Một số vấn đề trong kiểm tra, đối chiếu thuế qua công tác kiểm toán ngân sách địa phương
Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 1500, mục 22 quy định: “Kiểm tra, đối chiếu là việc nghiên cứu, xem xét sổ sách, ghi chép và các hồ sơ tài liệu khác trên cơ sở đó để đánh giá, xác nhận về nội dung kiểm toán so với tiêu chí kiểm toán đã xác định. Việc kiểm tra, đối chiếu bao gồm kiểm tra tài liệu, sổ kế toán, chứng từ, hiện vật có thể từ trong hoặc ngoài
đơn vị. Việc kiểm tra, đối chiếu tài liệu, sổ kế toán và chứng từ cung cấp các bằng chứng kiểm toán có độ
tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán và tùy thuộc vào tính hữu
hiệu của các kiểm soát của đơn vị đối với quá trình tạo lập tài liệu, sổ kế toán, chứng từ thuộc nội bộ đơn
vị. Chẳng hạn, về thủ tục kiểm tra trong thử nghiệm kiểm soát là kiểm tra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ
để thu thập bằng chứng về việc phê duyệt. Việc kiểm tra các tài sản hữu hình có thể cung cấp bằng chứng
đáng tin cậy về sự hiện hữu của tài sản, nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và giá
trị của tài sản.”
Như vậy, có thể hiểu kiểm tra, đối chiếu thuế là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế,
phí và lệ phí (gọi chung là thuế).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề trong kiểm tra, đối chiếu thuế qua công tác kiểm toán ngân sách địa phương
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 21Số 122 - tháng 12/2017 MOÄT SOÁ VAÁN ÑEÀ TRONG KIEÅM TRA, ÑOÁI CHIEÁU THUEÁ qUA COâNG TAÙC KIEÅM TOAÙN NGAâN SAÙCH ÑÒA pHÖÔNG ThS. PHẠM NGọC TUấN ThS. NGUYỄN MAI LIÊN ThS. Vũ HOÀNG ANH* *Kiểm toán nhà nước Khu vực VI Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 1500, mục 22 quy định: “Kiểm tra, đối chiếu là việc nghiên cứu, xem xét sổ sách, ghi chép và các hồ sơ tài liệu khác trên cơ sở đó để đánh giá, xác nhận về nội dung kiểm toán so với tiêu chí kiểm toán đã xác định. Việc kiểm tra, đối chiếu bao gồm kiểm tra tài liệu, sổ kế toán, chứng từ, hiện vật có thể từ trong hoặc ngoài đơn vị. Việc kiểm tra, đối chiếu tài liệu, sổ kế toán và chứng từ cung cấp các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán và tùy thuộc vào tính hữu hiệu của các kiểm soát của đơn vị đối với quá trình tạo lập tài liệu, sổ kế toán, chứng từ thuộc nội bộ đơn vị. Chẳng hạn, về thủ tục kiểm tra trong thử nghiệm kiểm soát là kiểm tra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ để thu thập bằng chứng về việc phê duyệt. Việc kiểm tra các tài sản hữu hình có thể cung cấp bằng chứng đáng tin cậy về sự hiện hữu của tài sản, nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và giá trị của tài sản.” Như vậy, có thể hiểu kiểm tra, đối chiếu thuế là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí (gọi chung là thuế). Từ khóa: Đối chiếu thuế; kiểm toán ngân sách địa phương. Several problems in testing, for tax assessment through local budget audit Auditing Standard No. 1500, Section 22 states: “Inspection and reconciliation means the study, review of records and other documents on that basis for evaluation and certification of audit contents as compared with the determined auditing criteria. The inspection and reconciliation includes examination of documents, accounting books, vouchers and artefacts may be from inside or outside the audited entity. The audit, reconciliation of documents, accounting books and vouchers provide credible evidence of different reliability, depending on the content and origin of the audit evidence and depending on the effectiveness the control measures of the entity for the process of creating documents, accounting books, vouchers within the entity. For example, the test procedure in control tests is to check documents, accounting books and documents to gather evidence of approval. “The test of tangible assets may provide reliable evidence for the existence of assets, but not necessarily sufficiently reliable evidence on the ownership and value of property”. Thus, it is possible to understand that tax examination and reconciliation is the examination and evaluation by competent state agencies of agencies, organizations and individuals subject to the management in the implementation of the tax law, fees and charges (collectively referred to as taxes). key words: Tax assessment, auditing local budget. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN22 Số 122 - tháng 12/2017 Những phát hiện cơ bản qua công tác kiểm tra, đối chiếu việc kê khai, tính thuế và nộp thuế Về kê khai thuế Qua quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và kiểm tra, đối chiếu thuế cho thấy các sai phạm chủ yếu trong việc kê khai thuế như: không kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên mẫu tờ khai; không tách doanh thu và thuế GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra của các loại thuế suất; số thuế TNCN kê khai không khớp với số thuế trong báo cáo tài chính và sổ sách kế toán; hàng tháng đã khấu trừ thuế thu nhập của người lao động nhưng chiếm dụng không kê khai và nộp vào Ngân sách nhà nước kịp thời đúng quy định; một số trường hợp người nộp thuế (NNT) không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, nên cơ quan thuế phải thường xuyên nhắc nhở và tính phạt chậm nộp. Về tính thuế Có thể thấy một số hành vi vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra, đối chiếu thuế như sau: Kê khai doanh thu theo giá trị đã thanh toán tiền mà không theo tiến độ nghiệm thu công trình bàn giao; xuất hàng hoá qua nghiệp vụ đổi hàng không kê khai thuế; xuất hàng hoá trả lương, thưởng cán bộ công nhân viên, hàng hoá để biếu tặng không đưa vào doanh thu tính thuế; xác định sai thuế suất; hoá đơn GTGT ghi giá bán trên hoá đơn không đúng với thực tế thu tiền; áp dụng thuế suất 0% không đủ các điều kiện quy định. Kê khai thuế đối với các hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ thuế theo quy định; kê khai hoá đơn GTGT đầu vào trùng lắp nhiều lần trong kỳ hoàn thuế; kê khai doanh thu thanh toán qua ngân hàng của các kỳ hoàn thuế trước; kê khai hoàn thuế các hoá đơn bất hợp pháp; kê khai các hoá đơn không phục vụ cho sản xuất kinh doanh; đưa vào khấu trừ đối với những hàng hoá phục vụ cho doanh thu không chịu thuế GTGT; không kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ đối với hàng hoá, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan Bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường, dẫn đến làm giảm số thuế GTGT phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn. Kê khai sai, thiếu doanh thu tính thuế hoặc không trừ ra khỏi chi phí tính thuế đối với các khoản chi không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế dẫn đến tính thiếu thuế TNDN; NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 23Số 122 - tháng 12/2017 Doanh nghiệp cố tình hạch toán tăng, giảm chi phí giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi về thuế và không được ưu đãi thuế để làm giảm số thuế TNDN phải nộp theo hướng có lợi nhất. Về nộp thuế Nhiều đối tượng nộp thuế (ĐTNT) do chủ quan đến ngày cuối cùng mới đem nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến tình trạng nghẽn tắc do quá đông người và không kịp nộp theo thời hạn quy định; không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn; giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ghi nhầm tên người nộp là tên cá nhân đi nộp tiền; không ghi rõ tài khoản của cơ quan thuế trên giấy nộp tiền, thiếu quan tâm đến ý nghĩa của những mã hiệu mục lục ngân sách nhà nước có liên quan để ghi cho đúng. Hầu hết các ĐTNT được kiểm tra, đối chiếu đều có sai phạm, chứng tỏ việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra, đối chiếu đối với NNT đã có kết quả rõ rệt, không còn kiểm tra tràn lan, mà dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích rủi ro, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đối chiếu thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Về cơ sở pháp lý và các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra đối chiếu thuế Khi kiểm toán công tác quản lý thu thuế, KTNN, thông qua cơ quan quản lý thuế, yêu cầu người nộp thuế cung cấp các tài liệu nhằm bổ sung bằng chứng cho các xét đoán chuyên môn của KTV. Ở đây, người nộp thuế không phải là đối tượng kiểm toán trực tiếp của KTNN mà là “tổ chức, cá nhân có liên quan”. Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra, đối chiếu là khoản 2, điều 11, Luật KTNN 2015, theo đó, KTNN có quyền “Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán”. Đồng thời chúng ta cũng có quy định về trách nhiệm của “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan” đến hoạt động KTNN tại Điều 68: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTNN “(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTNN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của KTNN, KTV nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN, đồng thời gửi báo cáo kết quả cho KTNN; (3) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan khác của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu để phục vụ cho KTNN thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này.” Công văn số 275/KTNN-CĐ ngày 18/3/2016 của KTNN hướng dẫn nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán tại cơ quan thuế, cơ quan hải quan trong cuộc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Theo đó, việc kiểm tra, đối chiếu “chỉ được thực hiện khi kiểm toán tại cơ quan thuế thấy có nội dung chưa rõ hoặc có chưa chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách”. Như vậy, mục tiêu của việc kiểm tra đối chiếu là nhằm thu thập các bằng chứng cho các đánh giá của KTV về việc người nộp thuế chưa chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách. Mục tiêu này có điểm tương đồng với mục tiêu của thanh tra ngành thuế. Như vậy, về mặt pháp lý, KTNN chưa xây dựng các văn bản quy phạm dưới luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của KTNN, chưa có các chế định đủ mạnh để xử lý các tình huống phát sinh gây ảnh hưởng hoạt động kiểm toán của KTNN như việc đối tượng nộp thuế không hợp tác, tìm mọi cách trì hoãn, kéo dài thời gian cung cấp hồ sơ, tài liệu làm ảnh hưởng đến kế hoạch đối chiếu của Đoàn kiểm toán, hạn chế KTV đưa ra ý kiến của mình một cách đầy đủ, thuyết phục. Bên cạnh đó, Luật KTNN chưa quy định cụ thể nhiệm vụ kiểm toán thuế của cơ quan KTNN cũng như thẩm quyền kiểm toán nghĩa vụ nộp NSNN của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nên phạm vi kiểm toán còn hẹp, chưa bao quát hết các đối tượng nộp thuế. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN24 Số 122 - tháng 12/2017 Vì vậy, các kiến nghị trực tiếp đối với người nộp thuế chưa nhiều, chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao khi cơ chế quản lý thuế chuyển từ thực hiện theo thông báo thuế của cơ quan quản lý thuế sang tự kê khai, tự nộp thuế. Đối với Công văn số 275/KTNN-CĐ do tương đồng về mục tiêu nên phạm vi giữa công tác đối chiếu và kiểm tra, thanh tra không có ranh giới rõ ràng. Chẳng hạn, đối chiếu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, KTV phải kiểm tra các khoản doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Để kiểm tra được tính phù hợp của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, người đối chiếu phải được kiểm tra các tài khoản liên quan như tiền, công nợ, tài sản, liên quan hầu hết đến các khoản mục trên báo cáo tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, giới hạn về thời gian đối chiếu dẫn đến khả năng bằng chứng thu thập không đầy đủ về số lượng và chất lượng. Về công tác phối hợp giữa cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra, đối chiếu thuế Việc lựa chọn doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra, đối chiếu thuế dựa trên cơ sở phân tích Báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế của người nộp thuế tại cơ quan thuế; tuy nhiên sự phối hợp của cơ quan thuế tại một số nơi chưa tốt, KTNN chưa thể truy cập và khai thác được dữ liệu quản lý của ngành Thuế mà chủ yếu phụ thuộc vào việc cung cấp tài liệu của cơ quan thuế trong khi đó số lượng người nộp thuế lớn. Bên cạnh đó, việc chưa thừa nhận kết quả của KTNN tại biên bản đối chiếu thuế dẫn đến việc cơ quan thuế tiếp tục kiểm tra, thanh tra ĐTNT về nội dung kiểm toán viên đã thực hiện hoặc kiểm tra sắc thuế khác trong cùng một năm cũng gây phiền hà cho đơn vị và chồng chéo trong công tác thanh, kiểm tra NNT. Hay như, việc KTNN không có quá trình khảo sát người nộp thuế trước khi đối chiếu, dẫn đến dễ bị chồng chéo với các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan khác, không đúng với Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình kiểm tra đối chiếu, khi Tổ kiểm toán yêu cầu phải có cán bộ Thuế tham gia cùng, cơ quan Thuế thường từ chối do phải giải quyết công việc thường xuyên theo nhiệm vụ. Mặt khác, Biên bản kiểm tra đối chiếu của KTNN yêu cầu phải có lãnh đạo cơ quan Thuế ký cũng đã gặp phải rất nhiều ý kiến không đồng tình từ phía ngành Thuế với lý do: Kiểm toán có con dấu, có tính pháp lý cao nên độc lập ban hành Quyết định đối chiếu; Biên bản đối chiếu Tổ kiểm toán ký trực tiếp với doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm. Thực tế, tại nhiều Biên bản đối chiếu cơ quan Thuế có ký nhưng chỉ xác nhận Kiểm toán nhà nước có làm việc với doanh nghiệp; hoặc cử cán bộ thuế ký nhưng chỉ xác nhận chữ ký của Ông (bà) là cán bộ của Cơ quan Thuế hoặc cán bộ Thuế đi cùng chỉ ký xác nhận việc dẫn Tổ kiểm toán xuống làm việc mà không xác định kết quả đúng sai. Dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp đơn vị được kiểm tra đối chiếu chưa đồng nhất với kết quả kiểm toán và có văn bản kiến nghị lên KTNN về kết quả kiểm toán. Năng lực của kiểm toán viên làm công tác đối chiếu thuế Năng lực của KTV khi thực hiện đối chiếu còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng trong khi thời gian kiểm tra, đối chiếu ngắn, khối lượng công việc nhiều. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các KTV chưa đồng đều, phương pháp tiếp cận và thu thập, phân tích hồ sơ để đánh giá rủi ro, sai phạm có thể xảy ra khi lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra, đối chiếu chưa cao. Một số KTV mới vào ngành còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và chưa trang bị đầy đủ kỹ năng đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế để đánh giá đúng các rủi ro trên báo cáo của người nộp thuế từ đó dẫn đến việc lựa chọn các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế vẫn còn chưa sát với tình hình thực tế. Thậm chí khi đã lựa chọn đúng đối tượng nhưng do đối tượng nộp thuế rất tinh vi trong việc thực hiện hành vi kê khai không đúng hoặc cố tình kê khai sai để trốn thuế do đó không phát hiện được các gian lận và sai sót. Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đối chiếu thuế qua kiểm toán ngân sách địa phương Trong Kiểm toán ngân sách địa phương, công tác đối chiếu thuế là thành phần quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Công tác đối chiếu thuế được NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 122 - tháng 12/2017 thực hiện trong quá trình kiểm toán tổng hợp thu tại cơ quan Thuế. Trước những hạn chế, bất cập như trên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp tháo gỡ trong công tác kiểm tra, đối chiếu thuế qua kiểm toán ngân sách địa phương: Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác kiểm tra, đối chiếu thuế Bổ sung, sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đề xuất kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN để có cơ sở pháp lý xử phạt những hành vi không chấp hành kiểm tra, đối chiếu thuế, không cung cấp thông tin, tài liệu, không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu lực hiệu quả trong hoạt động KTNN. Nghị định này cần tập trung vào 03 nhóm hành vi vi phạm sau đây: hành vi vi phạm của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm các điều cấm, vi phạm các nghĩa vụ pháp lý theo quy định của Luật KTNN trong quá trình thực hiện kiểm toán; hành vi vi phạm của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN; hành vi vi phạm của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan trong công khai kết quả kiểm toán. Xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán nhà nước như cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể khoản 1 Điều 68 nhằm quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, quy định về cách thức cung cấp, thời gian cung cấp số liệu, hình thức cung cấp cho đầy đủ hơn hay ban hành văn bản để hướng dẫn cụ thể khoản 2 Điều 68 nhằm quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (về cách thức thực hiện, thời gian thực hiện kết luận kiến nghị) cho đầy đủ tính pháp lý, làm căn cứ để thực hiện trên thực tế; bổ sung, điều chỉnh một số mẫu biểu kèm theo tại Công văn số 275/KTNN-CĐ như: ban hành Mẫu thông báo các doanh nghiệp được kiểm tra, đối chiếu; thời gian kiểm tra, đối chiếu khi trình phê duyệt cần để các tổ kiểm toán chủ động theo thực tế; tại Biên bản kiểm tra, đối chiếu không quy định bắt buộc cơ quan Thuế ký nếu không cử cán bộ tham gia; ban hành các quy định về thời hạn kiểm toán, trong một số lĩnh vực. Ví dụ lĩnh vực kiểm toán tổng hợp thu, kiểm toán viên có thể làm việc tại trụ sở cơ quan Kiểm toán nhà nước để kiểm tra, tra cứu thông tin NNT, kiểm tra thuế nên thời hạn kiểm toán có thể xuyên suốt quá trình quản lý thu của cơ quan thuế; ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, Quy trình, phương pháp kiểm tra, đối chiếu thuế... Xây dựng quy trình kiểm tra, đối chiếu thuế nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra đối chiếu thuế, đồng thời giúp cho kiểm toán viên xử lý tình huống trong trường hợp phát hiện trùng lặp, chồng chéo trong kiểm tra, đối chiếu thuế. Quy trình kiểm tra, đối chiếu thuế phải trên cơ sở căn cứ vào hệ thống thông tin về doanh nghiệp, hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp, thực hiện việc đánh giá, phân tích theo hệ thống tiêu chí đã được xây dựng để xếp loại mức độ rủi ro, tín nhiệm. Thứ hai, thực hiện tốt khâu khảo sát lập kế hoạch kiểm tra, đối chiếu thuế Để thực hiện tốt, có hiệu quả công tác kiểm toán thuế trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp lớn, kiểm toán viên có hạn, trước hết cần phải lựa chọn đối tượng kiểm toán trong đó ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có độ “rủi ro” cao (dễ có khả năng kê khai, nộp thuế không đầy đủ, doanh nghiệp có số thu nộp NSNN lớn); hoạt động có địa bàn rộng, đa dạng, phức tạp và cần làm tốt công tác thu thập, phân tích thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Để cân bằng giữa nguồn lực và kết quả công tác kiểm tra, đối chiếu, các Kiểm toán nhà nước khu vực phải lựa chọn áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro nhằm xây dựng các phương pháp quản lý cho tất cả các chức năng quản lý của mình. Đây là một phương pháp quản lý khoa học và hiệu quả để giải quyết bài toán thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thuế trong điều kiện số lượng người nộp thuế ngày càng tăng lên nhanh chóng, mức độ quản lý ngày càng phức tạp do trình độ của người nộp thuế ngày càng NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 122 - tháng 12/2017 cao, các hoạt động kinh tế phát sinh ngày càng đa dạng và phong phú dẫn đến khối lượng công việc của công tác kiểm tra, đối chiếu thuế tăng lên vượt quá khả năng và nguồn lực bị hạn chế nhất định của các cơ quan quản lý. + Các tiêu thức lựa chọn: Cần sử dụng các tiêu thức phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn các người nộp thuế cụ thể tương ứng với các loại hình thanh tra, kiểm tra khác nhau. + Phạm vi và tính thường xuyên: NNT có quy mô lớn cần được kiểm tra, đối chiếu thường xuyên và phạm vị kiểm tra rộng hơn các NNT khác. Với các NNT này có thể thực hiện kiểm tra, đối chiếu hàng năm. + Loại hình kiểm tra, đối chiếu: Chương trình kiểm tra, đối chiếu sẽ bao gồm các cuộc kiểm tra toàn diện (đối với tất cả các sắc thuế và các kỳ tính thuế), hoặc kiểm tra, đối chiếu hạn chế (chỉ kiểm tra, đối chiếu những phần có dấu hiệu nghi ngờ). + Trao đổi thông tin: Cần tăng cường và liên tục việc thu thập, trao đổi và đối chiếu chéo thông tin giữa các NNT có quy mô lớn và các cơ quan Chính phủ khác cụ thể là với cơ quan thuế, Kho bạc và các bên thứ 3. + Giám sát và rà soát đánh giá: Việc kiểm tra, đối chiếu các người nộp thuế lớn và các hoạt động kiểm tra, đối chiếu toàn diện đòi hỏi phải được giám sát và rà soát lại nhiều hơn so với kiểm tra, đối chiếu người nộp thuế quy mô vừa, nhỏ. NNT thuế lớn có thể đưa vào diện được kiểm toán trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, lựa chọn, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm tương ứng để lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch kiểm tra, đối chiếu. Hệ thống tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở: tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (có các tiêu chí về doanh thu, chi phí, tỷ suất lợi nhuận), tình hình tài chính của doanh nghiệp (có các tiêu chí về tỷ suất thử nhanh, về vốn lưu động, vốn chủ sở hữu, vốn vay), tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế (có các tiêu chí về thuế phát sinh, thuế còn nợ, những ưu điểm và vi phạm qua các cuộc kiểm tra, đối chiếu thuế) và qua việc thu thập, xử lý các thông tin bên ngoài từ cơ quan thuế, Ngân hàng, Hải quan, Báo chí, các cơ quan bảo vệ pháp luật (có các tiêu chí về nợ xấu, khả năng trả nợ, nợ thuế hoặc trốn thuế xuất, nhập khẩu, làm ăn phi pháp, vi phạm pháp luật...). Theo đó chỉ tập trung vào việc kiểm tra, đối chiếu các doanh nghiệp đã được đánh giá, phân loại có mức độ tín nhiệm thấp và rất thấp. Để kế hoạch kiểm tra, đối chiếu được xây dựng hiệu quả và đảm bảo người nộp thuế không bị thanh tra, kiểm tra trùng lắp bởi các cấp khác nhau và NNT không bị thanh tra, kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung trong một năm cần xây dựng hoàn chỉnh dữ liệu thông tin doanh nghiệp trên địa bàn quản lý phục vụ cho công tác thu thập thông tin, phân tích lựa chọn doanh nghiệp lựa chọn đối chiếu. Hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp sẽ ghi chép tất cả những thông tin nổi bật và chủ yếu. Cho phép cơ quan Kiểm toán nhà nước nắm sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ tối đa cho việc kiểm toán tổng hợp thu và phân tích, đánh giá, xếp loại mức độ tín nhiệm để lựa chọn đối tượng kiểm tra, đối chiếu thuế. Hồ sơ doanh nghiệp phải phản ánh đầy đủ các nội dung NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 122 - tháng 12/2017 chủ yếu: tình hình tổ chức và cơ cấu; các đối tác chủ yếu; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm; tình hình tài chính; tình hình tổ chức hạch toán kế toán; tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế; những điểm nổi bật qua các cuộc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thuế; những thông tin nổi bật khác liên quan đến doanh nghiệp, mức độ tín nhiệm của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. Hồ sơ doanh nghiệp này phải được cập nhật và lưu trữ trên hệ thống máy tính vừa phục vụ cho công tác kiểm toán tổng hợp thu nói chung và công tác kiểm tra, đối chiếu thuế nói riêng. KTV cần tiếp cận với phần mềm quản lý rủi ro ngành thuế để có thể vận dụng xác định lựa chọn doanh nghiệp như cơ quan thuế lựa chọn trong công tác thanh tra, kiểm tra. Thứ ba, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan và ĐTNT Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan thuế trong việc phối hợp kiểm tra, đối chiếu thuế như việc cung cấp tài liệu, kết nối thông tin, khai thác cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế. Thường xuyên trao đổi và phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo đôn đốc các cá nhân liên quan trong việc cung cấp, giải trình kịp thời các phát hiện tồn tại sai sót. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của ĐTNT về KTNN và hoạt động kiểm toán của KTNN đảm bảo việc tuân thủ chế độ chính sách của Nhà nước và chấp hành nghĩa vụ với NSNN của ĐTNT. Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật phân tích cho lực lượng kiểm toán viên làm công tác lập kế hoạch kiểm tra, đối chiếu Việc lựa chọn các đối tượng để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra không chỉ dựa vào mỗi dữ liệu, mà đó còn là kết quả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu của người nộp thuế. Để có thể lựa chọn được đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra trong mỗi cuộc kiểm toán cũng như để thực hiện kiểm tra, đối chiếu thuế hiệu quả thì KTV phải thực hiện được những yêu cầu: tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến người nộp thuế; hiểu và áp dụng các tiêu thức lựa chọn người nộp thuế kiểm tra, đối chiếu; đưa ra quyết định lựa chọn trường hợp kiểm tra, đối chiếu thuế dựa trên những hiểu biết và sự đánh giá chuyên nghiệp về người nộp thuế. Điều này liên quan trực tiếp đến năng lực, trình độ của KTV, do đó cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật phân tích cho lực lượng kiểm toán viên làm công tác lập kế hoạch kiểm tra, đối chiếu: + Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ KTV theo hướng chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực chuyên môn sâu đảm bảo nắm được quy trình sản xuất, chế tạo sản phầm; nắm vững định mức kinh tế - kỹ thuật của khâu sản xuất sản phẩm của NNT. Xác định mối quan hệ hữu cơ qua các khâu để xem xét các gian lận và sai sót có thể xảy ra. + Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ KTV làm công tác kiểm tra, đối chiếu thuế các kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra, đối chiếu. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đối chiếu thuế hạn chế được sự lãng phí về thời gian và nguồn lực của công tác kiểm tra, đối chiếu. Mặt khác kiểm toán viên cần phải có những kỹ năng về công nghệ thông tin để có thể khai thác và sử dụng được thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công việc. Việc phân tích này còn giúp kiểm toán viên có những nghi nghờ về sự trùng lặp khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu thuế. + Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, cập nhật kiến thức và tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trong toàn ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm bắt các văn bản mới cho các KTV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Tổ chức Quốc hôi.; 2. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; 3. Luật Kiểm toán nhà nước 2015; 4. Chuẩn mực KTNN số 1500; 5. Công văn 275/KTNN-CV ngày 18/3/2016 của Tổng KTNN. 6. Đề tài NCKH cấp cơ sở “Nâng cao hiệu quả công tác đối chiếu thuế trong Kiểm toán ngân sách địa phương”.
File đính kèm:
- mot_so_van_de_trong_kiem_tra_doi_chieu_thue_qua_cong_tac_kie.pdf