 - Quy chế giám sát 
đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh 
thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả ban 
hành kèm theo Quyết định số 169/2007/QĐ-
TTg ngày 08-11-2007 của Thủ tướng Chính 
phủ (viết tắt là Quy chế 169) về cơ bản đã 
bao quát được việc giám sát và đánh giá hiệu 
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn 
còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần phải 
bổ sung như: phạm vi giám sát chưa bao quát 
tới doanh nghiệp có vốn góp không chi phối 
của nhà nước; đối tượng giám sát chưa đề cập 
tới đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà 
nước; chế tài thực hiện đối với doanh nghiệp, 
chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội 
đồng quản trị, tổng giám đốc, thành viên ban 
giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp chưa 
cụ thể khi lập báo cáo tài chính, báo cáo tự 
đánh giá, xếp loại thiếu trung thực, để doanh 
nghiệp mất vốn và hoạt động kém hiệu quả, 
chưa đề cập tới chế tài đối với đại diện chủ sở 
hữu; trách nhiệm công khai, minh bạch về số 
liệu tài chính, kế toán chưa rõ ràng và chưa 
kèm theo các chế tài nếu vi phạm. 
Thứ tư, việc kiểm tra, kiểm soát đối với 
doanh nghiệp nhà nước đã được tăng cường, 
song vẫn còn bộc lộ hạn chế, bất cập, thiếu 
vắng một kế hoạch trung hạn, sự phối kết 
hợp giữa các cơ quan kiểm tra, kiểm soát như 
Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, 
Kiểm toán nhà nước trong quá trình thanh tra, 
kiểm tra, kiểm toán doanh nghiệp chưa thực 
sự nhịp nhàng. Các đoàn thanh tra, kiểm tra, 
kiểm toán do nhiều nguyên nhân khách quan 
và chủ quan đã không kiểm tra được toàn diện 
hoạt động của doanh nghiệp, trong kết luận, 
báo cáo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một số 
trường hợp còn có giới hạn về phạm vi và nội 
dung thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đó chính 
là những “vùng tối” tiềm ẩn những rủi ro đối 
với báo cáo tài chính cũng như hoạt động của 
doanh nghiệp. 
 3. Một số giải pháp
Để doanh nghiệp nhà nước hoạt động có 
hiệu quả, phát huy tốt vai trò chủ đạo, đầu tàu 
Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 7/201222 
của nền kinh tế, tương xứng với những lợi thế 
và đầu tư của Nhà nước, theo chúng tôi, cần 
thực hiện các giải pháp sau đây: 
Một là, chú trọng xây dựng và thực thi hệ 
thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán, 
quan tâm tới chất lượng và hiệu quả công 
tác quản trị doanh nghiệp. Hệ thống kiểm 
soát nội bộ đủ mạnh, hệ thống kế toán, công 
tác quản trị doanh nghiệp chất lượng và tin 
cậy sẽ có tác dụng hạn chế, ngăn ngừa các 
sai phạm trong các hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh 
nghiệp lập các báo cáo tài chính trung thực và 
hợp lý trên những khía cạnh trọng yếu. Các 
báo cáo tài chính này là cơ sở để lập các báo 
cáo tự đánh giá, xếp loại của doanh nghiệp, 
kết quả quản lý của hội đồng quản trị, điều 
hành của ban giám đốc, phản ánh trung thực 
tình hình hoạt động cũng như hiệu quả hoạt 
động của doanh nghiệp. Việc thẩm định của 
cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp và 
công bố kết quả xếp loại năm trước các doanh 
nghiệp được tiến hành trên cơ sở các báo cáo 
tự đánh giá, xếp loại của doanh nghiệp trung 
thực, hợp lý, có tác dụng nâng cao chất lượng 
và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. 
Hai là, thực hiện nghiêm chỉnh các quy 
định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, Luật 
Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu 
tư, Luật Xây dựng v.v.), quy định về giám sát 
và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp nhà nước, cơ chế tài chính, các chuẩn 
mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp 
trong hoạt động tài chính, kế toán và toàn bộ 
hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp 
cần chú trọng tới công tác quản lý các khoản 
nợ, phân loại nợ, đặc biệt là các khoản nợ 
phải thu khó đòi để có giải pháp phù hợp 
cũng như việc trích lập dự phòng nợ phải thu 
khó đòi đúng quy định; cần hiểu rõ tầm quan 
trọng của công tác kiểm kê tài sản, thực hiện 
đúng quy định của Luật Kế toán về kiểm kê 
tài sản, chú ý kiểm kê và xử lý kết quả kiểm 
kê hàng tồn kho đúng quy định, ngăn chặn 
kiểm kê hình thức, trích lập dự phòng giảm 
giá hàng tồn kho một cách kịp thời, đúng 
chế độ, nhằm khắc phục tình trạng “lãi giả, 
lỗ thật” tại một số doanh nghiệp. Chấn chỉnh 
công tác quản lý doanh thu, chi phí, khấu hao 
tài sản cố định đảm bảo các chuẩn mực kế 
toán, các chế độ tài chính, kế toán nhằm nâng 
cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và lập 
báo cáo tài chính, đảm bảo trung thực và hợp 
lý. Thực hiện nghiêm chỉnh việc lập báo cáo 
và chế độ báo cáo tự đánh giá, xếp loại doanh 
nghiệp, kết quả quản lý của hội đồng quản trị, 
điều hành của ban giám đốc gửi cho các cơ 
quan đại diện chủ sở hữu vốn kịp thời, đúng 
quy định. 
Ba là, mở rộng thị trường tiêu thụ sản 
phẩm, tìm kiếm các hợp đồng, đơn hàng, đẩy 
mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng, tạo cơ 
sở vững chắc cho việc tăng doanh thu, giảm 
chi phí, giảm chỉ tiêu hàng tồn kho, tăng lợi 
nhuận. Thực hiện tốt nội dung này sẽ góp 
phần làm lành mạnh hóa nền tài chính của 
doanh nghiệp, hạn chế được sai phạm khi lập 
các báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng và 
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
 Bốn là, nâng cao chất lượng, trình độ 
chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ 
cán bộ, công nhân, viên chức doanh nghiệp. 
Đây là giải pháp vừa phải thực thi trước mắt, 
vừa phải có chiến lược lâu dài và bài bản. 
Chiến lược kinh doanh tốt, các quy chế, quy 
trình, các thủ tục kiểm soát nội bộ khoa học, 
nhưng sẽ không có kết quả tốt nếu thiếu vắng 
đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức doanh 
nghiệp có chuyên môn vững vàng và phẩm 
chất đạo đức tốt. Thực hiện giải pháp này thì 
việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và bố trí 
cán bộ trong doanh nghiệp cần phải có chiến 
lược bài bản, rõ ràng, công khai và minh bạch.
Năm là, nâng cao năng lực quản lý, điều 
hành của đội ngũ cán bộ cấp cao của doanh 
23
nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công 
ty, tập đoàn; Chủ tịch Hội đồng thành viên 
Công ty mẹ; Tổng Giám đốc tổng công ty, tập 
đoàn, Công ty mẹ, Công ty trách nhiệm hữu 
hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản 
trị, Giám đốc các công ty cổ phần có vốn góp 
nhà nước chi phối;). Các cơ quan có thẩm 
quyền phải có cơ chế thẩm tra, thẩm định, 
đánh giá khoa học, khách quan, minh bạch để 
lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp cao 
của doanh nghiệp đảm bảo đủ năng lực quản 
lý, điều hành, có phẩm chất đạo đức, có khả 
năng quy tụ, đoàn kết các cán bộ, công nhân, 
viên chức doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt 
nhất các mục tiêu của doanh nghiệp. 
Sáu là, nâng cao chất lượng hoạt động 
giám sát và đánh giá của các cơ quan đại diện 
chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước (Hội 
đồng quản trị Công ty nhà nước, Ủy ban nhân 
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 
Các Bộ quản lý ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ 
quan trực thuộc Chính phủ, Bộ Tài chính); 
vận dụng linh hoạt và hiệu quả các hình thức 
giám sát như giám sát trực tiếp, giám sát gián 
tiếp, giám sát trước, trong và sau hoạt động 
của doanh nghiệp; tiến hành thẩm định và 
công bố kết quả xếp loại năm trước của các 
doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý lên 
trang tin điện tử trên internet (website) của 
đơn vị hoặc đăng báo hàng ngày của Trung 
ương trong 03 số liên tiếp theo đúng quy định 
của Quy chế 224, nhằm minh bạch hóa số 
liệu tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
Bảy là, đẩy mạnh hoạt động giám sát doanh 
nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước (các 
Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); 
tăng cường việc phối kết hợp giữa cơ quan 
quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ 
sở hữu của doanh nghiệp nhà nước trong các 
hoạt động giám sát doanh nghiệp; tiến tới các 
cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát 
cả đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà 
nước để nâng cao trách nhiệm của cơ quan 
này đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Tám là, xây dựng và ban hành Quy chế 
giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của 
doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần đổi mới 
quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước và 
doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước trên 
cơ sở kế thừa Quy chế 224 và Quy chế 169. 
Quy chế mới về phạm vi giám sát cần bao 
quát tới doanh nghiệp có vốn góp không chi 
phối của nhà nước trên nguyên tắc ở đâu có 
vốn và tài sản nhà nước thì ở đó có sự giám sát 
hiệu quả; cần bổ sung đưa đại diện chủ sở hữu 
của doanh nghiệp nhà nước vào đối tượng 
giám sát để nâng cao trách nhiệm của chủ thể 
này đối với doanh nghiệp; cụ thể hóa các chế 
tài thực hiện đối với doanh nghiệp, chủ tịch 
hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản 
trị, tổng giám đốc, thành viên ban giám đốc, 
kế toán trưởng doanh nghiệp nếu lập báo cáo 
tài chính, báo cáo tự đánh giá, xếp loại thiếu 
trung thực, để doanh nghiệp mất vốn và hoạt 
động kém hiệu quả; cụ thể hóa chế tài đối với 
đại diện chủ sở hữu nếu doanh nghiệp hoạt 
động yếu kém; cụ thể hóa trách nhiệm công 
khai, minh bạch về số liệu tài chính, kế toán 
của doanh nghiệp và kèm theo các chế tài nếu 
vi phạm. 
Chín là, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát 
đối với doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở kế 
hoạch trung hạn được xây dựng khoa học, hợp 
lý và phù hợp với thực tiễn; phối kết hợp nhịp 
nhàng giữa các cơ quan kiểm tra, kiểm soát 
như Thanh tra chính phủ, Thanh tra tài chính, 
Kiểm toán nhà nước trong quá trình thanh tra, 
kiểm tra, kiểm toán doanh nghiệp. Thực hiện 
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán toàn diện hoạt 
động của doanh nghiệp để trong kết luận, báo 
cáo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán không còn 
có giới hạn về phạm vi và nội dung thanh tra, 
kiểm tra, kiểm toán, không hình thành những 
“vùng tối” rủi ro đối với báo cáo tài chính 
cũng như hoạt động của doanh nghiệp. 
Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 7/201224 
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 
25-9-2007 hướng dẫn một số nội dung về giám sát và 
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà 
nước, Hà Nội, 2007.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 42/2008/TT-BTC ngày 
22-5-2008 hướng dẫn một số Điều của Quy chế giám 
sát đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua 
lỗ, hoạt động không có hiệu quả ban hành kèm theo 
Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 của 
Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, 2008.
3. Chính phủ, Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 
20-10-02005 về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của 
chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Hà 
Nội, 2005.
4. Chính phủ, Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21-
8-2006 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 
132/2005/NĐ-CP ngày 20-10-2005 của Chính phủ về 
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà 
nước đối với công ty nhà nước, Hà Nội, 2006.
5. Kiểm toán Nhà nước, Báo cáo kiểm toán năm 2010 
về niên độ ngân sách năm 2009 (Tài liệu họp báo 
ngày 30 tháng 8 năm 2011), Hà Nội, 2011.
6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 224/2006/
QĐ-TTg ngày 06-10-2006 về việc ban hành Quy chế 
giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp nhà nước, Hà Nội, 2006.
7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 169/2007/
QĐ-TTg ngày 08-11-2007 về việc ban hành Quy chế 
giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh 
thua lỗ hoạt động không có hiệu quả, Hà Nội, 2007.
8. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước số 
14/2003/QH11 ngày 10/12/2003, Hà Nội.
9. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 
01/2002/QH12 ngày 16/12/2002, Hà Nội.
10. Quốc hội, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 
26-11-2003, Hà Nội, 2003.
11. Quốc hội, Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 
15-6-2004, Hà Nội, 2004.
12. Quốc hội, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29-
11-2005, Hà Nội, 2005.
13. Quốc hội, Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 
17-6-2003, Hà Nội, 2003.
14. Quốc hội, Luật Kiểm toán nhà nước số 37/2005/
QH11 ngày 14-6-2005, Hà Nội, 2005.
15. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 
29-11-2005, Hà Nội, 2005.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_hieu_qua_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_nha_nuo.pdf